LONGFORM15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 3: Vững vàng vị thế đầu tàu kinh tế

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 3: Vững vàng vị thế đầu tàu kinh tế

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 3: Vững vàng vị thế đầu tàu kinh tế

Thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội, Hà Nội đã có thêm nhiều nguồn lực để tăng tốc phát triển kinh tế, tạo ra sự thay đổi cả về chất và lượng, khẳng định vị trí đầu tàu, động lực phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Diện mạo Thủ đô ngày càng khang trang, hiện đại hơn. Tuy nhiên, quá trình phát triển cũng đặt ra nhiều vấn đề, “bài toán” khó, cần sự vào cuộc quyết liệt một cách đồng bộ của cả hệ thống chính quyền, cộng đồng người dân và doanh nghiệp.

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 3: Vững vàng vị thế đầu tàu kinh tế

Sau mở rộng, phần lớn xã, huyện của Hà Nội thuộc vùng nông thôn. Bên cạnh đó, Hà Nội còn có khoảng hơn 100 nghìn người dân tộc thiểu số sinh sống ở tất cả 30/30 quận, huyện, thị xã, chiếm 1,3% dân số toàn Thành phố. Một nửa trong số này ở Hà Tây và một số xã trước đây thuộc Hòa Bình. Điều kiện kinh tế của người dân ở những khu vực này gặp rất nhiều khó khăn. Làm sao để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, phát huy lợi thế, đưa các địa phương này bắt nhịp với đà phát triển chung của cả Thành phố, là điều các thế hệ lãnh đạo của Hà Nội luôn quan tâm, trăn trở.

Sau 15 năm, nhờ những chính sách, giải pháp đồng bộ, hiệu quả, diện mạo của những vùng quê đã đổi khác, trở thành điểm sáng trong bức tranh đổi mới của nông thôn Thủ đô. Nếu như trước đây, đồng bào miền núi, vùng dân tộc thiểu số còn loay hoay với bài toán “trồng cây gì, nuôi con gì”, thiếu điện, sản xuất chủ yếu tự cung, tự cấp, thì giờ đây họ đã thoát nghèo một cách bền vững, đời sống khấm khá lên từng ngày.

Đi thẳng từ đại lộ Thăng Long qua đoạn đường nối khoảng 7km rẽ vào cao tốc Hà Nội-Hòa Bình, đi tiếp vài cây số nữa đến xã Yên Trung, huyện Thạch Thất, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên trước diện mạo đổi mới nơi đây. Xuất phát điểm là một xã miền núi nghèo của huyện Lương Sơn, Hòa Bình, 83% dân số là người dân tộc Mường, đường giao thông chủ yếu là đường đất, thì nay đã được cứng hóa, bê tông hóa; hệ thống đèn cao áp chiếu sáng chạy suốt các trục đường chính, ô tô vào tận ngõ nhà dân, hệ thống trường, trạm, thiết chế văn hóa được mở mang, xây dựng đúng tiêu chuẩn một xã nông thôn mới.

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 3: Vững vàng vị thế đầu tàu kinh tế
Sau 15 năm, nhờ những chính sách, giải pháp đồng bộ, hiệu quả, diện mạo của những vùng quê đã đổi khác, trở thành điểm sáng trong bức tranh đổi mới của nông thôn Thủ đô.

Sau 15 năm, gia đình ông Nguyễn Văn Tuấn, thôn Hội Hương, xã Yên Trung từ hộ nghèo vươn lên khá giả, có thu nhập ổn định nhờ mở cửa hàng xay xát. Ông chia sẻ, sau khi về Hà Nội, điều kiện điện, đường, trường, trạm ở xã thay đổi hẳn. Nhờ có điện lưới, đường nhựa về tận ngõ nên mở được cửa hàng kinh doanh, có điều kiện sử dụng điều hòa, tủ lạnh. Theo chia sẻ của Chủ tịch UBND xã Yên Trung Đinh Công Long, thu nhập bình quân ở Yên Trung hiện nay tăng gần 13 lần so với thời điểm năm 2008, đạt 64,2 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 1%, năm 2023 phấn đấu không còn hộ nghèo.

Cách Yên Trung không xa là xã Tiến Xuân, cũng có sự đổi thay toàn diện sau khi trở thành một phần của Thủ đô. Đặc biệt, nhờ hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp, nhiều hộ dân trong xã đã mạnh dạn phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi trang trại, trồng rừng kết hợp trồng cây ăn trái… đời sống đi lên rõ rệt.

Yên Trung, Tiến Xuân chỉ là 2 trong 14 xã miền núi của Hà Nội được hưởng lợi từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, được thành phố triển khai tại 5 huyện là Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức và Chương Mỹ. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo tại những huyện này đã giảm xuống còn 0,42% so với 14% của năm 2008.

Một địểm sáng khác có thể kể đến là huyện Mê Linh. Những ngày đầu mới sáp nhập, Mê Linh còn rất nhiều khó khăn, hạ tầng kỹ thuật yếu kém, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp; thu nhập bình quân chỉ đạt 11 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo lên đến 10,77%. Theo chia sẻ của ông Nguyễn Văn Thỉnh, Bí thư Chi bộ Tổ dân phố số 3, thị trấn Chi Đông, trước đây, hầu hết các tuyến đường lầy lội, bụi bặm, nhiều "ổ voi", “ổ gà”. Từ khi về Hà Nội, các tuyến đường cũ được nâng cấp, mở rộng, nhiều tuyến đường được xây mới, giúp cho việc đi lại, buôn bán của người dân thuận lợi hơn. Còn theo ông Lưu Văn Ca, thôn Bồng Mạc, xã Liên Mạc: "Trước đây đồng ruộng manh mún, đường đi nhỏ hẹp, ngập úng thường xuyên nên làm ruộng rất vất vả. Còn giờ đây, sản xuất nông nghiệp đã cơ giới hóa đồng bộ, đường nội đồng được cứng hóa, người nông dân đi làm mà thảnh thơi như đi chơi".

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 3: Vững vàng vị thế đầu tàu kinh tế
Người dân huyện Mê Linh, TP Hà Nội chăm sóc hoa.

Phó chủ tịch UBND huyện Mê Linh Lê Văn Khương cho biết, huyện đã được quan tâm đầu tư nguồn lực lớn để xây dựng hệ thống hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, giao thông đồng bộ, khang trang. Trong nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất rau, hoa, chăn nuôi tập trung quy mô lớn; nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tạo ra những sản phẩm có chất lượng, tăng sức cạnh tranh và nâng cao thu nhập cho người nông dân. Hiện nay, kinh tế của huyện duy trì phát triển với tốc độ cao, bình quân 9,8%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 60 triệu đồng/người/năm, (tăng 5,4 lần so với năm 2008); tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện hiện còn 0,03% (giảm 10,44% so với cách đây 15 năm).

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 3: Vững vàng vị thế đầu tàu kinh tế
Huyện Mê Linh đang hình thành các vùng sản xuất chuyên canh khá rõ ràng, theo quy hoạch sản xuất nông nghiệp đã được phê duyệt.

Cũng nhằm đánh thức tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đặc biệt là của mảnh đất “bách nghệ” xứ Đoài, Thành phố Hà Nội đã đi đầu triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đến nay đã có 2.167 sản phẩm OCOP được công nhận, bằng khoảng 22%, dẫn đầu cả nước. Thông qua chương trình này đã thu hút hàng trăm doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ sản xuất-kinh doanh tham gia, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng nghìn lao động khu vực nông thôn, giúp người nông dân mở rộng quy mô sản xuất, tăng giá trị sản phẩm. Nhiều làng nghề trước đây chỉ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, phân tán, thì nay nhờ được hỗ trợ vốn, khoa học kỹ thuật, công nghệ, xúc tiến thương mại… giá trị sản xuất được nâng cao, nhiều nơi có doanh thu hàng nghìn tỷ đồng như làng gỗ mỹ nghệ ở Đông Anh, mộc - may Hữu Bằng ở Thạch Thất, gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc…

Theo chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong, Hà Nội đã phát huy được các làng nghề của các địa phương hợp nhất, làm cho kho tàng thủ công mỹ nghệ, vốn văn hóa, tiềm năng du lịch được “cộng hưởng” mạnh lên và được khai thác tốt hơn. Điều đó cho thấy Hà Nội đã hấp thụ được những nguồn lực bổ sung từ những địa phương hợp nhất, tạo ra động lực chung cho toàn thành phố.

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 3: Vững vàng vị thế đầu tàu kinh tế

Cuối năm 2019, đại dịch Covid-19 bùng phát, lây lan nhanh trên phạm vi toàn cầu, khiến nền kinh tế thế giới chao đảo, xập xệ. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cũng không tránh khỏi những tác động to lớn, và đương nhiên Thủ đô của chúng ta, nơi trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước càng bị ảnh hưởng sớm và nặng nền hơn. Tuy nhiên, vàng đã được thử bằng lửa, năm 2020, trong khi kinh tế của hầu hết các nước tăng trưởng âm thì Việt Nam vẫn nằm trong tốp dẫn đầu châu Á, trong đó có đóng góp quan trọng của Hà Nội với 3,98%, cao hơn mức trung bình cả nước. Nhiều chuyên gia nhận định, điều này chứng minh sức chống chịu tốt của kinh tế Thủ đô trước tác động từ bên ngoài.

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 3: Vững vàng vị thế đầu tàu kinh tế

Đến nay, quy mô kinh tế Hà Nội đạt khoảng 1,2 triệu tỉ đồng, tương đương khoảng 50 tỉ USD (cả nước khoảng hơn 400 tỉ USD). Mặc dù chỉ chiếm 1% diện tích, 8,5% dân số, nhưng Hà Nội chiếm 43% GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) và 43,8% thu ngân sách vùng Đồng bằng sông Hồng; đóng góp khoảng 16,2% GDP, 19,1% thu ngân sách cả nước... So với năm 2008, thu nhập tính theo GRDP của Hà Nội tăng lên đáng kể, bình quân đầu người năm 2022 đạt 141,8 triệu đồng (giá hiện hành) - khoảng 5.950 USD, gấp 1,45 lần cả nước và gấp 3,5 đến 3,8 lần so với năm 2008 (37,4 triệu đồng – khoảng 1.697 USD)…

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 3: Vững vàng vị thế đầu tàu kinh tế
Đồ họa: TÔ NGỌC

Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, từ khi mở rộng, thành phố có thêm nhiều nguồn lực để phát triển công nghiệp, nhất là quỹ đất để tạo mặt bằng cho doanh nghiệp đầu tư, mở rộng sản xuất. Hạ tầng khu, cụm công nghiệp tiếp tục được phát triển với 9 khu công nghiệp, 70 cụm công nghiệp đang hoạt động.

Điều đáng mừng là kinh tế Thủ đô không chỉ tăng về lượng mà còn tăng cả về chất. Cơ cấu các ngành kinh tế, cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch tích cực. TS Nguyễn Minh Phong đánh giá, về tổng thể các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội, xây dựng đô thị… của Hà Nội trong 15 năm qua đều có sự phát triển liên tục. Hầu như không có sự chuyển dịch theo kiểu “răng cưa”. Thành công lớn nhất của Hà Nội là sớm đồng hành cùng các đơn vị mới hợp nhất để đạt được mức tăng trưởng và mặt bằng chung về phát triển cả về hạ tầng, kinh tế, xã hội của Thủ đô. Điều này thể hiện rõ ở tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm, tỷ trọng nông nghiệp công nghệ cao tăng lên. Trong công nghiệp, hàm lượng công nghệ cao cũng tăng. Đặc biệt, nhờ mở rộng địa giới, Hà Nội đã và đang có điều kiện phát triển thêm hàng chục khu công nghiệp mới, phụ trợ, công nghệ cao.

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 3: Vững vàng vị thế đầu tàu kinh tế

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 3: Vững vàng vị thế đầu tàu kinh tế
Nguồn: TTXVN

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 3: Vững vàng vị thế đầu tàu kinh tế

Hà Nội là địa phương sớm hình thành các khu đô thị mới và phát triển nhanh so với cả nước. Giai đoạn 2008-2021, Hà Nội đã có hơn 350 khu đô thị với quy mô khoảng 2.500ha. Các khu đô thị mới được xây dựng đồng bộ, văn minh, tạo nên không gian hiện đại, tạo nên những điểm nhất làm thay đổi diện mạo của cả Thủ đô. Điểm qua sẽ thấy, phía đông có khu đô thị Việt Hưng, Vinhomes River Side, Vin City Ocean Park; phía tây có khu đô thị đông nam Trần Duy Hưng, Mỹ Đình, An Khánh, Vinhomes Smart City; phía nam có khu đô thị Linh Đàm, Garmuda; phía bắc có khu đô thị Ciputra, Tây Hồ Tây...

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 3: Vững vàng vị thế đầu tàu kinh tế
Từ một bãi đất trống rộng lớn nằm cách xa trung tâm Thủ đô hơn chục km, Vinhomes Ocean Park Gia Lâm rộng 420 ha là một trong những điểm nhấn cho sự mở rộng của Hà Nội. Nơi đây đang trở thành một đại đô thị, giải quyết nhu cầu nhà ở của người dân với chất lượng sống cao.

Chủ trương phát triển nhà ở được thành phố từng bước thực hiện cụ thể hóa, đến 2022 diện tích sàn nhà ở trung bình đạt 27,6 m2/người. Thành phố cũng đang tập trung quy hoạch, đầu tư xây dựng các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức và Đan Phượng phát triển thành quận; tiếp tục phát triển vùng đô thị mở rộng lên phía bắc, khu vực hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài... Tỷ lệ đô thị hóa đạt 49,2%.

Quá trình thực hiện chỉnh trang, xây dựng đô thị văn minh, đã hình thành nên một số tuyến phố kiểu mẫu; cải tạo, xây mới nhiều vườn hoa, công viên; trồng cây xanh đồng bộ với hạ ngầm hệ thống cáp điện, thông tin liên lạc... Hệ thống chiếu sáng, trang trí đô thị được đầu tư, bảo đảm tỷ lệ chiếu sáng 95-98%.

Theo Phó chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam, TS Đào Ngọc Nghiêm, các khu đô thị mới ở Hà Nội không chỉ góp phần tích cực vào việc giải quyết căn bản nhu cầu nhà ở của người dân, mà còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tạo nên những không gian sống tốt hơn.

Song song với phát triển các khu đô thị, Hà Nội còn thực hiện đột phá về phát triển đồng bộ, hiện đại kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống đường vành đai, trục hướng tâm, cầu đường bộ, gắn với nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng và hạ tầng xã hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân. Nhiều công trình giao thông trọng điểm, cấp bách của cả Trung ương và Hà Nội đã được triển khai. Bên cạnh đó, những nhu cầu hạ tầng thiết yếu cho sinh hoạt và sản xuất của người dân như điện, nước… cũng được Hà Nội quan tâm đầu tư xây dựng.

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 3: Vững vàng vị thế đầu tàu kinh tế
Nguồn: TTXVN

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 3: Vững vàng vị thế đầu tàu kinh tế

Tuy đã có những bước phát triển đáng ghi nhận, nhưng sự phát triển của Thủ đô vẫn chưa hoàn thành mục tiêu đề ra. Cụ thể: GRDP bình quân đầu người của Hà Nội vẫn thấp hơn một số địa phương và so với một số thủ đô trong khu vực Đông Nam Á. Ngân sách tuy có nguồn thu lớn nhưng chỉ đáp ứng một phần nhu cầu đầu tư phát triển. Kinh tế tri thức và kinh tế đô thị phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh. Hiệu quả sản xuất nông nghiệp nhìn chung còn thấp, quy mô nhỏ. Nhiều dự án quan trọng, có tác động kinh tế xã hội bị chậm triển khai, kéo dài nhiều năm.

Cùng với đó, công tác quy hoạch và phát triển các đô thị vệ tinh, các thị trấn sinh thái, phát triển nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ; không gian sinh hoạt cộng đồng, “vấn nạn” ùn tắc giao thông; di dời các cơ sở không phù hợp quy hoạch; chất lượng môi trường, xả thải, úng ngập cục bộ… vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc.

Trước tình hình đó, UBND thành phố đã tổ chức nhiều cuộc đối thoại để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trên địa bàn. Hội đồng nhân dân thường xuyên tổ chức các cuộc giám sát chuyên đề, chất vấn và trả lời chất vấn về các vấn đề, dự án gặp khó khăn; chỉ rõ những vi phạm, yếu kém để kịp thời chấn chỉnh, đề xuất thành phố phương án giải quyết. Hà Nội là một trong những địa phương đầu tiên thực hiện ủy quyền thủ tục hành chính của Chủ tịch UBND thành phố cho các sở, ngành, quận, huyện; hàng trăm thủ tục được phân cấp, giúp công việc được giải quyết nhanh hơn, thu hút đầu tư vào địa bàn mạnh mẽ hơn.

Ông NGUYỄN MẠNH QUYỀN, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 3: Vững vàng vị thế đầu tàu kinh tế
Cùng với sự phát triển của vùng lõi trung tâm, các đô thị, đại đô thị vệ tinh ở các vùng ven Thủ đô có sự phát triển nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu đời sống của cư dân. Các khu vực Hà Đông, Hoài Đức, Đan Phượng đều có hạ tầng giao thông phát triển nhanh, kết nối thuận tiện với trung tâm.

Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, thời gian tới thành phố sẽ tiếp tục huy động mọi nguồn lực, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về văn hóa, khoa học và công nghệ, nguồn nhân lực, đất đai, tài sản công cùng các tiềm năng, lợi thế khác để phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Tiếp tục cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, lấy khoa học và công nghệ cao làm trục xuyên suốt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng một số ngành – chuỗi sản phẩm công nghiệp, dịch vụ đặc trưng làm trụ cột phát triển.

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 3: Vững vàng vị thế đầu tàu kinh tế
Đường Lý Sơn, quận Long Biên kết nối với huyện Đông Anh qua cầu Đông Trù, thông tuyến với Quốc lộ 5 lên trục Trường Sa - Hoàng Sa - Đại lộ Võ Nguyên Giáp, hoàn thiện hạ tầng giao thông phía Bắc của Hà Nội.

Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội Lưu Quang Huy nhận định, các đồ án quy hoạch tới đây sẽ đề xuất xây dựng và thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách để phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành các đô thị hiện đại, thông minh mang tính dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị; hình thành một số cực tăng trưởng mới, khu vực đô thị hình thành theo các tuyến đường mới, góp phần giải nén, giảm tải cho đô thị trung tâm, đưa người dân ra các đô thị xung quanh.

Còn theo Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội Bùi Danh Liên, thành phố cần tập trung tối đa mọi nguồn lực để đầu tư hoàn chỉnh mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông khung, xác định đây là khâu đột phá. Trong đó, cần rà soát, lựa chọn danh mục công trình hạ tầng giao thông cấp bách, trọng điểm để tập trung đầu tư, hoàn thành và đưa vào khai thác theo từng giai đoạn; đồng thời xây dựng phương án, cơ chế chính sách để đa dạng nguồn vốn thực hiện…

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 3: Vững vàng vị thế đầu tàu kinh tế
Một góc Thủ đô hiện đại với những tòa nhà cao tầng san sát.

Bài 4: Chăm lo sức dân trong cái khó vạn lần

  • 15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 3: Vững vàng vị thế đầu tàu kinh tế
  • Nội dung: NHÓM PHÓNG VIÊN
  • Ảnh: Báo Quân đội nhân dân, CTV
  • Kỹ thuật, đồ họa: TÔ NGỌC
top