LONGFORM“Mở chốt hãm” năng suất lao động - Bài 1: Không thể mãi ì ạch

“Mở chốt hãm” năng suất lao động - Bài 1: Không thể mãi ì ạch

Mở chốt hãm năng suất lao động - Bài 1: Không thể mãi ì ạch

LTS: Năng suất lao động là yếu tố chủ chốt cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Hiểu được điều đó nhưng chúng ta chưa làm được gì nhiều khiến vật chất làm ra ít, dẫn tới lương thấp và đương nhiên, đời sống người lao động vì thế cũng rất thấp. Tìm giải pháp để tăng năng suất lao động được ví như “mở chốt hãm” cho cả cỗ máy kinh tế, xã hội vận hành. Và chúng ta hoàn toàn có thể làm được điều này.

Trong loạt 4 bài “Mở chốt hãm năng suất lao động”, Báo Quân đội nhân dân Điện tử cùng các chuyên gia sẽ lý giải tại sao Việt Nam chưa làm được. Muốn “mở chốt hãm” năng suất lao động, vận hành nền kinh tế hiệu quả hơn, chúng ta cần làm gì?

Mở chốt hãm năng suất lao động - Bài 1: Không thể mãi ì ạch

Mở chốt hãm năng suất lao động - Bài 1: Không thể mãi ì ạch

Năng suất lao động ì ạch, khiến đây trở thành chỉ tiêu duy nhất không đạt trong 15 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội vào năm 2022: Chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động chỉ dừng ở mức 3,8% - 4,3%, trong khi chỉ tiêu đặt ra là 5,5%.

Câu hỏi đặt ra là: Nếu năng suất lao động cứ mãi thế này, bao giờ người Việt Nam mới vươn tới mức thu nhập bình quân trên đầu người từ 15 nghìn USD đến 18 nghìn USD?

Mở chốt hãm năng suất lao động - Bài 1: Không thể mãi ì ạch
Nông nghiệp nước ta với điểm xuất phát còn rất thấp, cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất hàng hóa lớn.

Mở chốt hãm năng suất lao động - Bài 1: Không thể mãi ì ạch
Mở chốt hãm năng suất lao động - Bài 1: Không thể mãi ì ạch

Được biết, ở Việt Nam, năng suất lao động là một chỉ tiêu thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia (quy định trong Luật Thống kê), được tính bằng GDP bình quân trên một lao động đang làm việc trong năm. Bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2011-2020, tốc độ tăng năng suất lao động của toàn nền kinh tế đạt 5,29% - đây là kết quả thể hiện thành công đáng ghi nhận của Việt Nam trong việc nỗ lực phấn đấu nâng cao năng suất lao động.

Mặc dù năng suất lao động của Việt Nam trong những năm gần đây đã có những dấu hiệu chuyển biến tích cực, song theo ông Lê Đình Quảng, Ủy viên Ủy ban Quan hệ lao động quốc gia, Phó trưởng Ban Chính sách – Pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), mức năng suất lao động của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực, đáng chú ý là chênh lệch tuyệt đối vẫn tiếp tục gia tăng.

Mở chốt hãm năng suất lao động - Bài 1: Không thể mãi ì ạchLàng cổ Cự Đà với nghề làm miến trứ danh.

Thông tin rõ về thực trạng năng suất lao động hiện nay ở nước ta, ông Lê Đình Quảng cho biết: Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao năng suất lao động, nhờ đó năng suất lao động đã có những cải thiện đáng kể cả về giá trị và tốc độ. Năm 2020, năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành ước tính đạt 150,1 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 6.466 USD/lao động) - gấp 2,1 lần năm 2011 (70 triệu đồng/lao động).

Tính theo sức mua tương đương 2017, năng suất lao động của Việt Nam năm 2020 đạt 18,4 nghìn USD - chỉ bằng 11,3% mức năng suất của Singapore; 23% của Hàn Quốc; 24,4% của Nhật Bản; 33,1% của Malaysia; 59,1% của Thái Lan; 60,3% của Trung Quốc; 77% của Indonesia và bằng 86,5% năng suất lao động của Philippines.

Năng suất lao động của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á chỉ cao hơn năng suất lao động của Campuchia (gấp 2,4 lần); Myanmar (1,6 lần); Lào (gấp 1,2 lần).

Mở chốt hãm năng suất lao động - Bài 1: Không thể mãi ì ạch
Mở chốt hãm năng suất lao động - Bài 1: Không thể mãi ì ạch
Mở chốt hãm năng suất lao động - Bài 1: Không thể mãi ì ạch
Thực trạng lực lượng lao động tại Việt Nam. Số liệu: Tổng cục Thống kê. Đồ họa: TÔ NGỌC

Cùng quan điểm trên, ông Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội khẳng định: Năng suất lao động có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia bởi vì nó là động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng quy mô của nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng.

"Một nền kinh tế có năng suất cao nghĩa là nền kinh tế đó có thể sản xuất ra nhiều hàng hóa hoặc dịch vụ hơn với cùng một lượng nguyên liệu/yếu tố đầu vào (sản xuất ra số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ tương đương với lượng nguyên liệu/yếu tố đầu vào ít hơn)", ông Bùi Sỹ Lợi phân tích.

Cũng theo ông Bùi Sỹ Lợi, tăng năng suất lao động góp phần làm giảm giá thành sản phẩm do tiết kiệm được chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm. Điều này ảnh hưởng đến tất cả người lao động do tăng năng suất lao động sẽ dẫn tới lương cao hơn và điều kiện làm việc tốt hơn. Về lâu dài, tăng năng suất lao động có ý nghĩa quan trọng đối với tạo việc làm.

"Đối với doanh nghiệp, tăng năng suất lao động tạo ra lợi nhuận lớn hơn và thêm cơ hội đầu tư. Đối với Chính phủ, tăng năng suất lao động giúp tăng nguồn thu từ thuế. Điều quan trọng hơn là tăng năng suất lao động sẽ tiết kiệm nguồn lực lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quy mô sản xuất, tăng tốc độ của tổng sản phẩm và thu nhập quốc dân là cơ hội để cạnh tranh trên thị trường quốc tế", ông Bùi Sỹ Lợi nói thêm.

Mở chốt hãm năng suất lao động - Bài 1: Không thể mãi ì ạch
Làng tăm hương truyền thống Quảng Phú Cầu (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa) hối hả vào vụ Tết.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương cũng đặc biệt quan tâm đến tốc độ tăng năng suất lao động xã hội; nhấn mạnh đây là chỉ tiêu quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế.

"Nhìn vào tốc độ tăng năng suất lao động, chúng ta có thể đánh giá được hiệu suất làm việc của lao động là yếu tố cơ bản, quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Trong Báo cáo của Chính phủ, tăng trưởng năng suất lao động năm 2022 không đạt, trong khi các chỉ tiêu khác bảo đảm cho tăng trưởng năng suất lao động đều đạt và vượt. Điều này chứng tỏ chất lượng lao động, chất lượng nguồn nhân lực của chúng ta còn thấp, ý thức lao động chưa cao, tiềm năng lao động chưa được khai thác tốt", đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nhận định.

Mở chốt hãm năng suất lao động - Bài 1: Không thể mãi ì ạch

Năng suất lao động của một quốc gia là tổng hợp năng suất lao động của tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, để đạt được mục tiêu tăng năng suất lao động của cả nền kinh tế thì trước hết phải tăng năng suất của từng khu vực trong nền kinh tế: Nông nghiệp; công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

Mở chốt hãm năng suất lao động - Bài 1: Không thể mãi ì ạch
Với tiến bộ khoa học - công nghệ, năng suất lao động trong ngành nông - lâm - thủy sản không ngừng gia tăng.

Phân tích cụ thể về vấn đề năng suất lao động của từng khu vực kinh tế, bà Nguyễn Quỳnh Trang, Nghiên cứu viên chính Ban Chiến lược phát triển nhân lực và xã hội, Viện Chiến lược phát triển, Nghiên cứu sinh Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho biết: Trong các ngành kinh tế, công nghiệp - xây dựng luôn có năng suất lao động cao nhất. Năm 2022, năng suất lao động công nghiệp - xây dựng đạt 214,42 triệu đồng/lao động; tiếp đến là dịch vụ, đạt 199,7 triệu đồng/lao động và thấp nhất là năng suất lao động nông nghiệp, đạt 81,23 triệu đồng/lao động.

Mặc dù nông - lâm - thủy sản là ngành có mức năng suất lao động thấp nhất, song khoảng cách so với công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đang dần được thu hẹp.

Năm 2010, tỷ lệ năng suất lao động công nghiệp-xây dựng và dịch vụ so với nông-lâm-thủy sản tương ứng là 4,81 và 4,33; đến năm 2022, các tỷ lệ này đã rút xuống còn 2,64 và 2,56. Trong giai đoạn 2011-2022, tăng trưởng năng suất lao động ngành nông-lâm-thủy sản đạt mức 7,8%/năm, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng năng suất lao động ngành công nghiệp-xây dựng là 2,9% và ngành dịch vụ là 3,9%.

Từ góc độ của một nhà nghiên cứu, bà Nguyễn Quỳnh Trang đã lý giải cho sự chênh lệch giữa các khu vực kinh tế. Theo bà Nguyễn Quỳnh Trang, quá trình công nghiệp hóa khiến nhiều lao động rút ra khỏi ngành nông - lâm - thủy sản. Trong giai đoạn trước đại dịch, hằng năm có khoảng nửa triệu lao động rút ra khỏi ngành nông - lâm - thủy sản. Với tiến bộ khoa học - công nghệ, năng suất lao động trong ngành nông - lâm - thủy sản không ngừng gia tăng. Vì vậy, năng suất lao động nông - lâm - thủy sản luôn có mức tăng trưởng cao hơn công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

Mở chốt hãm năng suất lao động - Bài 1: Không thể mãi ì ạch

Mở chốt hãm năng suất lao động - Bài 1: Không thể mãi ì ạch

TS Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách thuộc Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội thì nhận định: Không chỉ có sự thiếu đồng đều về năng suất lao động giữa các khu vực kinh tế mà khoảng cách giữa các loại hình kinh tế cũng đang ngày càng được nới rộng.

Minh chứng cho điều này, TS Nguyễn Quốc Việt cho biết: Giai đoạn 2011-2015, năng suất lao động theo giá hiện hành của khu vực đầu tư nước ngoài (FDI) luôn cao nhất so với năng suất lao động của khu vực kinh tế Nhà nước và ngoài Nhà nước: Năm 2011 đạt 259,6 triệu đồng/lao động; năm 2016 đạt 279,3 triệu đồng/lao động - gấp 1,02 lần năng suất lao động khu vực kinh tế Nhà nước (273,2 triệu đồng/lao động) và gấp 4,4 lần khu vực kinh tế ngoài Nhà nước (62,9 triệu đồng/lao động).

Mở chốt hãm năng suất lao động - Bài 1: Không thể mãi ì ạch
Người dân thôn Đông Cao, xã Tráng Việt (huyện Mê Linh) đang tất bật thu hoạch bưởi đỏ.

Tuy nhiên, từ năm 2017 đến nay, năng suất lao động khu vực kinh tế Nhà nước đạt cao nhất, từ 273,2 triệu đồng/lao động năm 2016 đã tăng lên 305,6 triệu đồng/lao động năm 2017 và đạt 405,6 triệu đồng/lao động trong năm 2020; khu vực FDI năm 2016 đạt 279,3 triệu đồng/lao động, tăng lên 278,3 triệu đồng/lao động năm 2017 và đạt 339,9 triệu đồng/lao động năm 2020.

Giai đoạn 2011-2020, năng suất lao động khu vực kinh tế ngoài Nhà nước không có sự biến động đáng kể, vẫn là khu vực có mức năng suất lao động thấp nhất trong các loại hình kinh tế và có khoảng cách rất xa so với khu vực kinh tế Nhà nước và FDI.

Lý giải nguyên nhân chủ yếu dẫn đến năng suất lao động của doanh nghiệp ngoài Nhà nước đạt thấp so với các loại hình doanh nghiệp còn lại, TS Nguyễn Quốc Việt cho rằng, điều này là bởi phần lớn doanh nghiệp tư nhân vẫn là những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, đa số đều thiếu vốn, thiếu lao động có kỹ năng, khó tiếp cận và ứng dụng công nghệ vào sản xuất, khó tham gia, học hỏi từ chuỗi giá trị do các doanh nghiệp FDI dẫn dắt...

"Mặc dù chiếm 93,7% trong tổng số doanh nghiệp của cả nước nhưng tổng nguồn vốn sản xuất kinh doanh bình quân giai đoạn 2016-2020 của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chỉ chiếm 23,3% tổng nguồn vốn sản xuất kinh doanh của toàn bộ khu vực doanh nghiệp", TS Nguyễn Quốc Việt nói.

Mở chốt hãm năng suất lao động - Bài 1: Không thể mãi ì ạch
Người dân làng Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội tất bật chăm sóc và thu hoạch hoa.

Cùng với đó, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong giai đoạn vừa qua luôn có tác động tích cực đến cải thiện năng suất lao động thông qua việc lan tỏa công nghệ sản xuất và cách thức quản lý tiên tiến vào đầu tư trong nước. Về phía khu vực kinh tế Nhà nước, năng suất lao động tăng liên tục và cao nhất trong các loại hình kinh tế là bởi Chính phủ đã thành công trong việc thực hiện chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chỉ giữ lại những doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả.

Mặt khác, các doanh nghiệp nhà nước được giữ lại thường là các doanh nghiệp lớn và thâm dụng vốn cao, có tiềm lực khoa học công nghệ và vốn sản xuất kinh doanh lớn, cho phép các doanh nghiệp này tạo ra năng suất lao động cao hơn.

(còn tiếp)

Mở chốt hãm năng suất lao động - Bài 1: Không thể mãi ì ạch

  • Mở chốt hãm năng suất lao động - Bài 1: Không thể mãi ì ạch
  • Nội dung: THU THỦY - NGUYỄN VY - NGUYỄN THẢO - TRẦN YẾN
  • Ảnh: TRẦN YẾN, LÃ LƯỢNG
  • Kỹ thuật, đồ họa: TÔ NGỌC

top