LONGFORMCÁC MỐC CHÍNH TRONG XUNG ĐỘT GIỮA ISRAEL VỚI HAMAS VÀ CÁC LỰC LƯỢNG LIÊN QUAN

CÁC MỐC CHÍNH TRONG XUNG ĐỘT GIỮA ISRAEL VỚI HAMAS VÀ CÁC LỰC LƯỢNG LIÊN QUAN

Video quay cảnh quân đội Israel trả đũa, không kích các mục tiêu ở Palestine sau khi Hamas nã rocket vào các khu vực phía Nam Israel ngày 7-10. Nguồn: NBC News

CÁC MỐC CHÍNH TRONG XUNG ĐỘT GIỮA ISRAEL VỚI HAMAS VÀ CÁC LỰC LƯỢNG LIÊN QUAN

Năm 1947:

Liên hợp quốc thông qua nghị quyết xóa bỏ quyền ủy trị của Anh ở Palestine, chia vùng đất Palestine thành hai quốc gia độc lập của người Do Thái và người Arab (Nhà nước Palestine), đưa Jerusalem thành một thành phố quốc tế. Người Palestine không chấp nhận nghị quyết này của Liên hợp quốc.

CÁC MỐC CHÍNH TRONG XUNG ĐỘT GIỮA ISRAEL VỚI HAMAS VÀ CÁC LỰC LƯỢNG LIÊN QUAN

Ảnh phải: Quyền ủy trị của Anh ở Palestine. Ảnh: University of Central Arkansas

Ảnh trái: Người Do Thái ăn mừng quyết định của Liên hợp quốc về việc thành lập nhà nước Do Thái. Ảnh: Mosaic Magazine

Ngày 14-5-1948:

Hội đồng nhân dân Do Thái họp tại Tel Aviv và thành lập Nhà nước Israel. Mỹ chính thức công nhận quốc gia mới vào cuối ngày 14-5. Ba ngày sau, Liên Xô công nhận Israel.

CÁC MỐC CHÍNH TRONG XUNG ĐỘT GIỮA ISRAEL VỚI HAMAS VÀ CÁC LỰC LƯỢNG LIÊN QUAN
Thủ tướng đầu tiên của Israel David Ben-Gurion đọc Tuyên ngôn độc lập vào ngày 14-5-1948. Ảnh: Reuters

Người Palestine phản đối và chiến tranh nổ ra chỉ một ngày sau đó. Khoảng 750.000 người Palestine phải bỏ đi hoặc bị buộc phải rời nhà trong ngày 15-5-1948 mà họ gọi là “Ngày thảm họa” (al-Nakba) trong lịch sử dân tộc Palestine.

Khi thỏa thuận ngừng bắn đạt được năm 1949, Israel kiểm soát hầu hết lãnh thổ Palestine; Jordan chiếm khu vực Bờ Tây; Ai Cập chiếm Gaza. Jerusalem bị chia đôi. Lực lượng Israel ở phía Tây và lực lượng Jordan ở phía Đông.

Năm 1949:

Israel ký thỏa thuận với Ai Cập, Jordan, Syria và Lebanon hướng tới đạt được hiệp ước hòa bình chính thức trong vòng 6 tháng với nỗ lực trung gian của Liên hợp quốc. Tuy nhiên, đã không có kết quả nào đạt được.

CÁC MỐC CHÍNH TRONG XUNG ĐỘT GIỮA ISRAEL VỚI HAMAS VÀ CÁC LỰC LƯỢNG LIÊN QUAN
Ký Hiệp định đình chiến Israel-Ai Cập năm 1949. Ảnh: Tel Aviv University

Năm 1956:

Ai Cập quốc hữu hóa Kênh đào Suez, cấm tàu Israel sử dụng kênh đào và Eo biển Tiran. Với sự hỗ trợ của Anh và Pháp, Israel tấn công Ai Cập. Liên Xô, một đồng minh của Ai Cập, đe dọa trả đũa hạt nhân. Mỹ gây áp lực buộc các lực lượng Anh, Pháp và Israel phải rút lui. Liên hợp quốc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình.

CÁC MỐC CHÍNH TRONG XUNG ĐỘT GIỮA ISRAEL VỚI HAMAS VÀ CÁC LỰC LƯỢNG LIÊN QUAN
Khủng hoảng kênh đào Suez. Ảnh: History.com

Năm 1967:

Cuộc chiến 6 ngày phát sinh từ xung đột kênh đào Suez. Ai Cập ra tối hậu thư cho các lực lượng của Liên hợp quốc phải rời đi, đóng cửa eo biển Tiran đối với Israel. Israel sau đó đã tấn công phủ đầu Ai Cập, tiếp theo là Jordan và Syria, chiếm Dải Gaza, Bờ Tây, Đông Jerusalem, Cao nguyên Golan và Bán đảo Sinai.

CÁC MỐC CHÍNH TRONG XUNG ĐỘT GIỮA ISRAEL VỚI HAMAS VÀ CÁC LỰC LƯỢNG LIÊN QUAN
Sau cuộc chiến 6 ngày, lãnh thổ Israel mở rộng thêm 7.099km2. Ảnh: Văn phòng Báo chí Chính phủ Israel (GPO)

Năm 1973:

Chiến tranh Yom Kippur nổ ra khi Ai Cập và Syria tấn công Israel vào dịp lễ Yom Kippur (Lễ Chuộc tội) của người Do Thái. Israel phản công và giành thắng lợi. Mỹ đứng ra làm trung gian giúp các bên tham chiến rút quân.

CÁC MỐC CHÍNH TRONG XUNG ĐỘT GIỮA ISRAEL VỚI HAMAS VÀ CÁC LỰC LƯỢNG LIÊN QUAN
Hệ quả của chiến tranh Yom Kippur là ngày 17-10-1973, các nước thuộc OPEC quyết định ngừng cung cấp nhiên liệu sang Mỹ, Nhật và Tây Âu, nhằm trừng phạt các quốc gia này vì đã ủng hộ Israel trong cuộc xung đột. Ảnh: Britannica

Năm 1978:

Israel tấn công Nam Lebanon vào tháng 3 sau khi nổ ra các cuộc tấn công vào Israel của Tổ chức giải phóng Palestine (PLO). Israel rút quân sau một tuần sau khi buộc PLO rút lui.

CÁC MỐC CHÍNH TRONG XUNG ĐỘT GIỮA ISRAEL VỚI HAMAS VÀ CÁC LỰC LƯỢNG LIÊN QUAN
Lực lượng quân sự ở Nam Lebanon do Israel tài trợ vũ khí, trang bị. Ảnh: New Arab

Năm 1979:

Hiệp định Trại David, một thỏa thuận hòa bình giữa Israel và Ai Cập, được Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat và Thủ tướng Israel Menachem Begin ký kết. Israel rút dần quân khỏi Sinai.

CÁC MỐC CHÍNH TRONG XUNG ĐỘT GIỮA ISRAEL VỚI HAMAS VÀ CÁC LỰC LƯỢNG LIÊN QUAN
Israel và Ai Cập ký hiệp ước hòa bình chính thức vào ngày 16-3-1979. Ảnh: Getty Images

Năm 1982:

Israel tấn công Lebanon sau các cuộc đụng độ xuyên biên giới với PLO. Cuộc tấn công đã dẫn tới cuộc bao vây Beirut và đẩy ban lãnh đạo PLO sang Tunisia. Israel chiếm đóng miền Nam Lebanon trong gần 2 thập kỷ.

CÁC MỐC CHÍNH TRONG XUNG ĐỘT GIỮA ISRAEL VỚI HAMAS VÀ CÁC LỰC LƯỢNG LIÊN QUAN
Sân vận động Camille Chamoun ở Beirut được sử dụng làm địa điểm cung cấp đạn dược cho PLO trong đụng độ năm 1982. Ảnh: Thủy quân lục chiến Mỹ

Năm 1987:

Người Palestine tổ chức phong trào Intifada lần thứ nhất bằng các cuộc tẩy chay, bất tuân dân sự và tấn công người Israel. Hơn 50 thường dân Israel thiệt mạng. Cuộc nổi dậy kéo dài hơn 5 năm và kết thúc vào tháng 9-1993, khiến 1.070 người Palestine thiệt mạng.

CÁC MỐC CHÍNH TRONG XUNG ĐỘT GIỮA ISRAEL VỚI HAMAS VÀ CÁC LỰC LƯỢNG LIÊN QUAN
Người Palestine chạy trốn khi binh lính Israel bắn vào cuộc nổi dậy đầu tiên ở Bờ Tây. Ảnh chụp tháng 1-1988. Ảnh: Middle East Monitor

Năm 1991:

Hội nghị Madrid quy tụ tất cả những bên liên quan xung đột Arab-Israel do Mỹ và Liên Xô chủ trì diễn ra.

CÁC MỐC CHÍNH TRONG XUNG ĐỘT GIỮA ISRAEL VỚI HAMAS VÀ CÁC LỰC LƯỢNG LIÊN QUAN
Tại Hội nghị Madrid do Mỹ và Liên Xô chủ trì. Ảnh: Getty Images

Năm 1993:

Tuyên bố về nguyên tắc Oslo I được ký kết giữa Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin và nhà lãnh đạo Palestine Yasser Arafat, đặt ra một thời gian biểu cho tiến trình hòa bình ở Trung Đông.

CÁC MỐC CHÍNH TRONG XUNG ĐỘT GIỮA ISRAEL VỚI HAMAS VÀ CÁC LỰC LƯỢNG LIÊN QUAN
Tổng thống Mỹ Bill Clinton (đứng giữa) trong khi nhà lãnh đạo PLO Yasser Arafat (phải) và Thủ tướng Israel Yitzahk Rabin bắt tay nhau ngày 13-9-1993 tại Nhà Trắng, Washington D.C. Ảnh: CNN

Năm 1995:

Thỏa thuận Oslo II được ký kết, theo đó PLO công nhận nhà nước Israel và Israel cho phép người Palestine có quyền tự trị hạn chế ở Dải Gaza.

CÁC MỐC CHÍNH TRONG XUNG ĐỘT GIỮA ISRAEL VỚI HAMAS VÀ CÁC LỰC LƯỢNG LIÊN QUAN
Hàng nghìn người Israel ở Jerusalem phản đối Thỏa thuận Oslo II, ngày 5-10-1995. Ảnh: Flash90

Năm 1996:

Ngày 11-4, Israel phát động một cuộc tấn công lớn nhằm vào lực lượng Hezbollah của Lebanon ở miền Nam Lebanon. Cuộc tấn công kéo dài 3 tuần, được mệnh danh là Chiến dịch Grapes of Wrath (Chùm nho uất hận), bất phân thắng bại. Israel rút khỏi Lebanon 4 năm sau đó.

CÁC MỐC CHÍNH TRONG XUNG ĐỘT GIỮA ISRAEL VỚI HAMAS VÀ CÁC LỰC LƯỢNG LIÊN QUAN
Binh sĩ Israel chuẩn bị pháo trong Chiến dịch Grapes of Wrath. Ảnh: Getty Images

Năm 2000:

Tổng thống Mỹ Bill Clinton, Thủ tướng Israel Ehud Barak và nhà lãnh đạo Palestine Yasser Arafat dự Hội nghị thượng đỉnh Trại David với kỳ vọng chấm dứt tình trạng thù địch. Tuy nhiên, hội nghị đã kết thúc mà không có thỏa thuận.

CÁC MỐC CHÍNH TRONG XUNG ĐỘT GIỮA ISRAEL VỚI HAMAS VÀ CÁC LỰC LƯỢNG LIÊN QUAN
Tổng thống Mỹ Bill Clinton (đứng giữa), Thủ tướng Israel Ehud Barak (bên trái), và nhà lãnh đạo Palestine Yasser Arafat tại Trại David trong cuộc đàm phán hòa bình ngày 11-7-2000. Ảnh: Timothy Jacobson

Người Palestine bắt đầu phong trào Intifada thứ hai vào tháng 9-2000, kéo dài cho đến tháng 2-2005. Phía Palestine đã tiến hành một chiến dịch đánh bom liều chết kéo dài trong khi quân đội Israel đáp trả bằng một cuộc đàn áp. Ước tính hơn 3.100 người Palestine và gần 1.000 người Israel đã thiệt mạng trong cuộc nổi dậy này.

Năm 2005:

Israel rút quân khỏi Gaza nhưng vẫn giữ quyền kiểm soát.

CÁC MỐC CHÍNH TRONG XUNG ĐỘT GIỮA ISRAEL VỚI HAMAS VÀ CÁC LỰC LƯỢNG LIÊN QUAN
Một đoàn xe của Quân đội Israel rời Dải Gaza, ngày 12-9-2005. Ảnh: Alamy

Năm 2006:

Hamas giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ở Gaza.

CÁC MỐC CHÍNH TRONG XUNG ĐỘT GIỮA ISRAEL VỚI HAMAS VÀ CÁC LỰC LƯỢNG LIÊN QUAN
Những người ủng hộ Hamas ăn mừng chiến thắng năm 2006. Ảnh: Kent College

Năm 2008:

Israel phát động chiến dịch quân sự lớn mang tên Cast Lead (Đúc chì) nhằm vào Hamas ở Gaza. Cuộc giao tranh kết thúc ngày 18-1-2009, với 1.440 người Palestine và 13 người Israel thiệt mạng.

CÁC MỐC CHÍNH TRONG XUNG ĐỘT GIỮA ISRAEL VỚI HAMAS VÀ CÁC LỰC LƯỢNG LIÊN QUAN

Ảnh trên: Việc Israel sử dụng đạn phốt pho trắng tại các khu đô thị đông dân ở Gaza trong Chiến dịch Cast Lead đã bị quốc tế chỉ trích. Ảnh: Reuters

Ảnh dưới: Xe tăng Israel đứng ở biên giới Israel - Gaza trong khi khói bốc lên từ Gaza trong Chiến dịch Cast Lead, ngày 14-1-2009. Ảnh: Yossi Zamir/Flash90

Năm 2012:

Lực lượng Israel tiêu diệt Ahmed al-Jabari, chỉ huy quân sự của Hamas, trong một cuộc tấn công bằng rocket. Hamas tuyên bố vụ việc đã “mở ra cánh cổng địa ngục”.

CÁC MỐC CHÍNH TRONG XUNG ĐỘT GIỮA ISRAEL VỚI HAMAS VÀ CÁC LỰC LƯỢNG LIÊN QUAN
Người Palestine dập tắt đám cháy sau cuộc không kích của Israel vào chiếc ô tô chở Ahmed al-Jabari, chỉ huy quân sự của Hamas. Ảnh: Reuters

Năm 2014:

Hamas giết chết 3 thiếu niên Israel ở Bờ Tây. Chiến tranh Gaza nổ ra. Các cuộc tấn công bằng rocket và không kích khiến 2.251 người Palestine và 73 người Israel thiệt mạng. Cuộc chiến kéo dài 50 ngày và kết thúc bằng hiệp định đình chiến.

CÁC MỐC CHÍNH TRONG XUNG ĐỘT GIỮA ISRAEL VỚI HAMAS VÀ CÁC LỰC LƯỢNG LIÊN QUAN

Ảnh trên: Một phụ nữ Israel với bức ảnh của 3 thiếu niên Israel bị sát hại tại một cuộc biểu tình ở Tel Aviv. Ảnh: Reuters

Ảnh dưới: Người Palestine tập trung xung quanh của một trung tâm thương mại bị phá hủy trong cuộc Chiến tranh Gaza, ở Rafah, phía Nam Dải Gaza, ngày 24-8-2014. Ảnh: Reuters

Năm 2018:

Biểu tình nổ ra ở biên giới Gaza - Israel khi Đại sứ quán Mỹ di dời tới Jerusalem. Ít nhất 58 người Palestine thiệt mạng trong các cuộc đụng độ khi biểu tình.

CÁC MỐC CHÍNH TRONG XUNG ĐỘT GIỮA ISRAEL VỚI HAMAS VÀ CÁC LỰC LƯỢNG LIÊN QUAN
Người biểu tình Palestine ném đá vào quân đội Israel trong cuộc biểu tình ở biên giới Gaza - Israel, ngày 13-4-2018. Ảnh: AP

Năm 2021:

Giao tranh lại nổ ra khi cảnh sát Israel đột kích Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa ở Jerusalem vào ngày 13-4, đêm đầu tiên của tháng chay Ramadan của người Hồi giáo. Giao tranh giữa Hamas và Israel đã xảy ra sau đó. Ngày 21-5, lệnh ngừng bắn có hiệu lực và kéo dài đến ngày 16-6, khi Hamas thả bóng bay gây cháy qua biên giới Gaza vào Israel.

CÁC MỐC CHÍNH TRONG XUNG ĐỘT GIỮA ISRAEL VỚI HAMAS VÀ CÁC LỰC LƯỢNG LIÊN QUAN
Cảnh sát Israel đụng độ với người Arab bên ngoài Cổng Damascus ở Jerusalem ngày 22-4-2021. Ảnh: Olivier Fitoussi/Flash90

Năm 2022:

Israel đã phải hứng chịu một loạt các cuộc tấn công vào mùa xuân và mùa hè, khiến nước này phải thực hiện những gì họ mô tả là hành động phủ đầu, bao gồm các cuộc không kích nhằm vào chỉ huy cấp cao và các kho vũ khí, chống lại các nhóm chiến binh Hồi giáo. Ít nhất 44 người Palestine, trong đó có 15 trẻ em, đã thiệt mạng trong 3 ngày bạo lực trong tháng 8.

CÁC MỐC CHÍNH TRONG XUNG ĐỘT GIỮA ISRAEL VỚI HAMAS VÀ CÁC LỰC LƯỢNG LIÊN QUAN
Người Palestine tập trung tại một tòa nhà bị sập do cuộc không kích của Israel vào Gaza, ngày 6-8-2022. Ảnh: Getty Images

Năm 2023:

Tháng 1, Israel tiến hành cuộc tấn công đầu tiên trong số 2 cuộc tấn công vào trại tị nạn Jenin ở Bờ Tây, nơi họ cho rằng các chiến binh và nhà hoạt động Palestine đang ẩn náu.

CÁC MỐC CHÍNH TRONG XUNG ĐỘT GIỮA ISRAEL VỚI HAMAS VÀ CÁC LỰC LƯỢNG LIÊN QUAN
Một xe quân sự của Israel ở Jenin ngày 26-1-2023. Ảnh: Getty Images

Ngày 7-10-2023:

Hamas phóng hơn 5.000 quả rocket vào miền Nam Israel. Đáp trả, Israel đã tiến hành không kích, pháo kích. Tổng số người Israel và Palestine thiệt mạng đã vượt con số 1.000. Hàng nghìn người khác bị thương.

CÁC MỐC CHÍNH TRONG XUNG ĐỘT GIỮA ISRAEL VỚI HAMAS VÀ CÁC LỰC LƯỢNG LIÊN QUAN
Ô tô bốc cháy sau khi quả rocket bắn từ Dải Gaza trúng một bãi đậu xe và một tòa nhà ở Ashkelon, miền Nam Israel ngày 7-10-2023. Ảnh: AP

  • CÁC MỐC CHÍNH TRONG XUNG ĐỘT GIỮA ISRAEL VỚI HAMAS VÀ CÁC LỰC LƯỢNG LIÊN QUAN
  • Nội dung: HỮU DƯƠNG - MAI HƯƠNG
  • Kỹ thuật, đồ họa: TÔ NGỌC
top