LONGFORM70 năm tỏa sáng Thủ đô văn hóa - Bài 4: Giữ cốt cách văn hóa Hà Nội trước cơ chế thị trường

70 năm tỏa sáng Thủ đô văn hóa - Bài 4: Giữ cốt cách văn hóa Hà Nội trước cơ chế thị trường

70 năm tỏa sáng Thủ đô văn hóa - Bài 4: Giữ cốt cách văn hóa Hà Nội trước cơ chế thị trường
70 năm tỏa sáng Thủ đô văn hóa - Bài 4: Giữ cốt cách văn hóa Hà Nội trước cơ chế thị trường

70 năm tỏa sáng Thủ đô văn hóa - Bài 4: Giữ cốt cách văn hóa Hà Nội trước cơ chế thị trường

Qua gần 40 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, bộ mặt Hà Nội thay đổi toàn diện gắn với quá trình đô thị hóa mạnh mẽ. Đời sống văn hóa Thủ đô đang ở giai đoạn hội nhập sâu rộng, cũng là lúc yêu cầu tiếp tục giữ gìn giá trị truyền thống tốt đẹp trở nên cấp thiết. Bởi lẽ toàn cầu hóa không có nghĩa là hòa tan mà phải mài sắc cốt cách văn hóa Hà Nội, là bộ mặt của quốc gia, đóng góp vào tinh hoa văn hóa thế giới.

70 năm tỏa sáng Thủ đô văn hóa - Bài 4: Giữ cốt cách văn hóa Hà Nội trước cơ chế thị trường

70 năm tỏa sáng Thủ đô văn hóa - Bài 4: Giữ cốt cách văn hóa Hà Nội trước cơ chế thị trường

Xóa bỏ nền kinh tế kế hoạch hóa chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã không chỉ mở ra cơ hội phát triển kinh tế - xã hội; mà tác động lớn đến mọi lĩnh vực đời sống, trong đó văn hóa là lĩnh vực thấy rõ sự biến đổi.

Trước hết là số lượng người nhập cư tăng vọt, đầu thập niên 2000, Hà Nội có khoảng 40.000-60.000 người nhập cư mỗi năm, trong khi xuất cư chỉ khoảng 50% số đến. Đến nay, dân số Hà Nội khoảng 8,5 triệu người, với mật độ dân số là 2.398 người/km2, cao gấp 8,2 lần so với mật độ dân số cả nước, đáng chú ý là hơn 50% tập trung ở nội đô có diện tích nhỏ hơn so với vùng ngoại thành.

70 năm tỏa sáng Thủ đô văn hóa - Bài 4: Giữ cốt cách văn hóa Hà Nội trước cơ chế thị trường
Hà Nội sau năm 1986 chịu sức ép của bùng nổ dân số do nhập cư.

“Đô thị nén” như vậy không chỉ tập trung đa dạng văn hóa mà còn tạo áp lực lên văn hóa lối sống. Chẳng hạn, do ùn tắc giao thông thường xuyên nảy sinh ra vấn đề văn hóa giao thông không thể tốt đẹp như thời trước Đổi mới.

Khi mức sống đã khấm khá, tiến bộ xã hội đã thúc đẩy người Hà Nội có nhu cầu thụ hưởng văn hóa không chỉ cao hơn mà lối sống còn tinh tế, đa dạng hơn.

70 năm tỏa sáng Thủ đô văn hóa - Bài 4: Giữ cốt cách văn hóa Hà Nội trước cơ chế thị trường

Các hoạt động văn hóa, sản phẩm văn hóa biến đổi theo nguyên tắc kinh tế thị trường: Phải có giá trị sử dụng, có khả năng mang lại lợi nhuận, chịu tác động của quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, giá cả... Ở Hà Nội xuất hiện các cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh văn hóa sôi động đáp ứng một thị trường văn hóa lớn, nhu cầu đa dạng. Điều này dẫn đến quy luật là dịch vụ văn hóa sẽ do tư nhân đảm nhận, các đơn vị văn hóa của Nhà nước vẫn tiếp tục phục vụ chính trị và tiên phong vào các lĩnh vực mà tư nhân không đầu tư như: Thư viện, bảo tồn nghệ thuật truyền thống, phục vụ nhu cầu văn hóa nơi khó khăn...

Mở cửa thị trường cũng là lúc văn hóa thế giới xuất hiện rộng khắp không khác nào gió lùa vào nhà trống. Văn hóa Hà Nội lại tiếp biến theo khuynh hướng đa văn hóa thay vì chỉ văn hóa quốc gia đại diện như Trung Quốc, Pháp, Nga trong các thời kỳ trước. Điều đáng nói là sự tiếp biến này diễn ra một cách tự nhiên, chứng tỏ độ mở của văn hóa Hà Nội dễ dàng tiếp xúc với các nền văn hóa mới như: Hàn Quốc, Nhật Bản… Chẳng hạn trước làn sóng văn hóa Hàn Quốc, đi ra đường có khi rất khó nhận ra một bạn trẻ nào đó là người Việt Nam hay Hàn Quốc vì ăn mặc quá giống nhau. Có thể nói lớp phủ văn hóa từ Đổi mới đến nay là lớp phủ văn hóa toàn cầu.

70 năm tỏa sáng Thủ đô văn hóa - Bài 4: Giữ cốt cách văn hóa Hà Nội trước cơ chế thị trường

70 năm tỏa sáng Thủ đô văn hóa - Bài 4: Giữ cốt cách văn hóa Hà Nội trước cơ chế thị trường

70 năm tỏa sáng Thủ đô văn hóa - Bài 4: Giữ cốt cách văn hóa Hà Nội trước cơ chế thị trường
Mở cửa thị trường cũng là lúc văn hóa thế giới xuất hiện rộng khắp không khác nào gió lùa vào nhà trống. Văn hóa Hà Nội lại tiếp biến theo khuynh hướng đa văn hóa.

Thêm vào đó, sự xuất hiện của internet vào năm 1997, người dân Hà Nội tiếp thu văn hóa nước ngoài theo cách mới mẻ, sâu rộng hơn. Khi mà giá cả dịch vụ viễn thông, internet ở Việt Nam thấp, tạo điều kiện cho mọi tầng lớp nhân dân Thủ đô tiếp cận văn hóa toàn cầu một cách đồng thời với thế giới chỉ với một chiếc điện thoại thông minh nhỏ gọn. Đây là điểm khác biệt so với mọi thời kỳ trước đó, tốc độ tiếp cận và tiếp biến văn hóa nhanh chưa từng thấy.

Biểu hiện của đa dạng văn hóa không thể hiện về mặt vật chất, theo kiểu thế giới có gì, Hà Nội có thứ đó: Thương hiệu văn hóa, quán bar, vũ trường, liên hoan âm nhạc, liên hoan phim… Điều quan trọng là những biểu đạt văn hóa ngầm ẩn tinh tế các trào lưu, xu hướng từ ẩm thực cho đến “bắt trend” câu nói, cách dùng từ, kiểu dáng chụp ảnh…

Kinh tế thị trường, toàn cầu hóa, tiếp biến văn hóa đa phương cũng có rất nhiều mặt trái: Chủ nghĩa cá nhân thực dụng vị kỷ; mê tín, dị đoan, phú quý sinh lễ nghĩa; văn hóa “đen”; tệ nạn xã hội diễn biên phức tạp… Điều này đặt ra cho những người làm văn hóa Thủ đô những câu hỏi hóc búa, vô cùng “đau đầu”: Làm thế nào để giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của văn hóa Thăng Long-Hà Nội? Gạn đục khơi trong văn hóa nước ngoài thế nào? Khơi gợi sự đóng góp của nhân dân với sự nghiệp phát triển văn hóa ra sao?

Trong bối cảnh Hà Nội sắp trở thành một “siêu đô thị” (từ 10 triệu dân trở lên), lại càng tạo áp lực lên vấn đề nguồn lực, nhân lực, đòi hỏi năng lực quản lý văn hóa đáp ứng với nhu cầu thực tiễn, nhất là khi xuất hiện những vấn đề rất mới, trước đây không ai nghĩ đến như văn hóa bảo vệ môi trường, văn hóa “sống xanh”.

70 năm tỏa sáng Thủ đô văn hóa - Bài 4: Giữ cốt cách văn hóa Hà Nội trước cơ chế thị trường

Quán triệt đường lối của Đảng, phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa, đặt văn hóa ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội đã có nhiều giải pháp thiết thực để xây dựng môi trường văn hóa, xây dựng con người, xây dựng môi trường hòa bình ổn định là chức năng rất cơ bản của Thủ đô.

Từ năm 1986 đến nay, Hà Nội đã ban hành và thực hiện nhiều chương trình, dự án, đề án để phát triển văn hóa, xây dựng con người. Mới nhất, Thành ủy Hà Nội ban hành Chương trình số 06-CTr/TU, ngày 17-3-2021, “Về phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”. Chương trình chỉ rõ phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị, thực sự trở thành giá trị tinh thần to lớn, sức mạnh, nguồn lực nội sinh cho sự phát triển bền vững Thủ đô.

70 năm tỏa sáng Thủ đô văn hóa - Bài 4: Giữ cốt cách văn hóa Hà Nội trước cơ chế thị trường
Nhiều sinh hoạt truyền thống được phục dựng.

Chương trình số 06-CTr/TU thực sự toàn diện, hướng đến những vấn đề cốt lõi, như: Tăng cường giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình, nhà trường, xã hội bằng nhiều hình thức phong phú; tích cực thực hiện xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch thông qua tổ chức xét chọn, biểu dương người tốt, việc tốt, danh hiệu công dân ưu tú; hướng dẫn triển khai thực hiện nâng cao chất lượng xây dựng phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh, nâng cao hiệu quả xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước, thực hiện Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa... Chương trình 06-CTr/TU có đề ra 18 chỉ tiêu cụ thể thuộc 7 nhóm nội dung chuyên đề. Sơ kết thực hiện Chương trình, cơ bản các chỉ tiêu đạt kết quả tốt.

UBND thành phố Hà Nội ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025 và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025. Thông qua việc kiểm tra thường xuyên liên tục, kết quả thực hiện hai bộ quy tắc ứng xử này đã đạt nhiều thành công, góp phần nâng cao chỉ số hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính và lan tỏa nét đẹp người Hà Nội văn minh, thanh lịch.

70 năm tỏa sáng Thủ đô văn hóa - Bài 4: Giữ cốt cách văn hóa Hà Nội trước cơ chế thị trường
Nét đẹp văn hóa truyền thống Thăng Long - Hà Nội giới thiệu đến du khách gần xa.

Cùng với đó, Thủ đô Hà Nội cũng đã xác định dành nguồn lực ở mức độ cao nhất trong khả năng của thành phố, trong giai đoạn từ 2021 đến 2025 với khoảng 15.000 tỷ đồng đầu tư riêng cho lĩnh vực phát triển văn hóa nói chung. Mới nhất, Cung thiếu nhi Hà Nội sắp khánh thành, được đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng, trên khu đất gần 40.000 m2, không chỉ đó đầy đủ công năng mà còn là công trình được đánh giá cao về thẩm mỹ, trở thành điểm nhấn kiến trúc mới của Thủ đô.

Không cản trở xu thế hội nhập nhưng rất mạnh tay xử lý những hành vi lệch chuẩn văn hóa, lai căng, ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân, cộng đồng là quan điểm của Hà Nội. Nhiều địa điểm văn hóa thiếu lành mạnh, văn hóa phẩm có nội dung vi phạm pháp luật, lai căng kệch cỡm với dụng ý xấu… đều bị xử lý bằng nhiều hình thức khác nhau.

Hà Nội cũng biên soạn, đưa vào giảng dạy bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội”, với mong muốn nếp sống văn minh, thanh lịch phải bắt rễ trong mỗi công dân Thủ đô từ thủa ấu thơ. Nhìn chung, bộ tài liệu được xây dựng nhằm hướng dẫn kỹ năng sống có văn hóa cho học sinh, định hướng và chỉ dẫn hành vi cá nhân trong sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử. Với hệ thống nội dung, chủ đề giáo dục, có thể thấy đây là một bộ tài liệu thiết thực, đưa học sinh vào những bài học thực tế của cuộc sống; qua năm tháng có thể hình thành cốt cách đáng tự hào: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.

70 năm tỏa sáng Thủ đô văn hóa - Bài 4: Giữ cốt cách văn hóa Hà Nội trước cơ chế thị trường

Đảng bộ, chính quyền Hà Nội đã từng bước thay đổi tư duy, nhận thức, mạnh dạn vừa làm vừa rút kinh nghiệm trong quản lý văn hóa đô thị, đặc biệt chú trọng phát huy tinh thần tự giác, đóng góp của nhân dân. Trên quan điểm chất lượng bền vững quản lý của văn hoá đô thị chính là hướng vào mục tiêu phục vụ con người, nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân đô thị, chống lại phản văn hoá và phi văn hoá làm ô nhiễm đời sống. Những cách làm hay, mô hình hiệu quả trong quản lý văn hóa đô thị ở Hà Nội, nhất là ở cấp cơ sở như: “Tổ văn hóa, thôn văn hóa kiểu mẫu”, “Mỗi tuần một câu chuyện đẹp, một cuốn sách hay, một tấm gương sáng”, “Chợ văn minh - an toàn - hiệu quả”, “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”, “Tuổi cao - Gương sáng”, “Liên gia tự quản”, “Thả cá không thả túi nilon”, “Trưởng thôn thân thiện”, “Phố đi bộ khu vực Hồ Gươm”… được đánh giá cao, trở thành hình mẫu cho cả nước học tập, làm theo.

70 năm tỏa sáng Thủ đô văn hóa - Bài 4: Giữ cốt cách văn hóa Hà Nội trước cơ chế thị trường
70 năm tỏa sáng Thủ đô văn hóa - Bài 4: Giữ cốt cách văn hóa Hà Nội trước cơ chế thị trường

Xem tiếp bài 5: Văn hóa đưa Hà Nội lên tầm cao mới

  • 70 năm tỏa sáng Thủ đô văn hóa - Bài 4: Giữ cốt cách văn hóa Hà Nội trước cơ chế thị trường
  • Nội dung: NHÓM PHÓNG VIÊN BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
  • Ảnh: Tư liệu, Huy Quân, CTV
  • Kỹ thuật, đồ họa: TÔ NGỌC

top