LONGFORMNGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 3: Hội nhập quốc phòng góp phần thiết thực xây dựng, phát triển đất nước

NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 3: Hội nhập quốc phòng góp phần thiết thực xây dựng, phát triển đất nước

NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 3: Hội nhập quốc phòng góp phần thiết thực xây dựng, phát triển đất nước

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng là một trong những cơ quan đầu tiên triển khai Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về Hội nhập quốc tế với việc ban hành Nghị quyết số 806-NQ/QUTW về hội nhập quốc tế và đối ngoại về quốc phòng đến năm 2020 và những năm tiếp theo, ngày 31-12-2013. Nhờ đó, công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng được nâng lên tầm cao mới, không ngừng phát triển cả bề rộng và chiều sâu, đáp ứng các mục tiêu, định hướng, nguyên tắc đã đề ra, góp phần quan trọng vào thành công chung của đất nước trong lĩnh vực hội nhập quốc tế theo tinh thần Nghị quyết 22.

Đối ngoại song phương đi vào chiều sâu, hiệu quả

Triển khai các định hướng về hội nhập trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, những năm qua, công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng đã không ngừng phát triển cả bề rộng và chiều sâu, thực hiện thắng lợi các mục tiêu bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trên cơ sở quan điểm bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa; bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững ổn định chính trị, môi trường hòa bình, ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh, xung đột để xây dựng, phát triển đất nước.

NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 3: Hội nhập quốc phòng góp phần thiết thực xây dựng, phát triển đất nước
Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 19 (tháng 6-2022).

Theo Thiếu tướng GS, TS Nguyễn Hồng Quân, nguyên Phó viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng, từ khi ra đời Nghị quyết số 22, hoạt động đối ngoại quốc phòng đã có những bước phát triển mới, đa dạng hơn về tính chất, quy mô, nội dung, hình thức, đóng góp thiết thực vào công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, Quân đội nhân dân. Về tổng thể chúng ta đã giữ vững môi trường hòa bình, ngăn ngừa, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh.

Thực hiện định hướng Nghị quyết 22 đã chỉ ra: “Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác song phương về quốc phòng, an ninh với các nước láng giềng, các nước ASEAN, các nước lớn, các nước bạn bè truyền thống; từng bước đưa hợp tác đi vào chiều sâu, hiệu quả”, quan hệ hợp tác quốc phòng song phương giữa nước ta và các nước đối tác tiếp tục được củng cố và đi vào chiều sâu, thực chất. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác quốc phòng với hơn 100 nước trên thế giới, trong đó có đầy đủ 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) và tất cả các nước lớn với nhiều lĩnh vực, cơ chế hợp tác thực chất, hiệu quả.

NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 3: Hội nhập quốc phòng góp phần thiết thực xây dựng, phát triển đất nước

Ảnh trái: Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Campuchia-Lào-Việt Nam ký Biên bản làm việc tại Hội nghị tham vấn ba Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Campuchia-Lào-Việt Nam (tháng 10-2022). Ảnh: TTXVN

Ảnh phải: Các đại biểu tại cuộc gặp thường niên giữa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia (tháng 9-2022).

Trong đó, hợp tác quốc phòng với các nước có biên giới liền kề tiếp tục là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại quốc phòng, góp phần giải quyết các vấn đề về biên giới, lãnh thổ, xây dựng và giữ vững tuyến biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác, hữu nghị và phát triển.

Với các nước lớn, đối ngoại quốc phòng đã xử lý tốt quan hệ, tạo thế đan xen chiến lược, vừa hợp tác, vừa đấu tranh để bảo vệ độc lập, chủ quyền và lợi ích quốc gia, dân tộc. Với các nước đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, hình thức và nội dung hợp tác ngày càng mở rộng và sâu sắc hơn trên nhiều lĩnh vực. Với các nước ASEAN, quan hệ quốc phòng được củng cố, là yếu tố quan trọng xây dựng lòng tin, đảm bảo sự ủng hộ của các nước trong khối đối với các lợi ích chính đáng của Việt Nam, trong đó có vấn đề Biển Đông. Với các nước bạn bè truyền thống, quan hệ quốc phòng được duy trì phù hợp nhu cầu của Việt Nam và khả năng của các nước bạn.

NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 3: Hội nhập quốc phòng góp phần thiết thực xây dựng, phát triển đất nước
Tàu 015-Trần Hưng Đạo diễn tập với tàu hải quân Ấn Độ và các nước ASEAN (tháng 5-2023).
NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 3: Hội nhập quốc phòng góp phần thiết thực xây dựng, phát triển đất nước
Luyện tập chung giữa lực lượng Hải quân Việt Nam và Vương quốc Anh.

Những lĩnh vực mà đối ngoại quốc phòng tham gia đều đạt những kết quả tích cực. Đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, Bộ Quốc phòng đã kịp thời chỉ đạo điều chỉnh kế hoạch đối ngoại; đổi mới, linh hoạt phương thức triển khai; nhanh chóng đề xuất nhiều nội dung, sáng kiến hợp tác phù hợp với tình hình mới, như: Chia sẻ kinh nghiệm về công tác phòng, chống dịch, hỗ trợ trang thiết bị y tế; thực hiện tốt “ngoại giao vaccine”. Thông qua kênh ngoại giao quốc phòng, Việt Nam đã vận động các đối tác như Cuba, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Đức, Anh, Mỹ… hỗ trợ cho Bộ Quốc phòng Việt Nam hàng trăm nghìn liều vaccine, thuốc điều trị, vật phẩm y tế phòng, chống dịch.

Một trong những điểm sáng của đối ngoại quốc phòng là công tác đối ngoại biên giới. Việt Nam đã ký kết, thực hiện hiệu quả các văn bản, thỏa thuận hợp tác với lực lượng bảo vệ biên giới các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia; phối hợp đấu tranh với các loại tội phạm xuyên biên giới, di cư trái phép; tăng cường các hoạt động tuần tra chung trên bộ, trên biển; tổ chức thành công Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới với Trung Quốc, Lào, Campuchia; kết nghĩa đồn-trạm, cụm bản…

NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 3: Hội nhập quốc phòng góp phần thiết thực xây dựng, phát triển đất nước
Một trong những điểm sáng của đối ngoại quốc phòng là công tác đối ngoại biên giới. Việt Nam đã ký kết, thực hiện hiệu quả các văn bản, thỏa thuận hợp tác với lực lượng bảo vệ biên giới các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia.

Bên cạnh đó, công tác khắc phục hậu quả chiến tranh được triển khai đúng lộ trình. Chúng ta đã tích cực vận động các nước, các tổ chức quốc tế ủng hộ công tác khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam. Hợp tác về đào tạo, trao đổi chuyên môn, nghiên cứu khoa học, công nghiệp quốc phòng… cũng được chú trọng. Cùng với cử cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài, chúng ta cũng tiếp nhận hàng trăm học viên quân sự quốc tế tham gia các khóa học tại Việt Nam.

Chủ động, tích cực tham gia các thể chế đa phương ở mức cao

Đến nay, Việt Nam đã tham gia đầy đủ, liên tục tất cả các cơ chế hợp tác quân sự, quốc phòng do ASEAN dẫn dắt, tham gia đầy đủ, ở cấp phù hợp với các diễn đàn an ninh quốc tế lớn trong khu vực, tham gia có trách nhiệm vào các tổ chức đa phương quốc tế và khu vực. Đặc biệt, đối ngoại quốc phòng đa phương có sự chuyển biến mạnh về tư duy từ “tham dự” sang “chủ động đóng góp xây dựng, định hình luật chơi chung”, đảm nhận và chủ trì thành công các hoạt động hợp tác thực chất; tích cực cử lực lượng quân đội tham gia các hoạt động thực tế trong khuôn khổ ASEAN và hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

Nói về triển khai Nghị quyết số 22 trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, cần nhắc đến Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN Mở rộng (ADMM+), đặc biệt là dấu ấn của Việt Nam tại 2 lần đăng cai tổ chức (năm 2010 và 2020). Với việc thực hiện các định hướng của Nghị quyết 22, Việt Nam đã có nhiều đóng góp để cơ chế này tiếp được củng cố và nâng cao hiệu quả đối việc tăng cường đối thoại, xây dựng lòng tin, đóng góp thiết thực vào các nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực.

NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 3: Hội nhập quốc phòng góp phần thiết thực xây dựng, phát triển đất nước
Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dự khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng lần thứ 9 (tháng 11-2022).

Theo đó, Việt Nam chủ động tham gia thảo luận, tham vấn và có đóng góp tích cực vào việc giải quyết những vấn đề nổi cộm ở khu vực, nhằm thúc đẩy tiến trình hợp tác quốc phòng đa phương, như: Hội nghị quan chức quốc phòng cấp cao ASEAN mở rộng (ADSOM), Hội nghị Nhóm công tác (ADSOM + WG) và Nhóm công tác chuyên gia (EWG). Trong đó, trọng tâm tham gia những lĩnh vực chúng ta có thế mạnh về lực lượng, phương tiện nhưng cũng nhằm hướng vào giải quyết những khó khăn, thách thức liên quan trực tiếp đến quốc phòng - an ninh của đất nước, khu vực đặt ra. Nổi bật là, đề xuất sáng kiến thành lập Nhóm chuyên gia thứ 6 về “Hành động mìn nhân đạo” và cùng Ấn Độ đồng chủ trì lĩnh vực này; cùng Trung Quốc đồng chủ trì Nhóm chuyên gia “Hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa (HADR)”. Tích cực tham gia và hoàn thành tốt các cuộc diễn tập Hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa kết hợp quân y tại Bru-nây năm 2013, tại Thái Lan năm 2016 và diễn tập huấn luyện kết hợp Hành động mìn nhân đạo và Gìn giữ hòa bình “Force 18” năm 2016 tại Ấn Độ…

NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 3: Hội nhập quốc phòng góp phần thiết thực xây dựng, phát triển đất nước
Ảnh 1: Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dự ADMM Hẹp.
Ảnh 2: Bộ trưởng Quốc phòng, lãnh đạo Bộ Quốc phòng các nước ASEAN và Tổng thư ký ASEAN Lim Jock Hoi dự ADMM Hẹp.
Ảnh 3: Bộ trưởng Phan Văn Giang tham dự Cuộc gặp không chính thức Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN-Hoa Kỳ (tháng 11-2022).

Năm 2020, Bộ Quốc phòng Việt Nam hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch các hội nghị quốc phòng - quân sự ASEAN, chủ động phối hợp, tham vấn với các Bộ, ngành liên quan và các đối tác thúc đẩy ra Tuyên bố chung của Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN về hợp tác quốc phòng ứng phó dịch bệnh lan truyền, Tuyên bố chung của Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) và Tuyên bố chung của Bộ trưởng Quốc phòng các nước ADMM+ (sau 7 năm Hội nghị ADMM+ không ra được Tuyên bố chung), làm cơ sở để các nước Chủ tịch ADMM/ADMM+ tiếp theo xây dựng văn kiện các hội nghị và triển khai các hoạt động hợp tác phòng, chống Covid-19.

NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 3: Hội nhập quốc phòng góp phần thiết thực xây dựng, phát triển đất nước

Trong lĩnh vực Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (GGHB LHQ), sự tham gia của Việt Nam mở rộng cả về hình thức, quy mô và địa bàn. Ngoài hình thức cá nhân, Việt Nam đã triển khai Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1, 2, 3, 4 đến Nam Sudan; Đội Công binh đến phái bộ UNISFA của LHQ. Từ hai sĩ quan đầu tiên (tháng 5-2014), đến nay, Việt Nam đã gửi 516 lượt quân nhân tham gia lực lượng GGHB của LHQ. Tháng 10-2022, ba sĩ quan công an nhân đầu tiên cũng đã được cử đi tham gia lực lượng GGHB ở Nam Sudan.

NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 3: Hội nhập quốc phòng góp phần thiết thực xây dựng, phát triển đất nước
Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng bức tranh “Bác đang cùng chúng cháu hành quân” cho đại diện chỉ huy Đội Công binh số 1 và Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 4 (tháng 4-2022).
NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 3: Hội nhập quốc phòng góp phần thiết thực xây dựng, phát triển đất nước
Đại tướng Phan Văn Giang trò chuyện, động viên cán bộ, chiến sĩ mũ nồi xanh cùng thân nhân.

Bên cạnh đó, việc lãnh đạo cấp cao Bộ Quốc phòng thường xuyên tham dự và phát biểu tại các diễn đàn an ninh quốc tế lớn như Shangri-La (Singapore), Hương Sơn - Bắc Kinh (Trung Quốc), Hội nghị An ninh Quốc tế Moscow (Nga)... đã cho thế giới biết về quan điểm của Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, tạo dư luận tốt cả trong nước và quốc tế, góp phần bảo vệ các lợi ích chính đáng của Việt Nam.

NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 3: Hội nhập quốc phòng góp phần thiết thực xây dựng, phát triển đất nước

Tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế

Quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết 22 nêu rõ: “Hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia…”.

Theo PGS, TS Đặng Đình Quý, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ từng bước gia tăng hội nhập trong lĩnh vực của mình và tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các nỗ lực gìn giữ môi trường hòa bình, củng cố lòng tin của đối tác vào Việt Nam, gia tăng vị thế, uy tín của Việt Nam trong khu vực và thế giới.

Năm 2022, sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam đã thu hút sự tham gia của 174 doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng từ 31 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo Đại tá Lê Quang Tuyến, Phó chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, triển lãm là cơ hội để các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng Việt Nam trao đổi, làm việc với các công ty, doanh nghiệp quốc phòng nước ngoài. Tại gian hàng của các doanh nghiệp thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng đã có hơn 80 buổi tiếp, làm việc song phương với các doanh nghiệp, tập đoàn công nghiệp quốc phòng các nước.

NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 3: Hội nhập quốc phòng góp phần thiết thực xây dựng, phát triển đất nước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Đại tướng Phan Văn Giang, cùng các đại biểu tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022.
NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 3: Hội nhập quốc phòng góp phần thiết thực xây dựng, phát triển đất nước
Gian hàng Công nghiệp Quốc phòng của Tập đoàn Viettel tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 (Vietnam International Defence Expo 2022).

Một trong những đóng góp quan trọng của hội nhập quốc phòng, an ninh cho phát triển kinh tế thể hiện ở quá trình hội nhập trong lĩnh vực này đã tạo được môi trường hòa bình, ổn định, góp phần củng cố và phát triển nền tảng vững chắc cho hội nhập kinh tế và hội nhập trên các lĩnh vực khác. Đơn cử như mạng lưới 30 nước đối tác chiến lược, đối tác toàn diện giúp bảo đảm 8/10 thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam với 60,7% tổng giá trị xuất khẩu; 9/10 thị trường nhập khẩu chính với 74,7% tổng giá trị nhập khẩu; 76,7% tổng lượng du khách và 74% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (số liệu: TTXVN).

NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 3: Hội nhập quốc phòng góp phần thiết thực xây dựng, phát triển đất nước
Ảnh trái: Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam chủ trì lễ đón Chủ nhiệm Chính trị các Lực lượng vũ trang cách mạng Cuba (tháng 12-2022).
Ảnh phải: Đại tướng Lương Cường chào xã giao Đại tướng Chansamone Chanyalath (trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, từ ngày 17 đến 19-11-2022).

Hay đối với thị trường có FTA, theo công bố của Bộ Công Thương trong năm 2022, xuất khẩu đạt khoảng 372 tỷ USD, tăng 10,6%, vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội và Chính phủ giao. Còn theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2022, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt gần 27,72 tỉ USD, có 108 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư tại Việt Nam (lũy kế tới 20-12-2022 có 141 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực). Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành kinh tế tại 54 tỉnh, thành phố trên cả nước (lũy kế tới 20-12-2022, các nhà đầu tư nước ngoài đã có mặt ở toàn bộ 63 tỉnh, thành phố trong cả nước).

Kiên trì nguyên tắc “bốn không”

Bên cạnh việc khẳng định: “Hội nhập quốc tế là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh; kiên định lợi ích quốc gia, dân tộc”, Nghị quyết số 22 khẳng định nguyên tắc: “… không tham gia vào các tập hợp lực lượng, các liên minh của bên này chống bên kia”.

NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 3: Hội nhập quốc phòng góp phần thiết thực xây dựng, phát triển đất nước

Thực tế, các hoạt động hội nhập quốc tế của Việt Nam luôn tuân thủ nghiêm chỉnh nguyên tắc này. Hoạt động giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực, nhất quốc phòng-an ninh đều được triển khai một cách công khai, minh bạch, tránh bị hiểu lầm là “đi với bên này chống bên kia”. Trước nhiều vấn đề tranh chấp, bất đồng, Việt Nam tỏ rõ lập trường, hoan nghênh các nước nỗ lực đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại cùng các biện pháp hòa bình khác theo luật pháp quốc tế vì lợi ích chung, phù hợp nguyện vọng của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế.

NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 3: Hội nhập quốc phòng góp phần thiết thực xây dựng, phát triển đất nước
Ảnh trái: Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đến thăm Sư đoàn Bộ binh 1 (Sư đoàn chủ lực Quân đội Lào), ngày 11-5-2023).
Ảnh phải: Thượng tướng Nguyễn Tân Cương tiếp Bộ trưởng Bộ Xây dựng Cuba (tháng 3-2023).

Sách trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2019 đã khẳng định nguyên tắc “bốn không”: Không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Đối với các đối tác, các tổ chức quốc tế và khu vực, các hoạt động hội nhập quốc tế của Việt Nam cũng được triển khai.

Quan điểm này đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội khẳng định tại nhiều diễn đàn. Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 19, tháng 6-2022, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã truyền đi thông điệp về nền quốc phòng mang tính chất hòa bình và tự vệ của Việt Nam:

Khi trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội về định hướng đối ngoại cơ bản và thái độ của chúng ta trước tình hình thế giới đang có nhiều diễn biến khó lường, khó đoán định (chiều 5-11-2022), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng khẳng định rõ ràng Việt Nam theo đuổi đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trên thế giới, vì mục tiêu hòa bình, hợp tác và phát triển, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Đường lối đối ngoại của Việt Nam là không chọn bên, mà chọn công lý và lẽ phải.

NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 3: Hội nhập quốc phòng góp phần thiết thực xây dựng, phát triển đất nước
Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Hội thao quân sự Quốc tế Army Games.

Từ các hoạt động hiệu quả trên, hợp tác quốc tế và đối ngoại quốc phòng được coi là “chìa khóa” để kiến tạo và tăng cường lòng tin chiến lược; là trụ cột để nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, nhất là các nước có khác biệt về chế độ chính trị, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của đất nước nói chung, Quân đội nói riêng trên trường quốc tế, vừa là thành tố quan trọng trong kiến tạo, gìn giữ môi trường hòa bình để xây dựng và phát triển đất nước. Đồng thời, mở ra cơ hội để chúng ta tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài để xây dựng Quân đội, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới.

(còn nữa)

Bài cuối: Hội nhập quốc tế trong bối cảnh mới

NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 3: Hội nhập quốc phòng góp phần thiết thực xây dựng, phát triển đất nước
NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 3: Hội nhập quốc phòng góp phần thiết thực xây dựng, phát triển đất nước

Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia cứu hộ-cứu nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ sau trận động đất kinh hoàng ngày 6-2-2023 đã để lại ấn tượng sâu sắc; sự biết ơn chân thành của nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ; sự cảm phục của bạn bè thế giới và tình yêu thương, tự hào của nhân dân Việt Nam.

  • NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 3: Hội nhập quốc phòng góp phần thiết thực xây dựng, phát triển đất nước
  • Nội dung: NHÓM PHÓNG VIÊN BÁO QĐND ĐIỆN TỬ
  • Ảnh: Báo Quân đội nhân dân
  • Kỹ thuật, đồ họa: TÔ NGỌC
top