LONGFORMNGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 4: Hội nhập quốc tế trong bối cảnh mới (Tiếp theo và hết)

NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 4: Hội nhập quốc tế trong bối cảnh mới (Tiếp theo và hết)

NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 4: Hội nhập quốc tế trong bối cảnh mới (Tiếp theo và hết)

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22 của Bộ Chính trị, công cuộc hội nhập quốc tế của chúng ta đã đạt được thành tựu to lớn, đồng thời đứng trước nhiều cơ hội và thách thức đan xen. Việc rút ra các bài học kinh nghiệm để tranh thủ cơ hội và xử lý các thách thức, tiếp tục đưa đất nước hội nhập thành công với khu vực và thế giới, có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Cục diện mới và những cơ hội, thách thức đan xen

NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 4: Hội nhập quốc tế trong bối cảnh mới (Tiếp theo và hết)

PGS, TS Đặng Đình Quý, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cho rằng, thế giới đang chuyển sang một cục diện mới: Cục diện hậu Covid-19, hậu xung đột Nga - Ukraine. Quá trình chuyển đổi mang lại cho hội nhập quốc tế của Việt Nam cả cơ hội và thách thức.

Về cơ hội có thể thấy tuy chiến tranh cục bộ, xung đột, căng thẳng nhưng xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn tiếp diễn; phần lớn các nước vẫn ưu tiên cho phát triển. Toàn cầu hóa với ý nghĩa là quá trình quốc tế hóa đời sống nhân loại cho dù bị tác động tiêu cực nhưng không dừng lại. “Điều quan trọng nhất, thế và lực của đất nước ta đã khác trước, với mạng lưới các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, mạng lưới các Hiệp định thương mại tự do (FTA) rộng lớn, chúng ta hoàn toàn có khả năng giữ vững được môi trường hòa bình, thuận lợi cho phát triển, tiếp tục tranh thủ được các lợi ích từ hội nhập quốc tế”, ông Đặng Đình Quý nhấn mạnh.

NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 4: Hội nhập quốc tế trong bối cảnh mới (Tiếp theo và hết)

Ảnh 1: Ký Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA), ngày 29-12-2020, tại London.

Ảnh 2: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) được ký kết ngày 30-6-2019.

Ảnh 3: Cùng với tham gia WTO từ năm 2007, việc thực thi các FTA đã góp phần thúc đẩy GDP của Việt Nam tăng hơn 300%, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 350%. Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu (EAEU), ngày 29-5-2015, tại Kazakhstan.

Cũng theo PGS, TS Đặng Đình Quý, có 4 vấn đề sẽ tác động mạnh tới tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam thời gian tới, bao gồm: Cách mạng công nghiệp 4.0, toàn cầu hóa, quan hệ giữa các nước lớn và xu hướng phát triển của kinh tế thế giới. Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam khó tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu do năng lực và mức độ sẵn sàng còn thấp; giảm cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài và tác động tiêu cực tới các dòng vốn đầu tư dài hạn, nguồn quan trọng để chúng ta gia tăng năng lực sản xuất, xuất khẩu và học hỏi công nghệ, kỹ năng quản lý; đồng thời đội ngũ lao động Việt Nam bị tác động do việc làm bị thay thế bởi người máy.

NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 4: Hội nhập quốc tế trong bối cảnh mới (Tiếp theo và hết)
Tham gia WTO, cán cân thương mại được cải thiện rõ nét, từ chỗ thường xuyên nhập siêu, Việt Nam đã chuyển sang cân bằng xuất, nhập khẩu, thậm chí là xuất siêu. Ảnh 1: Sản phẩm tôm của Công ty Cổ phần Tập Đoàn Thủy sản Minh Phú (Minh Phu Seafood Corp) xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Nhật Bản, EU. Ảnh 2: Chế biến mủ cao su phục vụ xuất khẩu tại nông trường Cao su Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Ảnh 3: THACO tổ chức Lễ bàn giao 15 xe Bus THACO thương hiệu Việt Nam xuất khẩu sang Philippines. Đây là lô hàng thương mại đầu tiên của Thaco sau hơn 16 năm đầu tư và phát triển trong ngành ô tô Việt Nam (28-12-2019).

Toàn cầu hóa dưới góc độ là quá trình thể chế hóa các mối quan hệ toàn cầu bị chậm lại, các vòng đàm phán trong khuôn khổ WTO sẽ tiếp tục bế tắc, do mâu thuẫn, cạnh tranh giữa các nước lớn. Trong 5 đến 10 năm tới, các nước lớn tuy vẫn hợp tác nhưng cạnh tranh thậm chí đối đầu, căng thẳng hơn nhiều so với thời gian qua, nhất là trong những vấn đề liên quan đến địa chính trị, an ninh, quân sự, khoa học công nghệ… Kinh tế thế giới có thể sẽ khó khăn hơn giai đoạn trước. Chiến sự tại Ukraine chưa có dấu hiệu sớm kết thúc và do đó các chuỗi sản xuất và phân phối toàn cầu đã đứt gãy do Covid-19 lại đứt gãy thêm và càng khó phục hồi.

Những việc phải làm và làm tốt hơn

Để tranh thủ cơ hội và xử lý các thách thức đó, hội nhập quốc tế có nhiều chuyện phải làm và làm tốt hơn. PGS, TS Đặng Đình Quý cho rằng, cái gốc là phải nâng cao sức mạnh quốc gia, mức độ tự cường của nền kinh tế. Và để phục vụ cho điều này, hội nhập quốc tế trong bối cảnh mới cần tập trung triển khai quyết liệt và hiệu quả hơn những quan điểm của Nghị quyết số 22, đặc biệt là:

Thứ nhất, thực sự coi hội nhập quốc tế là định hướng chiến lược lớn để phát triển và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Theo đó, phải lồng ghép các quan điểm, định hướng lớn về hội nhập vào chiến lược phát triển; nỗ lực nâng cao hiệu quả của hội nhập đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển và bảo đảm an ninh.

Thứ hai, làm cho hội nhập quốc tế thực sự trở thành sự nghiệp của toàn dân, của cả hệ thống chính trị; mỗi tổ chức, cá nhân thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình trong quá trình hội nhập; các chính sách phải khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân tham gia vào và được hưởng lợi từ hội nhập quốc tế; các cá nhân, tổ chức Việt Nam ngày càng phát triển trong quá trình hội nhập, tham gia ngày càng rộng và sâu vào các chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu.

Thứ ba, thực hiện đúng phương châm “chủ động, tích cực”, càng nhiều khó khăn, thách thức thì càng chủ động hơn, tích cực hơn; sẵn sàng “dấn thân” vì mục đích chung, sẵn sàng đóng góp nguồn lực cho những nỗ lực chung của khu vực và thế giới, thể hiện đúng tinh thần “đối tác tích cực, có trách nhiệm” của cộng đồng quốc tế.

Nội lực mạnh mới có thể hội nhập thành công

NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 4: Hội nhập quốc tế trong bối cảnh mới (Tiếp theo và hết)

Nêu quan điểm của mình về bài học kinh nghiệm sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22, Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao chia sẻ, để hội nhập sâu rộng hơn, trước tiên là vừa phải phát huy nội lực, vừa kết hợp và tranh thủ tối đa ngoại lực phục vụ phát triển đất nước. Không tăng cường được nội lực của mình thì khó tranh thủ được tối đa nguồn lực bên ngoài.

Nhìn lại quá trình đổi mới gần 40 năm qua, mỗi bước đổi mới đều tạo ra sức mạnh trong nước để Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn. Đơn cử như việc chúng ta có thể tham gia các FTA thế hệ mới vốn có những tiêu chuẩn rất cao là nhờ vào đổi mới trong nước. Các FTA thế hệ mới này không chỉ đòi hỏi thuần túy về cải cách kinh tế, mà còn là vấn đề quản trị kinh tế, thương mại… Khi chúng ta càng đổi mới, cải cách nền kinh tế, thì khả năng tham gia càng hiệu quả hơn.

NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 4: Hội nhập quốc tế trong bối cảnh mới (Tiếp theo và hết)
Hội nhập giúp chúng ta tranh thủ được cơ hội, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh nước lớn, đứt gãy chuỗi cung ứng, khủng hoảng an ninh phi truyền thống và truyền thống, địa chiến lược… như hiện nay. Trong ảnh: Nhà máy sản xuất xe thứ 2 của Hyundai tại Ninh Bình. Ảnh: Thắng Nguyễn

Việc phát huy nội lực kết hợp tranh thủ tối đa ngoại lực còn thể hiện ở hai mặt của hợp tác và hội nhập (tác động bên ngoài và nguồn lực chúng ta muốn tranh thủ). Khi chúng ta mạnh lên mới có thể hội nhập được tốt hơn, đồng thời ứng phó được những thách thức nhiều hơn. Trong lĩnh vực kinh tế, nếu chúng ta hội nhập mà hàng hóa không có sức cạnh tranh để bán ra bên ngoài, sẽ dẫn đến nhập khẩu, thâm hụt thương mại. 10 năm qua, GDP tăng gấp mấy lần, thương mại có thặng dư đã khẳng định năng lực của chúng ta khi đi ra bên ngoài và quan trọng hơn là Việt Nam đã trở thành một phần của chuỗi cung ứng, vừa có nhập khẩu, vừa có xuất khẩu mang lại lợi ích cho quốc gia.

NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 4: Hội nhập quốc tế trong bối cảnh mới (Tiếp theo và hết)
10 năm qua, GDP tăng gấp mấy lần, thương mại có thặng dư đã khẳng định năng lực của chúng ta khi đi ra bên ngoài và quan trọng hơn là Việt Nam đã trở thành một phần của chuỗi cung ứng, vừa có nhập khẩu, vừa có xuất khẩu mang lại lợi ích cho quốc gia. Đồ họa: TÔ NGỌC. Nguồn: Tổng cục thống kê, TTXVN

Trên thực tế, có nâng cao, hoàn thiện môi trường kinh tế, đầu tư, kinh doanh thì các nước mới đến đầu tư. Ba đột phá về chính sách, hạ tầng và nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tế sẽ cần phải hướng đến chất lượng cao hơn và bền vững hơn.

Giữ vững độc lập, tự chủ là nguyên tắc số 1

Cũng theo ông Phạm Quang Vinh, bài học bao trùm nhất là giữ vững độc lập, tự chủ, đi cùng với đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại, là đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Trong đó “độc lập, tự chủ” và “hội nhập, đa dạng hoá” là cực kỳ quan trọng. Thế giới hiện nay vừa có tính tùy thuộc lẫn nhau, đan xen, tranh thủ lợi ích, vừa có những lợi ích khác biệt, thậm chí là những cuộc khủng hoảng, cạnh tranh nước lớn gia tăng, thì hơn bao giờ hết “độc lập, tự chủ”, đa dạng hóa quan hệ, thúc đẩy hội nhập và là thành viên có trách nhiệm, đối tác tin cậy của các nước càng trở nên quan trọng trong quá trình hội nhập. Chúng ta luôn kiên trì quan điểm tranh thủ những điều kiện thuận lợi nhất cho hòa bình, an ninh và hợp tác phát triển của Việt Nam, giữ vững lợi ích quốc gia, dân tộc, độc lập, tự chủ và chủ quyền, nhưng đồng thời cũng tạo điều kiện để mình có thể hợp tác và hội nhập quốc tế. Tranh thủ điều này để không bị rơi vào bẫy “chọn bên” khi các nước lớn có sự cạnh tranh. Cũng từ nguyên tắc này chúng ra mới thúc đẩy tham gia ở các cơ chế đa phương.

NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 4: Hội nhập quốc tế trong bối cảnh mới (Tiếp theo và hết)
Ảnh 1: Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển dẫn đầu Phái đoàn Việt Nam tham dự phiên họp thứ 14 - phiên cuối cùng của cuộc đàm phán đa phương về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ngày 26-10-2006, tại Geneva (Thụy Sĩ).
Ảnh 2: Ngày 7-11-2006, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển và Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Pascal Lamy ký Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam - bước tiến quan trọng trong chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Ảnh 3: Với 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) đã và đang đàm phán; trong đó, có 15 hiệp định thương mại tự do đã ký kết, có hiệu lực và 2 hiệp định thương mại tự do đang đàm phán đã đưa Việt Nam trở thành một nền kinh tế có độ mở tới 200% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Trong ảnh: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Chile Sebastian Pinera Echenique tại lễ ký Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Chile, ngày 11-11-2011, tại Chile.
Ảnh 4: Sáng 11-1-2007, tại trụ sở Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ở Geneva (Thuỵ Sĩ) treo biểu ngữ "Chào mừng Việt Nam" bằng các thứ tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới này.

Chúng ta bảo đảm tối thượng lợi ích quốc gia, song hành với thượng tôn luật pháp quốc tế và hợp tác bình đẳng cùng có lợi. Đây sẽ là bài học xuyên suốt trong chủ trương hội nhập và đối ngoại của Việt Nam. Với mỗi quốc gia khi tham gia vào hợp tác quốc tế thì lợi ích quốc gia luôn được đặt lên hàng đầu, nhưng phải song hành với lợi ích của các nước khác, lợi ích chung của khu vực và thế giới. Vì vậy, Nghị quyết số 22 và chủ trương xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta luôn coi lợi ích quốc gia là tối thượng, cùng với đó là thúc đẩy hợp tác trên cơ sở luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc, bình đẳng, cùng có lợi. Chính điều này đã tạo ra các cơ chế, khuôn khổ hợp tác của Việt Nam về song phương với các nước, trong đó có các nước lớn và đa phương mang tính đan xen lợi ích, các bên cùng có lợi. Chúng ta bảo vệ lợi ích của mình nhưng cũng tính đến các quan tâm của thế giới, khu vực và của các nước khác.

Tham gia kiến tạo môi trường và vị thế thuận lợi hơn cho đất nước, đóng góp quốc tế nhưng tạo lập vị thế cho mình

Chúng ta không chỉ tham gia các hoạt động quốc tế mà còn chủ động kiến tạo những khuôn khổ hợp tác, nhất là các quy tắc, cách ứng xử ở khu vực và quốc tế, để qua đó vừa bảo đảm lợi ích của các nước vừa và nhỏ, đang phát triển như Việt Nam. Đặc biệt, môi trường an ninh của bất kỳ nước nào dù lớn hay nhỏ đều phải được bảo đảm, luật pháp quốc tế phải được tôn trọng.

Khi tham gia đóng góp quốc tế, có rất nhiều thách thức không một quốc gia đơn lẻ nào có thể giải quyết một mình được. Ví dụ như trong thích ứng biến đổi khí hậu và thực hiện cam kết giảm khí phát thải, mỗi nước có năng lực kinh tế và trình độ khoa học công nghệ khác nhau, khi đó cần có sự hỗ trợ qua lại, đồng hành giữa các quốc gia. Thực tế Việt Nam đã tranh thủ rất tốt điều này. Thời gian qua, nhiều nước như Mỹ, Trung Quốc, Anh, Nhật Bản đều thể hiện sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam thực hiện các cam kết về giảm phát thải. Vì vậy, khi tham gia kiến tạo và đóng góp quốc tế vừa thể hiện tránh nhiệm, đồng thời cũng là tranh thủ cho chính mình.

NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 4: Hội nhập quốc tế trong bối cảnh mới (Tiếp theo và hết)
Không chỉ tác động mạnh mẽ, tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, gia nhập WTO chính là “mở cánh cửa lớn” để Việt Nam bước vào “sân chơi” toàn cầu.

Xử lý những vấn đề phức tạp trong hội nhập, tìm thấy cơ hội trong sự phức tạp, cảnh giác nhưng vẫn tranh thủ được cơ hội

Khi hội nhập chúng ta vừa có thể kiểm soát được thách thức, tức là xử lý linh hoạt những bài toán đặt ra đối với hội nhập, nhưng quan trọng hơn là tranh thủ được cơ hội, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh nước lớn, đứt gãy chuỗi cung ứng, khủng hoảng an ninh phi truyền thống và truyền thống, địa chiến lược… như hiện nay.

Chỉ riêng lĩnh vực kinh tế, thế giới đang có sự chuyển dịch về mô hình phát triển, việc sử dụng khoa học công nghệ, chất xám khi các nước cạnh tranh nhau sẽ dẫn đến sự phân tách, vậy cần phải xử lý những vấn đề đó như thế nào. Khi cạnh tranh các nước lớn mà các nước này đều là đối tác quan trọng của mình, nếu chúng ta tách ra sẽ không tranh thủ được cho mình. Chúng ta chủ trương không chọn bên và phải vượt qua được điều đó, làm sao để “chọn chơi” được với tất cả các bên; tăng cường năng lực của mình và lựa chọn những gì có lợi cho đất nước.

Phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, chiều 5-11-2022.

Ví dụ như trong khoa học công nghệ, người ta đã nói nhiều đến công nghệ 5G. Trên thế giới có nhiều doanh nghiệp ở các quốc gia có thể cung cấp công nghệ này, chúng ta chọn đối tác nào phù hợp nhất cho sự phát triển dài hạn của mình. Đó là chọn sản phẩm chứ không phải “chọn bên” hay chọn nước nào. Hàng hóa khi phù hợp với điều kiện và mục tiêu phát triển của các nước sẽ được lựa chọn.

NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 4: Hội nhập quốc tế trong bối cảnh mới (Tiếp theo và hết)
Trên con đường hội nhập, Viettel đã có những thành tựu nổi bật, góp phần hiện thực hóa khát vọng Viettel trở thành “Tổ hợp Công nghiệp Quốc phòng” tầm cỡ trong khu vực và thế giới.

Cạnh tranh không chỉ là phân khúc mà chúng ta sẽ thấy cả sự chuyển dịch chuỗi cung ứng. Khi đó, đặt ra cho chúng ta hai đòi hỏi. Một là lựa chọn như thế nào khi có cả chuỗi cung ứng chất lượng cao và chuỗi cung ứng chất lượng thấp. Cho dù đón chuỗi cung ứng nào cũng cần có môi trường chính sách, hạ tầng cơ sở và nguồn nhân lực. Mặt khác, sự chuyển dịch diễn ra trong bối cảnh cạnh tranh nước lớn, nếu chần chừ, do dự sẽ lỡ mất cơ hội. Vì vậy, bài học về xử lý các thách thức cho thấy, quan trọng nhất là phải bảo vệ lợi ích quốc gia, vì lợi ích quốc gia không chỉ cảnh giác với những nguy cơ mà còn phải tranh thủ được cơ hội.

Nâng cao cảnh giác, đập tan mọi âm mưu và thủ đoạn chống phá

Thời gian qua, mặc dù kết quả hội nhập quốc tế của đất nước là rõ ràng, được nhân dân, bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, nhưng đâu đó vẫn còn những luận điệu xuyên tạc cay cú, hoang đường rằng đường lối, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, cân bằng quan hệ với các nước lớn của Việt Nam đã “lạc hậu, lỗi thời”, “không còn phù hợp”; rằng Việt Nam “đi trên dây”, hay thực hiện chính sách quốc phòng “bốn không” là “tự cô lập” mình…

Đại sứ Phạm quang Vinh cho rằng, đó đều là những quan điểm hoàn toàn sai lầm. Bởi “đi trên dây” là lúc anh đi với bên này, lúc anh đi với bên kia, làm hài lòng bên này, bên kia. Điều quan trọng nhất của Việt Nam là từ lợi ích quốc gia và luật pháp quốc tế. Đây là hai vế rất quan trọng trong chính sách và chủ trương đối ngoại của Việt Nam. Lợi ích của Việt Nam là muốn mở rộng hợp tác với tất cả các nước trong khu vực, là khu vực hòa bình, ổn định để hợp tác phát triển. Khi quan hệ với các quốc gia phải lấy những nguyên tắc của luật pháp quốc tế làm cơ sở. Điều đó có nghĩa là nếu anh tham gia đóng góp xây dựng, thúc đẩy hợp tác vì hòa bình, phát triển thì chúng ta ủng hộ. Những việc làm trái với lợi ích của Việt Nam, trái với luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc và Hiến chương ASEAN thì chắc Việt Nam sẽ lên tiếng.

NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 4: Hội nhập quốc tế trong bối cảnh mới (Tiếp theo và hết)
Tham gia WTO, Việt Nam đã thu hút được nguồn vốn FDI lớn, trở thành điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư nước ngoài. Trong ảnh: Dây chuyền hàn khung xe ô tô tại Công ty ô tô Toyota Việt Nam, vốn đầu tư của Nhật Bản tại Vĩnh Phúc.

Để bảo vệ tốt nhất an ninh của Việt Nam trong đó có chủ quyền biển đảo thì nội lực của quốc gia là quan trọng hàng đầu kết hợp với sức mạnh thời đại. Mạnh nhưng phải trên cơ sở luật pháp quốc tế và chính nghĩa sẽ được cộng đồng quốc tế ủng hộ. Xử lý những vấn đề phức tạp nảy sinh dựa trên những nguyên tắc nhưng linh hoạt, sáng tạo về biện pháp để luôn tạo cho được môi trường hòa bình, ổn định cho hợp tác và phát triển cũng như bảo vệ Tổ quốc.

“Việc đi với bên này để chống bên kia và tranh thủ sức mạnh của thời đại, dân tộc là hai việc hoàn toàn khác nhau. Tranh thủ sức mạnh của thời đại và dân tộc là sự ủng hỗ chính nghĩa, còn việc “liên minh với bên này với bên kia” là tìm kẻ thù. Mỗi nước có thể có những lựa chọn khác nhau, nhưng Đảng ta đã khẳng định chủ trương độc lập, tự chủ, làm bạn với tất cả các quốc gia và thành viên có trách nhiệm của thế giới”, ông Phạm Quang Vinh nói.

Trước những thành tựu to lớn của đất nước, chúng ta vững tin thực hiện đường lối đối ngoại được Đảng ta xây dựng, hoàn thiện và phát triển trong thời kỳ đổi mới. Trước bối cảnh mới của tình hình trong nước và quốc tế, để hội nhập tiếp tục gặt hái thành công mới, góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc như Đại hội XIII đã đề ra, vai trò quyết định vẫn là sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, cùng với sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn dân.

Xin mượn lời của PGS, TS Đặng Đình Quý, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Trưởng phái đoàn đại diện Việt Nam tại Liên hợp quốc để khép lại loạt bài này, với niềm tin rằng 10 năm tới, hàng chục doanh nghiệp Việt Nam sẽ noi gương Viettel, TH True milk, FPT có mặt khắp năm châu; lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam có mặt ở hàng chục phái bộ với tổng số hàng ngàn người; người Việt Nam có mặt, làm việc ở hầu hết các tổ chức quốc tế lớn; khát vọng về một Việt Nam hùng cường sẽ làm người Việt Nam vững bước hội nhập chủ động hơn, tích cực hơn và hiệu quả hơn vào khu vực và thế giới.

NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 4: Hội nhập quốc tế trong bối cảnh mới (Tiếp theo và hết)
Lễ Thượng cờ trên Quảng trường Ba Đình.

  • NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 4: Hội nhập quốc tế trong bối cảnh mới (Tiếp theo và hết)
  • Nội dung: NHÓM PHÓNG VIÊN BÁO QĐND ĐIỆN TỬ
  • Ảnh: TTXVN, Báo Quân đội nhân dân
  • Kỹ thuật, đồ họa: TÔ NGỌC

top