LONGFORMQuyền con người - Đích đến trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (Bài 1)

Quyền con người - Đích đến trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (Bài 1)

Quyền con người - Đích đến trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (Bài 1)

Trong suốt nhiều năm, Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao cùng với giữ vững ổn định vĩ mô, từ đó giúp tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, trở thành nền tảng để bảo đảm tốt hơn quyền con người. Việc kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát đã khẳng định tính đúng đắn, thiết thực, bởi nếu tăng trưởng cao nhưng không đi kèm với ổn định thì tăng trưởng không có nhiều ý nghĩa, thậm chí lạm phát cao còn kéo lùi mức sống của người dân. Mục tiêu của Việt Nam là tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững, thực chất, nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống người dân, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Để làm rõ vấn đề này, nhóm phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã có các cuộc trao đổi với ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; TS Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Quyền con người - Đích đến trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (Bài 1)

Phóng viên (PV): Tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam đạt tốc độ cao trong khoảng thời gian dài, giúp mặt bằng thu nhập của người dân tăng lên. Điều này có ý nghĩa thế nào nếu xét trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm do tác động của dịch bệnh, xung đột vũ trang, tranh chấp giữa các nước lớn…?

Thứ trưởng Trần Quốc Phương: Một thời gian khá dài Việt Nam đã duy trì mức tăng trưởng cao, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, các cân đối lớn về năng lượng, lương thực được bảo đảm, nợ công, nợ chính phủ giảm mạnh… Ngay cả giai đoạn khó khăn nhất của dịch bệnh Covid-19 trong năm 2020-2021 thì thành quả này cũng được duy trì. Việt Nam là một trong số ít nền kinh tế vẫn tăng trưởng dương. Trong năm 2021, kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định; lạm phát kiểm soát ở mức thấp, CPI bình quân chỉ tăng 1,84%, thấp nhất kể từ năm 2016; mặt bằng lãi suất giảm, tín dụng tăng trưởng tích cực, tỷ giá, thị trường ngoại tệ ổn định, dự trữ ngoại hối được nâng lên; các cân đối lớn được bảo đảm, thu ngân sách nhà nước vượt cao so với số dự toán (225,1 nghìn tỷ đồng), nền kinh tế xuất siêu hơn 4 tỷ USD.

Việt Nam vẫn giữ vững được môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, nhất là trong bối cảnh nhiều nền kinh tế lớn mất ổn định, đối mặt với rủi ro suy thoái. Kết quả dự kiến cả năm cũng được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) liên tục nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế GDP năm 2022 của Việt Nam lên lần lượt là 7 và 7,5%.

Quyền con người - Đích đến trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (Bài 1)
Các lĩnh vực sản xuất, đầu tư công tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.

TS Nguyễn Quốc Việt: Tăng trưởng kinh tế cao đã tác động tích cực đến đời sống xã hội, đặc biệt là mặt bằng thu nhập của người lao động tăng lên và đời sống, mức sống của người dân nhìn chung được cải thiện. Đồng thời, có sự chuyển dịch lao động từ nhóm lao động nông nghiệp thường là thu nhập bấp bênh, thấp, phi chính thức sang lao động khu vực công nghiệp do có sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp, kèm theo kết quả khả quan của quá trình thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI). Cùng với chính sách an sinh xã hội, các chương trình phát triển đô thị, nông thôn như chương trình nông thôn mới, bộ mặt đời sống nông thôn từng bước được nâng lên. Cùng với đó là đột phá về cơ sở hạ tầng, giúp nhiều vùng, nhiều địa phương thay đổi rõ nét về cơ cấu kinh tế, sinh kế theo hướng đa dạng hóa và phát triển dịch vụ.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều yếu tố bất ổn, có thể tác động đến Việt Nam, Chính phủ nhấn mạnh tinh thần tập trung thực hiện "4 ổn định": Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững; ổn định các loại thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ; ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Có thể thấy, vấn đề an sinh xã hội được đề cập đến ở vị trí rất quan trọng trong điều hành của Chính phủ. Nhà nước quan tâm đến các chính sách hỗ trợ, bệ đỡ để bảo đảm cuộc sống của người dân, nhất là người nghèo, đối tượng yếu thế, những người bị tác động tiêu cực của lạm phát, dịch bệnh...

Quyền con người - Đích đến trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (Bài 1)

Ông Phan Đức Hiếu: Một trong những yếu tố giúp Việt Nam đạt tăng trưởng cao là trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, nước ta quyết liệt, mạnh mẽ thực hiện cải cách thể chế, cơ cấu lại nền kinh tế nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy sản xuất, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tăng năng suất, chất lượng tăng trưởng. Chính phủ đã 8 năm liền kiên trì, bền bỉ thực hiện chương trình cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, cắt giảm chi phí và rào cản thể chế. Gần đây nhất, Quốc hội đã thông qua Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025. Đây là kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế lần thứ hai, tiếp theo kế hoạch lần thứ nhất là giai đoạn 2015-2020.

PV: Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô là một trong những mục tiêu nhất quán của Việt Nam, qua đó giúp nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Để tiếp tục mục tiêu này, theo ông Việt Nam sẽ đối mặt với những thách thức gì? Điểm tựa nào sẽ giúp Việt Nam vượt qua những thách thức đó, thưa ông?

Thứ trưởng Trần Quốc Phương: Rủi ro, thách thức tới tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô là rất lớn. Khó khăn, thách thức ngày càng tăng, nhất là áp lực lạm phát, tăng chi phí sản xuất, rủi ro về chuỗi cung ứng; nhu cầu các thị trường xuất khẩu lớn, truyền thống suy yếu; khả năng cạnh tranh, bảo vệ và giữ ổn định thị trường trong nước; điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế, đối tác thương mại, đầu tư chủ yếu của nước ta; diễn biến bất thường của thiên tai, dịch bệnh, bão lũ, an ninh nguồn nước… Trong bối cảnh đó, giữ vững ổn định chính trị, ổn định kinh tế vĩ mô, cùng với tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh sẽ là nền tảng quan trọng để thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển.

Quyền con người - Đích đến trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (Bài 1)

Ông Phan Đức Hiếu: Trước hết phải thấy rằng, việc giữ ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát trong thời gian qua đã phát huy hiệu quả và có những tác động tích cực trong phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, sẽ có nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian tới. Điều đáng lo ngại nhất là nhiều yếu tố tác động đến ổn định vĩ mô, lạm phát nước ta lại rất khó lường, khó dự báo, bất định, diễn biến nhanh và phức tạp. Đó là sự điều chỉnh chính sách tài chính, tiền tệ, đầu tư… của nhiều nước là đối tác thương mại, đầu tư của nước ta. Bền cạnh đó là áp lực tăng chi phí sản xuất, rủi ro chuỗi cung ứng, biến động nhu cầu thị trường xuất khẩu, nguy cơ suy thoái kinh tế, diễn biến khó lường của xung đột Nga - Ukraine với biện pháp trừng phạt kinh tế...

Quyền con người - Đích đến trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (Bài 1)
Quyền con người - Đích đến trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (Bài 1)

PV: Giải pháp nào để khắc phục những yếu tố bất lợi, phát huy các nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội và hạn chế ảnh hưởng đến đời sống người dân, thưa ông?

Thứ trưởng Trần Quốc Phương: Chúng ta chủ động theo dõi sát diễn biến tình hình, tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy quá trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội và duy trì động lực tăng trưởng trong dài hạn, khai thác các động lực tăng trưởng mới; tăng trưởng kinh tế vừa trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô, vừa là điều kiện để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.

Cùng với đó, chủ động đánh giá, dự báo các mặt hàng có khả năng thiếu hụt tạm thời và trong dài hạn để có phương án điều tiết về nguồn cung hàng hóa, sản xuất trong nước, nhất là thời gian cuối năm 2022, đầu năm 2023; bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng, an ninh lương thực.

Bên cạnh đó, cần rà soát, tính toán lộ trình tăng giá phù hợp đối với các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, quản lý, trên cơ sở cân nhắc, đánh giá đầy đủ tác động đến lạm phát, đời sống người dân, đặc biệt là giá xăng dầu, điện, nước, dịch vụ y tế, giáo dục. Đồng thời, cần tiếp tục đẩy nhanh lộ trình đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; nâng cao hiệu quả hoạt động để phát huy nguồn lực của doanh nghiệp phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.

TS Nguyễn Quốc Việt: Chính phủ đã can thiệp kịp thời để ổn định giá một số hàng hóa thiết yếu, đơn cử như kìm tốc độ tăng giá xăng dầu, giúp hạn chế việc có thể tạo ra kỳ vọng lạm phát. Chính phủ cũng nỗ lực đảm bảo sự ổn định cung-cầu của các mặt hàng cơ bản, đây là điều rất quan trọng nhằm ổn định niềm tin của thị trường. Chính nhờ sự điều hành có mục tiêu và nhất quán, giá cả hàng hóa được kiềm chế ở mức độ nhất định dù các yếu tố đầu vào tăng mạnh từ đầu năm.

Theo tôi, bên cạnh chính sách trợ giúp doanh nghiệp, ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng tiêu cực bởi tăng giá sản xuất, nguyên liệu, chúng ta cũng nên tích cực hơn trong việc triển khai các gói hỗ trợ cho người lao động và gia đình của họ. Nếu người lao động không yên tâm, không trụ lại được ở các khu công nghiệp và các đô thị lớn, sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động tạm thời hoặc thậm chí kéo dài ở một số ngành xuất khẩu mũi nhọn, từ đó ảnh hưởng tới năng lực xuất khẩu của Việt Nam. Phải khẳng định chính sách hỗ trợ người lao động vừa là an sinh xã hội, nhưng cũng là yếu tố bảo đảm môi trường kinh doanh ổn định, tạo niềm tin cho việc đầu tư của doanh nghiệp, nhất là khu vực kinh tế tư nhân và FDI, qua đó hỗ trợ không chỉ ổn định kinh tế vĩ mô mà còn phục hồi sản xuất, kinh doanh, phục hồi tăng trưởng.

PV: Việt Nam cần có giải pháp gì để hướng đến tăng trưởng bền vững, thực chất?

TS Nguyễn Quốc Việt: Chúng ta cần khẳng định, tăng trưởng thực chất là điều quan trọng. Những số liệu về tăng trưởng GDP ở trung, dài hạn mà chúng ta đạt được và phấn đấu ở mức 7% hay 7,5% là rất tốt, tuy nhiên điều quan trọng hơn là chất lượng tăng trưởng. Chất lượng đó quyết định đến đời sống, mức sống, thu nhập của người lao động có được nâng lên không. Chất lượng đó là năng suất lao động. Nếu tất cả tăng trưởng đơn thuần là nhập khẩu hàng hóa đầu vào rồi chỉ gia công, lắp ráp và lợi nhuận lại chuyển thành của nhà đầu tư nước ngoài thì không phải là gốc cho sự bền vững của tăng trưởng.

Chúng tôi khuyến nghị ba đề xuất. Thứ nhất, hành động quyết liệt để Việt Nam nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị toàn cầu của sản xuất, kể cả công nghiệp và dịch vụ, nông nghiệp vì hiện nay chúng ta vẫn chủ yếu gia công, lắp ráp, mức độ tham gia vào chuỗi giá trị còn thấp. Muốn tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu cần có nhiều yếu tố, trong đó, chúng ta phải xem xét, nhìn nhận, đánh giá lại chính sách đầu tư nước ngoài để làm sao không chỉ thu hút về lượng mà còn về chất. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài phải đồng hành với doanh nghiệp trong nước, kết nối và nâng cao hơn nữa phần giá trị tham gia của Việt Nam.

Thứ hai, cần xác định, khu vực tư nhân là động lực của nền kinh tế. Khu vực tư nhân đóng góp rất lớn trong việc tạo công ăn việc làm, nhất là trong bối cảnh kinh tế số thì sự năng động của khu vực tư nhân là yếu tố phải tính đến.

Thứ ba là yếu tố con người. Báo cáo của WB gần đây có nói, để Việt Nam tăng trưởng bền vững trong trung và dài hạn thì đầu tư về kỹ năng lao động, chất lượng nguồn lao động rất quan trọng. Trong đó, đầu tư cho dạy nghề và giáo dục đại học, bậc cao cần được quan tâm hơn. Chỉ số về chất lượng nguồn nhân lực nói chung đặc biệt là chất lượng sinh viên, đào tạo nghề của Việt Nam còn kém khá xa so với nhiều nước trên thế giới. Đây là rào cản nếu không có đầu tư nhất định, những cú hích, sự trợ giúp của Nhà nước thì một mặt chúng ta vẫn bị tụt hậu so với các nước trong khu vực ở khía cạnh đào tạo bậc cao, đào tạo nghề, mặt khác lao động phổ thông, thậm chí công nhân lắp ráp trong dây chuyền có thể không còn nhiều cơ hội khi lợi thế lao động giá rẻ không còn nữa.

Quyền con người - Đích đến trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (Bài 1)
Quyền con người - Đích đến trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (Bài 1)
Quyền con người - Đích đến trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (Bài 1)
Người dân được hỗ trợ vay vốn, phát triển kinh tế và ổn định cuộc sống.

PV: Một trong những vấn đề quan trọng để bảo đảm quyền con người là quan tâm đến người nghèo, các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. Ông đánh giá thế nào về công tác xóa đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền trên cả nước?

TS Nguyễn Quốc Việt: Đầu tư cơ sở hạ tầng có tác động rất lớn đến bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo. Chúng ta có thể chứng kiến nhiều khu vực ở vùng sâu, vùng xa đã được kích hoạt dịch vụ du lịch nhờ cơ sở hạ tầng giao thông thuận tiện. Từ đó, một bộ phận người dân đã bắt kịp xu hướng, họ thay đổi cấu trúc sản xuất phục vụ phát triển du lịch cộng đồng, tạo sự ổn định, nâng cao thu nhập, đời sống của người dân khu vực đó. Việc phát triển du lịch nhờ thông thoáng hạ tầng kết nối giúp việc ổn định an sinh xã hội ở vùng sâu, vùng xa tốt hơn nhiều.

TS Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) nhấn mạnh thành tựu về bảo đảm an sinh xã hội.

Bên cạnh đó, đầu tư cho con người giúp tăng trưởng bền vững, giảm bất bình đẳng xã hội, để người có xuất phát điểm thấp không bị bỏ lại phía sau. Trong nhiều năm, đã có nhiều chính sách của Đảng, Nhà nước với nhiều chương trình mục tiêu quốc gia hướng vào xây dựng con người, trong đó có nâng cao thể trạng, thể chất, chăm sóc sức khỏe, đầu tư cho giáo dục, đặc biệt là giáo dục cơ bản, giáo dục phổ thông. Luật Giáo dục cũng quy định phải chi tối thiểu 20% tổng chi ngân sách Nhà nước cho lĩnh vực giáo dục. Đây là tỷ lệ cao so với các quốc gia cùng mặt bằng về trình độ phát triển.

Quyền con người - Đích đến trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (Bài 1)
Quyền con người - Đích đến trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (Bài 1)

PV: Chính sách với người nghèo, đối tượng dễ bị tổn thương cần được quan tâm hơn như thế nào trong thời gian tới?

TS Nguyễn Quốc Việt: Quan điểm của tôi là không nên cho con cá mà nên tạo điều kiện để họ có cần câu cá. Muốn như vậy, chúng ta cần có cơ sở hạ tầng tốt, đầu tư cho dịch vụ y tế, giáo dục, dịch vụ kết nối internet để người dân được tiếp cận thông tin. Quá trình chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử, cần tạo sự gần gũi, thân tiện để người dân ở vùng sâu, vùng xa tiếp cận thông tin, tiếp cận cơ hội mới trong sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ họ về tư duy làm ăn, làm giàu chính đáng. Không nên chỉ cung cấp hiện vật, điều quan trọng là tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi để doanh nghiệp, hộ kinh doanh được tiếp cận nguồn lực nhất là về đất đai, tài chính. Khi được tiếp cận nguồn lực họ sẽ kéo người lao động, hộ nghèo tham gia vào vòng sản xuất, người nghèo không phải di cư đến thành thị để có công ăn, việc làm, tránh việc tạo ra sức ép mới về an sinh xã hội ở khu vực thành thị.

Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần có những đầu tàu nhất định, nhưng rõ ràng nếu có sự tăng trưởng đồng đều hơn, các địa phương phát triển sản xuất, kinh doanh ngay tại địa bàn mình sẽ thu hẹp khoảng cách vùng miền. Để làm được điều này, bên cạnh chính sách hỗ trợ của Nhà nước, bản thân các địa phương cũng phải năng động, qua đó, tạo cơ hội cho tất cả người lao động có việc làm tốt ở ngay quê hương mình.

PV: Trân trọng cảm ơn các chuyên gia, nhà quản lý!

Quyền con người - Đích đến trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (Bài 1)

  • Quyền con người - Đích đến trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (Bài 5)
  • Nội dung: NHÓM PHÓNG VIÊN
  • Ảnh: BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN, TTXVN, CỘNG TÁC VIÊN
  • Kỹ thuật, đồ họa: TRUNG THÀNH
top