LONGFORM15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 2: Cuộc sắp xếp bộ máy chưa từng có trong tiền lệ

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 2: Cuộc sắp xếp bộ máy chưa từng có trong tiền lệ

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 2: Cuộc sắp xếp bộ máy chưa từng có trong tiền lệ

Một trong những dấu ấn nổi bật sau 15 năm TP Hà Nội thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29-5-2008 (gọi tắt là Nghị quyết số 15) của Quốc hội khóa XII về “Điều chỉnh địa giới hành TP Hà Nội và một số tỉnh có liên quan” là sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị. Đây là một việc làm rất khó vì không chỉ đụng chạm đến “bát cơm, manh áo” của mỗi người mà thậm chí còn liên quan đến những mỗi quan hệ chồng chéo phía sau mỗi suất biên chế.

Thế nhưng, đến nay, có thể khẳng định, TP Hà Nội đã biến một việc khó khăn thành thuận lợi, thậm chí trở thành hình mẫu cho cả nước về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị và xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vì nhân dân phục vụ.

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 2: Cuộc sắp xếp bộ máy chưa từng có trong tiền lệ

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 2: Cuộc sắp xếp bộ máy chưa từng có trong tiền lệ

12 giờ đêm những ngày cuối năm 2022 trong cái rét cắt da, cắt thịt... Chị Nguyễn Thị Nhung, công chức hộ tịch xã Yên Trung (Thạch Thất, Hà Nội) mang thai đến tháng thứ 7, thứ 8 vẫn miệt mài làm căn cước công dân cho người dân. Những ngày ấy, chị Nhung thường trở về nhà khi trời đã điểm 1-2 giờ sáng, cả nhà đã ngủ từ khi nào; chị tranh thủ chợp mắt để hôm sau lại tiếp tục một ngày mới làm thủ tục cấp căn cước công dân cho người dân, bảo đảm tiến độ.

Nhắc đến hình ảnh ấy, người dân xã Yên Trung đến nay vẫn không khỏi xúc động. Anh Nguyễn Văn Hoàn (thôn Sổ Tơi, xã Yên Trung) cho chúng tôi biết: "Do khối lượng công việc lớn nên các cán bộ công chức hộ tịch của xã, trong đó có chị Nhung, phải làm việc cả ngày đêm. Tuy vậy, các thủ tục được thực hiện rất nhanh gọn, các cán bộ hướng dẫn rất tận tình, chu đáo. Đó có lẽ là lần đầu tiên mà người dân chúng tôi được hoàn tất một thủ tục hành chính mà nhanh đến vậy! Tôi và người dân trong thôn, xã đều rất hài lòng...!"

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 2: Cuộc sắp xếp bộ máy chưa từng có trong tiền lệ
Người dân đến làm thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa ở xã Yên Trung (Thạch Thất, Hà Nội).

Ngoài thủ tục làm căn cước công dân, đến nay, người dân nơi đây mỗi khi đến UBND xã để thực hiện thủ tục hành chính có thể sử dụng điện thoại thông minh quét mã QR tra cứu nhanh thông tin. Bên cạnh đó, xã Yên Trung cũng đã triển khai quy trình thực hiện liên thông điện tử đối với các nhóm thủ tục hành chính như đăng ký khai sinh, kết hôn, đăng ký thường trú, tạm trú, cấp thẻ BHYT... Nhờ đó, các thủ tục của người dân đều được giải quyết nhanh chóng và chính xác, đúng hẹn; bà con tiết giảm được rất nhiều thời gian, chi phí, công sức.

Khó ai có thể ngờ, một xã nghèo dưới chân núi Ba Vì 15 năm trước, với hơn 80% là bà con dân tộc Mường, đến nay đã đạt được mục tiêu bắt kịp nhịp phát triển chung đến như vậy! Đến nay, các thủ tục hành chính của xã đều được tiếp nhận, giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Công tác tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính được giám sát, kiểm soát chặt chẽ, qua đó, hạn chế tối đa việc nhũng nhiễu, chậm trễ trong giải quyết thủ tục hành chính.

Chủ tịch UBND xã Yên Trung, anh Đinh Công Long cho chúng tôi biết, thời gian qua, công tác cải cách thủ tục hành chính của xã được thực hiện tốt, UBND xã đã kiện toàn lại bộ phận một cửa của xã gồm 5 thành viên, do đồng chí Phó chủ tịch UBND xã làm Trưởng bộ phận và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.

"Là địa phương có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nên nhận thức và việc tiếp cận thông tin của bà con còn những hạn chế nhất định. Vì vậy, chúng tôi thường xuyên chỉ đạo cán bộ phục vụ tại Bộ phận một cửa để bên cạnh thực hiện nhiệm vụ còn tận tình hướng dẫn, tuyên truyền để bà con nâng cao nhận thức trong công tác cải cách hành chính. Ngoài ra, hằng năm, xã đều cử cán bộ, công chức tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ do quận, huyện, thành phố tổ chức. Nhờ đó, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức được nâng lên, được chuẩn hóa, góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết công việc. Không những thế, lề lối làm việc, văn hóa ứng xử, tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức của xã cũng có nhiều chuyển biến đáng kể”, đồng chí Đinh Công Long thông tin.

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 2: Cuộc sắp xếp bộ máy chưa từng có trong tiền lệNgười dân làm thủ tục hành chính tại xã Võng Xuyên (Thạch Thất, Hà Nội).

Nói vậy để thấy rằng, những lo lắng, trăn trở về việc hợp nhất tổ chức bộ máy, sắp xếp bố trí cán bộ trong hệ thống chính trị khi sáp nhập hàng trăm đơn vị cấp xã về với Thủ đô 15 năm về trước đến nay đã được giải tỏa.

Và xã miền núi Yên Trung chỉ là một trong số hơn 170 địa phương sáp nhập vào TP Hà Nội 15 năm về trước mà chúng tôi khảo sát. Qua khảo sát ở một số địa phương khác thuộc diện sáp nhập vào TP Hà Nội như xã Võng Xuyên, Sen Phương (huyện Phúc Thọ) và một số xã của huyện Thạch Thất... cho thấy, đến nay, "cỗ máy" hành chính của thành phố đang vận hành trơn tru, đồng thuận, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả. Đội ngũ cán bộ, công chức đều có đạo đức, trình độ chuyên môn tốt, thường xuyên học tập, nâng cao trình độ, nghiệp vụ, bảo đảm tiêu chuẩn vị trí việc làm, được cấp ủy, chính quyền và nhân dân tín nhiệm, đánh giá cao.

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 2: Cuộc sắp xếp bộ máy chưa từng có trong tiền lệ

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 2: Cuộc sắp xếp bộ máy chưa từng có trong tiền lệ

Nhắc lại sự kiện cách đây 15 năm, thực hiện Nghị quyết số 15, ngay sau hợp nhất Hà Nội, Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và một số xã của tỉnh Hòa Bình, TP Hà Nội phải sắp xếp, tổ chức bộ máy hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ khi phải “nhân đôi bộ máy”. Không chỉ dư luận có tâm lý lo lắng, mà bản thân tập thể và cá nhân những cán bộ có trách nhiệm của Hà Nội và Hà Tây thời điểm đó cũng đứng trước hàng loạt câu hỏi hóc búa.

Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị - người “thuyền trưởng” đứng mũi chịu sào vẫn nhớ như in những khó khăn mà ông ví von như "nước sông Hồng" thời gian đó.

"Đây không đơn thuần là một số cộng cơ học, hai bộ máy hành chính nhập lại thành một. Mà tất cả những việc đó đều liên quan đến con người, đến vấn đề tư tưởng, tâm lý, nguyện vọng, quyền lợi của từng cán bộ", nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị nói.

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 2: Cuộc sắp xếp bộ máy chưa từng có trong tiền lệ

Nhấn mạnh cá nhân ông và tập thể ban lãnh đạo của Hà Nội đã lắng nghe, lĩnh hội tất cả những băn khoăn, lo lắng của dư luận, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho biết, điều trăn trở nhất lúc đó là làm sao giữ được sự ổn định, tránh xảy ra những xáo trộn, đứt gãy, làm sao để việc thực hiện Nghị quyết số 15 của Quốc hội đạt được kết quả như mong muốn.

“Việc đầu tiên chúng tôi xác định là phải sắp xếp bộ máy và bố trí cán bộ. Thời điểm đó, đây là việc cần thiết, quan trọng và cũng là khó khăn nhất", đồng chí Phạm Quang Nghị nói.

Và, từ kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt TP Hà Nội và tỉnh Hà Tây đã sớm họp bàn và đi đến thống nhất về cách làm, lộ trình, cách thức sắp xếp những “đầu não” của bộ máy. Trên cơ sở thống nhất, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, Thành ủy đã lập danh sách cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy và Thành ủy quản lý; từ đó đưa ra phân tích, bàn bạc sắp xếp nhân sự. Hai đồng chí cấp trưởng đều được đưa ra để tập thể so sánh, căn cứ trình độ, năng lực từng người và khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cụ thể để đánh giá ai xứng đáng hơn. Hai cấp ủy của hai địa phương phải ngồi lại với nhau, cùng bàn bạc, thảo luận dân chủ và tiến hành bỏ phiếu...

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 2: Cuộc sắp xếp bộ máy chưa từng có trong tiền lệ

Là người trực tiếp làm công tác tham mưu với Ban Thường vụ Thành ủy về tổ chức cán bộ trong những ngày đầu Hà Nội hợp nhất, đồng chí Nguyễn Công Soái, nguyên Phó bí thư Thường trực Thành ủy, nguyên Phó bí thư Thành ủy kiêm Trưởng ban Tổ chức Thành ủy đầu tiên của TP Hà Nội (sau khi điều chỉnh địa giới hành chính) vẫn nhớ như in quá trình thực hiện nhiệm vụ đặc biệt quan trọng này của 15 năm về trước.

Đồng chí Nguyễn Công Soái cho biết, giữa “một núi công việc” sau sáp nhập năm 2008, nhiệm vụ khó khăn nhất lúc đó là sắp xếp tổ chức bộ máy; nhất là, trong số các đồng chí giám đốc sở, ngành, hơn 10 đồng chí trưởng các ban Đảng và Văn phòng Thành ủy, Văn phòng Tỉnh ủy thì chọn ai xuống làm phó, ai làm trưởng?

Bắt đầu từ danh sách cơ bản theo những tiêu chí, nguyên tắc như vậy, Ban Tổ chức Thành ủy còn tổ chức 4 nhóm công tác đến gặp gỡ từng người để làm công tác tư tưởng; rồi giải quyết tiếp một bước theo hướng đáp ứng nguyện vọng của cán bộ. Đúng như đồng chí Nguyễn Công Soái nói, "bằng cách làm từng bước chặt chẽ như vậy, cho nên những cán bộ được luân chuyển đều vui vẻ. Nhiều cán bộ đã trưởng thành, đóng góp tích cực cho địa phương".

“Bây giờ nhìn lại, có thể khẳng định, Hà Nội rất thành công trong công tác cán bộ. Sau khi sắp xếp, guồng máy chạy tốt, nhiều đồng chí trưởng thành nhanh.... Với sự tôn trọng lẫn nhau, nhường nhịn nhau, việc sắp xếp hàng nghìn cán bộ như thế không hề có đơn thư khiếu nại lên Trung ương, lên thành phố. Những bài học kinh nghiệm trong công tác cán bộ từ thời điểm ấy đến nay vẫn còn nguyên giá trị”, đồng chí Nguyễn Công Soái nói.

Đồng chí Nguyễn Công Soái cũng đánh giá, sau sáp nhập, đội ngũ cán bộ rất “hùng hậu”, nhưng đến nay đã giảm tương đương như những tỉnh thành khác, bộ máy vẫn hoạt động đồng bộ, hiệu quả. Điều đó cho thấy việc tinh giản biên chế theo lộ trình như vậy là hoàn toàn chính xác.

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 2: Cuộc sắp xếp bộ máy chưa từng có trong tiền lệ

Đồng chí Nguyễn Công Soái cũng cho rằng, 15 năm sau khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội đã có những bước phát triển đi lên rất đáng phấn khởi. Đó là nhờ chúng ta làm tốt công tác cán bộ, đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo biết nghĩ vì cái chung. Vì nếu cán bộ nghĩ rằng chỉ cần tập trung cho Hà Nội (trước khi mở rộng địa giới hành chính) hay Hà Tây thôi, thì sẽ nảy sinh mâu thuẫn, mà đã mâu thuẫn trong nội bộ thì không tập trung làm việc được.

"Ngoài ra, theo tôi, làm công tác tổ chức cán bộ phải chú trọng chọn người và phải quyết liệt thực hiện đúng nguyên tắc. Vì nếu cứ nghe người này, người kia kêu ca, rồi chiều lòng thì đội ngũ chỉ có “phình” ra thêm, chất lượng ngày càng kém đi", đồng chí Nguyễn Công Soái nói thêm.

Đồng chí Nguyễn Công Soái đặc biệt nhấn mạnh, để bộ máy hành chính ổn định, hoạt động hiệu quả sau sáp nhập, thì trong công tác sắp xếp, đào tạo quy hoạch cán bộ luôn phải công tâm, khách quan. Đặc biệt là phải nhận được sự đồng thuận của thường trực Thành ủy, Ban thường vụ Thành ủy trong công tác chỉ đạo, điều hành, đặc biệt trong đó là những những người đứng đầu như thành phố như Bí thư, Chủ tịch UBND, Chủ tịch HĐND.

Đồng quan điểm trên, nguyên Bí thư tỉnh ủy Hà Tây, nguyên Phó bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Bùi Duy Nhâm cũng nhớ lại thời khắc năm 2008 ấy với biết bao băn khoăn, trăn trở đặt ra khi Đảng bộ, chính quyền Thủ đô Hà Nội đón nhận, thực hiện một nhiệm vụ trọng đại mà Đảng và Quốc hội giao cho với khối lượng công việc sau hợp nhất nhiều khó khăn và chưa từng có tiền lệ.

Vấn đề được quan tâm triển khai ngay từ ban đầu là tăng cường đoàn kết, thực hành dân chủ trong Đảng và trong xã hội; tập trung làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo thành khối thống nhất trong toàn Đảng bộ thành phố cùng hướng về mục tiêu chung xây dựng và phát triển Thủ đô.

Đồng thời, nhờ làm tốt công tác tổ chức, cán bộ nên ngay năm đầu tiên, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Hà Nội đã hoàn thành một khối lượng công việc rất lớn, nhất là việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy và cán bộ trong hệ thống chính trị, bảo đảm bộ máy mới của TP Hà Nội được vận hành thông suốt, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo và quản lý xã hội, phục vụ người dân trên địa bàn.

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 2: Cuộc sắp xếp bộ máy chưa từng có trong tiền lệ

15 năm qua, Đảng bộ Hà Nội luôn xác định: Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt để đưa Hà Nội phát triển xứng tầm với vai trò, vị thế Thủ đô.

Đề cập đến những kết quả quan trọng trong triển khai công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính Hà Nội, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội khẳng định: Kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt được từ những nhiệm kỳ trước, Thành ủy Hà Nội đã tăng cường xây dựng Ðảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên.

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 2: Cuộc sắp xếp bộ máy chưa từng có trong tiền lệ
Các đồng chí lãnh đạo Thành phố Hà Nội luôn dành thời gian quan tâm, đối thoại với nhân dân, để kịp thời lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.

Song hành với việc đổi mới, sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị các cấp, bảo đảm tinh gọn, đồng bộ, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thành phố đã sớm hoàn thành việc xây dựng quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2025-2030, 2026-2031 ở cả ba cấp, bảo đảm tiến độ, chất lượng và số lượng.

Để hướng tới mục tiêu xây dựng Đảng bộ thành phố thực sự gương mẫu, trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu, thời gian tới, Thành ủy Hà Nội sẽ tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ thành phố; đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh.

"Cùng với việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, Thành ủy sẽ tiếp tục sắp xếp, tổ chức bộ máy các cấp bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; thực hiện nghiêm túc công tác quản lý biên chế gắn với tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ...", đồng chí Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh.

Là một công dân của Thủ đô, TS Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế cũng đề xuất nhiều góp ý đối với công tác cán bộ của thành phố. TS Nguyễn Minh Phong cho rằng, Hà Nội có rất nhiều tiềm năng cả về kinh tế, con người, chất xám…, nhưng cơ chế để chọn lựa người tài, nhân tố tích cực vẫn còn thiếu. Do đó, thành phố cần quy hoạch và chọn được bộ máy lãnh đạo tốt, để từ đó khai thác được sức mạnh, nguồn lực từ nhân dân để phát triển.

Mặt khác, bộ máy tổ chức, cán bộ của Hà Nội cũng cần thay đổi, để tránh lạc hậu, nhũng nhiễu. Đặc biệt, người đứng đầu các cấp phải phát huy tinh thần trách nhiệm cao, có tầm nhìn và tư duy đổi mới, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm vì sự nghiệp phát triển của Thủ đô và cả nước.

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 2: Cuộc sắp xếp bộ máy chưa từng có trong tiền lệ
Hà Nội có rất nhiều tiềm năng cả về kinh tế, con người, chất xám…, thành phố cần quy hoạch và chọn được bộ máy lãnh đạo tốt, để từ đó khai thác được sức mạnh, nguồn lực từ nhân dân để phát triển.

TS Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội nhấn mạnh quan điểm: Cán bộ, công chức Hà Nội chính là lực lượng nòng cốt, là nhân tố quan trọng trong việc lãnh đạo, triển khai nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị của Hà Nội. Đó là những người giữ vai trò quan trọng, có tính quyết định đến sự thành công của mục tiêu phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Đặc biệt, TS Nguyễn Thị Ánh Tuyết nhấn mạnh đến cán bộ lãnh đạo phải là người có trí tuệ, có đủ bản lĩnh, biết bàn thảo dân chủ, biết sử dụng người tài, sử dụng trí tuệ tập thể và có uy tín cao để xử lý kịp thời, đúng đắn, có hiệu quả khối lượng công việc lớn, nhiều việc mới, việc khó, phức tạp phát sinh từ thực tiễn. Đồng thời, còn chịu được áp lực và dám đối diện với thử thách, có tinh thần kỷ luật và giữ nghiêm kỷ luật. Người cán bộ lãnh đạo phải biết cách làm, quyết đoán, dám làm và dám chịu trách nhiệm trước nhân dân, đất nước.

"Hơn hết, để tạo chuyển biến mạnh mẽ về kỷ luật, kỷ cương, ý thức, trách nhiệm, chất lượng và hiệu quả phục vụ doanh nghiệp và nhân dân, đội ngũ cán bộ công chức của thành phố cần đề cao ý thức, trách nhiệm, đạo đức xã hội, củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân đối với đội ngũ cán bộ công chức, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, địa phương, đơn vị", TS Nguyễn Thị Ánh Tuyết nói.

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 2: Cuộc sắp xếp bộ máy chưa từng có trong tiền lệ
Đến nay, có thể nói, TP Hà Nội sau hợp nhất đã và đang phát huy được tiềm năng, thế mạnh để không ngừng vượt qua khó khăn, ngày càng nâng cao vị thế Thủ đô - trái tim của cả nước!

Rõ ràng, từ kinh nghiệm quý báu triển khai thực hiện Nghị quyết số 15 trong thời điểm đầu tiên, suốt 15 năm qua, TP Hà Nội luôn làm tốt công tác sắp xếp tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, được Trung ương ghi nhận, đánh giá cao.

Đến nay, có thể nói, xuất phát từ yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ sau hợp nhất rất khó khăn, nhiều thách thức, song nhờ làm tốt công tác sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ, hệ thống chính trị thành phố sau hợp nhất vận hành ngày càng hiệu lực, hiệu quả. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng hàng đầu giúp TP Hà Nội sau hợp nhất phát huy được tiềm năng, thế mạnh để không ngừng vượt qua khó khăn, ngày càng nâng cao vị thế Thủ đô - trái tim của cả nước!

Đến đầu năm 2022, tổng số cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Hà Nội gồm 7.286 công chức, trong đó có 84 Tiến sĩ; 121.291 viên chức, trong đó có 317 Tiến sĩ.

Hà Nội đã xây dựng được đội ngũ trí thức từng bước tiến lên ngang tầm với trình độ của trí thức các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. Gắn bó vững chắc giữa Ðảng và Nhà nước với trí thức, giữa trí thức với Ðảng và Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh công - nông - trí.

15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 2: Cuộc sắp xếp bộ máy chưa từng có trong tiền lệ

Cầu Nhật Tân - biểu tượng mới của dáng hình Hà Nội ngày nay.

  • 15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THỦ ĐÔ: CUỘC KIẾN TẠO MANG TẦM VÓC LỊCH SỬ - Bài 2: Cuộc sắp xếp bộ máy chưa từng có trong tiền lệ
  • Nội dung: NHÓM PHÓNG VIÊN
  • Ảnh: THẢO PHƯƠNG, HÀ NỘI MỚI, KINH TẾ VÀ ĐÔ THỊ, BÁO TỔ QUỐC, TTXVN
  • Kỹ thuật, đồ họa: TÔ NGỌC
top