LONGFORMPhát triển công nghiệp văn hóa - Cơ hội vàng vươn tầm văn hóa Việt Nam (Bài 5 - Tiếp theo và hết)

Phát triển công nghiệp văn hóa - Cơ hội vàng vươn tầm văn hóa Việt Nam (Bài 5 - Tiếp theo và hết)

Phát triển công nghiệp văn hóa - Cơ hội vàng vươn tầm văn hóa Việt Nam (Bài 5 - Tiếp theo và hết)
Phát triển công nghiệp văn hóa - Cơ hội vàng vươn tầm văn hóa Việt Nam (Bài 5 - Tiếp theo và hết)

Các yếu tố hỗ trợ phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam được dự báo theo thời gian sẽ ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên nếu không nghiên cứu, tìm tòi hướng đi phù hợp sẽ khó cho ra đời các sản phẩm công nghiệp văn hóa có giá trị nhiều chiều, chinh phục công chúng toàn cầu trong thế giới phẳng.

Phát triển công nghiệp văn hóa - Cơ hội vàng vươn tầm văn hóa Việt Nam (Bài 5 - Tiếp theo và hết)

Thế giới ngày càng phẳng, được ví như “ngôi làng toàn cầu”. Đây là cơ hội để Việt Nam xuất khẩu nhiều sản phẩm công nghiệp văn hóa ra thế giới theo hướng đi tắt đón đầu nhưng kết quả lại chưa được như kỳ vọng vì cách làm chưa phù hợp với suy nghĩ cùng với thế giới. Nghiên cứu các sản phẩm công nghiệp văn hóa xuất khẩu của Hàn Quốc, PGS, TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, cho biết: “Người Hàn Quốc quan niệm, hiện đại hóa không phải là Âu hóa mà là toàn cầu hóa. Họ làm ra các sản phẩm văn hóa có tính chất toàn cầu, tính đương đại cao, chinh phục công chúng năm châu, mở đường cho kinh tế, đầu tư, xuất khẩu. Sau cùng, khi công chúng đã làm quen, say mê các giá trị Hàn Quốc, họ mới đưa yếu tố văn hóa truyền thống, lịch sử dân tộc lồng vào các sản phẩm văn hóa. Như vậy, họ có triết lý, có chiến lược để quảng bá văn hóa, giải quyết đúng đắn, hài hòa vấn đề xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đồng thời không làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc”.

Cách làm của Hàn Quốc và các quốc gia đi trước cung cấp kinh nghiệm quý giá cho Việt Nam. Trước khi nghĩ đến có thể “lồng” các giá trị văn hóa Việt Nam, phải làm sản phẩm mà cả thế giới đều hiểu được, yêu thích trước đã. Việt Nam đang quảng bá di sản áo dài với nhiều hoạt động trong và ngoài nước rầm rộ. Sẽ là hiệu quả hơn nếu nền điện ảnh của chúng ta có một bộ phim đình đám, có tính đại chúng cao với nhân vật nữ mặc áo dài thì sức lan tỏa còn hơn trăm hoạt động quảng bá khác.

Phát triển công nghiệp văn hóa - Cơ hội vàng vươn tầm văn hóa Việt Nam (Bài 5 - Tiếp theo và hết)
Các sản phẩm công nghiệp văn hóa Việt Nam ngày càng được bạn bè quốc tế biết đến và yêu thích. Ảnh: Thanhnien, Nguoilaodong, Vnexpress, Luneproduction, Suckhoedoisong, Vieon, NXB Kim Đồng, Tiktok.

Thiếu đi chiến lược nghiên cứu, tiếp cận khách hàng chúng ta sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn. Ngành xuất bản Việt Nam đang mong muốn vươn lên xuất khẩu sách hay, giá trị. Chưa bàn đến câu chuyện dịch thuật, riêng chuyện chọn sách gì để “chào hàng” cũng cần đặc biệt chú ý. Bà Jane Buckley, Giám đốc Nghệ thuật của Nhà xuất bản Simon & Schuster (Anh), cho rằng: “Việt Nam cần hướng đến những thể loại sách có tính toàn cầu như sách dành cho trẻ em vì trẻ em ở đâu cũng như nhau, đặc biệt là sách tranh. Kinh nghiệm của chúng tôi là duy trì nhóm sách tranh với đội ngũ minh họa tài năng. Chúng tôi tìm kiếm đội ngũ họa sĩ minh họa nghệ thuật để tiếp cận nhiều hơn, sâu hơn, đa chiều hơn cuộc sống của trẻ em. Trước khi chúng tôi tạo ra một cuốn sách, chúng tôi đã nghĩ đến việc bán cuốn sách đó ở khắp mọi nơi”.

Việt Nam đã có một số sản phẩm công nghiệp văn hóa bước đầu được thế giới chú ý như: Nhạc rap, thời trang, trò chơi điện tử, phim hoạt hình, truyện tranh… Dù ảnh hưởng còn khiêm tốn nhưng đó là chỉ dấu cho thấy tài năng sáng tạo của người Việt Nam hoàn toàn có thể vươn ra “biển lớn”.

Phát triển công nghiệp văn hóa - Cơ hội vàng vươn tầm văn hóa Việt Nam (Bài 5 - Tiếp theo và hết)

Tại Hội nghị toàn quốc về phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan tính toán dành gói tín dụng ưu đãi (trước mắt khoảng 20-30 nghìn tỷ đồng) cho các ngành công nghiệp văn hóa. Trong khi chờ gói tín dụng quý giá này trở thành hiện thực, nguồn lực đầu tư cho công nghiệp văn hóa vẫn rất khó huy động.

Mô hình đầu tư công, quản trị tư trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa là một hướng đi đột phá, mang lại một loạt lợi ích quan trọng bằng cách kết hợp sự hỗ trợ từ nguồn tài chính công cộng và khả năng quản lý, linh hoạt của các tổ chức và cá nhân.

Phát triển công nghiệp văn hóa - Cơ hội vàng vươn tầm văn hóa Việt Nam (Bài 5 - Tiếp theo và hết)

Rất nhiều cơ hội hợp tác công tư trong công nghiệp văn hóa có thể được mở ra ở nước ta. Từ các cuộc triển lãm, buổi biểu diễn, các sự kiện văn hóa cho đến các đề án, dự án có thể được tổ chức chung với sự đóng góp tài chính từ cả nguồn tài trợ công và tư nhân. Để khuyến khích hợp tác công - tư trong các dự án văn hóa, cần tạo mô hình hợp tác có lợi cho cả tổ chức văn hóa và doanh nghiệp, bao gồm việc xác định mục tiêu, phát triển kế hoạch chi tiết và quản lý tài trợ từ nguồn tài chính công và tư nhân. Tạo giá trị độc đáo và lan tỏa cho cộng đồng là yếu tố quan trọng, đồng thời cần có khung pháp luật và hỗ trợ thích hợp. Bằng việc thúc đẩy sự kết hợp tài chính từ cả hai nguồn, có thể thực hiện các dự án văn hóa cụ thể mang lại lợi ích đa dạng cho cả hai phía và góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững trong lĩnh vực văn hóa.

Để có thể đẩy mạnh kết hợp công - tư, có ý kiến cho rằng cần có một tổ chức chỉ đạo, điều hành trực thuộc Chính phủ. Có thể thành lập ra Ủy ban hoặc Hội đồng về công nghiệp văn hóa, có sự tham dự của đại diện các bộ, ban, ngành và cả doanh nghiệp, quỹ đầu tư...

Phát triển công nghiệp văn hóa - Cơ hội vàng vươn tầm văn hóa Việt Nam (Bài 5 - Tiếp theo và hết)

Các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam có tới 12 lĩnh vực, nhưng phát triển đồng đều tất cả các ngành là điều không hề dễ dàng. Ngoài ra, sự phát triển công nghiệp văn hóa ở các thành phố lớn, khu vực đô thị có đặc thù khác với các vùng còn lại. Điều này có nghĩa, những cá nhân, tổ chức liên quan đến công nghiệp văn hóa cần nghiên cứu kỹ, chọn ra sản phẩm, mô hình, cách làm, tránh tình trạng bắt chước, chủ quan, nóng vội.

Sau sự thành công của các dự án công nghiệp văn hóa như Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023, chắc chắn các địa phương khác sẽ học tập, làm theo. Điều e ngại là việc “copy” vội vàng, thiếu chuẩn bị có nguy cơ dẫn đến lãng phí mà lại thiếu hiệu quả như “phong trào bích họa” xuất hiện khắp nơi một cách tự phát, không ít sản phẩm làm ô nhiễm cảnh quan.

Trên bình diện quốc gia, những lĩnh vực công nghiệp văn hóa được ưu tiên phát triển phải có sức lan tỏa lớn về phương diện hình ảnh ở thời buổi nghe nhìn trên các thiết bị số: Nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, thời trang, phần mềm và các trò chơi giải trí….

Ở cấp độ địa phương, tùy theo đặc thù lịch sử, văn hóa, xã hội mà sáng tạo các sản phẩm phù hợp. Chẳng hạn, với công nghiệp văn hóa Hà Nội, KTS, nhà nghiên cứu Vũ Hiệp hiến kế: Lịch sử, cụ thể hơn là lịch sử thời kháng chiến-bao cấp, là một “tài nguyên” đặc sắc của Hà Nội. Đây là thời kỳ đặc biệt, gắn với những khó khăn và kỳ tích của cả dân tộc mà thế giới đều biết đến. Hoàn toàn có thể tạo dựng một không gian y như thời chiến tranh-bao cấp để du khách được trải nghiệm lịch sử một cách sống động.

Phát triển công nghiệp văn hóa - Cơ hội vàng vươn tầm văn hóa Việt Nam (Bài 5 - Tiếp theo và hết)

Với nhiều địa phương còn gặp không ít khó khăn, điều kiện và tiềm lực để phát triển công nghiệp văn hóa, cần tận dụng lợi thế nhất định, lựa chọn một hai lĩnh vực phù hợp, dựa vào những cách làm sáng tạo để nâng cao giá trị kinh tế. TS Trần Hữu Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian ứng dụng, cho rằng: “Cần liên kết nhiều lĩnh vực vào một địa điểm để có thể biến thành một tổ hợp công nghiệp văn hóa. Chẳng hạn, khai thác di sản văn hóa dân gian để làm du lịch văn hóa; đồng thời lại tập trung trồng các loại hoa quả hàng hóa để sản xuất nông nghiệp kết hợp làm du lịch, giúp du khách trải nghiệm cuộc sống của một người nông dân thực thụ. Nơi vui chơi, nghỉ dưỡng cần sử dụng tiến bộ kiến trúc để xây dựng hài hòa, thân thiện với môi trường thiên nhiên và chính các công trình kiến trúc sẽ lại là điểm nhấn thu hút du khách. Địa phương chỉ cần dồn hết tâm sức xây dựng một điểm du lịch văn hóa, sinh thái “ra hồn” chắc chắn sẽ thu hút được du khách gần xa”.

Phát triển công nghiệp văn hóa - Cơ hội vàng vươn tầm văn hóa Việt Nam (Bài 5 - Tiếp theo và hết)

Đây là những yếu tố được Thủ tướng Chính phủ kết luận tại Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, thể hiện rõ quan điểm sâu sát, toàn diện của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Phát triển công nghiệp văn hóa - Cơ hội vàng vươn tầm văn hóa Việt Nam (Bài 5 - Tiếp theo và hết)

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Điều kiện, không gian phát triển công nghiệp văn hóa, đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ và văn hóa nghệ thuật lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc, phù hợp xu thế thời đại, tiến bộ của nhân loại là không có giới hạn. Các ngành công nghiệp văn hóa là ngành có triển vọng lớn, có thể phát triển nhanh, mang lại hiệu quả cao, là động lực mới cho sự phát triển văn hóa phù hợp với xu thế của thời đại.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận: Một hội nghị không thể giải quyết được tất cả các vấn đề đặt ra, nhưng tin tưởng rằng sau Hội nghị này, chúng ta sẽ vững tin hơn, có khí thế mới, động lực mới trong phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.

  • Phát triển công nghiệp văn hóa - Cơ hội vàng vươn tầm văn hóa Việt Nam (Bài 5 - Tiếp theo và hết) Nội dung: NHÓM PHÓNG VIÊN BÁO QĐND
  • Ảnh: Bộ VH-TT&DL, Báo Nhân Dân, Báo Thanh Niên, Báo QĐND
  • Kỹ thuật, đồ họa: TRUNG THÀNH
top