LONGFORM70 năm tỏa sáng Thủ đô văn hóa - Bài 2: Văn hóa cũng là một mặt trận

70 năm tỏa sáng Thủ đô văn hóa - Bài 2: Văn hóa cũng là một mặt trận

70 năm tỏa sáng Thủ đô văn hóa - Bài 2: Văn hóa cũng là một mặt trận
70 năm tỏa sáng Thủ đô văn hóa - Bài 2: Văn hóa cũng là một mặt trận

70 năm tỏa sáng Thủ đô văn hóa - Bài 2: Văn hóa cũng là một mặt trận

Ngày 1-10-1888, Hà Nội bị triều đình nhà Nguyễn dâng cho Pháp trở thành thành phố theo chế độ nhượng địa; là thủ phủ của Liên bang Đông Dương thuộc Pháp. Văn hóa lối sống Hà Nội biến đổi theo lối cưỡng bức từ đô thị phong kiến Á Đông thành đô thị Âu hóa. Không phủ nhận tiếp thu văn hóa phương Tây đã làm giàu có văn hóa Hà Nội, song vì là văn hóa của ngoại xâm áp đặt nên đã có sự phản kháng mãnh liệt để giữ gìn cốt cách văn hóa kinh kỳ. Đặc biệt dưới ánh sáng lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa ở Hà Nội diễn ra sôi động, là tuyến đầu quan trọng, góp phần vào thắng lợi chung của cách mạng Việt Nam.

70 năm tỏa sáng Thủ đô văn hóa - Bài 2: Văn hóa cũng là một mặt trận

70 năm tỏa sáng Thủ đô văn hóa - Bài 2: Văn hóa cũng là một mặt trận

Các nhà sử học đã chứng minh, “tân thư”, “tân sách” tiến bộ đã xuất hiện ở nước ta trước thời điểm liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng năm 1858. Giả sử ngay cả khi nhà nước phong kiến Việt Nam giữ được độc lập thì sớm hay muộn trong bối cảnh giao lưu với văn hóa phát triển, việc tiếp thu văn hóa thế giới, cụ thể là văn hóa phương Tây vẫn sẽ là xu hướng tất yếu. Nhưng lịch sử không có chữ “giá như”, văn hóa phương Tây đã được tiếp biến ở Việt Nam bằng cách thức cưỡng ép theo sau dấu giày xâm lược của thực dân Pháp.

70 năm tỏa sáng Thủ đô văn hóa - Bài 2: Văn hóa cũng là một mặt trận

70 năm tỏa sáng Thủ đô văn hóa - Bài 2: Văn hóa cũng là một mặt trận
Việc xây dựng một số công trình giao thông, nhà cửa, nhà máy… gắn với quy hoạch thành phố một cách khoa học đã hình thành văn hóa lối sống đô thị công thương nghiệp lần đầu tiên ở Hà Nội.

Văn hóa phương Tây, trong đó nền văn hóa Pháp là tiêu biểu có nhiều điểm tiến bộ, văn minh như: Tinh thần duy lý, thế giới quan duy vật, đề cao pháp quyền, coi trọng tri thức lý luận, tri thức khoa học, tinh thần dân chủ, đề cao văn hóa cá nhân… Tất nhiên, những điểm tích cực, tiến bộ đó ở xứ thuộc địa sẽ bị hạn chế tối đa nhằm phục vụ cho bộ máy cai trị, trấn áp những người yêu nước bản xứ.

Về mặt vật chất, việc xây dựng một số công trình giao thông, nhà cửa, nhà máy… gắn với quy hoạch thành phố một cách khoa học đã hình thành văn hóa lối sống đô thị công thương nghiệp lần đầu tiên ở Hà Nội. Người Pháp còn phát triển chữ Quốc ngữ, chương trình giáo dục, báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật…

Tất cả những điều mới mẻ đó đã sinh ra một tầng lớp cư dân mới ở Hà Nội, với lối cảm, lối nghĩ và lối sống chẳng những khác với người tiểu nông mà còn khác với người thị dân ở đô thị truyền thống. Trước tiên vẫn là chuyện ăn, chuyện mặc sao cho văn minh, hợp thời, tiện nghi. Nhà văn Nguyễn Công Hoan kể chuyện nhà nho Nguyễn Trọng Thuật nhờ ông đưa đến hiệu giày để đóng một đôi giày Tây. Hỏi ra thì: “Tại tôi đến nhà ông tú Nguyễn Hữu Tiến, thấy ông tú thết tôi cốc nước đá”. Rồi ông thêm: “Nhà nho bây giờ phải sống văn minh chứ?”. Sâu xa hơn là những suy nghĩ, hành vi mới mẻ, không thể xuất hiện trong thời trung đại. Như chuyện trong gia đình thường thì tốt khoe ra, xấu che lại; nhưng đến thời Pháp thuộc, có chuyện một người chồng sẵn sàng đăng trên báo thông tin là vợ tiêu hoang, hay vay mượn nên mọi người đừng cho vay, người chồng sẽ không chịu trách nhiệm.

70 năm tỏa sáng Thủ đô văn hóa - Bài 2: Văn hóa cũng là một mặt trận

Chủ thể cả hai xu hướng này là tầng lớp trí thức được đào tạo trong hệ thống giáo dục Pháp - Việt, còn gọi là những “ông Tây An Nam”. Hà Nội là thành phố tập trung đông đảo trí thức, mảnh đất này vì thế là nơi thấy rõ nhất những va đập của văn hóa cổ truyền phương Đông với văn hóa hiện đại phương Tây. Mỗi trí thức thời Pháp thuộc, từ bé đã được học chữ, đọc sách thánh hiền, sống trong môi trường văn hóa truyền thống; lớn lên được tiếp cận với trí thức văn hóa phương Tây, biết ngoại ngữ, tiếp thu trực tiếp văn hóa Pháp. Ý thức cá nhân cao độ, muốn khẳng định bản thân giữa cuộc đời kết hợp với ý thức dân tộc thức tỉnh, nhiều trí thức học tập và sinh sống ở Hà Nội am hiểu văn hóa Đông Tây kim cổ, được đời sau đánh giá là “thế hệ vàng”. Vị trí của lực lượng này rất quan trọng, là tinh hoa của xã hội, có khả năng tổ chức, lãnh đạo, thu hút và dẫn dắt quần chúng.

70 năm tỏa sáng Thủ đô văn hóa - Bài 2: Văn hóa cũng là một mặt trận
Mỗi trí thức thời Pháp thuộc, từ bé đã được học chữ, đọc sách thánh hiền, sống trong môi trường văn hóa truyền thống; lớn lên được tiếp cận với trí thức văn hóa phương Tây, biết ngoại ngữ, tiếp thu trực tiếp văn hóa Pháp.

Ra đời trong điều kiện không bình thường của lịch sử, trí thức thị dân ở Hà Nội giai đoạn Pháp thuộc mau chóng phân hóa. Số đông cố gắng tìm được sống bình thường, đôi khi dùng văn chương nghệ thuật, giáo dục bộc lộ giá trị riêng, bằng cách đó đóng góp vào văn hóa dân tộc, tạo nên một cuộc cách mạng văn hóa. Tiêu biểu đó là phong trào Thơ mới, văn học hiện thực phê phán, tân nhạc Việt Nam…

Một bộ phận trí thức căm phẫn thực dân Pháp đã tích cực tham gia các phong trào yêu nước, tiêu biểu là Đông Kinh Nghĩa thục (1907). Sau này, Việt Nam Quốc dân Đảng ra đời tại Hà Nội năm 1927, đã tiến hành khởi nghĩa năm 1930 ở nhiều địa phương, trong đó có đội ném bom cảm tử do Đoàn Trần Nghiệp (Ký Con) đứng đầu, hành động ở Hà Nội.

70 năm tỏa sáng Thủ đô văn hóa - Bài 2: Văn hóa cũng là một mặt trận
Tài liệu, hình ảnh về Đông Kinh Nghĩa Thục và Việt Nam Quốc dân Đảng.

Khi các phong trào yêu nước thất bại, nhiều trí thức tại Hà Nội đã tìm thấy con đường cách mạng vô sản. Tháng 3-1929, những người tích cực trong Kỳ bộ Việt Nam cách mạng thanh niên Bắc Kỳ họp ở ngôi nhà số 5D phố Hàm Long (Hà Nội) để thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam.

70 năm tỏa sáng Thủ đô văn hóa - Bài 2: Văn hóa cũng là một mặt trận

70 năm tỏa sáng Thủ đô văn hóa - Bài 2: Văn hóa cũng là một mặt trận

Đầu năm 1943, phe phát xít bắt đầu hứng chịu thất bại liên tiếp. Còn trong nước, tổ chức Đảng và Mặt trận Việt Minh đã bắt rễ vào quần chúng, tạo ra những xung lực mới cho phong trào cách mạng. Trước tình hình đó, từ ngày 25 đến 28-2-1943, tại làng Chài (nay là xã Võng La, huyện Đông Anh, Hà Nội), Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp bàn việc mở rộng Mặt trận Việt Minh và xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang. Hội nghị đã thông qua Đề cương về cách mạng tư tưởng và văn hóa Việt Nam (gọi tắt là Đề cương Văn hóa Việt Nam) do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo. Hội nghị cũng quyết định lập Hội Văn hóa Cứu quốc ở các thành phố.

70 năm tỏa sáng Thủ đô văn hóa - Bài 2: Văn hóa cũng là một mặt trận
70 năm tỏa sáng Thủ đô văn hóa - Bài 2: Văn hóa cũng là một mặt trận
Làng Chài (nay là xã Võng La, huyện Đông Anh, Hà Nội) nơi ra đời của Đề cương Văn hóa Việt Nam năm 1943.

70 năm tỏa sáng Thủ đô văn hóa - Bài 2: Văn hóa cũng là một mặt trận

Thời điểm này, phát xít Nhật thay Pháp thống trị Đông Dương, sử dụng các hoạt động văn hóa là công cụ để đánh lạc hướng nhân dân ta khỏi con đường cứu nước. Với chiêu bài chủ nghĩa Đại Đông Á, phát xít Nhật rêu rao rằng người Việt Nam và người Nhật Bản “đồng văn, đồng chủng”, quân đội Nhật đến Đông Dương là để giải phóng dân tộc thuộc địa. Không ít trí thức, văn nghệ sĩ đã thiếu tỉnh táo, ra sức hợp tác, ủng hộ chính sách thâm độc của phát xít Nhật.

Trước bối cảnh ấy, theo Tổng Bí thư Trường Chinh: Đề cương Văn hóa Việt Nam vạch ra đường lối đúng đắn, Đảng chỉ rõ nhiệm vụ của giới trí thức văn nghệ sĩ là tham gia cách mạng dân tộc dân chủ, đặc biệt là tham gia cách mạng văn hóa, xây dựng nền văn hóa mới. Đảng đã động viên giới trí thức văn nghệ sĩ đoàn kết với toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng; gắn trí thức với công nhân, nông dân. Đề cương đã góp phần cô lập kẻ thù, kiếm thêm nhiều bạn cho cách mạng, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật - Pháp, động viên thêm lực lượng yêu nước và tiến bộ để cứu nước.

Hội Văn hóa Cứu quốc được thành lập tháng 4-1943, hoạt động bên cạnh các tổ chức khác của Mặt trận Việt Minh, quy tụ những trí thức, văn nghệ sĩ sáng giá như: Học Phi, Nguyễn Huy Tưởng, Nam Cao, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Như Phong, Lưu Văn Lợi, Thôi Hữu, Hoàng Đạo Thúy… tích cực hoạt động dưới sự chỉ đạo của Đảng. Trong hai năm 1944-1945, cơ sở liên lạc (nay là ngôi nhà số 8 ngõ 120 Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) của Hội Văn hóa Cứu quốc cũng là địa điểm in số báo Tiên phong đầu tiên để trình Đại hội Quốc dân Tân Trào.

70 năm tỏa sáng Thủ đô văn hóa - Bài 2: Văn hóa cũng là một mặt trận
Các văn nghệ sĩ cách mạng tiêu biểu trong kháng chiến chống Pháp. Từ phải qua trái: Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Hoàng Trung Thông, Chế Lan Viên, Nguyễn Xuân Sanh, Học Phi, Nguyễn Đỗ Cung (hàng trên); Nam Cao, Nguyên Hồng, Kim Lân, Nguyễn Đình Thi (hàng dưới). Ảnh: Tư liệu

Hội Văn hóa Cứu quốc tích cực tổ chức nhiều hoạt động phong phú, sáng tạo trên địa bàn Hà Nội ảnh hưởng lớn trong xã hội, tạo thuận lợi cho Tổng khởi nghĩa trên toàn quốc.

Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Hội Văn hóa Cứu quốc tiếp tục phát huy vị thế, kêu gọi quốc tế ủng hộ cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam, tổ chức tuần lễ văn hóa tại Hà Nội, tổ chức các hội tuyên truyền cho Tổng tuyển cử Quốc hội khóa I, tham gia cuộc vận động xây dựng “Đời sống mới”; đẩy mạnh phong trào Bình dân học vụ xóa mù chữ…

70 năm tỏa sáng Thủ đô văn hóa - Bài 2: Văn hóa cũng là một mặt trận
Phong trào Bình dân học vụ xóa mù chữ diễn ra sôi nổi tại Hà Nội sau Ngày Độc lập.

70 năm tỏa sáng Thủ đô văn hóa - Bài 2: Văn hóa cũng là một mặt trận
70 năm tỏa sáng Thủ đô văn hóa - Bài 2: Văn hóa cũng là một mặt trận
Ảnh trái: Chủ tịch Hồ Chí Minh tham dự khai mạc "Triển lãm Văn hóa", do Hội Văn hóa Cứu quốc tổ chức tại trụ sở cũ của Hội Khai trí Tiến Đức (Hà Nội), ngày 7-10-1945. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Ảnh phải: Chủ tịch Hồ Chí Minh dự Lễ khai giảng năm học đầu tiên của Đại học Quốc gia Việt Nam (ngày 15-11-1945). Ảnh do Đại học Quốc gia Hà Nội cung cấp
70 năm tỏa sáng Thủ đô văn hóa - Bài 2: Văn hóa cũng là một mặt trận
Đại biểu trí thức, văn nghệ sĩ tham dự Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất, tháng 11 năm 1946.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương kết hợp chặt chẽ xây dựng nền văn hoá nói chung, đời sống mới nói riêng với kháng chiến, kết hợp kháng chiến với kiến quốc. Do vậy, ngày 3-4-1946, Người đã ký Sắc lệnh thành lập Ủy ban Trung ương vận động Đời sống mới để phong trào xây dựng đời sống mới được đẩy mạnh.

Từ lúc giành được độc lập đến khi Toàn quốc kháng chiến chỉ trong một thời gian ngắn nên chưa thể triển khai văn hóa đời sống mới một cách rộng khắp ở Hà Nội. Song những hạt giống văn hóa cách mạng đã được ấp ủ, chờ ngày thắng lợi để gieo lên mảnh đất Thủ đô thân yêu.

70 năm tỏa sáng Thủ đô văn hóa - Bài 2: Văn hóa cũng là một mặt trận
Những hạt giống văn hóa cách mạng đã được ấp ủ, chờ ngày thắng lợi để gieo lên mảnh đất Thủ đô thân yêu.

Xem tiếp bài 3: Hào hoa, thanh lịch giữa gian khó

  • 70 năm tỏa sáng Thủ đô văn hóa - Bài 2: Văn hóa cũng là một mặt trận
  • Nội dung: NHÓM PHÓNG VIÊN BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
  • Ảnh: Tư liệu
  • Kỹ thuật, đồ họa: TÔ NGỌC

top