LONGFORMKhai phá tiềm năng hợp tác Việt Nam - Guinea-Bissau 

Khai phá tiềm năng hợp tác Việt Nam - Guinea-Bissau 

Khai phá tiềm năng hợp tác Việt Nam - Guinea-Bissau 
Khai phá tiềm năng hợp tác Việt Nam - Guinea-Bissau 

-------------------***-------------------

Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân, Tổng thống Cộng hòa Guinea-Bissau Umaro Sissoco Embalo và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam từ ngày 5 đến 8-9. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của một Tổng thống Guinea-Bissau kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973 và cũng là chuyến thăm cấp cao đầu tiên giữa hai quốc gia.

-------------------***-------------------

Cơ hội hợp tác rất lớn

Nằm ở phía Tây châu Phi, trên bờ Đại Tây Dương, có đường biên giới chung với Senegal và Guinea Xích đạo, Guinea-Bissau có diện tích 36.125km2 và dân số 2,1 triệu người. Trong chính sách đối ngoại của mình, Guinea-Bissau thực hiện không liên kết, duy trì quan hệ tốt với các nước lớn và Cộng đồng các nước nói tiếng Bồ Đào Nha (CPLP). Guinea-Bissau thời gian gần đây cho thấy có nhiều nỗ lực nâng cao vị thế trên trường quốc tế, đảm nhiệm thành công vị trí Chủ tịch luân phiên Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) năm 2023 và sẽ đảm nhiệm vị trí Chủ tịch luân phiên CPLP trong năm 2025. Trên tinh thần đó, Guinea-Bissau đang tích cực đẩy mạnh quan hệ với các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Guinea-Bissau

Thủ đô: Bissau

Quốc khánh: 24-9-1973

Diện tích: 36.125 km²

Dân số: 2,1 triệu người (2023, theo Ngân hàng Thế giới)

Ngôn ngữ: Tiếng Bồ Đào Nha

GDP: 1,95 tỷ USD (2023, theo Ngân hàng Thế giới)

GDP/đầu người: 990 USD (2023, theo Ngân hàng Thế giới)

Khai phá tiềm năng hợp tác Việt Nam - Guinea-Bissau 
Ngày 12-9-1978, Phó chủ tịch nước Nguyễn Hữu Thọ hội đàm với Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Guinea-Bissau Luis Cabral. Ảnh: TTXVN

Việt Nam và Guinea-Bissau có quan hệ hữu nghị truyền thống. Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 30-9-1973 và thường xuyên phối hợp, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, nhất là trong khuôn khổ Liên hợp quốc. Guinea-Bissau ủng hộ Việt Nam trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025.

Khai phá tiềm năng hợp tác Việt Nam - Guinea-Bissau 
Nguồn: Bộ Ngoại giao, TTXVN

Guinea-Bissau và Việt Nam có nhiều nét tương đồng khi đều là nước nông nghiệp. Hạt điều đã trở thành trung tâm của nền kinh tế Guinea-Bissau kể từ năm 1976. Giá trị sản xuất điều hiện chiếm 12,7% GDP. Tuy nhiên, giá hạt điều ở Guinea-Bissau đang ở thế khó khăn do nước này thiếu cơ sở hạ tầng để chế biến hạt điều tại địa phương, trong khi cải cách và đa dạng hóa nông nghiệp phải mất một chặng đường dài để ổn định thị trường. Đầu năm nay, Thủ tướng Guinea-Bissau Rui Duarte de Barros đã khởi động chiến dịch tiếp thị hạt điều hằng năm với thông báo nước này dự kiến ​​sẽ sản xuất 200.000 tấn hạt điều trong năm nay.

Do phần lớn đất đai trước đây dành cho cây lương thực quốc gia là lúa đã được chuyển sang trồng điều nên phía Guinea-Bissau có nhu cầu khá lớn về nhập khẩu lúa gạo, trong khi Việt Nam là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Ngược lại, Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu hạt điều thô, trong khi Guinea-Bissau là nước xuất khẩu lớn loại nông sản này. Vì thế, cơ hội hợp tác của hai nước trong lĩnh vực nông nghiệp là rất lớn.

Khai phá tiềm năng hợp tác Việt Nam - Guinea-Bissau 
Nguồn: Bộ Ngoại giao, TTXVN

Hai nước đã ký Hiệp định hợp tác văn hóa, kinh tế, khoa học kỹ thuật và thương mại năm 1994; ký Bản ghi nhớ hợp tác thương mại và công nghiệp năm 2014. Năm 2023, tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt gần 170 triệu USD. Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Guinea-Bissau. Trong khi đó, Guinea-Bissau đã nhiều năm là 1 trong 5 đối tác cung ứng hạt điều nguyên liệu lớn nhất của Việt Nam tại châu Phi.

Mặc dù có tiềm năng lớn nhưng cho đến nay Việt Nam và Guinea-Bissau chưa có dự án hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp. Qua một số chuyến thăm của phía bạn tới Việt Nam đã cho thấy Guinea-Bissau có nhu cầu nhập khẩu gạo số lượng lớn của Việt Nam; mong muốn thăm Việt Nam, học hỏi kinh nghiệm về tăng cường phát triển chuỗi giá trị chiến lược nhằm cải thiện an ninh lương thực và tăng trưởng kinh tế.

Khai phá tiềm năng hợp tác Việt Nam - Guinea-Bissau 
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn (nay là Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao) tiếp Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Guinea-Bissau Nancy Raisa Cardoso tháng 7-2024. Ảnh: Bộ Ngoại giao

Trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam của Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Guinea-Bissau Nancy Raisa Cardoso (tháng 7-2024), hai bên đã nhất trí xây dựng và triển khai các kế hoạch hợp tác trong các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu tư, nông nghiệp..., nhằm đưa hợp tác đi vào hiệu quả, lâu dài, thực chất. Hai bên nhất trí tăng cường tiếp xúc, trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt là thúc đẩy chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước; phối hợp ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn quốc tế, làm cầu nối hỗ trợ nhau tăng cường hợp tác với các tổ chức khu vực như Liên minh châu Phi (AU), ECOWAS, tăng cường chia sẻ kinh nghiệm về phát triển kinh tế xã hội, xây dựng chính sách.

Nền tảng tạo đột phá

D

iễn ra một năm sau khi hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2023, chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Umaro Sissoco Embalo đã khẳng định mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời giữa hai quốc gia, tuy cách xa về địa lý, nhưng luôn dành cho nhau sự ủng hộ chân thành. Chuyến thăm cũng cho thấy Guinea-Bissau luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Việt Nam, mong muốn tăng cường hợp tác hiệu quả giữa hai nước trên các lĩnh vực, nhằm tạo đột phá cho quan hệ hợp tác song phương. Đây chính là những nền tảng quan trọng để hai nước xây dựng tin cậy chính trị và hợp tác cùng phát triển.

Khai phá tiềm năng hợp tác Việt Nam - Guinea-Bissau 
Ảnh trái: Guinea-Bissau đã nhiều năm là 1 trong 5 đối tác cung ứng hạt điều nguyên liệu lớn nhất của Việt Nam tại châu Phi. Ảnh: macaonews.org. Ảnh phải: Guinea-Bissau có nhu cầu nhập khẩu gạo số lượng lớn của Việt Nam. Ảnh: doanhnhansaigon.vn

Việc Việt Nam lần đầu tiên mời Tổng thống Guinea-Bissau tới thăm cũng nhằm tiếp tục triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII, Đề án phát triển quan hệ giữa Việt Nam và các nước Trung Đông-châu Phi giai đoạn 2016-2025, trong đó khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống với các quốc gia bạn bè tại châu Phi, trong đó có Guinea-Bissau.

Với những tiềm năng của cả hai nước, Việt Nam và Guinea-Bissau còn rất nhiều cơ hội và dư địa để đẩy mạnh hợp tác song phương trên các lĩnh vực truyền thống, đồng thời mở ra cơ hội hợp tác trên các lĩnh vực mới, đáp ứng nhu cầu của cả hai bên. Vì lẽ đó, chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng thống Umaro Sissoco Embalo được tin tưởng sẽ tạo nền tảng quan trọng để hai bên đạt được những bước đột phá trong quan hệ hợp tác thời gian tới, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Khai phá tiềm năng hợp tác Việt Nam - Guinea-Bissau 
Đất nước và con người Guinea-Bissau. Ảnh: traveltomorrow

  • Khai phá tiềm năng hợp tác Việt Nam - Guinea-Bissau 
  • Nội dung: LINH OANH
  • Kỹ thuật, đồ họa: TÔ NGỌC

top