LONGFORMNGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 1: Nghiêm chỉnh tuân thủ, tận dụng hiệu quả “luật chơi”

NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 1: Nghiêm chỉnh tuân thủ, tận dụng hiệu quả “luật chơi”

NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 1: Nghiêm chỉnh tuân thủ, tận dụng hiệu quả luật chơi

Từ khi tiến hành đổi mới đất nước (năm 1986), công cuộc hội nhập quốc tế dưới sự lãnh đạo của Đảng dần được đẩy nhanh và mở rộng với tinh thần ngày càng chủ động, tích cực, toàn diện hơn. Trong quá trình đó, nhiều văn kiện của Đảng mang tính chất nền móng, đánh dấu bước chuyển quan trọng về tư duy, định hướng nhận thức và hành động cho phát triển và hội nhập quốc tế đã được ban hành. Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 10-4-2013 của Bộ Chính trị “Về hội nhập quốc tế” là một trong số đó.

Mười năm qua, dưới ánh sáng của Nghị quyết số 22, hội nhập quốc tế của Việt Nam đã đạt những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực. Vai trò và vị thế của nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao, thể hiện không chỉ ở việc tổ chức thành công nhiều sự kiện quốc tế, khu vực quan trọng, mà còn là nghiêm chỉnh tuân thủ và tích cực tham gia xây dựng “luật chơi”; kiến tạo và hoàn thiện các mục tiêu phát triển. Trong khi ngoại giao kinh tế là một điểm sáng, hội nhập quốc phòng cũng được đẩy mạnh, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế, bảo vệ vững chắc Tổ quốc “từ sớm, từ xa” và đóng góp thiết thực vào các nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực và thế giới…

Báo Quân đội nhân dân Điện tử xin giới thiệu loạt bài “Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị: Bước chuyển quan trọng về tư duy và định hướng hội nhập quốc tế”.

NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 1: Nghiêm chỉnh tuân thủ, tận dụng hiệu quả luật chơi

Mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, định hướng chủ yếu của Nghị quyết số 22 có sự kế thừa, vận dụng sáng tạo các nghị quyết trước đó, đồng thời được bổ sung làm rõ hơn. Trong đó, nhiều điểm mới về tư duy được đề cập và triển khai hiệu quả, thể hiện sâu sắc vai trò chiến lược của hội nhập quốc tế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Từ đòi hỏi của thực tiễn…

Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế là định hướng chiến lược lớn của Đảng nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tinh thần này được đề cập trong nhiều văn kiện của Đảng, đặc biệt là từ sau khi tiến hành công cuộc đổi mới đất nước.

Đại hội lần thứ IX của Đảng (năm 2001) đã đề ra chủ trương “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường”. Quan điểm này được Bộ Chính trị khóa IX cụ thể hóa bằng Nghị quyết số 07-NQ/TW “Về hội nhập kinh tế quốc tế”, ngày 27-11-2001. Đến Đại hội lần thứ X (năm 2006), Đảng ta khẳng định chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khác”; ngày 5-2-2007, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW “Về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới”…

NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 1: Nghiêm chỉnh tuân thủ, tận dụng hiệu quả luật chơi
NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 1: Nghiêm chỉnh tuân thủ, tận dụng hiệu quả luật chơi
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng tháng 12-2021.

Việc thực hiện những chủ trương trên của Đảng đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; cải thiện đời sống nhân dân, củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân vào công cuộc đổi mới; nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng quan hệ đối ngoại còn bộc lộ một số hạn chế, nhất là chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa hội nhập kinh tế với hợp tác về quốc phòng, an ninh và ngược lại.

Từ 10 năm trước, khi đánh giá về tình hình thế giới, khu vực, Đảng ta đã có nhận định sáng suốt: Toàn cầu hóa tiếp tục phát triển sâu rộng trên mọi lĩnh vực; kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, thách thức. Mức độ tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày một gia tăng. Các cơ chế đa phương, các tổ chức quốc tế có vai trò ngày càng quan trọng trong mọi mặt của đời sống nhân loại. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương phát triển năng động, đang trở thành trung tâm phát triển của thế giới. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đang tiến tới hình thành Cộng đồng, tiếp tục giữ vai trò trung tâm trong phần lớn các cơ chế hợp tác ở khu vực, đồng thời, có vị trí ngày càng cao trong chiến lược của các nước lớn.

NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 1: Nghiêm chỉnh tuân thủ, tận dụng hiệu quả luật chơi
Ảnh trái: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt tay Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 30-10 đến ngày 1-11-2022. Ảnh: TTXVN. Ảnh phải: Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu dục trong Nhà Trắng. Đây là cuộc gặp lịch sử trong chuyến công du Mỹ nhân dịp 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ, 2 năm thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện (tháng 7-2015). Ảnh: AP

NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 1: Nghiêm chỉnh tuân thủ, tận dụng hiệu quả luật chơi
Ảnh trái: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Nhà vua Anh Charles III tại Lễ đăng quang của Nhà vua Anh Charles III tại London, Vương quốc Anh từ ngày 4 đến ngày 6-5-2023. Ảnh giữa: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Indonesia, dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 và các hoạt động liên quan (tháng 5-2023). Ảnh phải: Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Díaz-Canel (tháng 4-2023).

Cũng từ 10 năm trước, nước ta đã trở thành một nước có mức thu nhập trung bình và đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức mới. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu khi đó là thực hiện thành công các mục tiêu phát triển, nhanh chóng nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia, đồng thời đáp ứng những yêu cầu mới về bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Xuất phát từ đòi hỏi của nhiệm vụ thực tiễn đó, nhằm phát huy sức mạnh dân tộc, tranh thủ tối đa sức mạnh của thời đại để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ngày 10-4-2013, Bộ Chính trị khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW về Hội nhập quốc tế. Đánh giá về ý nghĩa chiến lược của văn kiện này, PGS, TS Đặng Đình Quý, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cho rằng, các vấn đề cơ bản về tư duy hội nhập, nhất là về khái niệm, quan điểm chỉ đạo và các định hướng lớn cho hội nhập quốc tế đã được làm rõ. Nghị quyết đánh dấu bước chuyển quan trọng của Đảng ta về tư duy và định hướng hội nhập quốc tế.

… đến những định hướng lớn cho hoạt động hội nhập…

Cũng theo PGS, TS Đặng Đình Quý, Nghị quyết nêu rõ hội nhập là “Nghiêm chỉnh tuân thủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia, đi đôi với chủ động, tích cực tham gia xây dựng và tận dụng hiệu quả các quy tắc, luật lệ quốc tế và tham gia các hoạt động của cộng đồng khu vực và quốc tế”. Điều này có thể coi là khái niệm hội nhập quốc tế. Khái niệm này chỉ rõ 3 loại hoạt động hội nhập quốc tế gồm: Tuân thủ “luật chơi”; tham gia xây dựng “luật chơi” và tham gia các hoạt động chung của khu vực và quốc tế. Cách tiếp cận này làm cho các tổ chức, cá nhân thấy rõ những việc mình cần và phải làm khi tham gia hội nhập quốc tế.

NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 1: Nghiêm chỉnh tuân thủ, tận dụng hiệu quả luật chơi

Về quan điểm chỉ đạo, Nghị quyết nêu, hội nhập quốc tế “là định hướng chiến lược lớn của Đảng nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Quan điểm này xác định vị trí quan trọng của hội nhập quốc tế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chấm dứt sự do dự trong hội nhập vì quá lo ngại về các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài. Và do đó, chính quan điểm này đã góp phần tạo nên sự đồng thuận trong nhận thức về tầm quan trọng của hội nhập quốc tế 10 năm qua. Quan điểm chỉ đạo cũng nêu, hội nhập quốc tế là “sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước”. Điều này xác định các chủ thể của hội nhập quốc tế, xác định trách nhiệm và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân phải tham gia vào và được hưởng lợi từ quá trình hội nhập quốc tế.

Nghị quyết cũng chỉ rõ hơn định hướng hội nhập kinh tế quốc tế và lần đầu tiên nêu những định hướng hội nhập quốc tế trong các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, văn hóa, xã hội và các lĩnh vực khác. Trong đó, hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế. “Tạo thuận lợi có thể được hiểu là tạo ra môi trường thuận lợi, tạo ra hiệu ứng đòn bẩy hoặc ưu tiên nguồn lực… cho hội nhập kinh tế. Nói cách khác, hội nhập trong các lĩnh vực, kể cả quốc phòng an ninh, phải tiến hành song song hai nhiệm vụ: Hội nhập trong lĩnh vực của mình và tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế”, PGS, TS Đặng Đình Quý nhấn mạnh.

…và nhiều tư duy mới đi vào cuộc sống

Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, nhiều tư duy mới về hội nhập quốc tế đã đi vào cuộc sống, mang lại cho đất nước những thành tựu quan trọng. Ông Nguyễn Vinh Quang, cố vấn cao cấp Trung tâm nghiên cứu chiến lược và phát triển quan hệ quốc tế (CSSD) cho rằng, từ chỗ bị bao vây, cấm vận về kinh tế, cô lập về chính trị, đến nay Việt Nam đã khẳng định vị thế quốc tế của mình, có quan hệ đa phương, đa dạng với các chủ thể quan hệ quốc tế. Đó là một quá trình thay đổi lớn lao, trong đó sự đổi mới tư duy về đối ngoại của Đảng đóng vai trò quyết định.

NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 1: Nghiêm chỉnh tuân thủ, tận dụng hiệu quả luật chơi

PGS, TS Đặng Đình Quý cho rằng, thực hiện quan điểm “hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân”, 10 năm qua, Việt Nam chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ về hoạt động của các chủ thể đi kèm với việc ra đời của các thể chế ở các cấp độ nhằm phục vụ triển khai Nghị quyết. Ở Trung ương, ngày 24-4-2014, Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế được thành lập. Tiếp đó, Ban chỉ đạo liên ngành về hội nhập quốc tế trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, văn hóa - xã hội lần lượt được thành lập. Ngày 7-1-2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược tổng thể về hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, xác định mục tiêu, quan điểm chỉ đạo và hơn 50 định hướng thúc đẩy hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực. Ở cấp độ địa phương, phần lớn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng và triển khai chiến lược hội nhập quốc tế; đồng thời, lồng ghép các hoạt động hội nhập quốc tế vào tất cả các định hướng phát triển của địa phương. Ở cấp độ cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp…, sự phát triển của mô hình “nhà lưu trú” (homestay) là một trong những ví dụ rõ nét nhất. Theo số liệu của Tổng cục Du lịch Việt Nam, tính đến hết năm 2018, cả nước có 3.018 nhà lưu trú, với khoảng 21.000 phòng(*).

Triển khai các hoạt động hội nhập trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều biến động phức tạp, Việt Nam không chỉ chủ động, tích cực kiến tạo và hoàn thiện các mục tiêu phát triển, mà còn tham gia quá trình xây dựng nguyên tắc, định hình “luật chơi” của khu vực, quốc tế, góp phần bảo đảm hòa bình, an ninh, ổn định, thúc đẩy đối thoại và hợp tác. Một trong những minh chứng cụ thể là việc đảm nhiệm thành công vai trò kép Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), nhiệm kỳ 2020-2021 và Chủ tịch ASEAN 2020, ADMM và ADMM+ …

NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 1: Nghiêm chỉnh tuân thủ, tận dụng hiệu quả luật chơi

NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 1: Nghiêm chỉnh tuân thủ, tận dụng hiệu quả luật chơi
Các nước chúc mừng Việt Nam trúng cử Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020 - 2021. Ảnh: TTXVN, Phái đoàn Việt Nam tại LHQ cung cấp.

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, một thành công rất lớn từ Nghị quyết 22 đó là Việt Nam chuyển từ “tham gia” sang “chủ động, tích cực tham gia”, đồng thời xây dựng các chuẩn mực, quy tắc quốc tế để từ đó tạo thuận lợi hơn cho đất nước, phù hợp với lợi ích của Việt Nam, nhưng cũng đóng góp cho sự phát triển của luật pháp quốc tế, tăng cường khuôn khổ để hợp tác bình đẳng, cùng có lợi dựa trên Hiến chương LHQ và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế. “Chúng ta đã chủ động hơn trong việc trở thành đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, thúc đẩy vai trò của Việt Nam trong việc xây dựng các chương trình nghị sự, các chương trình hành động cũng như cách ứng xử ở quốc tế, để phục vụ cho bản thân Việt Nam và cho cả lợi ích chung vì hòa bình và phát triển của thế giới và khu vực”, ông Phạm Quang Vinh nhấn mạnh.

Điểm sáng hội nhập kinh tế, quốc phòng

Cũng theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, Việt Nam đã tạo được khuôn khổ hợp tác cả song phương và đa phương với các nước trên thế giới sâu rộng hơn. Qua đó, tăng cường tranh thủ được nguồn lực phát triển, nâng cao vị thế đất nước và giữ môi trường xung quanh hòa bình, ổn định để phục vụ cho cả sự nghiệp phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Việc tạo dựng được các khuôn khổ ổn định và lâu dài với 30 đối tác cả toàn diện và chiến lược đã giúp chúng ta tạo thế đan xen, nâng cao vai trò và có nhiều khả năng tranh thủ các nguồn lực phát triển kể cả khi các nước lớn có sự cạnh tranh, khu vực có những vấn đề phức tạp.

NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 1: Nghiêm chỉnh tuân thủ, tận dụng hiệu quả luật chơi

Hội nhập kinh tế là một điểm sáng của Việt Nam. Khi Đảng ta ban hành Nghị quyết số 22 về Hội nhập quốc tế, thế giới vẫn đang phải gánh chịu hệ lụy từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xuất phát từ Mỹ những năm 2007-2009 và kéo dài đến tận những năm đầu của thập niên thứ hai của thế kỷ này. Việt Nam đã chủ động bứt phá, không chỉ vượt qua được cuộc khủng hoảng đó mà còn tạo đà cho hội nhập rất nhiều. Minh chứng rõ nhất là Việt Nam đã từng bước tham gia và mở rộng mạng lưới các thỏa thuận thương mại về song phương và đa phương với các nước, đặc biệt là tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do đa phương chất lượng cao, như: CPTPP, EVFTA, RCEP và hiện đang trao đổi về nhiều khuôn khổ khác, như Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì thịnh vượng (IPEF)…

NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 1: Nghiêm chỉnh tuân thủ, tận dụng hiệu quả luật chơi
Tham gia các thỏa thuận thương mại về song phương và đa phương với các nước, đặc biệt là tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do đa phương đã tạo cho Việt Nam lợi thế trong việc duy trì chuỗi cung ứng cũng như đà kinh tế, thương mại của mình để tiếp tục phát triển.

Nhìn lại 10 năm qua, có thể thấy khi có những thách thức về kinh tế, khủng hoảng về dịch bệnh, về an ninh… làm đứt gãy chuỗi cung ứng, chính những dàn xếp và thỏa thuận thương mại tự do này đã tạo cho Việt Nam lợi thế trong việc duy trì chuỗi cung ứng cũng như đà kinh tế, thương mại của mình để tiếp tục phát triển. Điển hình như năm 2022 vừa qua, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt hơn 700 tỷ USD, trong đó xuất siêu hơn 11 tỷ USD. GDP năm 2013 chỉ hơn 200 tỷ USD, đến nay đã tăng hơn gấp đôi, đạt hơn 400 tỷ USD. Việc thu hút đầu tư FTA cũng tạo đà rất lớn cho kinh tế phát triển.

NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 1: Nghiêm chỉnh tuân thủ, tận dụng hiệu quả luật chơi
Nguồn: Tổng cục Thống kê. Đồ họa: TÔ NGỌC

Triển khai các định hướng của Nghị quyết 22, hội nhập trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh đã được đẩy mạnh, nhất là với các nước láng giềng chung biên giới, các nước ASEAN, các nước lớn thông qua hàng loạt biện pháp như: Tạo dựng và nâng cao hiệu quả các cơ chế hợp tác, xây dựng tăng cường lòng tin, từng bước gia tăng mức độ đan xen lợi ích về quốc phòng, an ninh. Một trong những điểm sáng của hội nhập trong lĩnh vực này là xây dựng và triển khai chiến lược tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ. Hay như cơ chế ADMM+ được đánh giá là một cấu trúc an ninh vượt tầm khu vực, có đóng góp rất lớn của Việt Nam với tư cách là nước khởi xướng.

NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 1: Nghiêm chỉnh tuân thủ, tận dụng hiệu quả luật chơi
Trên trường quốc tế, Liên hợp quốc và bạn bè thế giới luôn luôn đánh giá cao Việt Nam trong hoạt động gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế, có nhiều đóng góp tích cực tại Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Nam Sudan.
NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 1: Nghiêm chỉnh tuân thủ, tận dụng hiệu quả luật chơi
Đội Công binh số 1 của Việt Nam tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Phái bộ An ninh lâm thời của Liên hợp quốc ở khu vực Abyei (UNISFA) phối hợp với lực lượng Pakistan tổ chức hoạt động nhân đạo khám bệnh, cấp thuốc, tặng quà cho nhân dân địa phương tại khu vực Chợ Amiet.

Ngoài ra, các hoạt động hội nhập quốc tế về quốc phòng, an ninh của Việt Nam luôn tuân thủ nghiêm chỉnh nguyên tắc mà Nghị quyết đã đề ra, đó là: “… không tham gia vào các tập hợp lực lượng, các liên minh của bên này chống bên kia”. Điều này đúng với tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh quốc gia của Đảng ta khi triển khai các hoạt động đối ngoại một cách công khai, minh bạch, “lựa chọn chính nghĩa không chọn bên” và cũng tránh bị hiểu lầm là “đi với bên này chống bên kia”.

Dấu ấn đối ngoại quốc phòng Việt Nam 2022.

NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 1: Nghiêm chỉnh tuân thủ, tận dụng hiệu quả luật chơi
Trong bối cảnh tự do hóa thương mại và Cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng phát triển, hội nhập quốc tế đã góp phần thay đổi bộ mặt đất nước.

(*) Đặng Đình Quý: “Mười năm triển khai Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị “Về hội nhập quốc tế”: Nhìn lại để hướng tới tương lai, Tạp chí Cộng sản

(Còn nữa)

Bài 2: Chủ động kiến tạo nâng tầm hội nhập

  • NGHỊ QUYẾT 22 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ: BƯỚC CHUYỂN QUAN TRỌNG VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - Bài 1: Nghiêm chỉnh tuân thủ, tận dụng hiệu quả luật chơi
  • Nội dung: NHÓM PHÓNG VIÊN BÁO QĐND ĐIỆN TỬ
  • Ảnh: TTXVN, Báo Chính phủ, Báo Quân đội nhân dân
  • Kỹ thuật, đồ họa: TÔ NGỌC

top