LONGFORMNghị quyết của Đảng - Hành động của Đoàn - Bài 3: Dấn thân trên trận tuyến phát triển kinh tế - xã hội bền vững

Nghị quyết của Đảng - Hành động của Đoàn - Bài 3: Dấn thân trên trận tuyến phát triển kinh tế - xã hội bền vững

Nghị quyết của Đảng - Hành động của Đoàn - Bài 3: Dấn thân trên trận tuyến phát triển kinh tế - xã hội bền vững
Nghị quyết của Đảng - Hành động của Đoàn - Bài 3: Dấn thân trên trận tuyến phát triển kinh tế - xã hội bền vững

Một trong những kết quả điểm nhấn trong triển khai Chương trình hành động của Đoàn thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là phát huy mạnh mẽ tinh thần xung kích, tình nguyện của thanh niên trong tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề dư luận xã hội quan tâm; xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, nhất là ở những địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc, tôn giáo.

Nghị quyết của Đảng - Hành động của Đoàn - Bài 3: Dấn thân trên trận tuyến phát triển kinh tế - xã hội bền vững

Khu Kinh tế - Quốc phòng A So nằm trên địa bàn 4 xã: A Roàng, Lâm Đớt, Đông Sơn và Hương Phong, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là các xã biên giới đặc biệt khó khăn, dân cư thưa thớt với hơn 85% số dân là đồng bào các dân tộc thiểu số, đời sống kinh tế của đồng bào gặp nhiều khó khăn, nhiều hủ tục lạc hậu vẫn còn tồn tại.

Với sức trẻ, lòng nhiệt huyết, trình độ, kiến thức khoa học, đội ngũ trí thức trẻ tình nguyện Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 92 đã phát huy tốt vai trò, sát cánh cùng cán bộ, nhân viên đơn vị tích cực tuyên truyền, vận động và làm nòng cốt trong tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật triển khai thực hiện các dự án xóa đói, giảm nghèo, chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng kinh tế hộ gia đình bền vững, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Nhiều mô hình xóa đói, giảm nghèo đã được xây dựng và nhân rộng, đem lại hiệu quả thiết thực, như: Thâm canh lúa nước; trồng gừng trong bao xi măng, cây hương nhu, cây sả, trồng sâm bố chính; chăn nuôi lợn, gà, vịt, trâu, bò bản địa…

Nghị quyết của Đảng - Hành động của Đoàn - Bài 3: Dấn thân trên trận tuyến phát triển kinh tế - xã hội bền vững
Thanh niên hướng dẫn kỹ thuật triển khai thực hiện các dự án xóa đói giảm nghèo.

Trao đổi với chúng tôi, chị Căn Thắm, thôn Ka Vá, xã Đông Sơn, huyện A Lưới cho biết: “Cùng với hỗ trợ bò giống, tạo sinh kế cho gia đình, hằng tuần các trí thức trẻ tình nguyện hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, cách che chắn, vệ sinh chuồng trại, phòng ngừa dịch bệnh, vật nuôi phát triển rất tốt, gia đình tôi rất biết ơn, cố gắng lao động sản xuất vươn lên thoát nghèo”.

Đồng chí Trần Toàn, Bí thư Huyện đoàn A Lưới cho biết, lực lượng trí thức trẻ tình nguyện góp phần không nhỏ thay đổi diện mạo Khu kinh tế - quốc phòng A So ngày càng thêm khởi sắc. Đồng thời, trí thức trẻ tình nguyện cũng tự hào vì đây là môi trường tôi luyện cho lớp trẻ, chung sức bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, nhân lên hình ảnh màu xanh tình nguyện nơi biên cương.

Thời gian qua, thực hiện dự án tăng cường trí thức trẻ tình nguyện đến công tác tại các khu kinh tế - quốc phòng, các trí thức trẻ tình nguyện đã phát huy vai trò xung kích tham gia vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo, kết hợp với củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đem lại lợi ích thiết thực cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo.

Các trí thức trẻ tình nguyện đã góp sức phủ xanh hàng chục nghìn héc-ta đất trống, đồi trọc; hướng dẫn nhân dân kỹ thuật canh tác với diện tích hàng nghìn nghìn héc-ta lúa; cải tạo, xây dựng hàng trăm nghìn héc-ta ao nuôi cá; hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi gia súc cho hàng trăm nghìn hộ dân và cải tạo hàng nghìn héc-ta đất hoang hóa đưa vào sản xuất cho hiệu quả kinh tế... Đồng thời, tích cực tham gia giúp chính quyền và nhân dân địa phương nhiều công trình, phần việc trong quá trình xây dựng nông thôn mới: Xây dựng, sửa chữa hàng trăm ki-lô-mét đường giao thông; cải tạo, kiên cố hóa hàng trăm nghìn ki-lô-mét kênh mương... góp phần hình thành lên nhiều mô hình thôn, bản kiểu mẫu và giảm nghèo bền vững ở các địa phương.

Không chỉ có lực lượng trí thức trẻ tình nguyện, thời gian qua, tuổi trẻ các đơn vị, địa phương trong cả nước tích cực, xung kích trong tham gia phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Các chiến dịch tình nguyện của các cấp bộ Đoàn cũng hướng trọng tâm vào những địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Nghị quyết của Đảng - Hành động của Đoàn - Bài 3: Dấn thân trên trận tuyến phát triển kinh tế - xã hội bền vững
Triển khai Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè.

Từ nhiều năm qua, ở đâu có màu áo xanh tình nguyện của tuổi trẻ, ở đó có những hoạt động vì cộng đồng, vì xã hội với phương châm “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Cũng vì thế mà những công trình, phần việc thấm màu áo xanh tình nguyện ở vùng khó, vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn mang nhiều ý nghĩa sâu đậm trong cộng đồng cư dân.

Với chủ đề “Thanh niên xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng”, trong Tháng Thanh niên năm 2024, các cấp bộ Đoàn và tuổi trẻ cả nước đã phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo, để lại nhiều dấu ấn bằng những hoạt động, công trình, phần việc ý nghĩa, mô hình hay được triển khai.

Nghị quyết của Đảng - Hành động của Đoàn - Bài 3: Dấn thân trên trận tuyến phát triển kinh tế - xã hội bền vững
Trí thức trẻ phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội.

Điểm mới của Tháng Thanh niên năm nay là xác định địa bàn trọng tâm tại khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, đặc biệt là các làng thanh niên lập nghiệp, đảo thanh niên; 63 thôn, bản, ấp, khó khăn xây dựng nông thôn mới; các địa bàn có 14 dân tộc thiểu số quy mô dân số dưới 10.000 người sinh sống.

Với việc xác định đối tượng, địa bàn đã tạo hướng đi quan trọng cho các hoạt động của Đoàn được thiết lập sát với nhu cầu thực tiễn của cộng đồng, đóng góp quan trọng vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, các chương trình phát triển kinh tế-xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Theo thống kê của Trung ương Đoàn, Tháng Thanh niên năm 2024, các cấp bộ Đoàn thực hiện có hiệu quả với nhiều phần việc ý nghĩa, mang lại hiệu ứng xã hội tốt. Toàn Đoàn tổ chức hơn 15.000 hoạt động tình nguyện với sự tham gia của gần 460.000 đoàn viên, thanh niên tại các địa bàn trọng điểm, hỗ trợ được gần 354.000 người dân với tổng trị giá gần 600 tỷ đồng. Trong đó, triển khai 4.900 hoạt động tại các khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, tổng trị giá hơn 63 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, có gần 94.500 công trình thanh niên các cấp được triển khai (vượt 80.722 công trình so với đăng ký), tổng trị giá hơn 400 tỷ đồng (gấp 2 lần so với đăng ký). Các cơ sở Đoàn triển khai gần 38.000 đội hình tình nguyện ra quân, hỗ trợ được 5.311 địa bàn có đồng bào dân tộc thiểu số, đồng loạt tổ chức các hoạt động thiết thực tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, bảo đảm an sinh xã hội, được thanh thiếu nhi, nhân dân đón nhận và vượt chỉ tiêu so với đăng ký.

Không chỉ có Tháng Thanh niên năm nay, từ năm 2021 đến 2023, các cấp bộ Đoàn trong cả nước thực hiện nhiều công trình, phần việc thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và đất nước.

Nghị quyết của Đảng - Hành động của Đoàn - Bài 3: Dấn thân trên trận tuyến phát triển kinh tế - xã hội bền vững
Nghị quyết của Đảng - Hành động của Đoàn - Bài 3: Dấn thân trên trận tuyến phát triển kinh tế - xã hội bền vững

Cùng với tích cực tham gia các hoạt động, phong trào tình nguyện giúp các địa phương phát triển kinh tế-xã hội, với nhiệt huyết của tuổi trẻ và sự đồng hành, hỗ trợ của các cấp bộ Đoàn, nhiều thanh niên tiên phong trong nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh, khởi nghiệp sáng tạo, vươn lên làm giàu cho bản thân, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của quê hương, đất nước.

Nghị quyết của Đảng - Hành động của Đoàn - Bài 3: Dấn thân trên trận tuyến phát triển kinh tế - xã hội bền vững
Xây dựng, sửa chữa đường giao thông.

Sau khi lập gia đình, chàng thanh niên Lường Quang Ðại, người dân tộc Tày (xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn) cần mẫn cùng vợ trồng trọt, chăn nuôi, làm rẫy nhưng cuộc sống vẫn thiếu thốn đủ bề. Những lần xem TikTok, anh nảy ra ý tưởng quảng bá các sản phẩm, nông sản của địa phương trên mạng xã hội này.

Năm 2022, Lường Quang Ðại thành lập Hợp tác xã Nông sản sạch Ðại Bắc Kạn với định hướng thương mại là quảng bá và bán sản phẩm nông sản của địa phương như măng khô, giảo cổ lam, miến, chè, chuối khô, dược liệu… Sau khi tham gia chương trình của Trung ương Ðoàn phối hợp TikTok tập huấn cho thanh niên nông thôn bán hàng trên chợ phiên OCOP vào tháng 6-2022, anh tiếp tục tìm tòi, học hỏi, mở rộng kênh bán các mặt hàng nông sản của địa phương trên nền tảng này. Doanh thu của anh từ đây tăng đột phá với 150-200 triệu đồng/tháng.

Lường Quang Ðại được Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác chuyển đổi số năm 2023. Gia đình anh được Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vinh danh "Gia đình trẻ tiêu biểu toàn quốc" năm 2023.

Nghị quyết của Đảng - Hành động của Đoàn - Bài 3: Dấn thân trên trận tuyến phát triển kinh tế - xã hội bền vững

Được ngân hàng chính sách xã hội cho vay 900 triệu đồng từ nguồn quỹ đầu tư khởi nghiệp của Đoàn Thanh niên tỉnh Bắc Ninh với lãi suất ưu đãi, anh Phạm Văn Sơn (xã Đại Xuân, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) đầu tư, cải tạo lại hệ thống tưới nước nhà màng công nghệ cao để trồng dưa chuột baby và dưa lưới. “Với hệ thống công nghệ tưới và bón phân tự động đã tiết kiệm được nước, giảm tới 90% chi phí so với thuê nhân công làm thủ công, cách tưới nước thủ công”, anh Sơn chia sẻ. Hiện nay, doanh thu hằng năm từ mô hình trồng dưa chuột baby và dưa lưới của anh đạt khoảng 550 triệu đồng.

Nghị quyết của Đảng - Hành động của Đoàn - Bài 3: Dấn thân trên trận tuyến phát triển kinh tế - xã hội bền vững
Triển khai Đề án Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp.

Triển khai Đề án “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp giai đoạn 2018-2025”, đến nay, Tỉnh đoàn Bắc Ninh hỗ trợ 99 dự án giúp thanh niên khởi nghiệp; tổ chức tập huấn kiến thức khởi nghiệp cho hơn 200 cán bộ Đoàn trên địa bàn.

Nghị quyết của Đảng - Hành động của Đoàn - Bài 3: Dấn thân trên trận tuyến phát triển kinh tế - xã hội bền vững
Nguyễn Bảo Đại, Phó bí thư Tỉnh đoàn Bắc Ninh.

Theo anh Nguyễn Bảo Đại, Phó bí thư Tỉnh đoàn Bắc Ninh, chương trình cho vay khởi nghiệp đã giúp khơi gợi tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm của đoàn viên, thanh niên trong phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng trên chính quê hương. Nguồn vốn cho vay thanh niên khởi nghiệp được ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Bắc Ninh giúp thanh niên tiếp cận thuận lợi. Qua chương trình cho vay, nhiều thanh niên mạnh dạn khởi nghiệp với nhiều dự án, mô hình hiệu quả. Đến nay, hầu hết các dự án đều giải ngân tốt, tạo việc làm thường xuyên, ổn định cho hàng nghìn lao động, không chỉ góp phần tạo hướng đi mới cho phát triển kinh tế mà còn giúp tập hợp thanh niên, phát triển tổ chức Đoàn ở nông thôn và các khu công nghiệp.

Tại tỉnh Nghệ An, thanh niên có nhu cầu vay vốn được tổ chức Đoàn tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có trên 350 mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ có mức thu nhập trung bình từ 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/hộ/năm.

Nghị quyết của Đảng - Hành động của Đoàn - Bài 3: Dấn thân trên trận tuyến phát triển kinh tế - xã hội bền vững

Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An Lê Văn Lương.

Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An Lê Văn Lương cho biết, Tỉnh đoàn cùng ngân hàng chính sách xã hội phối hợp cho vay các đối tượng thanh niên khởi nghiệp bước đầu đạt kết quả tốt. Trong những tháng cuối năm 2023, đã phối hợp cho vay được 41 đoàn viên, thanh niên với số tiền gần 4 tỷ đồng. Bước đầu nguồn vốn đã và đang được các bạn trẻ sử dụng hiệu quả, hỗ trợ tích cực trong quá trình lập thân, lập nghiệp. Hiện nay, Đoàn Thanh niên tỉnh Nghệ An đang quản lý hơn 1.100 tổ tiết kiệm và vay vốn, với tổng dư nợ đạt hơn 2.250 tỷ đồng. Hàng tháng, tất cả tổ tiết kiệm và vay vốn đều xếp loại tốt, tỷ lệ nợ quá hạn của Đoàn Thanh niên quản lý chỉ chiếm 0,04%.

Nghị quyết của Đảng - Hành động của Đoàn - Bài 3: Dấn thân trên trận tuyến phát triển kinh tế - xã hội bền vững
Gần 94.500 công trình thanh niên các cấp được triển khai.

Nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội được ủy thác qua hệ thống Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày càng có hiệu quả. Từ nguồn vốn vay ưu đãi này, nhiều đoàn viên trên cả nước có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, sử dụng đồng vốn đúng mục đích, làm ăn có hiệu quả và vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Tính đến hết tháng 12-2023, tổng dư nợ ủy thác qua qua Đoàn Thanh niên đạt 48.852 tỷ đồng. Các mô hình đã mang lại nguồn thu nhập ổn định, giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững, thúc đẩy phong trào khởi nghiệp lập thân, lập nghiệp ngày càng sâu rộng trong đoàn viên, thanh niên.

Nghị quyết của Đảng - Hành động của Đoàn - Bài 3: Dấn thân trên trận tuyến phát triển kinh tế - xã hội bền vững

Cùng với nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, Trung ương Đoàn phối hợp để vận hành nguồn vốn vay từ Quỹ Quốc gia về việc làm kênh Trung ương Đoàn, với tổng mức cho vay tính đến quý IV-2023 là gần 77,4 tỷ đồng.

Nghị quyết của Đảng - Hành động của Đoàn - Bài 3: Dấn thân trên trận tuyến phát triển kinh tế - xã hội bền vững
Nghị quyết của Đảng - Hành động của Đoàn - Bài 3: Dấn thân trên trận tuyến phát triển kinh tế - xã hội bền vững

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên. Thấm nhuần tư tưởng, lời dạy của Người, với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, sự dẫn dắt và đồng hành của tổ chức Đoàn các cấp cùng tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ, thanh niên Việt Nam đã phát huy vai trò ngày càng quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.

(Còn nữa)

Nghị quyết của Đảng - Hành động của Đoàn - Bài 3: Dấn thân trên trận tuyến phát triển kinh tế - xã hội bền vững
Thanh niên xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.
  • Nghị quyết của Đảng - Hành động của Đoàn - Bài 3: Dấn thân trên trận tuyến phát triển kinh tế - xã hội bền vững
  • Nội dung: NHÓM PHÓNG VIÊN
  • Ảnh: Báo Quân đội nhân dân, doanthanhnien.vn, Tư liệu, CTV
  • Kỹ thuật, đồ họa: CÚC ANH

top