LONGFORM15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ

Ngày 1-8-2008, Nghị quyết số 15 của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan chính thức có hiệu lực, mở ra thời kỳ xây dựng, kiến tạo to lớn cả về lượng và chất của Thủ đô. Từ đây, Hà Nội có hình dạng trên bản đồ giống một trái tim cách điệu, trùng hợp thú vị với vị thế trái tim của cả nước. 15 năm đã qua, thời gian chưa phải là dài so với tiến trình lịch sử hơn 1.000 năm của Thăng Long-Hà Nội, nhưng cũng đủ để chúng ta nhìn nhận lại những kết quả đã đạt được, rút ra bài học cho giai đoạn tiếp theo, góp phần đưa Thủ đô ngày càng phát triển giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

Nhân dịp này, Báo Quân đội nhân dân giới thiệu loạt bài: “15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô: Cuộc kiến tạo mang tầm vóc lịch sử”.

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ

Kinh đô Thăng Long xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay, là nơi hội tụ hồn thiêng sông núi, nơi “có cái thế rồng cuộn, hổ ngồi, đã đúng ngôi nam, bắc, đông, tây lại tiện thế nhìn sông, tựa núi...”, như Vua Lý Công Uẩn đã viết trong Chiếu dời đô từ Hoa Lư về Đại La năm 1010. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, sau nhiều lần thay đổi địa giới, Hà Nội không ngừng phát triển, xứng đáng là biểu tượng của niềm tin, ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn dân tộc.

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ
Giai đoạn 1954 - 2010, Hà Nội có bốn lần điều chỉnh lớn về địa giới hành chính vào các năm: 1961, 1978, 1991 và 2008. Trong đó, năm 1961 và 1978 là mở rộng, năm 1991 là thu hẹp và năm 2008 lại được mở rộng với quy mô như hiện nay. Hà Nội mở rộng có diện tích 3.328,89km2, dân số (ước tính đến tháng 6-2023) là 8.564,5 nghìn người (gấp 1,37 lần so với thời điểm mới hợp nhất), có 30 quận, huyện, thị xã và 579 xã, phường, thị trấn (tăng 2 phường), là Thủ đô lớn thứ 17 trên thế giới.
15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ
15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ
Chủ tịch Hồ Chí Minh xem mô hình quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội ngày 16-11-1959. Ảnh: hochiminh.vn

Nhìn lại lịch sử, công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ khi trở về Thủ đô sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đã dành nhiều thời gian để chỉ đạo công tác quy hoạch và xây dựng Thủ đô. Phát biểu tại Hội nghị Bộ Chính trị bàn về mở rộng thành phố Hà Nội theo kế hoạch dài hạn, ngày 29-8-1958, Người nêu rõ: “Mở rộng thành phố phải căn cứ vào thiên thời (mưa, gió, nắng…), địa lợi (địa chất, sông hồ…) và nhân hòa (lợi ích của nhân dân, của Chính phủ…). Công tác quy hoạch thành phố phải hợp lý, bảo đảm được cả về kinh tế, mỹ quan và quốc phòng, phải có kế hoạch vận động quần chúng tham gia, có ban phụ trách để chịu trách nhiệm, tránh lối làm đại khái, lãng phí…. Sau đó, Người còn căn dặn trong thiết kế phải đồng bộ (đường sá, hệ thống thoát nước, lưới điện…), tránh cản trở sự đi lại của nhân dân; phải có quy hoạch trước, tránh làm rồi lại phá đi và phải thực hiện nhanh-nhiều-tốt-rẻ.

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ

Trước khi có cuộc chuyển mình lịch sử năm 2008, Thủ đô Hà Nội đã có ba lần điều chỉnh địa giới vào các năm 1960, 1978, 1991. Ngay từ những năm tháng bộn bề công việc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng, Chính phủ đã sớm tiên lượng trước về viễn cảnh của một Hà Nội chật chội sau chiến tranh, dân số gia tăng, giao thông ùn tắc và tầm quan trọng của việc kiến thiết, xây dựng Thủ đô. Cơ quan chuyên trách nghiên cứu, quản lý xây dựng và phát triển Thủ đô đã sớm được thành lập ở cả cấp bộ và địa phương, như Viện Thiết kế quy hoạch Hà Nội, nay là Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội (năm 1962); Phòng Quy hoạch 3 - Phòng Hà Nội thuộc Viện Quy hoạch Đô thị nông thôn (Bộ Kiến trúc)…

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ
Thủ đô Hà Nội đã có ba lần điều chỉnh địa giới vào các năm 1960, 1978, 1991.

Bước vào giai đoạn phát triển mới, tầm nhìn chiến lược cho sự phát triển Thủ đô tiếp tục được khẳng định tại nhiều văn kiên của Đảng, Quốc hội, đặc biệt là Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 15-12-2000 của Bộ Chính trị (khóa VIII) và Pháp lệnh Thủ đô số 29 ngày 28-12-2000 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trong đó nhấn mạnh, Hà Nội là Thủ đô đa chức năng, một mô hình thể hiện sự tiếp nối quá trình hình thành và phát triển của Thăng Long - Hà Nội.

Làm rõ thêm về vấn đề này trước Quốc hội ngày 29-5-2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, điều đó đòi hỏi Thủ đô Hà Nội cần được xây dựng và phát triển một cách toàn diện, xứng tầm là Thủ đô của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và trong tương lai với quy mô dân số ổn định sẽ đạt khoảng 120 triệu người; phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước, nguyện vọng của nhân dân; và cũng phù hợp với mô hình Thủ đô của nhiều nước trên thế giới.

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ
Văn hóa Hà Nội là nguồn sức mạnh to lớn xét trên nhiều góc độ, tầng mức, cả chiều sâu và quy mô, tính chất.

Trước yêu cầu cấp thiết về một không gian đủ lớn cho Hà Nội phát triển, sau quá trình nghiên cứu công phu và khoa học, Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (khóa X), tháng 1-2008, đã đồng ý chủ trương mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội. Và chưa đầy nửa năm sau, ngày 19-5-2008, tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XII, Nghị quyết về điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan được thông với 92,9% số phiếu tán thành. Với việc mở rộng này, địa thế của Hà Nội tựa vào dãy núi Ba Vì và hướng ra sông Hồng, luôn giữ được thế rồng cuộn hổ ngồi tiện hướng nhìn sông dựa núi. Đây cũng là điều kiện tiên quyết cho việc xây dựng và thông qua quy hoạch phát triển Thủ đô Hà Nội xứng tầm, góp phần quan trọng vào tiến trình xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Bác Hồ hằng mong muốn.

Phát biểu tại cuộc họp HĐND TP Hà Nội (hợp nhất) ngày 1-8-2008, Chủ tịch Quốc hội (nay là Tổng Bí thư) Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, trong lịch sử phát triển, Thăng Long - Hà Nội đã có nhiều lần thay đổi, điều chỉnh địa giới hành chính, nhưng đây là lần điều chỉnh mở rộng với quy mô lớn nhất, mang tính lịch sử, có tầm nhìn xa. Với diện mạo mới, Hà Nội sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nhưng cũng đứng trước những thách thức.

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến cho rằng, Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội khóa XII đã mở ra những cơ hội lịch sử, giúp Thủ đô Hà Nội khắc phục những khó khăn, bất cập, đồng thời hiện thực hóa mục tiêu phát triển lâu dài, bền vững; xứng đáng với vai trò là Trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế.

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ
Sự mở rộng Hà Nội mang lại cho Hà Nội những cơ hội và động lực phát triển mới.

Còn theo TS Nguyễn Minh Phong - Nguyên Trưởng Phòng nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, sự mở rộng Hà Nội lần này có ý nghĩa quan trọng nhất cả về lượng và chất so với bất kỳ sự điều chỉnh nào trước đó về địa giới Thủ đô, mang lại cho Hà Nội những cơ hội và động lực phát triển mới như: Tiềm năng đất đai tốt hơn cho phát triển kinh tế - xã hội, đô thị; nguồn lực con người dồi dào hơn; cơ hội cải thiện cơ cấu kinh tế theo hướng đa dạng, hiện đại và hiệu quả hơn; tiềm lực vượt trội về các di sản văn hóa. Hà Nội mở rộng cũng có thị trường mở rộng hơn, có tính bổ sung, liên kết, hoàn chỉnh và hấp dẫn hơn.

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ

Thực hiện một Nghị quyết với tầm nhìn cả trăm năm, nhiều việc chưa có trong tiền lệ, Hà Nội có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, nhưng cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Ông Phạm Quang Nghị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội - người tham gia vào quá trình nghiên cứu thảo luận đề án mở rộng Thủ đô ở cả hai vai-Trung ương và địa phương, rồi trực tiếp lãnh đạo Hà Nội sau hợp nhất cho biết, việc mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, về mặt chủ trương, đã được đề ra khá sớm, suốt gần hai nhiệm kỳ Chính phủ. Đi cùng với đó là cả “núi công việc” phải làm để đạt được sự đồng thuận mở rộng Thủ đô cũng như triển khai thực hiện.

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ
Ông Phạm Quang Nghị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội

Ông Phạm Quang Nghị kể: Việc mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, các cơ quan chức năng nghiên cứu khá công phu, đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhiều cơ quan, nhiều cấp, nhiều ngành. Tuy nhiên, ngay trong quá trình thảo luận để đi đến thống nhất với chủ trương của Chính phủ, nghị quyết của Đảng, Quốc hội, không ít ý kiến bày tỏ băn khoăn, lo ngại, thậm chí có người không đồng tình. Một loạt câu hỏi được đặt ra khi đó: Sau khi mở rộng, năng lực tổ chức, quản lý, điều hành của Thành phố Hà Nội liệu có đảm đương được khối lượng công việc mới mẻ, to lớn, trên một địa bàn đông dân cư, diện tích lớn, đa dạng về văn hóa hay không? Sau khi hợp nhất, việc đoàn kết, thống nhất, chung tay thực hiện nhiệm vụ đặt ra liệu có đáp ứng được yêu cầu? Sự gắn kết để tiếp tục bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa của các địa phương sẽ diễn ra như thế nào? Hay có ý kiến lo ngại thực trạng Hà Nội khi đó chưa phải đã khá giả, mở rộng địa giới lại phải “gánh” thêm một số xã, huyện của địa phương khác…

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ
Khi chuyển mình và phát triển hiện đại, Hà Nội vẫn giữ trong mình những nét hoài cổ độc đáo.

“Có một kỷ niệm đáng nhớ, văn bản dự thảo Tờ trình lần cuối để Thủ tướng báo cáo trước Quốc hội do Bộ Nội vụ chuẩn bị dù đã được chỉnh sửa nhiều lần, song tính thuyết phục của văn bản vẫn không đạt. Trong một phiên họp Bộ Chính trị, Thủ tướng đã chuyển cho tôi chỉnh sửa, viết lại. Điều đáng mừng là Tờ trình ấy đã được Quốc hội biểu quyết thông qua”, ông Phạm Quang Nghị nói.

Lâu nay ai cũng biết, giữa hai quyết định chia tách và hợp nhất các đơn vị hành chính thì bao giờ quyết định chia tách cũng thuận lợi hơn rất nhiều vì cán bộ phấn khởi, bộ máy được nở ra, biên chế được tăng lên, cơ sở vật chất được đổi mới, chức danh, chức phận đều được đề bạt, cơi nới rất nhiều. Với sáp nhập thì không phải thế, đặc biệt việc mở rộng Thủ đô lần này quy mô rất lớn, có thêm nhiều đơn vị hành chính mới. Khó khăn lớn nhất là việc hợp nhất tổ chức bộ máy và cán bộ. Hai cơ quan sáp nhập, vậy bố trí ai đứng đầu? Nhiều cấp phó như vậy cần giải quyết như thế nào, sắp xếp anh em đi đâu? Những phòng, ban trực thuộc các sở, ngành thu gọn ra sao?... Rồi vấn đề hội nhập văn hóa Thăng Long - văn hóa xứ Đoài làm thế nào để vừa giữ được bản sắc đặc trưng của hai vùng mà vẫn tạo ra được một văn hóa chung của Hà Nội?...

Hà Nội vừa mở rộng thì thiên nhiên như muốn thử thách lòng người. Một trận mưa lớn chưa từng có trong lịch sử như nhấn chìm thành phố trong biển nước suốt nhiều ngày liền. Mọi sinh hoạt bị đảo lộn, thậm chí là ngừng trệ. Trong khi đó cả thành phố phải khẩn trương tập trung toàn lực vào chuẩn bị cho Đại lễ kỷ niệm nghìn năm Thăng Long Hà Nội 2010…

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ
Hà Nội: Diện mạo nông thôn mới có nhiều đổi thay tích cực.

Theo ông Phạm Quang Nghị, có lẽ vì môi trường công việc nơi đây thực sự khó khăn, phức tạp, nhạy cảm và luôn chịu nhiều áp lực trước những đòi hỏi, yêu cầu cao; là nơi trên soi dưới xét; dư luận xã hội luôn nhiệt tình cho ý kiến, góp ý, bình luận, khen chê.... “Đẽo được cày giữa Đại lộ Thăng Long” là việc không bao giờ dễ dàng với bất cứ ai. Cận nhắc, đắn đo, chịu sức ép nhiều chiều của dư luận, nghe ý kiến trái, phải, ngược, xuôi của các cơ quan, các chuyên gia, các nhà tư vấn... rồi ra quyết định. Thật đáng mừng là Hà Nội đã giải quyết thành công chủ trương mở rộng Thủ đô.

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ

Ông Phạm Quang Nghị cho biết, ngay sau khi có Nghị quyết số 15 của Quốc hội, Thành ủy và chính quyền Thành phố đã tập trung sức lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt 5 nhiệm vụ trọng tâm: Đẩy mạnh cải cách hành chính; chấn chỉnh trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực xây dựng và quản lý đô thị; đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương xã hội hóa; tăng cường đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; nâng cao chất lượng công tác tiếp dân và giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Đồng thời, thực hiện tốt hai khâu đột phá về công tác cán bộ và cải cách hành chính.

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ
Hà Nội đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc phát triển, đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông đô thị. “Mạch máu” giao thông thủ đô từng bước được hoàn thiện, góp phần tăng khả năng kết nối, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Từ Nghị quyết của Quốc hội, các bước tiếp theo như xây dựng các đồ án quy hoạch phân khu, xây dựng chi tiết trên địa bàn toàn thành phố được khởi động. Hà Nội chính thức bắt tay xây dựng mô hình đô thị trung tâm với 5 đô thị vệ tinh, được kết nối bằng hệ thống giao thông đường vành đai, kết hợp các trục hướng tâm có mối liên kết với hệ thống giao thông Vùng và quốc gia. Một hành lang xanh với 70% diện tích đất tự nhiên được đưa vào lộ trình thực hiện.

Đến nay, các đồ án quy hoạch chung được UBND Thành phố phê duyệt đã phủ kín 100%, tạo cơ sở cho hàng loạt bước phát triển mang tính đột phá. Hệ thống giao thông khung không ngừng mở rộng, cùng với đường vành đai 2, vành đai 2,5, các đường vành đai 3 và 4 đang dần hình thành kết nối Hà Nội với các Vùng Thủ đô và trọng điểm kinh tế phía Bắc. Nhiều tiềm năng như bất động sản được đánh thức, quỹ đất cho phát triển được tối ưu hóa. Đã có 22 triệu m2 quỹ nhà ở mới được tạo lập, góp phần giãn dân ra khỏi nội đô, đưa diện tích bình quân nhà ở đạt 26,1 m2/người.

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ
Hòa mình vào dòng chảy phát triển của đất nước, TP Hà Nội đang chuyển mình mạnh mẽ hướng tới trở thành Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, vươn tầm khu vực và thế giới.

Kinh tế Thủ đô tăng trưởng khá, đảm bảo các cân đối lớn ngay cả khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Xây dựng nông thôn mới đạt kết quả nổi bật, dẫn đầu cả nước về số xã đạt nông thôn mới; 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Nhiều địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số sau khi hợp nhất đã có điện, đường làng, ngõ xóm ngày càng sáng, xanh, sạch đẹp hơn. Sự nghiệp văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển, đạt nhiều kết quả quan trọng, giữ vững danh hiệu Thành phố vì hòa bình và được UNESCO công nhận là "Thành phố sáng tạo của thế giới". Văn hóa các vùng sau hợp nhất có sự giao lưu, bổ sung cho nhau. Quốc phòng, an ninh được tăng cường; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

15 năm hòa nhịp sống mới của Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội.

Từ Kinh đô Thăng Long, trải qua bao thăng trầm, đắp bồi của lịch sử, Thủ đô Hà Nội hôm nay đã mang một tầm vóc mới. 15 năm cho một chiến lược lớn là không hề dễ dàng, nhưng với quyết tâm của cả hệ thống chính trị và mỗi người dân, cùng hệ thống giải pháp đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả, Hà Nội đã và đang vươn mình phát triển mạnh mẽ, không chỉ khẳng định là một trong hai đầu tàu kinh tế của đất nước mà còn là đầu não chính trị - hành chính quốc gia, là bộ mặt, niềm tự hào dân tộc.

Những thành tựu nổi bật, những "bài toán" khó đã được Hà Nội hóa giải, hay còn những tồn tại, thách thức nào cần nhận diện để làm tốt hơn, sẽ được chúng tôi đề cập sâu hơn ở các bài tiếp theo của loạt phóng sự này.

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ
Đại lộ Thăng Long hiện đại có chiều dài 29km, chiều rộng trung bình 140m, điểm đầu là nút giao Trung Hòa và điểm cuối là nút giao Hòa Lạc, được đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng và thông xe vào tháng 10-2010, đúng dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, có vai trò kết nối đô thị vệ tinh Hòa Lạc 600.000 dân với trung tâm Hà Nội.
15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ

Bài 2: Cuộc sắp xếp bộ máy chưa từng có trong tiền lệ

  • 15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ
  • Nội dung: NHÓM PHÓNG VIÊN
  • Ảnh: Báo Quân đội nhân dân, Tư liệu, CTV
  • Kỹ thuật, đồ họa: TÔ NGỌC
top