LONGFORMXã hội số trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Xã hội số trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Xã hội số trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đất nước ta đang đứng trước ngưỡng cửa kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, hướng tới hai mục tiêu 100 năm (100 năm thành lập Đảng và 100 năm thành lập nước). Trong bối cảnh đó, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với trọng tâm là chuyển đổi số quốc gia là định hướng chiến lược để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân chung sức, đồng lòng vì một xã hội hiện đại, văn minh, phồn vinh, hạnh phúc. Trong xu thế tất yếu đó, xã hội số đóng vai trò quan trọng đối với chuyển đổi số quốc gia và tác động trực tiếp đến nhiều khía cạnh của xã hội, kinh tế và chính trị.

Để làm rõ hơn về những vấn đề này, Báo Quân đội nhân dân giới thiệu loạt bài: “Xã hội số trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

Xã hội số trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Trên thế giới, khái niệm xã hội số đã được nhắc đến từ khá sớm, đến khi có sự ra đời của mạng xã hội và truyền thông xã hội, thì xã hội số có không gian vô tận để phát triển. Trong xã hội số công nghệ được tích hợp và tham gia vào các khía cạnh của cuộc sống. Ở đó, mọi người có thể kết nối, tương tác, chia sẻ và sử dụng các dịch vụ số, có hành vi và thói quen số và đặc biệt là kiến tạo văn hóa số trên môi trường số.

Xã hội số trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của công nghệ, của trí thông minh nhân tạo, xét về khái niệm, xã hội số là xã hội tích hợp công nghệ số vào mọi mặt đời sống con người. Xã hội số bao gồm công dân số và văn hóa số, trong đó công dân số là công dân có khả năng sử dụng công nghệ số để học tập, làm việc và tham gia các hoạt động trên môi trường số. Xã hội số bản thân là một xã hội trên môi trường số, là một trụ cột quan trọng trong phát triển quốc gia số.

Xã hội số tạo ra cơ hội để phát triển kinh tế, trên cơ sở của chuyển đổi số, năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của quốc gia tăng lên, người dân được tự do trong phát triển kỹ năng, mở rộng khả năng tiếp cận thông tin, lao động, kinh doanh; xã hội số giúp thúc đẩy học tập, giáo dục thông qua các dịch vụ trên môi trường internet; cải thiện dịch vụ công của cơ quan nhà nước, giúp người dân dễ dàng tiếp cận đến các dịch vụ của nhà nước; giúp quốc gia thuận lợi trong quản lý tài nguyên; giúp kết nối, tạo điều kiện giao lưu, học hỏi, trao đổi văn hóa, mở rộng tầm hiểu biết của con người đồng thời góp phần tạo ra các giá trị văn hóa mới phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, xã hội số cũng tạo nên các nền tảng để phát huy, bảo tồn các giá trị văn hóa tốt đẹp của quốc gia, dân tộc.

Xã hội số trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Đặc điểm, vai trò, trụ cột và những thách thức đặt ra của xã hội số.

Xã hội số trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Xã hội số trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Hướng tới kỷ nguyên mới, Đảng và Nhà nước ta đã và đang quyết liệt trong triển khai các nhiệm vụ đột phá, trong đó chuyển đổi số đã xác lập một phương thức sản xuất mới tiên tiến, hiện đại - “phương thức sản xuất số”, trong đó đặc trưng của lực lượng sản xuất là sự kết hợp hài hòa giữa con người và trí tuệ nhân tạo; dữ liệu trở thành một tài nguyên, trở thành tư liệu sản xuất quan trọng; đồng thời quan hệ sản xuất cũng có những biến đổi sâu sắc, đặc biệt là trong hình thức sở hữu và phân phối tư liệu sản xuất số. Chính vì thế, cần hình thành quốc gia số với các trụ cột chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Xã hội số trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Ngày 14-11-2024, Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II đã chính thức khai mạc với chủ đề "Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động".

Thời gian qua hoạt động chuyển đổi số quốc gia được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo với đường lối, chủ trương, hành lang pháp lý cụ thể thì vấn đề xây dựng xã hội số đã được đặc biệt quan tâm. Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22-12-2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia xác định mục tiêu đến năm 2030: Phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, công dân số, công nghiệp văn hóa số đạt mức cao của thế giới. Việt Nam thuộc nhóm các nước dẫn đầu về an toàn, an ninh không gian mạng, an ninh dữ liệu và bảo vệ dữ liệu.

Tại Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31-3-2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, xã hội số là xã hội tích hợp công nghệ số một cách tự nhiên và mặc định vào mọi mặt của đời sống, người dân được kết nối, có khả năng tương tác và thành thạo kỹ năng số để sử dụng các dịch vụ số, từ đó, hình thành các mối quan hệ mới trong môi trường số, hình thành thói quen số và văn hóa số. Thực tế cho thấy, xã hội số đã và đang thay đổi toàn diện cách thức con người tương tác với nhau. Ở xã hội số, mọi mặt của đời sống con người bao hàm cả các giá trị truyền thống đến hiện đại.

Xã hội số trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Với việc đưa các dịch vụ, giải pháp chuyển đổi số của chính quyền, doanh nghiệp đến gần người dân hơn, sẽ giúp họ hiểu hơn về chuyển đổi số.

Việt Nam với hơn 100 triệu dân đang trong giai đoạn dân số vàng, với 69% dân số ở trong độ tuổi lao động đang có những cơ hội thuận lợi cho tiến trình xây dựng và phát triển, góp phần nâng cao tăng trưởng kinh tế cho đất nước. Song song đó, số người dùng Internet và sử dụng công nghệ số trong xã hội đang ngày càng tăng, người dân thích ứng nhanh với sự thay đổi của công nghệ. Đây cũng là tiền đề và điều kiện thuận lợi để Việt Nam thúc đẩy và phát triển xã hội số thành công. Xây dựng và phát triển xã hội số sẽ thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số quốc gia, tạo nên những cơ hội cho sự phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí cho người dân và tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các ngành kinh tế mới như kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thương mại điện tử, dịch vụ số…

Xã hội số trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Xã hội số trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Xã hội số cũng giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thông qua các dịch vụ thông tin, tiếp cận các tiện ích xã hội nhanh chóng và hiệu quả hơn. Xã hội số cũng góp phần xây dựng và thúc đẩy giáo dục với sự trợ giúp của Internet và không gian mạng, thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục và mở ra mô hình giáo dục mới hiện đại, thông minh và hướng tới người học, nhu cầu của thị trường, của xã hội dựa trên các nền tảng số. Trong xã hội số, vấn đề quản trị tài nguyên cũng là một cơ hội để Việt Nam chuyển mình trong kỷ nguyên mới, với các công nghệ hiện đại như internet vạn vật, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối… cũng tạo nên các sản phẩm mới, thúc đẩy văn hóa số phát triển. Xã hội số tạo ra một môi trường để con người số có khả năng kết nối, giao lưu, học hỏi và nâng cao kiến thức, tạo ra môi trường mới để tạo nên giá trị văn hóa mới trên nhiều công cụ, kỹ thuật mới.

Xã hội số trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Xã hội số giúp thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục.

Xã hội số đang thay đổi cách chúng ta giao tiếp, tương tác và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hằng ngày. Xã hội số mang lại nhiều cơ hội và thách thức mới. Để đảm bảo rằng lợi ích của công nghệ số được tối ưu hóa và rộng rãi lan tỏa trong xã hội, cần thiết chúng ta phải dần thay đổi về tư duy, cách tiếp cận vấn đề, và quản lý dữ liệu. Từ đó sẽ góp phần hình thành các hành lang pháp lý cũng như tạo ra các điều kiện, nguồn lực thích ứng và phát huy tối đa các tác động tích cực của quá trình chuyển đổi xã hội số tới phát triển xã hội Việt Nam bền vững hiện nay. Phát triển xã hội số toàn diện giúp cải thiện dân trí, chất lượng cuộc sống của người dân, thúc đẩy sự tham gia tích cực các hoạt động xã hội, dịch vụ công trên nền tảng số, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi hơn. Hiện thực hóa mục tiêu “Chuyển đổi quốc gia”, đưa Việt Nam trở thành quốc gia số an toàn, nhân văn và rộng khắp đã trở thành các yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Xã hội số trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
PGS, TS. Nguyễn Duy Bắc.

Trụ cột quan trọng của xã hội số là văn hóa số và con người số, trong đó văn hóa số theo PGS, TS Nguyễn Duy Bắc, Phó giám đốc Thường trực Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, là phương thức và hoạt động văn hóa (sáng tạo, lưu giữ, truyền bá, tiếp nhận, thưởng thức,...) của cá nhân và cộng đồng trên cơ sở ứng dụng các phương tiện và công nghệ kỹ thuật số; là các quy tắc ứng xử (lối sống, ứng xử, phương cách giao tiếp, làm việc,...) và chuẩn mực đạo đức, pháp luật của con người trong môi trường số. Văn hóa số giúp mọi người tiếp cận lượng tri thức văn hóa đồ sộ của toàn nhân loại đã hình thành trong quá trình lịch sử và sản sinh ra những giá trị văn hóa mới trên nền tảng số. Con người số là những người có thể sử dụng được công nghệ thông tin, truyền thông thông minh vào hầu hết tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội, từ cấp địa phương cho đến cấp quốc gia, và toàn cầu với các yếu tố cấu thành là những người có thể sử dụng được công nghệ thông tin, truyền thông thông minh vào hầu hết tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội, từ cấp địa phương cho đến cấp quốc gia, và toàn cầu. Văn hóa số và con người số có mối quan hệ cơ hữu, biện chứng với nhau để tạo nên những giá trị mang tính đặc thù cho mỗi quốc gia, dân tộc. Đối với Việt Nam, đó là một xã hội có văn hóa số “phù hợp với nền kinh tế số, xã hội số và công dân số, làm cho văn hóa thích nghi, điều tiết sự phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”[1] và có con người số phát triển toàn diện, có tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống và lịch sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tốt đẹp của con người Việt Nam.

[1] Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2022, tr. 172

(Còn nữa)

Bài 2: Văn hóa số

Xã hội số trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu thực hiện nghi thức khánh thành Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (C4IR) tại TP Hồ Chí Minh.

  • Xã hội số trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
  • Nội dung: Nhóm Phóng viên Báo QĐND
  • Ảnh: Báo QĐND, TTX, CTV
  • Kỹ thuật, đồ họa: TÔ NGỌC - THANH HƯƠNG
top