LONGFORMVõ Chí Công - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và Nhà nước

Võ Chí Công - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và Nhà nước

Võ Chí Công - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và Nhà nước

Đồng chí Võ Chí Công (bí danh Năm Công), nguyên Bí thư Khu ủy Khu 5, nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch nước), tên khai sinh là Võ Toàn, sinh ngày 7-8-1912 trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng, tại làng Khương Mỹ, tổng Phú Quý, phủ Tam Kỳ, nay thuộc xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.

Từ người yêu nước trở thành người cộng sản, cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công gắn liền với những năm tháng chiến tranh ác liệt và gian khổ, lăn lộn bám dân, bám địa bàn, để lại những dấu ấn sâu sắc trong lòng quân dân Khu 5 và đồng bào cả nước.

Võ Chí Công - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và Nhà nước

Người thanh niên Võ Chí Công sớm giác ngộ cách mạng và hoạt động phong trào thanh niên ở cơ sở từ năm 1930; tháng 5-1935 đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) tại Chi bộ ghép Mỹ Sơn. Thông minh, nhanh nhẹn, giỏi tuyên truyền, vận động, đồng chí tích cực tham gia tổ chức cách mạng bí mật tại quê hương Tam Kỳ, Quảng Nam và gây dựng cơ sở cách mạng tại các tỉnh miền Trung.

Từ năm 1936-1939, trên cương vị Bí thư chi bộ ghép một số xã, dưới sự lãnh đạo của Phủ ủy Tam Kỳ, đồng chí đã lãnh đạo tổ chức đấu tranh chống lại sự đàn áp của địch, khôi phục tổ chức Đảng, giữ vững phong trào cách mạng ở địa phương; kiên trì, bền bỉ giác ngộ những người yêu nước để bồi dưỡng, kết nạp đảng viên, tăng cường đội ngũ cán bộ cho Đảng, đồng thời nỗ lực vận động nhân dân giữ vững niềm tin nhằm duy trì, mở rộng phong trào cách mạng ở địa phương.

Võ Chí Công - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và Nhà nước
Đồng chí Võ Chí Công (phải) trong thời gian ở chiến trường khu V. Ảnh tư liệu

Với từng bước trưởng thành trong quá trình hoạt động của mình, tháng 1-1940 đồng chí được phân công đảm trách Bí thư Phủ ủy Tam Kỳ rồi Bí thư lâm thời Tỉnh ủy Quảng Nam vào tháng 3-1940. Tiếp đó, trên cương vị Ủy viên xứ ủy Trung Kỳ phụ trách các tỉnh từ Quảng Nam đến Phú Yên rồi Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, những năm 1941-1942 đồng chí bí mật lặn lội đi khắp miền Trung, vừa lãnh đạo cuộc đấu tranh chống lại sự khủng bố của địch, vừa gây dựng thêm nhiều cơ sở cách mạng, tái lập hệ thống tổ chức của Đảng, phát triển rộng rãi Mặt trận Việt Minh ở Quảng Nam và Trung Bộ.

Võ Chí Công - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và Nhà nước
Đồng chí Võ Chí Công (phải) trong thời gian làm việc tại Khu ủy Khu V. Ảnh tư liệu

Là nhà lãnh đạo có uy tín của Đảng và quần chúng nhân dân, nên đồng chí luôn là mục tiêu săn lùng của kẻ thù. Tháng 10-1943, đồng chí bị địch bắt, kết án tù chung thân, sau đó giảm xuống 25 năm tù. Mặc dù bị tra tấn rất dã man, nhưng đồng chí luôn giữ vững chí khí của người cộng sản kiên cường, không hé răng nửa lời với địch và đã kiên cường vượt qua những tháng năm bị cực hình tra tấn ở nhà tù Hội An, bị đày ải, giam cầm trong nhà đày Buôn Ma Thuột. Tháng 3-1945, đồng chí được ra tù, trở về Quảng Nam, tiếp tục hoạt động cách mạng, làm Trưởng ban Khởi nghĩa tỉnh, chỉ huy cướp chính quyền ở Quảng Nam - Đà Nẵng.

Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, đồng chí Võ Chí Công đã cùng Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời trực tiếp chỉ đạo xây dựng chính quyền cách mạng và lực lượng vũ trang ở Quảng Nam - Đà Nẵng.

Võ Chí Công - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và Nhà nước
Ðồng chí Võ Chí Công trong một lần về thăm người dân huyện Hiệp Ðức, căn cứ cách mạng của Khu ủy Khu V. Ảnh tư liệu

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đồng chí là một trong những nhà lãnh đạo chủ chốt của Liên khu V, lãnh đạo nhân dân Liên khu V kiên cường chiến đấu, tăng gia sản xuất, chia lửa với chiến trường chính Bắc Bộ, góp phần vào thắng lợi chung của cả nước với đỉnh cao là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trên cương vị là Bí thư Khu ủy kiêm Chính ủy Quân khu V, đồng chí đã vượt qua mọi gian khổ, hy sinh, kiên trì bám đất, bám dân, luôn đi sát cơ sở, sát phong trào, tổ chức chỉ đạo quân và dân Liên khu V chiến đấu không lùi bước, giành được nhiều thắng lợi to lớn.

Võ Chí Công - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và Nhà nước

Tháng 3-1975, Bộ Chính trị chủ trương tập trung lực lượng vào hướng chủ yếu, hành động táo bạo, bất ngờ, quyết tâm giải phóng miền Nam. Đồng chí Võ Chí Công đã tích cực chuẩn bị về mọi mặt cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy, tham gia chỉ đạo đánh mở màn vào Buôn Ma Thuột, giải phóng toàn bộ vùng đất chiến lược Tây Nguyên, làm cho quân địch choáng váng, tháo chạy về Đà Nẵng cố thủ. Nắm bắt thời cơ mới xuất hiện, đồng chí đề xuất ý kiến với Bộ Chính trị, chớp thời cơ tiến công giải phóng Đà Nẵng sớm hơn kế hoạch đã định. Thắng lợi ở Tây Nguyên và Đà Nẵng góp phần tạo thế và lực to lớn cho toàn quân, toàn dân ta đánh thắng ý đồ kéo dài chiến tranh của Mỹ, ngụy, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước vào ngày 30-4-1975 lịch sử.

Võ Chí Công - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và Nhà nước
Đồng chí Võ Chí Công luôn sâu sát cơ sở, trực tiếp tháo gỡ những cơ chế “trói buộc” nông dân. Ảnh tư liệu
Võ Chí Công - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và Nhà nước

Gần 30 năm lãnh đạo quân dân Quảng Nam - Đà Nẵng và Khu V chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, đồng chí Võ Chí Công đã có nhiều cống hiến to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, hòa bình, thống nhất đất nước. Những mốc son trên con đường hoạt động cách mạng thời kỳ này của đồng chí đã được ghi vào lịch sử của Đảng ta, tô đậm trang sử kháng chiến oai hùng của quân và dân Nam Trung Bộ.

Võ Chí Công - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và Nhà nước

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, đồng chí Võ Chí Công được điều ra Trung ương công tác; được Đảng tín nhiệm cử giữ nhiều trọng trách. Trên các cương vị: Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí luôn trăn trở về con đường đi lên của cách mạng; sớm thể hiện sự tìm tòi đổi mới tư duy về kinh tế, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp…

Võ Chí Công - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và Nhà nước
Đồng chí Võ Chí Công - Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch nước) về thăm xí nghiệp may huyện Núi Thành năm 1992. Ảnh tư liệu

Từ năm 1976 đến đầu năm 1977, đồng chí được giao nhiệm vụ trên cương vị Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Hải sản, trong tình hình kinh tế bao cấp, Nhà nước không đủ xăng dầu, phương tiện sản xuất cho ngành hải sản hoạt động. Nhận rõ được ưu thế đất nước có bờ biển dài, nhiều tiềm năng phát triển kinh tế thủy sản, đồng chí đã xuống các cơ sở quốc doanh, các hợp tác xã nghề lâu năm để nghiên cứu, tìm ra nguyên nhân của sự trì trệ, thua lỗ; đề xuất với Chính phủ những giải pháp thiết thực, giải quyết khó khăn cho ngành hải sản, thực hiện cơ chế tự quản để phát triển sản xuất, xóa bỏ bao cấp. Do có sự đổi mới về quản lý và cách tổ chức, ngành hải sản đã từng bước vươn lên trở thành một ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

Võ Chí Công - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và Nhà nước
Võ Chí Công - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và Nhà nước
Đồng chí Võ Chí Công nói chuyện thân mật với cán bộ huyện Tân Biên (Tây Ninh) ở lán làm việc của đồng chí Phạm Hùng trước đây tại Khu Trung ương Cục miền Nam (Căn cứ trong những ngày kháng chiến chống Mỹ), trong chuyến thăm tỉnh Tây Ninh từ ngày 18 đến ngày 23-1-1990.

Năm 1978, đồng chí Võ Chí Công được phân công phụ trách khối nông, lâm, hải sản và kiêm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp. Khi phụ trách ngành nông nghiệp - lĩnh vực công việc mới mẻ, phức tạp và rất nặng nề, đồng chí ngày đêm trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, làm thế nào để tháo gỡ khó khăn của hàng triệu nông dân trong các hợp tác xã. Đồng chí đã đi xuống nhiều hợp tác xã nắm tình hình, ra tận đồng ruộng gặp bà con xã viên hỏi thăm công việc sản xuất và nhận rõ nhiều hợp tác xã thực hiện khoán đến nhóm và người lao động đã đem lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho xã viên, như các hợp tác xã ở Vĩnh Phú, Hải Phòng.

Võ Chí Công - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và Nhà nước

Võ Chí Công - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và Nhà nước
Ảnh 1: Đồng chí Võ Chí Công phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 8, sáng 17-6-1987, tại Hội trường Ba Đình (Hà Nội).
Ảnh 2: Đồng chí Võ Chí Công gặp lại gia đình Anh hùng Núp trong chuyến thăm, làm việc tại tỉnh Gia Lai-Kon Tum từ ngày 1 đến 5-6-1988.
Ảnh 3: Ngày 4-2-1989, đồng chí Võ Chí Công thăm xã viên Hợp tác xã Đồng Lý (huyện Lý Nhân) trong chuyến thăm, chúc Tết Kỷ Tỵ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tỉnh Hà Nam Ninh từ ngày 1 đến ngày 4-2-1989.
Ảnh 4: Đồng chí Võ Chí Công thăm công trường xây dựng cầu qua sông Hương tại cảng Thuận An, trong chuyến thăm, làm việc tại tỉnh Bình Trị Thiên từ ngày 16 đến ngày 20-5-1989.
Ảnh 5: Từ ngày 26-10 đến ngày 5-11-1989, đồng chí Võ Chí Công, thăm và làm việc tại tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng. Trong ảnh: Chủ tịch Võ Chí Công thăm hỏi nhân dân huyện Phước Sơn, ngày 30-10.
Ảnh 6: Đồng chí Võ Chí Công gặp gỡ các đại biểu dự phiên khai mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 8, sáng 18-12-1989, tại Hội trường Ba Đình (Hà Nội). Ảnh: Tư liệu - TTXVN

Không dừng lại ở việc đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp, đồng chí Võ Chí Công đã góp phần phát triển tư duy về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của đất nước. Là Trưởng Ban nghiên cứu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đồng chí đã tích cực xuống các cơ sở kinh tế, mở nhiều cuộc hội thảo, tập hợp ý kiến của các chuyên gia kinh tế, các viện nghiên cứu, góp phần xây dựng, hoàn thiện trình Bộ Chính trị ra Nghị quyết 306-NQ/TW (tháng 4-1986) về bảo đảm quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở (bao gồm các cơ sở kinh tế quốc doanh, kinh tế tiểu thủ công nghiệp; kinh tế gia đình và thành phần kinh tế cá thể, tư nhân trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các hợp tác xã, các tập đoàn sản xuất và kinh tế cá thể trong nông nghiệp).

Sự thành công của cơ chế khoán trong nông nghiệp và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, có sự đóng góp to lớn của đồng chí Võ Chí Công, góp phần quan trọng để Đảng ta đề ra đường lối đổi mới đất nước một cách đúng đắn, vững chắc.

Võ Chí Công - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và Nhà nước
Ngày 13-4-1992, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công ký sắc lệnh công bố Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992. Ảnh: TTXVN
Võ Chí Công - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và Nhà nước

Trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, đồng chí đã có những đóng góp quan trọng vào đổi mới hoạt động của Quốc hội, đặc biệt là công tác lập hiến và lập pháp. Với trọng trách là Chủ tịch Ủy ban sửa đổi Hiến pháp năm 1980, dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Bộ Chính trị, sự góp ý của Hội đồng Nhà nước, đồng chí Võ Chí Công đã cùng Ủy ban tập hợp ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân; tập trung được nhiều chuyên gia; nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng Hiến pháp của một số nước, vận dụng vào thực tiễn Việt Nam; kiên trì đấu tranh với những quan điểm sai trái trong việc sửa đổi Hiến pháp, giữ vững những điều cơ bản về dân chủ, về pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp sửa đổi năm 1992 - Hiến pháp của thời kỳ đổi mới, được Trung ương Đảng, Quốc hội thông qua, đánh dấu mốc lịch sử về công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, làm cơ sở vững chắc cho việc xây dựng hệ thống pháp luật, quản lý mọi mặt hoạt động của đất nước, trong thành công đó có sự đóng góp rất quan trọng của đồng chí Võ Chí Công.

Võ Chí Công - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và Nhà nước
Một buổi làm việc của Ủy ban sửa đổi Hiến pháp 1992 của Quốc hội dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước kiêm Chủ tịch Ủy ban Võ Chí Công. Ảnh tư liệu

Những năm tháng là Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Võ Chí Công đã tích cực góp ý kiến với Đảng và Ban Chấp hành Trung ương đối với những vấn đề lớn, quan trọng về tăng cường sự lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

Võ Chí Công - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và Nhà nước
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công tới dự Cuộc gặp mặt trao đổi giữa các thế hệ anh hùng, chiến sĩ xuất sắc, do Bộ Nội vụ tổ chức ngày 20-7-1992, tại Hà Nội. Ảnh: TTXVN

Võ Chí Công - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và Nhà nước

Gần 80 năm hoạt động cách mạng, cuộc đời của đồng chí Võ Chí Công gắn liền với quá trình cách mạng, với những sự kiện lịch sử oanh liệt của Đảng và nhân dân ta trong suốt thế kỷ XX. Đồng chí là tấm gương cao đẹp của một người cộng sản kiên cường, mẫu mực, là một trong những người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, suốt đời tận trung với nước, tận hiếu với dân.

Võ Chí Công - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và Nhà nước
Chủ tịch Triều Tiên Kim Nhật Thành hội đàm với Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công, ngày 6-9-1988, tại Đại lễ đường Kumsusan ở Thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh: TTXVN
Võ Chí Công - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và Nhà nước
Ảnh trái: Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công tham quan tháp Juche bên bờ sông Đại Đồng ở thủ đô Bình Nhưỡng, trong chuyến thăm và tham dự Lễ kỷ niệm lần thứ 40 ngày thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, tháng 9-1988. Ảnh: TTXVN
Ảnh phải: Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công với thiếu nhi Triều Tiên trong chuyến thăm Triều Tiên và trao Huân chương Sao vàng tặng Chủ tịch Kim Nhật Thành, tháng 9-1988. Ảnh: TTXVN
Võ Chí Công - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và Nhà nước
Ảnh trái: Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công tham quan Triển lãm thành tựu kinh tế quốc dân trong 40 năm xây dựng đất nước ở thủ đô Bình Nhưỡng, tháng 9-1988. Ảnh: TTXVN
Ảnh phải: Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công thăm khu trưng bày các mặt hàng cơ giới do nền công nghiệp Triều Tiên sản xuất ở thủ đô Bình Nhưỡng, tháng 9-1988. Ảnh: TTXVN

Trong công tác, đồng chí Võ Chí Công luôn thể hiện rõ tư duy độc lập, sáng tạo của một nhà lãnh đạo ở tầm chiến lược. Đồng chí vừa là người lãnh đạo, vừa là người tổ chức thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao, nghiêm túc, mẫu mực; phong cách làm việc khoa học, tỉ mỉ, sâu sát thực tiễn, có nguyên tắc nhưng không máy móc mà hết sức linh hoạt; luôn tin tưởng vào sức mạnh của quần chúng nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân; phấn đấu không mệt mỏi xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc; đem hết trí tuệ, sức lực để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.

Võ Chí Công - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và Nhà nước

Đồng chí Võ Chí Công thăm hỏi bà con xã Phước Trà, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam năm 1991. Ảnh tư liệu

Trong sinh hoạt, đồng chí luôn thể hiện tác phong sinh hoạt bình dị, gần gũi mọi người, chân thành, thẳng thắn, thân ái, chu đáo, luôn quan tâm đến đồng chí, đồng đội và nhân dân, luôn chăm lo giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ. Đồng chí là người lãnh đạo được nhân dân tôn trọng, quý mến.

Đồng chí Võ Chí Công là tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, với các phẩm chất tiêu biểu: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, hết lòng thương yêu đồng chí, đồng bào. Tình thương yêu con người của đồng chí Võ Chí Công được hòa quyện với tình yêu quê hương, đất nước, đồng chí đã để lại cho chúng ta hình ảnh về một nhà lãnh đạo đức độ, một nhà hoạt động thực tiễn phong phú, một chiến sĩ cách mạng tài trí, kiên cường, suốt đời trung thành, tận tụy, hết lòng phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước. Hình ảnh của đồng chí sống mãi trong trái tim mỗi người Việt Nam yêu nước.

Võ Chí Công - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và Nhà nước
Trên cương vị cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Võ Chí Công đã đến thăm và chỉ đạo định hướng phát triển của tỉnh Sóc Trăng trong những năm đầu tái lập tỉnh. Ảnh: Quốc Kiên

Võ Chí Công - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và Nhà nước
  • Võ Chí Công - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và Nhà nước
  • Nội dung: HOÀNG LAN (tổng hợp theo Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công và Báo Quân đội nhân dân)
  • Ảnh: TTXVN, Tư liệu
  • Kỹ thuật, đồ họa: TÔ NGỌC
top