LONGFORM15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 4: Chăm lo sức dân trong cái khó vạn lần

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 4: Chăm lo sức dân trong cái khó vạn lần

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 4: Chăm lo sức dân trong cái khó vạn lần

Xác định con người là trung tâm của quá trình phát triển, những năm qua, xây dựng hệ thống an sinh xã hội toàn diện, bao trùm, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân luôn được thành phố Hà Nội quan tâm thúc đẩy, coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xương sống của hệ thống chính sách xã hội và là mục tiêu, động lực để Thành phố phát triển nhanh, bền vững.

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 4: Chăm lo sức dân trong cái khó vạn lần

Phải khẳng định, sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, nguồn lực để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đã được gia tăng, tạo cơ sở để Hà Nội phát triển đồng bộ. Về thăm những làng, xã được sáp nhập về Hà Nội, những ngôi nhà khang trang với mái bằng, tường sơn rực rỡ cho thấy đời sống của người dân đã có những đổi thay tích cực.

Anh Kiều Chí Tân, 53 tuổi, thôn Sổ Tơi, xã Yên Trung, Thạch Thất, vui mừng chia sẻ, từ sau năm 2008, được Thành phố hỗ trợ con giống, kỹ thuật, nguồn vốn để đầu tư chăn nuôi, cuộc sống ngày càng ổn định và đi lên. Sở hữu một trang trại vịt cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng/năm, một con số mà trước đây, như anh Tân nói: “Có nằm mơ cũng không nghĩ mình có thể làm được!”.

“Trước lo ăn còn không đủ, giờ đây, một năm gia đình tôi có thể đi du lịch đây đó 2-3 lần. Con cái được ăn học đàng hoàng. Dân chúng tôi giờ đến 90% đã được tiếp cận tới Internet”, anh Tân phấn khởi chia sẻ thêm.

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 4: Chăm lo sức dân trong cái khó vạn lần
Xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ hôm nay.

Tại xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, đồng chí Lê Đình Bình, Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Võng Xuyên cho biết, trước khi sáp nhập, huyện có cơ sở hạ tầng thiếu thốn, có nhiều làng nghề nhưng chưa thực sự tạo được đột phá, sau khi sáp nhập về Thủ đô, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã dần dần đi theo hướng tích cực, hằng năm các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều đạt và vượt. Cơ sở hạ tầng nông thôn như điện, đường, trường học, trạm y tế được đầu tư tương đối đồng bộ, khang trang...

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 4: Chăm lo sức dân trong cái khó vạn lần

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 4: Chăm lo sức dân trong cái khó vạn lần

Trong một cuộc phỏng vấn với báo chí năm 2022, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã nêu trăn trở của mình, ông trăn trở vì sao đến nay Hà Nội-Hà Tây sau thời gian dài hợp nhất, chưa nói Mê Linh xưa thuộc Vĩnh Phúc và mấy xã của Hòa Bình, mà phía Tây và Tây Nam của Hà Nội có thể nói vẫn là vùng trũng phát triển. “Tại sao Hà Nội thu nhập bình quân 5.235 USD/người mà ở những huyện đấy lại có người 53 triệu đồng/năm, “trũng” không chỉ ở Hà Nội mà so với các tỉnh xung quanh”, nỗi niềm của đồng chí lãnh đạo Hà Nội cho thấy, thành phố vẫn và luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho những vùng sáp nhập vào Thủ đô, mong muốn và quyết liệt thực hiện việc chăm lo phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân.

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 4: Chăm lo sức dân trong cái khó vạn lần
Đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cùng Đoàn công tác đi thị sát, kiểm tra và làm việc với Quận ủy Hoàng Mai về công tác phòng, chống dịch Covid-19 tren địa bàn (ngày 10-8-2021). Ảnh: TTXVN

Năm 2021, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình số 08/Ctr-TU về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025”. Theo đó, Thành ủy Hà Nội đề ra mục tiêu tổng quát là giải quyết hài hòa, hiệu quả giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội và quản trị xã hội; trong đó, phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, bao trùm và bền vững, không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân; phấn đấu đạt nhiều chỉ tiêu cao hơn mức chuẩn quốc gia, góp phần xây dựng thành phố Hà Nội phát triển nhanh, bền vững và tiến bộ.

“Bảo đảm an sinh xã hội, không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô, giảm chênh lệch mức sống giữa khu vực đô thị và nông thôn”; “Tiếp tục phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô”… Đây là chủ trương được nêu rõ tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ thành phố Hà Nội; đồng thời là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ, chính quyền và các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội.

Theo Phó giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội Nguyễn Hồng Dân, trong số 27 chỉ tiêu cụ thể của Chương trình số 08-CTr/TU, có nhiều chỉ tiêu được thực hiện rất tốt, như: Tỷ lệ thất nghiệp dưới 3% (hiện ở mức 2,12%); giải quyết việc làm cho gần 160.000 lượt người/năm (số liệu cập nhật đến ngày 20-8 là 153.523 lao động, đạt 96% kế hoạch năm)…

Đồng chí Nguyễn Văn Hiển, Phó chủ tịch UBND xã Sen Phương, huyện Phúc Thọ cho biết, tại xã Sen Phương, thu nhập bình quân đầu người hằng năm, năm sau tăng hơn năm trước. Nhờ tăng tốc về kinh tế, xã có bệ đỡ để thực hiện tốt chế độ chính sách, trợ cấp xã hội hằng tháng, tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho các đối tượng chính sách, người có công, người cao tuổi, hộ nghèo,...

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 4: Chăm lo sức dân trong cái khó vạn lần

Theo bà Nguyễn Thị Trường, 47 tuổi, xã Sen Phương, từ khi sáp nhập về Hà Nội, thu nhập của người dân được tăng cao, không những thế, đời sống tinh thần cũng được nâng lên. “Trước tôi chỉ làm may vá nhỏ ở nhà, nhờ giao thông phát triển, nhà ra mặt đường lớn, tôi đã mở được cả xưởng may. Lúc còn nghèo, còn đói thì không thể để tâm nhiều đến việc cho con cái ăn học đàng hoàng, hay nghĩ đến những việc khác. Giờ đây, gia đình tôi đã biết chú trọng đến việc cho các cháu được đi học, tiếp cận công nghệ mới”, bà Nguyễn Thị Trường tâm sự.

Thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Hà Nội dự kiến đầu tư hơn 2.144 tỷ đồng nhằm phấn đấu đưa mức sống và thu nhập của đồng bào ngang bằng với nhân dân các xã vùng ngoại thành.

Chia sẻ với báo chí, ông Nguyễn Nguyên Quân, Trưởng ban Dân tộc thành phố Hà Nội khẳng định, thời điểm mới sáp nhập, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi của Hà Nội còn rất nhiều khó khăn. 15 năm qua, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo, ban hành nhiều nghị quyết, chương trình, kế hoạch và bố trí nguồn lực để phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Chủ trương này được quán triệt xuyên suốt từ cấp Thành phố đến các quận, huyện, thị xã bằng những chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể. Điển hình như tại huyện Mê Linh, ngay trong thời điểm khó khăn khi cả đất nước cùng gồng mình chống dịch Covid-19, UBND huyện Mê Linh, TP Hà Nội vẫn tập trung huy động nguồn lực, tổ chức triển khai việc hỗ trợ, giúp đỡ hàng trăm người lao động, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn ổn định cuộc sống. Theo Phó chủ tịch UBND huyện Mê Linh Lê Văn Khương, huyện đặc biệt quan tâm đến công tác an sinh xã hội, thường xuyên quan tâm, giúp đỡ hộ nghèo bằng nhiều hình thức như dạy nghề, tạo việc làm, hỗ trợ xây nhà, hỗ trợ vay vốn để sản xuất, chăn nuôi; hỗ trợ tiền điện, học phí, chi phí học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn; vận động các doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí ủng hộ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đặc biệt khó khăn,...

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 4: Chăm lo sức dân trong cái khó vạn lần
Lãnh đạo huyện Mê Linh đã thăm hỏi, tặng quà một số gia đình chính sách, người có công trên địa bàn huyện (ngày 20-7-2023). Ảnh: melinh.hanoi.gov.vn

Với quan điểm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, khi đại dịch Covid-19 bùng phát, diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đời sống, việc làm, thu nhập, sức khỏe của người dân, Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội đã quyết liệt chỉ đạo, điều hành, triển khai nhiều giải pháp bảo đảm an sinh xã hội, góp phần gỡ khó cho doanh nghiệp, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, bảo đảm đời sống và an toàn cho nhân dân, thực hiện hiệu quả mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Theo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội, tính đến tháng 9-2022, thành phố đã hoàn thành việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động khó khăn do đại dịch Covid-19, thẩm định hồ sơ và phê duyệt hỗ trợ cho 2.610.829 lượt đối tượng, với kinh phí 2.659,769 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Thành phố quan tâm thúc đẩy phát triển thị trường lao động với các điểm, sàn giao dịch việc làm vệ tinh tại các quận, huyện; mở rộng số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tạo “bệ đỡ” quan trọng cho hệ thống an sinh xã hội. Các chính sách tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin… cũng được thực hiện hiệu quả, trở thành điểm sáng của cả nước. Nhiều đối tượng đặc thù được hỗ trợ để có mức sống trên chuẩn nghèo, như trẻ em dưới 15 tuổi, người cao tuổi cô đơn, người khuyết tật đặc biệt nặng, người mắc bệnh hiểm nghèo được hưởng mức hỗ trợ 2 triệu đồng/người/tháng đối với khu vực nông thôn; 2,5 triệu đồng/người/tháng đối với khu vực thành thị. Hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế cho thành viên hộ nghèo được công nhận thoát nghèo đồng thời thoát cận nghèo, thành viên hộ cận nghèo được công nhận thoát cận nghèo….

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 4: Chăm lo sức dân trong cái khó vạn lần

Tham quan hệ thống điện, đường, trường, trạm tại xã Yên Trung, huyện Thạch Thất, Chủ tịch UBND xã Yên Trung Đinh Công Long hồ hởi cho biết, hệ thống công trình giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất trường học, nhà văn hóa thôn đã được đầu tư xây dựng đảm bảo. Năm 2016 xã Yên Trung được UBND thành phố công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, hiện nay xã vẫn tiếp tục duy trì và hoàn thiện để đề nghị UBND thành phố công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 4: Chăm lo sức dân trong cái khó vạn lần

Đồng quan điểm về vai trò của tập thể lãnh đạo cũng như sự đồng thuận của nhân dân trong phát triển kinh tế-xã hội địa phương, đồng chí Lê Đình Bình, Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ cho rằng, xã Võng Xuyên phát triển tốt dựa trên sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát quyết liệt từ thành phố đến Đảng ủy, HĐND, UBND xã, sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị từ xã đến thôn và sự đồng thuận, chung sức, đồng lòng của nhân dân.

“Quá trình thực hiện nhiệm vụ, xã cũng thường xuyên nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tạo điều kiện, hỗ trợ từ huyện. Đặc biệt năm 2010 xã được huyện Phúc Thọ và thành phố Hà Nội chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới; đầu năm 2022, tiếp tục được chọn là xã xây dựng nông thôn mới nâng cao trước một bước của huyện. Xã đã đẩy mạnh thu hút đầu tư, khởi công cụm công nghiệp Võng Xuyên góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân...”, đồng chí Lê Đình Bình nhấn mạnh.

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 4: Chăm lo sức dân trong cái khó vạn lần
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Tổ dân phố số 3, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 4: Chăm lo sức dân trong cái khó vạn lần

Mặc dù, nhiều địa phương đã có những bước tiến dài trong những bứt phá, thay đổi nhưng không vì thế, địa phương có suy nghĩ “cầm chừng”. Đau đáu về những vướng mắc còn tồn tại, đồng chí Nguyễn Văn Hiển, Phó chủ tịch UBND xã Sen Phương, huyện Phúc Thọ cho biết: “Hiện nay, xã vẫn còn gặp một số khó khăn, vướng mắc để phát triển toàn diện. Ví dụ như, sau khi thực hiện Nghị quyết số 41 của thành phố về việc chuyển hệ thống mương cấp 3 cho Công ty Sông Tích được 3, 4 năm, từ năm 2021 lại chuyển về cho xã, hiện tại chưa được đầu tư sửa chữa. Diện tích đất quỹ 2 cho thầu thời gian 5 năm vì vậy nhân dân không mặn mà, không đấu giá vì thời gian quá ngắn”. Từ những khó khăn, vướng mắc, Phó chủ tịch UBND xã Sen Phương đưa ra những kiến nghị đề xuất về việc thành phố tiếp tục đầu tư tu sửa hệ thống đường mương nội đồng; có cơ chế cho thầu diện tích đất ven sông để làm bến trung chuyển vật liệu xây dựng góp phần phát triển kinh tế-xã hội; tiếp tục tu sửa các di tích đã được xếp hạng và xây dựng các nhà văn hóa thôn...

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 4: Chăm lo sức dân trong cái khó vạn lần
Giải quyết thủ tục hành chính công tại xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ.

Tại xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, đồng chí Lê Đình Bình, Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Võng Xuyên trăn trở, hiện nay chưa có cụm công nghiệp nào trên địa bàn xã đưa vào hoạt động, chưa có địa điểm sản xuất, thu hút lực lượng lao động vì vậy, nhiều con em trên địa bàn còn gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm. Trên địa bàn xã có hơn 500 xe ô tô các loại, nhưng hiện nay chưa có bến xe tĩnh nên gặp khó khăn trong việc giao thương và giao thông. Việc tích tụ ruộng đất để đưa khoa học kỹ thuật sản xuất vào vùng chuyên canh lớn cũng còn gặp nhiều khó khăn. Chủ tịch UBND xã Võng Xuyên đề nghị thành phố quan tâm đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng cụm công nghiệp để thu hút và giải quyết việc làm cho người lao động; quan tâm đầu tư bến xe tĩnh trên địa bàn để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông;...

Từ những ngày đầu còn nhiều khó khăn, bỡ ngỡ, từ việc lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng địa phương “vào guồng”, đến việc lên giây cót, huy động sức dân đồng lòng để xây dựng quê hương đổi mới, đến nay, nhiều địa phương sáp nhập về Hà Nội đã và đang có diện mạo nông thôn đổi thay tích cực theo hướng ngày một văn minh, hiện đại, an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống người dân ấm no, hạnh phúc.

Thủ đô Hà Nội phấn đấu đưa mức sống và thu nhập của nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ngang bằng với nhân dân các xã vùng ngoại thành Hà Nội; cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo của thành phố; giữ vững tỷ lệ 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 60% đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, góp phần thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5-5-2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 4: Chăm lo sức dân trong cái khó vạn lần
Nhiều địa phương sáp nhập về Hà Nội đã và đang có diện mạo nông thôn đổi thay tích cực theo hướng ngày một văn minh, hiện đại, an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống người dân ấm no, hạnh phúc. Ảnh: vietnamnet.vn

  • 15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 4: Chăm lo sức dân trong cái khó vạn lần
  • Nội dung: NHÓM PHÓNG VIÊN
  • Ảnh: Báo Quân đội nhân dân, CTV, vietnamnet
  • Kỹ thuật, đồ họa: TÔ NGỌC
top