LONGFORMCông nghiệp quốc phòng Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới - Bài 3: Góp phần thực hiện kế sách bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa

Công nghiệp quốc phòng Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới - Bài 3: Góp phần thực hiện kế sách bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa

Công nghiệp quốc phòng Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới - Bài 3: Góp phần thực hiện kế sách bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa
Công nghiệp quốc phòng Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới - Bài 3: Góp phần thực hiện kế sách bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa

Bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Đây cũng là quan điểm cha ông ta đã đúc kết lại qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước.

Trong bài phát biểu khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam là quốc gia yêu chuộng hòa bình, trọng nghĩa, trọng tình, trọng lẽ phải và chủ trương xây dựng tiềm lực quốc phòng đủ mạnh để tăng cường khả năng tự vệ, bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa, từ nơi xuất phát. Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 cũng khẳng định Việt Nam phải đẩy mạnh hội nhập quốc tế về quốc phòng nhằm ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Trên nền tảng đó, một trong những mục đích của việc tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế là tăng cường giao lưu quốc tế nhằm học hỏi từ các quốc gia và đối tác, đảm bảo tiềm lực quốc phòng cũng như duy trì mối quan hệ hòa hiếu, là một bước đi quan trọng để bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.

"Việt Nam là quốc gia yêu chuộng hòa bình, trọng nghĩa, trọng tình, trọng lẽ phải và chủ trương xây dựng tiềm lực quốc phòng đủ mạnh để tăng cường khả năng tự vệ, bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa, từ nơi xuất phát".

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Công nghiệp quốc phòng Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới - Bài 3: Góp phần thực hiện kế sách bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu tham quan khu trưng bày vũ khí ngoài trời.
Công nghiệp quốc phòng Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới - Bài 3: Góp phần thực hiện kế sách bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa

Nhận định về vai trò tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, Đại tá Nguyễn Quang Huy, Phó cục trưởng Cục Quản lý công nghệ, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng cho rằng: “Nếu chúng ta không sẵn sàng chìa tay ra thì sẽ ít có ai chủ động đến bắt tay với chúng ta”.

Chính vì vậy, ở Triển lãm lần này, với thông điệp “Hữu nghị, Hợp tác cùng phát triển”, ngay trong cách tổ chức, lựa chọn các đoàn khách mời, không gian trưng bày đã mang tính chất cởi mở, thân thiện, để luôn tạo cơ hội giao lưu, tìm hiểu. Đó là bởi chỉ khi hiểu nhau thì mới hợp tác được với nhau; không hiểu nhau thì rất khó để hợp tác. Thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau cũng là những gì chúng ta nhận thấy qua những hành động và phát biểu mang tính xây dựng và rất hợp tác của nhiều đại diện quốc gia và đối tác tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.

Công nghiệp quốc phòng Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới - Bài 3: Góp phần thực hiện kế sách bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa
Việc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đem đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam một số lượng nhân sự và khí tài lớn, trong đó có máy bay cường kích A-10 Thunderbolt và máy bay vận tải C-130J Super Hercules, cho thấy Việt Nam đã thực hiện chính sách đối ngoại quốc phòng một cách hiệu quả, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của Việt Nam và khu vực.

Trước khi Triển lãm diễn ra một tháng, Việt Nam đã tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện T-6C thế hệ mới do Hoa Kỳ sản xuất. Đây là hoạt động hợp tác nằm trong khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Việc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ tiếp tục đem đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 một số lượng nhân sự và khí tài lớn, trong đó có máy bay cường kích A-10 Thunderbolt và máy bay vận tải C-130J Super Hercules, cũng cho thấy Việt Nam đã thực hiện chính sách đối ngoại quốc phòng một cách hiệu quả, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của Việt Nam và khu vực.

Công nghiệp quốc phòng Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới - Bài 3: Góp phần thực hiện kế sách bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa
Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng tham quan gian trưng bày ngoài trời của Mỹ tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.

Tại Lễ khai mạc Triển lãm, Hoa Kỳ đã cử Phó trợ lý Bộ trưởng thường trực Bộ Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề An ninh khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Jedidiah Royal, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Đô đốc Samuel Paparo và Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper tham dự. Điều này cho thấy Hoa Kỳ đặc biệt coi trọng quan hệ hợp tác quốc phòng với Việt Nam. Phát biểu ngay sau Lễ khai mạc, Đại sứ Marc E. Knapper khẳng định: “Hoa Kỳ tự hào khi được tham gia Triển lãm. Việc tham gia vào triển lãm lần này thể hiện cam kết của Chính phủ và các công ty công nghiệp quốc phòng của Hoa Kỳ trong việc hỗ trợ Việt Nam đa dạng hóa và hiện đại hóa quân đội của mình”. Tại sự kiện, Phó trợ lý Bộ trưởng thường trực Jedidiah Royal cũng nhấn mạnh: “Chúng ta (Việt Nam và Hoa Kỳ) tiếp tục phối hợp với nhau tìm kiếm cơ hội để mở rộng, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng và công nghiệp quốc phòng nhằm nhân lên sức mạnh và thúc đẩy khả năng chống chịu của mỗi nước trong chuỗi cung ứng cho ngành công nghiệp quốc phòng”.

Công nghiệp quốc phòng Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới - Bài 3: Góp phần thực hiện kế sách bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa
Đô đốc Samuel Paparo, Tư lệnh Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ; Phó trợ lý Bộ trưởng thường trực Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề an ninh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Jedidiah Royal và Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper gặp gỡ báo chí sau lễ khai mạc Triển lãm.

Tại Hội thảo Công nghiệp quốc phòng Việt Nam - Liên bang Nga tại Triển lãm, Vụ trưởng Vụ Hành chính và Thông tấn báo chí Liên bang Nga Oplesnin Roman và đại diện Cơ quan Liên bang Nga về hợp tác kỹ thuật quân sự tại Việt Nam Druzhinin Arkady khẳng định hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã có những thành tựu đáng tự hào. Liên bang Nga luôn là đối tác quan trọng hàng đầu trong lĩnh vực quốc phòng của Việt Nam và hai bên đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong cung cấp trang thiết bị quốc phòng hiện đại, thực hiện các chương trình huấn luyện, đào tạo sĩ quan, trao đổi kinh nghiệm tác chiến và các hoạt động hợp tác song phương khác.

Nhấn mạnh hòa bình là nền tảng cơ bản của thế giới và mong muốn của tất cả mọi quốc gia, Ngài Phumtham Wechayachai, Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Vương quốc Thái Lan cho rằng: “Mỗi quốc gia đều phải sẵn sàng tự bảo vệ mình. Mỗi quốc gia đến với Triển lãm sẽ tìm hiểu về ngành công nghiệp quốc phòng của các nước và tìm ra công nghệ mới để bảo vệ mình. Tôi tin rằng mọi quốc gia đến đây hôm nay đều tin vào hòa bình và không muốn chiến tranh vì chiến tranh sẽ phá hủy mọi thứ”. Đó cũng là điều Việt Nam đã và đang thực hiện, nhằm thấu hiểu các quốc gia quanh mình, xây dựng hàng rào đối ngoại và đối ngoại quốc phòng vững chắc nhằm đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, thực hiện phương châm bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, như Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 đã nêu ra.

Công nghiệp quốc phòng Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới - Bài 3: Góp phần thực hiện kế sách bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa
Các hoạt động tìm hiểu thông tin sản phẩm, đàm phán, ký kết hợp tác giữa các bên trong khuôn khổ Triển lãm.

Trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Quân đội nhân dân, đại diện đoàn Bộ Quốc phòng Indonesia cho biết: “Sẵn sàng về mặt quốc phòng là để đảm bảo quốc gia luôn có hòa bình. Triển lãm lần này cho thấy cam kết của Việt Nam đối với gìn giữ chủ quyền đi kèm với giữ vững ổn định trong khi tiếp tục thúc đẩy hợp tác với các đối tác quốc tế, góp phần vào duy trì hòa bình trong khu vực”. Đoàn Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines thì nhận xét: “Chúng ta không thể có được hòa bình chỉ bằng cách thể hiện lòng tốt. Chúng ta còn phải đảm bảo có trong tay một lực lượng vũ trang và ngành công nghiệp quốc phòng đủ mạnh, tăng cường hợp tác nhằm đẩy lùi nguy cơ xung đột”. Không chỉ các đoàn chính thức của các quốc gia, mà nhiều đối tác công nghiệp quốc phòng đến với Triển lãm cũng chung một nhận định. Đại diện Liên doanh tên lửa hành trình siêu thanh Brahmos (giấu tên) khẳng định: “Mỗi quốc gia đều có quyền tự chuẩn bị để bảo vệ mình trước bất kỳ mối đe dọa nào. Tôi cho rằng mục tiêu chính của việc tổ chức triển lãm quốc tế là để thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia, giúp đẩy lùi nguy cơ xung đột”.

Công nghiệp quốc phòng Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới - Bài 3: Góp phần thực hiện kế sách bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa

Dân tộc Việt Nam luôn coi trọng giữ ổn định bên trong và hòa hiếu, hữu nghị với các quốc gia, các dân tộc khác để tạo dựng môi trường hòa bình cho xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, không phải khi nào chúng ta hòa hiếu cũng sẽ có hòa bình và mỗi khi đất nước bị xâm lăng, toàn dân Việt Nam lại đồng lòng đứng lên đánh bại quân xâm lược, giành độc lập, tự do, giữ vững núi sông, bờ cõi. Để làm được điều đó, ngoài việc chủ động bang giao, hòa hiếu, ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh, Việt Nam cũng phải duy trì sức mạnh quốc phòng cần thiết, sẵn sàng đánh bại mọi hình thái chiến tranh xâm lược như Sách trắng Quốc phòng 2019 đã khẳng định.

Công nghiệp quốc phòng Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới - Bài 3: Góp phần thực hiện kế sách bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa
Tổ hợp tên lửa đất đối hải Trường Sơn gồm bệ phóng, radar phát hiện và chỉ thị mục tiêu được đặt trên khung gầm xe việt dã cùng tên lửa hành trình Sông Hồng được xem là niềm tự hào của Việt Nam.

Trên cơ sở đó, Quân đội nhân dân Việt Nam đã và đang đổi mới về tổ chức lực lượng, đảm bảo tinh, gọn, mạnh, hiệu lực, hiệu quả trong tác chiến; hệ thống vũ khí, trang bị, khí tài cũng đang tiếp tục được phát triển, cải tiến; các quân, binh chủng đang từng bước được hiện đại hóa, trong đó một số quân, binh chủng tiến thẳng lên hiện đại. Với quan điểm lấy con người làm trung tâm, nhưng không coi nhẹ bất cứ yếu tố nào trong tổng hòa các yếu tố làm nên sức mạnh tổng hợp của Quân đội, bên cạnh việc sắp xếp, điều chỉnh lực lượng, những năm qua, Đảng và Nhà nước đã đẩy mạnh đầu tư vào công nghiệp quốc phòng. Việc Quốc hội khóa XV thông qua Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp tại Kỳ họp thứ bảy ngày 27-6-2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2025, cho thấy sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và tầm quan trọng của công nghiệp quốc phòng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Các cơ quan liên quan của Bộ Quốc phòng hiện đang tích cực xây dựng văn bản hướng dẫn để triển khai thực hiện Luật. Đây là tiền đề lớn cho việc phát triển công nghiệp quốc phòng và là căn cứ pháp lý quan trọng để xây dựng một nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường, hiện đại và lưỡng dụng.

Công nghiệp quốc phòng Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới - Bài 3: Góp phần thực hiện kế sách bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa

Đại tá Nguyễn Quang Huy, Phó cục trưởng Cục Quản lý công nghệ, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng cho rằng: “Lưỡng dụng là công nghệ có thể dùng để sản xuất vũ khí phục vụ chiến tranh khi cần thiết và sản xuất ra những sản phẩm dân dụng, phục vụ cho hoạt động kinh tế”. UAV có thể dùng để trang bị cho quân đội trong tác chiến với vai trò là phương tiện trinh sát, vận chuyển hậu cần hoặc có thể thiết kế để thành đạn tuần kích. Trong thời bình, UAV vẫn được các đơn vị quân đội sử dụng để phục vụ nhiệm vụ tuần tra, canh gác, nhưng có thể được ứng dụng cho mục đích dân sự như tưới tiêu, phun thuốc sâu trên diện rộng, thậm chí là giao hàng đến những nơi khó tiếp cận, tìm kiếm cứu nạn (như trong giải cứu nạn nhân cơn bão Yagi vừa qua)… Theo Đại tá Nguyễn Quang Huy, công nghệ lưỡng dụng có mục tiêu trước mắt là phục vụ đời sống của người dân và nhu cầu sẵn sàng chiến đấu của Quân đội; sau nữa là phục vụ xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế, duy trì hoạt động của quân đội liền mạch, bền vững.

Năm nay chúng ta đã chứng kiến rất nhiều sản phẩm kinh tế do chính các đơn vị trong ngành công nghiệp quốc phòng sản xuất phục vụ hoạt động hằng ngày và xuất khẩu. Những dây chuyền công nghiệp quốc phòng hướng đến sản xuất lưỡng dụng có thể nói là rất nhiều, nhưng có thể “điểm mặt, chỉ tên” một số lĩnh vực có tính ứng dụng cao trong cả hoạt động quân sự và dân dụng, được nhiều người biết đến như các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, sản xuất lốp xe, thiết bị quang học, điện tử, mặt nạ, quần áo chống độc… Đây là những dây chuyền vừa có thể sản xuất vũ khí trang bị, khí tài phục vụ quân đội, vừa có thể sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống hằng ngày. Nói cách khác, chúng ta vẫn tiếp tục thực hiện kế sách của cha ông là “ngụ binh ư nông”, nhưng ngày nay là Quân đội vừa đảm bảo xây dựng kinh tế vừa sẵn sàng có thể huy động lực lượng phục vụ chiến đấu khi đất nước cần.

Công nghiệp quốc phòng Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới - Bài 3: Góp phần thực hiện kế sách bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa
Công nghiệp quốc phòng Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới - Bài 3: Góp phần thực hiện kế sách bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa
Công nghiệp quốc phòng Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới - Bài 3: Góp phần thực hiện kế sách bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa
Triển lãm quốc phòng cũng mở ra cơ hội cho các sản phẩm lưỡng dụng.

Người La Mã cổ đại từng đúc kết: “Nếu muốn hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh” (If you want peace, prepare for war). Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn cũng đã đưa ra kế sách “Ngụ binh ư nông”, không gì ngoài việc luôn sẵn sàng tâm thế cho tình huống có thể xảy ra xung đột. Thời chiến thì rèn giũa quân đội; thời bình thì không được lơ là, mất cảnh giác, phải luôn sẵn sàng phản ứng nhanh với các mối đe dọa. Chính vì vậy mà phải “gửi quân vào nông nghiệp”, để cho người lính sản xuất khi chưa có chiến tranh, đảm bảo kinh tế, nhưng sẵn sàng có thể huy động được lực lượng nhanh chóng với số lượng lớn. Ngày nay, việc “gửi quân vào nông nghiệp” mang hàm ý thực hiện tốt chức năng của đội quân sản xuất, ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao, vừa đem lại lợi ích về kinh tế để xây dựng đất nước như khi xưa cha ông ta làm nông nghiệp, vừa luôn sẵn sàng khi đất nước hữu sự. Phát triển mạnh công nghiệp quốc phòng theo hướng lưỡng dụng cũng chính là vì mục đích “ngụ binh” đó.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thành công tốt đẹp, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia, đối tác và đông đảo người dân, với 16 hợp đồng được các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và Viettel ký kết với các đối tác từ Hoa Kỳ, Ấn Độ, Pháp, Bỉ với tổng giá trị 286,3 triệu USD. Triển lãm đã thành công, nhưng dư âm sẽ vẫn còn lâu dài. Hơn tất cả, những gì diễn ra tại Triển lãm năm nay cho thấy một nền công nghiệp quốc phòng đang dần vững mạnh và tự chủ của Việt Nam. Ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã sẵn sàng bước vào và đóng một vai trò quan trọng trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

(Hết)

Công nghiệp quốc phòng Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới - Bài 3: Góp phần thực hiện kế sách bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa
  • Công nghiệp quốc phòng Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới - Bài 3: Góp phần thực hiện kế sách bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa
  • Nội dung: NHÓM PHÓNG VIÊN
  • Ảnh: TRUNG THÀNH, TTXVN, CTV
  • Kỹ thuật, đồ họa: QUỲNH OANH - TRẦN HOÀI
top