LONGFORMXã hội số trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 2: Văn hóa số

Xã hội số trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 2: Văn hóa số

Xã hội số trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 2: Văn hóa số
Xã hội số trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 2: Văn hóa số

Cuộc cách mạng số đã và đang làm thay đổi nhanh chóng, mạnh mẽ và sâu sắc tới mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, thúc đẩy sự phát triển của mối quan hệ giữa con người với con người, con người với xã hội, con người với tự nhiên. Cuộc cách mạng này đã tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới lĩnh vực văn hoá, con người; làm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi, lối sống của con người, từ đó hình thành văn hoá số.

Xã hội số trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 2: Văn hóa số

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng đã thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia với các trụ cột chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, giúp phát triển kinh tế, công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, tài chính, ngân hàng, văn hóa, du lịch, dịch vụ, logistics... Cuộc cách mạng số đã và đang làm thay đổi nhanh chóng, mạnh mẽ và sâu sắc tới mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, thúc đẩy sự phát triển của mối quan hệ giữa con người với con người, con người với xã hội, con người với tự nhiên. Cuộc cách mạng này đã tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới lĩnh vực văn hoá, con người; làm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi, lối sống của con người, từ đó hình thành văn hoá số.

Xã hội số trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 2: Văn hóa số
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu ở chương trình chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 (12-10-2024).

Theo PGS, TS Nguyễn Duy Bắc - Phó giám đốc Thường trực Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: “Văn hóa số được hiểu là phương thức và hoạt động văn hóa (sáng tạo, lưu giữ, truyền bá, tiếp nhận, thưởng thức,...) của cá nhân và cộng đồng trên cơ sở ứng dụng các phương tiện và công nghệ kỹ thuật số; là các quy tắc ứng xử (lối sống, ứng xử, phương cách giao tiếp, làm việc,...) và chuẩn mực đạo đức, pháp luật của con người trong môi trường số. Văn hóa số giúp mọi người tiếp cận lượng tri thức văn hóa đồ sộ của toàn nhân loại đã hình thành trong quá trình lịch sử và sản sinh ra những giá trị văn hóa mới trên nền tảng số”.

Xã hội số trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 2: Văn hóa số

Văn hoá số chứa đựng trong nó những giá trị văn hoá truyền thống và các giá trị văn hoá hiện đại, hoà quyện và tác động qua lại lẫn nhau. Bên cạnh đó, môi trường số đã hình thành các kênh giao tiếp mới (như facebook, youtube, tiktok…), tạo nên các hoạt động văn hóa đa dạng và phong phú, đưa văn hóa đến mọi tầng lớp nhân dân, thu hẹp khoảng cách tiếp cận và thụ hưởng văn hóa giữa các vùng, miền trong nước và các khu vực trên thế giới. Các buổi trình diễn trực tuyến; các “nhà hát online”, “bảo tàng online”, “bảo tàng số”, “thư viện số”, sách điện tử, sách nói, du lịch số, du lịch thông minh... với các giải pháp marketing số trên truyền hình, mạng xã hội, các kênh trực tuyến thời gian qua đã được công chúng đón nhận, hưởng ứng và sử dụng tích cực.

Văn hóa số cũng bao gồm việc hình thành di sản văn hóa số (bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể) vừa giúp cho công tác lưu trữ, bảo tồn di sản văn hóa được lâu dài, không bị mai một bởi thời gian và các tác động vật lý khác, vừa thu hút người sử dụng, thụ hưởng được trải nghiệm trực tuyến, tiếp cận di sản văn hóa thuận lợi hơn bao giờ hết (có thể ở mọi lúc, mọi nơi).

Xã hội số trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 2: Văn hóa số
Số hóa di sản để phát huy giá trị văn hóa phi vật thể tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Xã hội số trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 2: Văn hóa số

Dưới tác động của chuyển đổi số và sự phát triển của nền kinh tế thị trường toàn cầu, nhiều lĩnh vực sáng tạo và sản xuất sản phẩm văn hóa đã được “công nghệ hóa”, “kinh tế hóa” và trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế thế giới. Các yếu tố văn hóa và yếu tố kinh tế, kỹ thuật, công nghệ ngày càng có sự gắn kết chặt chẽ, các ngành công nghiệp văn hóa đã ra đời và phát triển với ứng dụng công nghệ số vào quá trình sáng tạo, sản xuất, phổ biến sản phẩm văn hóa và kinh doanh sản phẩm, dịch vụ văn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, hưởng thụ văn hóa ngày càng phong phú và đa dạng của người dân, đem lại lợi ích kinh tế cao.

Xã hội số trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 2: Văn hóa số
Văn hóa số tạo ra khả năng khai thác, trao đổi, mua bán hàng hóa trên không gian mạng.

Văn hóa số tạo ra khả năng khai thác, trao đổi, truy cập các nguồn thông tin số, khả năng giao tiếp, tiếp nhận thông tin trong môi trường số, kỹ năng số, hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa trên không gian mạng, chuẩn mực, giá trị đạo đức dưới tác động của môi trường số, bảo vệ thể chất và tâm lý trước ảnh hưởng từ môi trường số, quyền và trách nhiệm của công dân trong môi trường số, an toàn, an ninh thông tin, định danh và xác thực, bảo đảm quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân trong môi trường số.

Việc thực hiện chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ để xây dựng, kiến tạo và lan tỏa văn hóa số sẽ tạo nguồn lực, động lực cho phát triển kinh tế số, xã hội số ở nước ta, đồng thời góp phần phát triển con người toàn diện, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã xác định: “Phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường dịch vụ và sản phẩm văn hóa”[1]. Ngày 8-9-2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn 2030, trong đó xác định tập trung phát triển 12 lĩnh vực công nghiệp văn hóa[2]. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng yêu cầu: “Khẩn trương triển khai phát triển có trọng điểm, trọng tâm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam, vận dụng có hiệu quả các giá trị, tinh hoa và thành tựu mới của văn hóa, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của thế giới”[3].

Xã hội số trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 2: Văn hóa số
Các ngành công nghiệp văn hóa đã ra đời và phát triển với ứng dụng công nghệ số vào quá trình sáng tạo, sản xuất.
Xã hội số trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 2: Văn hóa số

Văn hóa số ra đời đòi hỏi chúng ta đối mặt với các thách thức khi chuyển đổi số làm gia tăng sản phẩm văn hóa; gia tăng khả năng tiếp cận sản phẩm văn hóa của các tầng lớp nhân dân; thúc đẩy sản xuất văn hóa và tiêu dùng; sự tham gia của các chủ thể ngoài nước trong sản xuất các sản phẩm văn hóa; an toàn an ninh thông tin, an ninh văn hóa. Thực tế cho thấy, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đã và đang sử dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật, công nghệ để gia tăng các hoạt động chống phá Đảng, nhà nước, chế độ ta trên tất cả lĩnh vực, trong đó trọng tâm là phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng và nền văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó, không ít người dân chưa hiểu biết đúng đắn và đầy đủ về quyền tự do ngôn luận (đã được Hiến pháp và pháp luật quy định) nên đã có hành vi vu khống, bôi nhọ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự cá nhân và tổ chức, vi phạm pháp luật, gây tác động tiêu cực đến an ninh văn hóa, an ninh xã hội, đến thuần phong, mỹ tục, chuẩn mực đạo đức của xã hội. Đồng thời văn hóa số cũng chịu những tác động tiêu cực của truyền thông xã hội, các cách thức thông tin giao tiếp trên không gian mạng với những “nguy cơ”, “bất trắc” khó lường...

Xã hội số trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 2: Văn hóa số

Văn hóa số còn tạo ra các thách thức về bản quyền tác giả, sở hữu trí tuệ, an ninh quốc gia, an ninh thông tin, an ninh văn hóa, an ninh con người, tội phạm công nghệ cao, hay những sản phẩm thông tin lệch lạc, sai trái, chạy theo thị hiếu tầm thường...

Với xu thế phát triển mạnh mẽ, nhưng văn hóa số không thay thế, triệt tiêu văn hóa thực tại, vốn đã gắn liền với đời sống xã hội và con người chúng ta hàng nghìn năm nay mà bổ sung một cách tích cực, làm phong phú và đa dạng, hiện đại nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựng, góp phần vào việc chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về văn hóa, xây dựng Việt Nam thành địa chỉ hấp dẫn về giao lưu văn hóa quốc tế; từng bước gia tăng sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong bối cảnh mới. Trong kỷ nguyên mới, văn hóa số phải thực sự đóng góp vào quá trình phát triển và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, phải “soi đường cho quốc dân đi” để Việt Nam tiến nhanh, tiến cùng thời đại.

(Còn nữa)

Bài 3: Con người số

Xã hội số trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 2: Văn hóa số

[1] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr. 130; [2] 12 lĩnh vực công nghiệp văn hóa là: Quảng cáo; kiến trúc; phần mềm và các trò chơi giải trí; thủ công mỹ nghệ; thiết kế; điện ảnh; xuất bản; thời trang; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; du lịch văn hóa; [3] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t. I, tr. 145 ; [4] Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Sđd, tr. 169.

  • Xã hội số trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 2: Văn hóa số
  • Nội dung: Nhóm PV Báo QĐND
  • Ảnh: Báo QĐND, CTV
  • Kỹ thuật, đồ họa: TÔ NGỌC - THANH HƯƠNG
top