LONGFORMVun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 3: Tâm và tầm từ “Ươm mầm hữu nghị”

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 3: Tâm và tầm từ “Ươm mầm hữu nghị”

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 3: Tâm và tầm từ Ươm mầm hữu nghị

Bên cạnh việc giữ gìn và kế thừa truyền thống đoàn kết quý báu của 3 nước anh em thì công tác “Ươm mầm hữu nghị”, chăm lo vun đắp tình cảm gắn bó keo sơn hiếm có này luôn nhận được sự quan tâm lớn từ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự chung tay của các cá nhân, tập thể và được cụ thể hóa bằng nhiều hình thức đa dạng, nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa đậm chất nhân văn.

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 3: Tâm và tầm từ Ươm mầm hữu nghị

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 3: Tâm và tầm từ Ươm mầm hữu nghị
Ảnh trái: Sinh viên Lào và mẹ đỡ đầu
Ảnh giữa: Bà Lê Thị Kim Thúy, Phó chủ tịch LĐLĐ TP Hồ Chí Minh, tặng quà lưu niệm cho các sinh viên Việt, Lào, Campuchia
Ảnh ngoài cùng bên phải: Bố mẹ đỡ đầu sang Siem Reap dự đám cưới của con nuôi Campuchia. Ảnh: NVCC

Một điểm sáng là nhiều năm qua trong quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam và Lào, Campuchia, chúng ta đã và đang giúp bạn đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Đã có hàng ngàn học sinh, sinh viên Lào, Campuchia sang học tập tại các cơ sở giáo dục của Việt Nam. Nhiều em sang học tập tại Việt Nam có hoàn cảnh gia đình tương đối khó khăn. Trước tình hình đó các hoạt động “Ươm mầm hữu nghị” đã được phát động rộng khắp dưới nhiều hình thức góp phần tích cực vào nhiệm vụ vun đắp quan hệ thắm tình hữu nghị giữa nhân dân ba nước.

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 3: Tâm và tầm từ Ươm mầm hữu nghị
Ảnh trái: Bữa cơm thân mật của 2 sinh viên Lào Jounita và Metmany tại nhà bà Cẩm phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP Hồ Chí Minh. Ảnh: plo.vn
Ảnh phải: Sinh viên Lào cùng gia đình chuẩn bị bữa cơm thân mật , tìm hiểu truyền thống văn hóa Việt Nam. Ảnh: plo.vn
Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 3: Tâm và tầm từ Ươm mầm hữu nghị
Ảnh trái: Hai sinh viên Lào Sengchan Avouy và Douangnapha vui vẻ bên gia đình người Việt Nam phường Đa Kao, quận 1, TP Hồ Chí Minh. Ảnh: plo.vn
Ảnh phải: Các bạn sinh viên Lào được gia đình bà Cẩm dẫn đi tham quan và vui chơi tại buổi khai mạc hè trên đường Lương Hữu Khánh, quận 1. Ảnh: plo.vn

Một trong những lá cờ đầu trong hoạt động đối ngoại nhân dân với Campuchia không thể không nhắc tới Hội Hữu nghị Việt Nam-Campuchia. Với tôn chỉ, mục đích hoạt động của mình, Hội luôn trăn trở với sứ mệnh góp phần củng cố, tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa nhân dân hai nước Việt Nam-Campuchia. Và phong trào “Ươm mầm hữu nghị” được phát động là một việc làm được cụ thể hóa của Hội, mang cả tâm và tầm chiến lược trong ngoại giao nhân dân với Campuchia.

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 3: Tâm và tầm từ Ươm mầm hữu nghị
Các sinh viên Campuchia nhận gia đình nuôi. Ảnh: vietnamnet.vn

Ông Lê Tuấn Khanh, Phó chủ tịch Trung ương Hội Hữu nghị Việt Nam-Campuchia cho biết: Chương trình “Ươm mầm hữu nghị” ra đời vào mùa Xuân năm 2012, trong bối cảnh quan hệ đoàn kết, hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam-Campuchia phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt hợp tác trên lĩnh vực giáo dục-đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Trong 10 năm qua, với sự đồng hành bảo trợ của nhiều cơ quan, đoàn thể, địa phương, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các cấp hội đã chủ động phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam các cấp tổ chức hàng trăm hoạt động hỗ trợ hàng nghìn lượt sinh viên dưới những hình thức như khen thưởng, tặng quà, trao học bổng; tổ chức gặp gỡ, giao lưu hữu nghị, tham quan dã ngoại, tìm hiểu thực tế; trang thiết bị, vật dụng thiết yếu… đã góp phần thiết thực giúp đỡ các em học sinh, sinh viên Campuchia an tâm học tập và có đời sống văn hóa tinh thần phong phú.

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 3: Tâm và tầm từ Ươm mầm hữu nghị
Đại biểu của 3 nước Việt Nam - Campuchia - Lào tại chương trình giao lưu ''Ươm mầm hữu nghị''.

Tương tự các hoạt động “Ươm mầm hữu nghị” với học sinh, sinh viên Campuchia, các hoạt động “Ươm mầm hữu nghị” hướng tới học sinh, sinh viên Lào tại Việt Nam cũng được phát động từ rất sớm và diễn ra sôi nổi, hiệu quả với rất nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Ông Nguyễn Tiến Long, Phó chủ tịch Trung ương Hội Hữu nghị Việt Nam-Lào chia sẻ: “Trong những năm kháng chiến, nhân dân hai bên biên giới đã cùng nhau sát cánh, chung một chiến hào đánh giặc ngoại xâm. Hôm nay, trên con đường dựng xây quê hương, đất nước, nhân dân các bộ tộc Lào và Việt Nam lại cùng nhau san sẻ những khó khăn, tiếp tục bồi đắp mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào bằng những việc làm cụ thể, đầy tính nhân văn. Với tinh thần “hạt muối chia đôi, bát cơm sẻ nửa”, Việt Nam-Lào đã ký kết hàng loạt các văn kiện và thỏa thuận hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, trong đó hợp tác trong lĩnh vực giáo dục cũng có bề dày lịch sử”.

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 3: Tâm và tầm từ Ươm mầm hữu nghị
Ông Nguyễn Tiến Long, Phó chủ tịch Trung ương Hội hữu nghị Việt Nam-Lào trả lời phỏng vấn Phóng viên Báo QĐND.

Ông Nguyễn Tiến Long cho biết thêm, trong suốt 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào, hàng ngàn con em của Lào đã sang Việt Nam học tập. Với vai trò cầu nối hữu nghị nhân dân, trong những năm qua Trung ương Hội Hữu nghị Việt Nam-Lào đã triển khai nhiều hoạt động “Ươm mầm hữu nghị” dưới nhiều hình thức như: “Nối vòng tay Việt”; Chương trình ở nhà dân (Homestay) của sinh viên Lào tại Đà Nẵng; Chương trình nhận cha mẹ đỡ đầu tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn cả nước... Thông qua những chương trình này, giúp các em có cơ hội tiếp xúc, học hỏi phong tục, tập quán và đời sống của người Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng.

Ông Nguyễn Tiến Long chia sẻ: “Tôi nghĩ rằng đây sẽ là quãng thời gian vô cùng quý báu và ý nghĩa đối với các em, giúp các em không chỉ có cơ hội nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng Việt, gắn bó hơn với cuộc sống của người dân mà quan trọng hơn hết, các em sẽ có thêm một gia đình thứ hai trong suốt thời gian học tập ở các địa phương và kể cả sau khi trở về Tổ quốc, tình cảm gia đình đặc biệt ấy sẽ mãi mãi theo các em suốt cuộc đời”.

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 3: Tâm và tầm từ Ươm mầm hữu nghị
Ông Nguyễn Tiến Long, Phó chủ tịch Trung ương Hội hữu nghị Việt Nam - Lào

“Tôi nghĩ rằng đây sẽ là quãng thời gian vô cùng quý báu và ý nghĩa đối với các em, giúp các em không chỉ có cơ hội nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng Việt, gắn bó hơn với cuộc sống của người dân mà quan trọng hơn hết, các em sẽ có thêm một gia đình thứ hai trong suốt thời gian học tập ở các địa phương và kể cả sau khi trở về Tổ quốc, tình cảm gia đình đặc biệt ấy sẽ mãi mãi theo các em suốt cuộc đời”.

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 3: Tâm và tầm từ Ươm mầm hữu nghị

Tại sao Trung ương Hội Hữu nghị Việt Nam-Campuchia lại đề ra chủ trương phát động “Ươm mầm hữu nghị”? Đó là câu hỏi lớn khi đi khảo sát viết loạt bài này chúng tôi đều đề cập.

Theo ông Lê Văn Tụy, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Hữu nghị Việt Nam-Campuchia: “Xuất phát từ nhận thức đầu tư vào giáo dục và con người là vô cùng quan trọng, trong đó đối với lực lượng tuổi trẻ là học sinh, sinh viên, thanh niên thì không chỉ có ý nghĩa trước mắt mà còn về lâu dài mãi về sau. Chúng ta ươm mầm thì sẽ có cây, cây sẽ cho quả, đây là quy luật tự nhiên. Trong mối quan hệ giữa hai dân tộc cũng luôn là vậy. Đó cũng chính là chủ trương và ý nghĩa của phong trào “Ươm mầm hữu nghị” mà Hội Hữu nghị Việt Nam-Campuchia đã, đang phát động và triển khai”.

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 3: Tâm và tầm từ Ươm mầm hữu nghị
Ảnh trái: Các em lưu học sinh Campuchia tại TP Hồ Chí Minh trong một tiết mục văn nghệ tại Ngày hội. Ảnh: hcmcpv.org.vn
Ảnh phải: Lễ kết nghĩa phụ nữ khối trung hưng với sinh viên Lào học tại Trường Đại học Y khoa Vinh - Nghệ An.

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 3: Tâm và tầm từ Ươm mầm hữu nghị
Ông Lê Văn Tụy, Phó chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Hữu nghị Việt Nam-Campuchia

“Chúng ta ươm mầm thì sẽ có cây, cây sẽ cho quả, đây là quy luật tự nhiên. Trong mối quan hệ giữa hai dân tộc cũng luôn là vậy. Đó cũng chính là chủ trương và ý nghĩa của phong trào “Ươm mầm hữu nghị” mà Hội Hữu nghị Việt Nam-Campuchia đã, đang phát động và triển khai”.

Ông Tụy cũng chia sẻ thêm, mục tiêu cơ bản nhất cần đạt được của chương trình này là góp phần cùng với Đảng, Nhà nước chăm lo bồi dưỡng, giúp đỡ lưu học sinh, sinh viên Campuchia tại Việt Nam có điều kiện học tập tốt nhất, có điều kiện hòa nhập, hiểu biết sâu sắc hơn về đất nước và con người Việt Nam; giúp các cháu, các em vượt qua mọi thiếu thốn tình cảm vì xa gia đình, xa tổ quốc và hỗ trợ phần nào về vật chất để các em vươn lên trong học tập, đạt được kết quả tốt hơn... Sau này khi trở về xây dựng Tổ quốc các em vẫn sẽ lưu giữ những ân tình, tình cảm tốt đẹp về những kỷ niệm một thời họ đã sống, học tập và nhận được sự yêu thương, đùm bọc, chở che tại Việt Nam. Và đó chắc chắn sẽ là những câu chuyện đẹp, nhân văn được lan tỏa rộng khắp ở tại Campuchia, thậm chí sau này khi các em trưởng thành, xây dựng gia đình riêng thì con cháu các em cũng sẽ được nghe kể về những câu chuyện, kỷ niệm đẹp này - đó chính là vun đắp tình đoàn kết hữu nghị giữa hai dân tộc trước mắt và lâu dài, đó chính là chiến lược.

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 3: Tâm và tầm từ Ươm mầm hữu nghị
Ảnh trái: Bà Nguyễn Thị Thanh, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia phát biểu tại Hội nghị. Ảnh Thành Luân.
Ảnh phải: TP Hồ Chí Minh trao học bổng “Ươm mầm nhân tài hữu nghị” đến sinh viên Khmer, Lào, Campuchia.

Khi trả lời phóng viên Báo Quân đội nhân dân về phong trào “Ươm mầm hữu nghị”, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Campuchia tại Việt Nam Chay Navuth đã đánh giá cao sáng kiến, chủ trương mang ý nghĩa nhân văn, thắm tình hữu nghị của phong trào này. Đồng thời, thể hiện sự quan tâm sâu sắc khi khẳng định Đại sứ đã biết đến phong trào “Ươm mầm hữu nghị” kể từ những ngày đầu phát động năm 2012 thông qua cố Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam-Campuchia Vũ Mão - một trong những người đã đặt nền móng cho phong trào ý nghĩa này và Đại sứ rất tâm đắc với lời cố Chủ tịch Vũ Mão từng chia sẻ: “Phong trào này nhằm giúp các em có một chỗ dựa vững chắc về tinh thần trong thời gian học tập xa nhà; các em học sinh, sinh viên Campuchia sẽ luôn ghi nhớ và trân trọng những tình cảm tốt đẹp, yêu thương mà các bố mẹ nuôi Việt Nam - là những cựu quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam có thời gian chiến đấu và giúp đỡ Campuchia, hiểu Campuchia dành cho mình. Sau này, khi trở về quê hương thì chính các em sẽ là lực lượng quan trọng góp phần vun đắp và củng cố hơn nữa mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa thế hệ trẻ hai nước Campuchia và Việt Nam”.

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 3: Tâm và tầm từ Ươm mầm hữu nghị
Cuối năm 2021 thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, việc đi lại hết sức khó khăn. Bố mẹ nuôi gửi thực phẩm, nhu yếu phẩm cho các con. Ảnh Đức Anh

Cùng chung quan điểm trên, ông Nguyễn Tiến Long, Phó chủ tịch Trung ương Hội Hữu nghị Việt Nam-Lào khẳng định thêm, sau Đại hội XIII của Đảng, chúng ta đã nâng lên và gọi quan hệ hữu nghị Việt Nam-Lào là mối quan hệ vĩ đại, “có một không hai”. Điều này không chỉ khẳng định lịch sử quan hệ truyền thống gắn bó mật thiết giữa hai dân tộc, mà đây còn là thông điệp trao truyền cho các thế hệ sau phải tiếp tục vun đắp, giữ gìn phát triển mối quan hệ đặc biệt gắn bó keo sơn này.

Theo đó, những hoạt động “Ươm mầm hữu nghị” với sự chung tay, vào cuộc của các nhà trường, cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội, các gia đình đỡ đầu để các em có thêm nghị lực vượt lên mọi khó khăn trong cuộc sống, trong học tập để mai này trưởng thành sẽ góp phần xây dựng quê hương đất nước Lào thêm giàu mạnh, tươi đẹp, kế tục sứ mệnh giữ gìn, vun đắp mối quan hệ Việt-Lào ngày càng bền chặt, thắm đượm tình hữu nghị. Ông Long khẳng định, đây là việc làm vô cùng cao quý, nhân văn mang tính chiến lược, góp phần quan trọng vào hoạt động đối ngoại nhân dân giữa hai nước. Đặc biệt, những hoạt động “Ươm mầm hữu nghị” này không chỉ mang lại hiệu quả trước mắt, mà còn gắn kết quan hệ hữu nghị Việt-Lào cho muôn đời sau.

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 3: Tâm và tầm từ Ươm mầm hữu nghị

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 3: Tâm và tầm từ Ươm mầm hữu nghị
Các đại biểu là cha, mẹ nuôi người Việt Nam và các con nuôi người Campuchia trong chương trình “Ươm mầm hữu nghị” chia sẻ kinh nghiệm tại Ngày hội “Ươm mầm hữu nghị”. Ảnh: thoidai.com.vn
Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 3: Tâm và tầm từ Ươm mầm hữu nghị
Ảnh trái: Chương trình giao lưu văn hóa thanh niên - sinh viên ba nước Campuchia - Việt Nam - Lào năm 2019 tại trường Cao đẳng công nghiệp cao su, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Ảnh: Vũ Hằng
Ảnh phải: Giao lưu hữu nghị biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia năm 2019.

Với những ý nghĩa to lớn, sự lan tỏa sâu rộng, góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Campuchia, đồng thời là nhịp cầu hữu nghị lâu dài giữa hai dân tộc và nhân dân hai nước Việt Nam-Campuchia, Đại sứ Chay Navuth tái khẳng định “Ươm mầm hữu nghị” là một phong trào có ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Trong suốt 10 năm qua kể từ khi phong trào này được phát động, đã góp phần không nhỏ thắt chặt quan hệ hữu nghị, truyền thống tương thân, tương ái giữa hai dân tộc. Bày tỏ mong muốn của mình, Đại sứ nhấn mạnh “việc tiếp tục duy trì, lan tỏa phòng trào này hơn nữa là rất cần thiết, phù hợp với mong muốn, cũng như chủ trương thúc đẩy ngoại giao nhân dân giữa hai nước chúng ta”.

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 3: Tâm và tầm từ Ươm mầm hữu nghị
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Campuchia Chay Navuth trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Quân đội nhân dân.

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 3: Tâm và tầm từ Ươm mầm hữu nghị
Đại sứ Chay Navuth

Trong suốt 10 năm qua kể từ khi phong trào “Ươm mầm hữu nghị” được phát động, đã góp phần không nhỏ thắt chặt quan hệ hữu nghị, truyền thống tương thân, tương ái giữa hai dân tộc Việt Nam-Campuchia. Việc tiếp tục duy trì, lan tỏa phòng trào này hơn nữa là rất cần thiết, phù hợp với mong muốn, cũng như chủ trương thúc đẩy ngoại giao nhân dân giữa hai nước chúng ta”.

Đại sứ Chay Navuth cũng nêu ra một số đề xuất, kiến nghị để phong trào này ngày càng hoạt động hiệu quả hơn. Theo Đại sứ, vai trò phối hợp chặt chẽ giữa Hội Hữu nghị Việt Nam-Campuchia, các cơ quan, đoàn thể Việt Nam với Hội Hữu nghị Campuchia-Việt Nam cũng như với Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán Campuchia tại Việt Nam là rất cần thiết, nhằm chọn lựa, ưu tiên những em có hoàn cảnh khó khăn được nhận sự đỡ đầu. Đồng thời phong trào này nên có thêm nhiều sự tham gia từ những đơn vị, cá nhân nhiệt tình trách nhiệm, có nhiều điều kiện thuận lợi để phong trào có thêm nguồn lực vật chất đỡ đầu được nhiều em học sinh, sinh viên hơn nữa.

Những băn khoăn, trăn trở về nguồn lực để có thể đỡ đầu, hỗ trợ được nhiều em học sinh, sinh viên hơn nữa cũng là những đau đáu của những người như ông Lê Văn Tụy, ông Nguyễn Tiến Long, bởi nguồn kinh phí cho các hoạt động “Ươm mầm hữu nghị” hoàn toàn là do vận động tài trợ, dựa vào tấm lòng, sự nhiệt huyết của hội viên và những nhà hảo tâm nên còn nhiều hạn chế. Do đó, để các hoạt động nhân văn này được duy trì, triển khai sâu rộng và lan tỏa hơn nữa đòi hỏi sự vận dụng linh hoạt các hình thức xã hội hóa nhằm bảo đảm nguồn kinh phí tổ chức các hoạt động đỡ đầu; nghiên cứu, tìm tòi nhằm đa dạng hóa hình thức hoạt động đỡ đầu theo hướng thiết thực, hiệu quả…

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 3: Tâm và tầm từ Ươm mầm hữu nghị
Ảnh trái: Các em thiếu nhi 3 nước cùng nhau hát bài Việt Nam, Lào, Campuchia Samaki tại chương trình Giao lưu văn hóa Thiếu nhi Việt Nam, Lào, Campuchia
Ảnh phải: Thiếu nhi 3 nước Việt Nam-Lào-Campuchia chụp hình với ban tổ chức và lãnh đạo TP Hồ Chí Minh tại lễ khai mạc Liên hoan thiếu nhi 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia năm 2022.

Với ý nghĩa sâu sắc của các hoạt động “Ươm mầm hữu nghị”, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng, mọi khó khăn, thử thách đều có thể vượt qua, các hoạt động “Ươm mầm hữu nghị” sẽ tiếp tục được phát động với quy mô lớn hơn, chất lượng cao hơn, góp phần thiết thực vào việc củng cố, phát triển tình hữu nghị truyền thống gắn bó, thủy chung, trong sáng giữa ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia trong tình hình mới, đồng thời cũng góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về công tác đối ngoại nhân dân.

(Còn nữa)

Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 3: Tâm và tầm từ Ươm mầm hữu nghị
Chương trình giao lưu nghệ thuật Việt Nam, Lào, Campuchia.

  • Vun trồng tình hữu nghị bằng tấm lòng người Việt - Bài 3: Tâm và tầm từ Ươm mầm hữu nghị
  • Nội dung: NHÓM PV BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN ĐIỆN TỬ
  • Ảnh: Báo Quân đội nhân dân, CTV
  • Kỹ thuật, đồ họa: TÔ NGỌC

top