LONGFORMCon đường tình báo của Đào Phúc Lộc - Bài 2: Dấu ấn “Hoàng Minh Đạo” trong hai cuộc kháng chiến

Con đường tình báo của Đào Phúc Lộc - Bài 2: Dấu ấn “Hoàng Minh Đạo” trong hai cuộc kháng chiến

Con đường tình báo của Đào Phúc Lộc - Bài 2: Dấu ấn Hoàng Minh Đạo trong hai cuộc kháng chiến
Con đường tình báo của Đào Phúc Lộc - Bài 2: Dấu ấn Hoàng Minh Đạo trong hai cuộc kháng chiến

-------------------***-------------------

Ngành Tình báo Quân sự Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong 2 cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc và Hoàng Minh Đạo đã góp một phần quan trọng vào thành công đó.

-------------------***-------------------

Con đường tình báo của Đào Phúc Lộc - Bài 2: Dấu ấn Hoàng Minh Đạo trong hai cuộc kháng chiến

Cách mạng tháng Tám thành công. Ngày 2-9-1945, tại thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngay sau đó, chính quyền cách mạng còn non trẻ đã phải đối phó với thù trong, giặc ngoài, nạn đói hoành hành dữ dội. Vận mệnh của dân tộc như “ngàn cân treo sợi tóc”.

Con đường tình báo của Đào Phúc Lộc - Bài 2: Dấu ấn Hoàng Minh Đạo trong hai cuộc kháng chiến
Hà Nội trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám. Ảnh tư liệu

Trước những thử thách nghiêm trọng ấy, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh tập trung xây dựng các lực lượng cách mạng và phát triển lực lượng vũ trang nhân dân. Tháng 9-1945, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị chấn chỉnh, mở rộng Việt Nam Giải phóng quân, đổi tên thành Vệ quốc đoàn - Quân đội của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, quyết định tổ chức thành lập Bộ Tổng Tham mưu - cơ quan tham mưu chiến lược của lực lượng vũ trang cách mạng. Trước yêu cầu nắm tình hình, nắm địch để bảo vệ chính quyền cách mạng và phục vụ tác chiến của bộ đội, ngày 25-10-1945, tại số nhà 16 đường Riquier (nay là số nhà 18 phố Nguyễn Du, Hà Nội), Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái đã tuyên bố thành lập Phòng Tình báo thuộc Bộ Tổng Tham mưu. Đồng chí Đào Phúc Lộc (Hoàng Minh Đạo) được phân công làm Trưởng phòng.

Con đường tình báo của Đào Phúc Lộc - Bài 2: Dấu ấn Hoàng Minh Đạo trong hai cuộc kháng chiến
Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chính quyền cách mạng còn non trẻ ngay sau đó phải đối phó với thù trong, giặc ngoài. Để nắm tình hình, nắm địch, Phòng Tình báo thuộc Bộ Tổng Tham mưu được thành lập và đồng chí Đào Phúc Lộc được phân công làm trưởng phòng. Ảnh tư liệu

Con đường tình báo của Đào Phúc Lộc - Bài 2: Dấu ấn Hoàng Minh Đạo trong hai cuộc kháng chiến
Đại tá Đào An Việt, Phó Chủ nhiệm Chính trị Tổng cục II – Bộ Quốc phòng

Về sự kiện đặc biệt này, Đại tá Đào An Việt, Phó Chủ nhiệm Chính trị Tổng cục II – Bộ Quốc phòng, cho biết: “Việc thành lập Phòng tình báo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện sự sáng suốt của Đảng, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng. Từ đây, Quân đội ta đã có một cơ quan chuyên trách để nắm địch, giúp trên đánh giá đúng âm mưu, ý đồ của địch để phục vụ cho đường lối kháng chiến, kiến quốc. Sự kiện thành lập Phòng tình báo cũng đặt nền móng cho quá trình xây dựng, trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng của Tình báo quốc phòng suốt gần 80 năm qua và là niềm tự hào của thế hệ cán bộ, nhân viên, chiến sĩ Tình báo quốc phòng”.

Phòng Tình báo được thành lập có nhiệm vụ tổ chức điều tra về quân sự, ngoại giao, chính trị, kinh tế của ngoại quốc và bọn phản động trong nước, trọng tâm là quân sự, cụ thể là nắm tình hình bọn Tưởng, Việt Quốc, Việt Cách thân Tưởng, bọn Pháp, Pháp kiều, quân Nhật. Thời gian đầu, với hai bàn tay trắng, lực lượng mỏng, phương tiện đi lại nghèo nàn, thông tin liên lạc thô sơ, đồng chí Đào Phúc Lộc đã tổ chức mạng lưới, nắm tình hình của Tàu Tưởng, đặc biệt là tình hình của các đảng phái phản động. Phương thức tổ chức nắm bắt tình hình địch của đơn vị tình báo lúc này chủ yếu là tổ chức các trạm quan sát trên các trục đường hành quân, cử người bám sát các vị trí đóng quân của địch, tổ chức cơ sở vào các nơi địch thường lui tới để quan sát, nghe ngóng thông tin địch, tiến tới cài người vào làm trong các tổ chức có người Pháp như thư ký, đánh máy, phục dịch, làm nhà thầu cho các cơ quan, doanh trại có người Pháp, tìm cách thu lượm các giấy đánh máy, giấy than trong các sọt rác.

Con đường tình báo của Đào Phúc Lộc - Bài 2: Dấu ấn Hoàng Minh Đạo trong hai cuộc kháng chiến
Đồng chí Hoàng Minh Đạo, trưởng phòng tình báo, Bộ Tổng tham mưu (1945-1947).

Dưới sự chỉ đạo của Trưởng phòng Đào Phúc Lộc, các tuyến tình báo đã lấy được một số tin quan trọng như chủ trương của quân Tưởng bao che cho bọn Quốc dân Đảng phá hoại cách mạng; nắm được Kế hoạch Leclerc và d'Argenlieu; Chỉ thị của Valluy gửi cho Morlìere gây hấn ở Hà Nội; mưu đồ của Pháp bí mật tổ chức những nhóm Pháp kiều vũ trang để đối phó với ta trong trường hợp có xung đột xảy ra. Phòng Tình báo còn tổ chức các hoạt động phục kích, bắt một số kỹ sư Pháp là người nắm được bản thiết kế sân bay Cát Bi, cài người vào sân bay Gia Lâm để chuẩn bị cho Đội quyết tử vào đánh sân bay. Phòng Tình báo phối hợp với Nha Công an đập tan âm mưu của bọn phản động Quốc dân Đảng cấu kết với thực dân Pháp định làm đảo chính; khám phá và tiêu diệt hang ổ của bọn phản động Quốc dân Đảng ở phố Ôn Như Hầu, Hà Nội.

Một trong những “chiến công” nổi bật của Trưởng phòng Đào Phúc Lộc là việc đồng chí đã chỉ đạo điều tra và phối hợp với bộ đội thực hiện trận đánh sân bay Gia Lâm ngay trong đêm đầu tiên của ngày Toàn quốc kháng chiến 19-12-1946. Trong trận này, ta đã phá hủy 2 máy bay, phá hỏng một số chiếc, tiêu diệt và làm bị thương một số binh lính. Kết quả của trận đánh ngoài ý nghĩa là một trận ghi công đầu của Tình báo, gây tiếng vang lớn ngay trong đêm đầu tiên ngày Toàn quốc kháng chiến, còn góp phần cổ vũ, động viên tinh thần toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nói chung và ngành Tình báo nói riêng tự tin, chủ động bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược với tinh thần “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

Con đường tình báo của Đào Phúc Lộc - Bài 2: Dấu ấn Hoàng Minh Đạo trong hai cuộc kháng chiến
Vào lúc 20 giờ ngày 19-12-1946, những loạt đại bác đầu tiên của ta từ pháo đài Láng bắn vào các mục tiêu của Pháp trong thành phố, chính thức mở đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Ảnh tư liệu

Theo Đại tá Đào An Việt, chỉ trong một thời gian ngắn làm Trưởng phòng Tình báo, từ tháng 10-1945 đến tháng 3-1947, đồng chí Hoàng Minh Đạo đã tổ chức lực lượng, hình thành và xây dựng ban tình báo ở 26 tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc. Đồng chí Đào Phúc Lộc còn tổ chức một lực lượng riêng để làm một số nhiệm vụ đặc biệt, dùng bạn bè quen biết cũ có mối quan hệ thân thiết với bọn thủ lĩnh Quốc dân Đảng để tìm cách khai thác thông tin về chúng nên Tình báo đã theo sát được tình hình di chuyển cũng như hoạt động của quân Tưởng và bọn phản động tay sai, qua đó nắm được tình hình, tổ chức biên chế của bọn Pháp từ khi chúng vào thay quân Tưởng.

Để có cơ sở nâng cao hiệu quả hoạt động, Trưởng phòng Đào Phúc Lộc đã chỉ đạo Phòng Tình báo soạn thảo các nội dung để trực tiếp huấn luyện cho cán bộ, chiến sĩ, trả lời những câu hỏi và nội dung như: Tình báo là gì? Là lấy tin địch; Địch là ai? Là Tưởng Giới Thạch, bọn phản động Việt Quốc, Việt Cách, quân Anh, quân Pháp và tổ chức hoạt động của chúng; biên chế tiểu đội, trung đội của quân Pháp là bao nhiêu, của quân Tưởng là bao nhiêu? Cách bố trí quân của chúng trong thành, rải rác các phố; lực lượng bố trí của chúng ở các trọng điểm, cách phá cầu đường giao thông như thế nào? Cuối năm 1945, lớp huấn luyện đầu tiên do đồng chí Trưởng phòng Tình báo trực tiếp hướng dẫn tại số nhà 36 đại lộ Carreau (nay là số nhà 18 Lý Thường Kiệt, Hà Nội) được mở. Tháng 3-1947, lớp Tình báo quân sự đầu tiên được mở tại Tuyên Quang với 48 học viên.

Con đường tình báo của Đào Phúc Lộc - Bài 2: Dấu ấn Hoàng Minh Đạo trong hai cuộc kháng chiến
Phát lệnh Toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội, tháng 12-1946. Ảnh tư liệu: TTXVN
Con đường tình báo của Đào Phúc Lộc - Bài 2: Dấu ấn Hoàng Minh Đạo trong hai cuộc kháng chiến
Từ trái sang: Vệ quốc đoàn lập chốt chiến đấu tại chợ Đồng Xuân. * Đoàn tàu quân sự của Pháp bị bộ đội và du kích phá hủy trên đường số 5 (Hà Nội - Hải Phòng). * Các chiến sĩ Vệ quốc đoàn chiến đấu bảo vệ Thủ đô. * Quân và dân Thủ đô lập chốt chiến đấu trên phố Hàng Bài. Ảnh tư liệu: TTXVN

Đồng chí Đào Phúc Lộc đã có công lớn mở các lớp giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ tình báo. Nhiều hạt giống của cách mạng đã trưởng thành từ đây, trở thành những cán bộ nòng cốt cao cấp trong quân đội, góp phần làm nên những chiến công, thành tích của lực lượng Tình báo quân sự ngay từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp như Thiếu tướng Cao Pha, vợ chồng Đại tá Nguyễn Minh Vân. Dưới sự chỉ huy của đồng chí Đào Phúc Lộc, nhiều cơ sở bí mật, nhiều cộng tác viên trong nội thành Hà Nội đã được xây dựng, hoạt động hiệu quả.

Thiếu tướng Cao Pha, nguyên Cục phó Cục Tình báo, nguyên Phó tư lệnh Binh chủng Đặc công, nguyên Phó viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, từng viết về đồng chí Hoàng Minh Đạo như sau: “Anh đặt nền móng cho những bước đi chập chững ban đầu của Ngành (Tình báo). Vạn sự khởi đầu nan, công của anh Đạo cả”.

Tháng 3-1947, do yêu cầu của cách mạng, trên cơ sở lực lượng của Phòng Tình báo - Bộ Tổng tham mưu, Cục Tình báo thuộc Bộ Quốc phòng - Tổng Chỉ huy được thành lập. Đồng chí Trần Hiệu làm Cục trưởng, đồng chí Đào Phúc Lộc làm Trưởng phòng Phản gián, Cục Tình báo.

Con đường tình báo của Đào Phúc Lộc - Bài 2: Dấu ấn Hoàng Minh Đạo trong hai cuộc kháng chiến
Tình báo Thái Nguyên tiễn đồng chí Hoàng Minh Đạo lên đường đi công tác năm 1948.

Con đường tình báo của Đào Phúc Lộc - Bài 2: Dấu ấn Hoàng Minh Đạo trong hai cuộc kháng chiến

Tháng 9-1948, đồng chí Đào Phúc Lộc, với bí danh Hoàng Minh Đạo, nhận được lệnh điều động của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và đồng chí Hoàng Văn Thái cử vào Nam với nhiệm vụ là Đặc phái viên của Bộ Tổng tham mưu đi kiểm tra tình hình, công tác phản gián, tình báo, quân báo từ Khu 4 vào đến Nam Bộ, kiện toàn và thống nhất lại các tổ chức tình báo, giúp cơ quan Cục Tình báo có điều kiện chỉ đạo hoạt động tình báo toàn quốc. Đây cũng là thời gian đồng chí được làm việc, gắn bó với nhiều người sau này trở thành cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng như Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Thọ, Võ Văn Kiệt, Trung tướng Nguyễn Bình, Mai Chí Thọ, Trần Văn Trà, Mười Hương, Phan Văn Đáng... Đặc biệt, đồng chí từng bố trí và bảo vệ đồng chí Lê Duẩn (khi ấy là Bí thư Xứ ủy Nam Bộ) sống và làm việc tại số nhà 29 đường Huỳnh Khương Ninh, Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh) để bắt đầu viết Bản dự thảo “Đề cương đường lối cách mạng miền Nam”.

Tháng 10-1949, đồng chí Đào Phúc Lộc được phân công làm Trưởng ban Quân báo Nam Bộ, Trưởng ban Quân báo miền Đông và được bổ sung vào Xứ ủy Nam Bộ, ủy viên phụ trách binh vận.

Con đường tình báo của Đào Phúc Lộc - Bài 2: Dấu ấn Hoàng Minh Đạo trong hai cuộc kháng chiến
Đồng chí Đào Phúc Lộc là Trưởng ban Quân báo Nam Bộ tại chiến khu Dương Minh Châu năm 1949.

Trong quá trình vào Nam, đồng chí Lộc tổ chức nhiều lớp học ngắn hạn để bổ sung lực lượng cho ngành Tình báo quân sự Việt Nam. Các lớp học đào tạo tập trung vào các nghiệp vụ như tổ chức hoạt động nội thành; nghiên cứu tình hình địch; tổ chức mạng lưới cơ sở; cài người vào sâu trong hàng ngũ địch, tìm cơ hội làm lũng đoạn, phân hóa chúng; hệ thống giao liên, thành lập đường dây liên lạc, thông tin; tham gia hỏi cung tù nhân; tạo cơ hội để cấp trên ra quyết định mở chiến dịch một cách chính xác. Ông rất chú trọng công tác xây dựng phát triển điệp báo đúng đối tượng, có thực chất “sâu”, “cao”, đồng thời lập mối quan hệ chặt chẽ với các ngành Công an, Binh vận, Địch vận, Dân vận, mở rộng mạng lưới quân báo, trinh sát nhân dân. Với tầm nhìn chiến lược, có tài năng và tư duy sáng tạo, giàu kinh nghiệm, đồng chí Đào Phúc Lộc đã dày công xây dựng cơ sở lý luận, kế hoạch đào tạo, định hướng phát triển ngành Tình báo Địch tình - Binh vận trở thành những mũi nhọn tiến công đối phương ngay tại sào huyệt của chúng.

Tháng 7-1954, Hiệp định Geneve được ký kết; miền Bắc được hoàn toàn giải phóng tiến lên chủ nghĩa xã hội; miền Nam tạm thời do đối phương kiểm soát. Đế quốc Mỹ trở thành kẻ thù trực tiếp. Từ đây bắt đầu thời kỳ chống Mỹ cứu nước và thời kỳ mới của ngành Tình báo quân sự Việt Nam. Cũng trong tháng này, Đào Phúc Lộc là thành viên Phái đoàn liên lạc quân sự 4 bên giám sát thực hiện Hiệp định Geneve.

Con đường tình báo của Đào Phúc Lộc - Bài 2: Dấu ấn Hoàng Minh Đạo trong hai cuộc kháng chiến
Đồng chí Hoàng Minh Đạo khi hoạt động tại Sài Gòn, phụ trách Ban Địch tình Xứ ủy Nam Bộ năm 1957.

Đầu năm 1955, trước nguy cơ hiệp định bị phá hoại, đồng chí Lộc được rút vào hoạt động bí mật trong nội thành Sài Gòn trên cương vị Phó ban Địch tình, Xứ ủy Nam bộ, gọi tắt là Ban Binh vận. Những năm 1955-1956, đồng chí đã chỉ đạo khoét sâu mâu thuẫn nội bộ địch, dựng cờ các giáo phái ly khai chống Mỹ - Diệm, tổ chức các lực lượng vũ trang cách mạng trong nội thành. Năm 1957, đồng chí bị địch bắt giam tại trại giam Phú Lợi nhưng địch không phát hiện được thân thế của đồng chí. Lợi dụng sơ hở của địch, đồng chí đã cùng một số anh em vượt ngục thành công. Năm 1959, đồng chí tham gia chỉ huy trận đánh, kết hợp tốt với binh vận, tiêu diệt một trung đoàn địch ở Tây Ninh, tạo đà cho Chiến dịch Tây Ninh, phong trào đồng khởi. Năm 1960, đồng chí chỉ đạo phong trào đồng khởi ở các tỉnh thuộc khu 8, 9. Năm 1962, đồng chí là Phó Ban Binh vận Trung ương Cục. Năm 1963, đồng chí Đào Phúc Lộc được tăng cường cho khu trọng điểm Đặc khu Sài Gòn - Gia Định, nơi tập trung nhiều cơ quan đầu não ngụy.

Một đêm cuối năm 1969, trên đường về Trung ương Cục, thuyền chở Đào Phúc Lộc và các đồng chí bị địch phục kích. Hứng chịu trận mưa đạn của 3 chiếc tàu Mỹ, đồng chí Đào Phúc Lộc cùng đồng đội đã anh dũng chiến đấu đến những viên đạn cuối cùng và hy sinh trên dòng sông Vàm Cỏ Đông.

Con đường tình báo của Đào Phúc Lộc - Bài 2: Dấu ấn Hoàng Minh Đạo trong hai cuộc kháng chiến
Đồng chí Hoàng Minh Đạo (người thứ 7 từ trái qua hàng đứng) cùng đồng đội tại căn cứ Trung ương cục Miền Nam (1968).

[1] Tài liệu do Tổng cục II cung cấp

[2] “Huyền thoại Anh hùng Tình bảo Đào Phúc Lộc”, Tập 1, 2, 3, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, năm 2015, Thạc sĩ Nguyễn Kim Thành biên soạn.

[3] Phỏng vấn Đại tá Đào An Việt, Phó chủ nhiệm chính trị Tổng cục II – Bộ Quốc phòng

  • Con đường tình báo của Đào Phúc Lộc - Bài 2: Dấu ấn Hoàng Minh Đạo trong hai cuộc kháng chiến
  • Nội dung: MAI HƯƠNG
  • Ảnh: Tư liệu
  • Kỹ thuật, đồ họa: TÔ NGỌC

top