LONGFORMNgười Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Bài 3: Mộc mạc thôi mà sao bồi hồi…!

Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Bài 3: Mộc mạc thôi mà sao bồi hồi…!

Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Bài 3: Mộc mạc thôi mà sao bồi hồi…

Với nhiều người, Hà Nội là nơi để nhớ, để thương suốt cả cuộc đời, để “… yêu những đêm thanh bình, hoa sữa thơm ven hồ…”. Và không chỉ có người Hà Nội mới yêu Hà Nội, nhiều người nước ngoài cũng dành tình cảm đặc biệt và nồng nàn cho Thủ đô Hà Nội. Tự bao giờ, họ đã coi nơi đây là gia đình, là quê hương thứ hai của mình!

Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Bài 3: Mộc mạc thôi mà sao bồi hồi…

Hà Nội là một thủ đô cổ kính, kinh đô lâu đời của Việt Nam, xuất hiện dưới thời nước Đại Việt triều Lý năm 1010. Thủ đô Hà Nội là nơi hội tụ bản sắc văn hóa dân tộc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Thế nhưng, trong cái chung đó, người Hà Nội qua bao thế hệ vẫn giữ được bản sắc văn hóa riêng của mình mà tôi luôn trân trọng. Đó là sự thanh lịch, trọng nghĩa, trọng tình.

Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Bài 3: Mộc mạc thôi mà sao bồi hồi…Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh-không gian thiêng liêng của Thủ đô Hà Nội và của dân tộc Việt Nam.
Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Bài 3: Mộc mạc thôi mà sao bồi hồi…

Qua nhiều năm tháng du học ở Hà Nội, được tiếp xúc với nhiều người Hà Nội, đặc biệt là người Hà Nội gốc, tôi nhận ra rằng, bản sắc văn hóa của người Hà Nội gốc hay còn gọi là cái hồn của người Hà Nội xưa được thể hiện rõ nét qua cách ứng xử được xem là thanh lịch cả về ngôn ngữ, cung cách ăn mặc, nếp sống, tính cách trong giao tiếp của họ.

Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Bài 3: Mộc mạc thôi mà sao bồi hồi…Bản sắc văn hóa của người Hà Nội gốc được thể hiện rõ nét qua cách ứng xử được xem là thanh lịch cả về ngôn ngữ, cung cách ăn mặc, nếp sống, tính cách trong giao tiếp của họ...

Người Hà Nội gốc có thứ ngôn ngữ rất riêng. Đó là thứ ngôn ngữ được biểu cảm qua lời ăn tiếng nói lịch lãm, hiếu khách, khôn khéo, cuốn hút lòng người. Ngôn ngữ của người Hà Nội được bắt nguồn từ việc coi trọng cái đức: Cái đức phải là tiêu chí đầu, tài sắc phú quý tính sau.

Còn nhớ, trong những năm chiến tranh ác liệt, ngồi nghe chương trình “Kể chuyện đêm khuya” của Đài Tiếng nói Việt Nam mà tôi ngỡ như đất nước này đang trong cuộc sống thanh bình. Bởi lẽ, giọng nói đó sao mà chân tình, dễ cảm nhận, dễ nghe và điều quan trọng là nó đã khơi dậy trong tâm thức của người Việt Nam nói chung, người Hà Nội nói riêng, niềm tin và hy vọng.

Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Bài 3: Mộc mạc thôi mà sao bồi hồi…
Hà Nội mơ màng trong sương...
Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Bài 3: Mộc mạc thôi mà sao bồi hồi…
Hà Nội đẹp lãng mạn trong mưa.

Người Hà Nội đều biết tùy nghi sử dụng các kiểu quần áo, khăn mũ, hài hòa màu sắc, phù hợp với hoàn cảnh công việc hoặc nghi lễ. Hà Nội xưa, dẫu là người nghèo, áo rách nhưng miếng vá rất ngay ngắn, đúng màu vải, màu chỉ và luôn sạch sẽ. Trong đó, chiếc áo dài của người phụ nữ là một trong trang phục đẹp nhất. Cung cách ăn mặc của người Hà Nội với truyền thống “Áo rách hơn lành vụng may” và “Đói cho sạch, rách cho thơm” vẫn được gìn giữ cho đến tận ngày nay…

Người Hà Nội xưa ăn nói nhẹ nhàng, tế nhị. Giọng nói luôn kết hợp hài hòa với dáng điệu, cử chỉ tao nhã tạo nên sức hấp dẫn vô hình cho người mình tiếp chuyện.

Với người Hà Nội gốc, mọi thứ đều có thể được giải quyết nhẹ nhàng, êm thấm, nhanh gọn và hiệu quả. Đó là nét đặc trưng của người Hà Nội, điều mà qua giao tiếp, sẽ giúp chúng ta nhận biết đâu là người Hà Nội gốc và đâu là người Hà Nội mới.

Xét cho cùng, những đặc điểm tính cách ấy của người Hà Nội nghe có vẻ xưa cũ, nhưng hóa ra lại rất hiện đại. Chính điều đó càng làm tôi thêm yêu Hà Nội, Hà Nội vừa đẹp cổ kính với 36 phố phường, vừa hiện đại với những đô thị mới.

Tôi rất thích câu hát trong sáng tác của nhạc sĩ Lê Vinh: “Những ngày tôi lang thang/ Tôi mới hiểu tâm hồn người Hà Nội/ Mộc mạc thôi mà sao tôi bồi hồi/ Mộc mạc thôi mà bâng khuâng nhớ mãi...”. Giữa tốc độ đua chen, cạnh tranh hiện nay, sự ôn hòa, lịch lãm, khôn khéo lại rất cần thiết. Và cả cái tính “tự nhiên như người Hà Nội” cũng rất hợp thời vì tự nhiên là biểu hiện của tự tin - một phẩm chất cần có khi bước ra thế giới.

Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Bài 3: Mộc mạc thôi mà sao bồi hồi…
Khách du lịch thích thú với Hà Nội.

Nét thanh lịch của người Hà Nội xưa qua 5 cách ứng xử nêu trên, nếu được bảo tồn và phát huy, được nhân lên, được phổ cập thì chắc chắn sẽ góp phần tạo ra một đời sống tốt đẹp hơn cho người Hà Nội, cho đất nước Việt Nam. Bởi lẽ, xét cho cùng, con người càng hiện đại bao nhiêu thì càng cần phải có nét thanh lịch bấy nhiêu.

Chính yếu tố thanh lịch của người Hà Nội là nền tảng cho sự hội nhập mang tính hài hòa và đa dạng hóa giữa các dân tộc trong cộng đồng và trên thế giới ngày nay. Và cũng chính từ yếu tố này mà người Hà Nội có thể hòa nhập sâu rộng nhưng không hòa tan bởi nó đã thuộc về bản sắc văn hóa độc đáo, riêng biệt của người Hà Nội vốn có từ lâu đời.

Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Bài 3: Mộc mạc thôi mà sao bồi hồi…Một vẻ đẹp rất thơ của Hà Nội.
Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Bài 3: Mộc mạc thôi mà sao bồi hồi…
Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Bài 3: Mộc mạc thôi mà sao bồi hồi…
Đại sứ hữu nghị Vì hòa bình 2019 thành phố Hà Nội Saleem Hammad: "Mỗi khi nghe hai tiếng Hà Nội là như có gì đó chạm vào trái tim tôi, khiến tôi thổn thức, rung động lạ thường".

Mỗi khi nghe hai tiếng Hà Nội là như có gì đó chạm vào trái tim tôi, khiến tôi thổn thức, rung động lạ thường. Tôi sinh ra và lớn lên ở đất nước xa xôi – Palestine - nhưng không biết tự bao giờ, Hà Nội đã trở thành quê hương thứ hai của mình. Chính tại nơi đây, tôi đã được học những chữ Tiếng Việt đầu tiên.

Gắn bó với Hà Nội đến nay đã gần 10 năm, Hà Nội cất giữ cho riêng tôi những kỷ niệm của thanh xuân và cả sự trưởng thành.

Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Bài 3: Mộc mạc thôi mà sao bồi hồi…
Đại sứ hữu nghị Vì hòa bình 2019 thành phố Hà Nội Saleem Hammad chia sẻ về tình yêu đặc biệt dành cho Hà Nội với phóng viên Báo Quân đội nhân dân.

Tôi được nghe nhiều về Việt Nam ngay từ khi còn nhỏ thông qua những bài học lịch sử về các phong trào cách mạng giải phóng dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp là hai bậc vĩ nhân mà tôi vô cùng ngưỡng mộ. Tôi đã mong có một ngày được đặt chân tới đất nước anh hùng này và cơ hội cũng đến với tôi vào năm 2011.

Vì có thành tích học tập xuất sắc, tôi đã được trao học bổng theo chương trình hợp tác giữa Bộ Giáo dục đại học Palestine và Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

Và tôi đã yêu Hà Nội ngay từ lần gặp đầu tiên… Tôi vẫn nhớ ấn tượng đầu tiên đặt chân đến Hà Nội vào mùa thu năm đó: Một thành phố xinh đẹp, duyên dáng, yên bình, có nhiều hồ nước và cây xanh dưới tiết trời thu mát mẻ, dễ chịu và thơm thoang thoảng mùi hoa sữa.

Chọn sinh sống ở trung tâm phố cổ Hà Nội, tôi có nhiều cơ hội để trải nghiệm và cảm nhận văn hóa Hà Nội theo cách riêng. “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”, tôi có thể cảm nhận rõ nhất nét thanh lịch của người Hà Nội là trong giọng nói.

Với thời gian 10 năm sinh sống tại Thủ đô và từng được trải nghiệm rất nhiều nơi ở Việt Nam, tôi có thể phân biệt được giọng nói các vùng, miền và giọng nói của người Hà Nội gốc. Đó là thứ thanh âm dịu dàng, nhẹ nhàng, tình cảm, lại tròn vành, rõ chữ, đi vào lòng người một cách tự nhiên, êm ái…

Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Bài 3: Mộc mạc thôi mà sao bồi hồi…

Một điều nữa làm nên nét thanh lịch của người Hà Nội mà tôi cảm thấy rất xúc động, đó là văn hóa ứng xử, cách xưng hô, chào hỏi và cách dụng ngôn trong giao tiếp của người Hà Nội. Tất cả luôn toát lên một vẻ tinh tế, khoáng đạt, nền nã, tự trọng và tôn trọng... rất riêng.

Tôi cho rằng, đó là nét đẹp tiêu biểu trong văn hóa ứng xử của người Hà Nội, làm cho tôi cảm nhận được nét đẹp thanh lịch của người Hà Nội và áp dụng được rất nhiều trong quá trình học tập của mình.

Năm 2016, sau khi tốt nghiệp Khoa Việt Nam học của Đại học Hà Nội, tôi đã được nhận lời mời về nước làm việc cho Phòng Quan hệ quốc tế của Trường Đại học An ninh Al Istiqlal thuộc Học viện Cảnh sát Palestine. Tuy nhiên, 9 tháng ở quê nhà, tâm trí tôi như chia làm hai nửa: Một nửa ở Palestine, một nửa lại dành cho Hà Nội. Tôi nhớ Hà Nội da diết. Tôi biết rằng, tình yêu tôi dành cho Hà Nội lớn đến nhường nào và tình yêu đó xuất phát từ chính tình yêu tôi dành cho quê hương Palestine của tôi.

Thế là, tôi đã chọn quay lại Hà Nội và gắn bó lâu hơn nữa với nơi mà tôi luôn cảm thấy gần gũi, gắn bó và thân thương.

Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Bài 3: Mộc mạc thôi mà sao bồi hồi…Anh Saleem Hammad đã có gần 10 năm gắn bó với Hà Nội - nơi mà anh luôn cảm thấy gần gũi, gắn bó và thân thương.

Và dù thế nào, tôi cũng sẽ làm hết sức để giới thiệu những hình ảnh đẹp nhất của đất và người Hà Nội đến với bạn bè quốc tế. Tôi sẽ yêu Hà Nội mãi và sẽ không bao giờ từ bỏ tình yêu này của mình. Dù sau này, có thể tôi không còn ở Hà Nội nữa nhưng Hà Nội vẫn luôn là một phần trong trái tim tôi!

Đại sứ hữu nghị Vì hòa bình 2019 thành phố Hà Nội, anh Saleem Hammad, chia sẻ với phóng viên Báo Quân đội nhân dân về tình yêu đặc biệt dành cho Hà Nội.
Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Bài 3: Mộc mạc thôi mà sao bồi hồi…
Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Bài 3: Mộc mạc thôi mà sao bồi hồi…
Chị Alena Sukhanovskaya, cán bộ Phòng Hợp tác quốc tế, Đại học Nghiên cứu Tổng hợp công nghệ quốc gia Liên bang Nga cho biết, Hà Nội đã mang lại cho chị nhiều điều lý thú.

Là người yêu thích lịch sử và khám phá các vùng đất mới lạ, tôi đã có cơ hội lần đầu tiên du lịch tới Việt Nam vào năm 2019. Việt Nam đã tạo ấn tượng mạnh mẽ đối với tôi. Trong chuyến đi của mình, tôi đã tới Hà Nội, Ninh Bình và vịnh Hạ Long, trong đó Thủ đô Hà Nội mang lại cho tôi nhiều điều lý thú về đất nước, con người Việt Nam với hàng ngàn năm lịch sử.

Tôi rất ngạc nhiên khi dịp tôi sang Việt Nam là vào Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4) và Ngày Quốc tế lao động (1-5). Những con phố rực rỡ cờ đỏ sao vàng. Không chỉ các tuyến phố lớn ngoài mặt đường mà những con ngõ nhỏ tại Hà Nội cũng treo cờ Tổ quốc. Tôi cảm thấy thích thú khi hiểu thêm rằng, việc treo cờ trong những ngày lễ của đất nước của các bạn mang ý nghĩa quan trọng, nhắc nhở toàn dân, đặc biệt là giới trẻ về ngày thống nhất đất nước, một trong những trang sử hào hùng, chói lọi của cả dân tộc.

Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Bài 3: Mộc mạc thôi mà sao bồi hồi…

Tại đây, tôi cũng lần đầu tiên được thấy người phụ nữ Việt Nam duyên dáng trong tà áo dài thướt tha. Với tôi, đó thực sự là một bộ trang phục truyền thống đẹp, ấn tượng và tôn dáng vẻ yêu kiều của người phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi nào.

Đi bộ trên những con phố đông đúc khi đến với Hà Nội, tôi còn thường xuyên bắt gặp những nụ cười thân thiện từ người dân nơi đây, khiến tôi cảm nhận được sự nồng ấm, hiếu khách của người Hà Nội và khiến cho chuyến đi của tôi trở nên thoải mái không khác gì ở quê nhà.

Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Bài 3: Mộc mạc thôi mà sao bồi hồi…
Di tích cột cờ Hà Nội - nét đẹp cổ kính giữa lòng Thủ đô Hà Nội.

Khi đi khám phá khu vực hồ Gươm, tôi rất ngạc nhiên khi gặp nhiều người dân có thể giao tiếp với chúng tôi bằng tiếng Nga. Họ đã nhiệt tình hướng dẫn và chỉ đường cho tôi tới các địa điểm check-in và danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong khu vực. Đó là điều mà tôi không thấy nhiều trong các chuyến du lịch tới nhiều khu vực khác trên thế giới…

Qua tìm hiểu tôi biết được, Thủ đô Hà Nội đã hơn 1.000 năm tuổi, là một trong những thủ đô có lịch sử lâu đời và từng trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nhưng vẫn giữ được nhiều nét cổ kính và đậm chất Á Đông. Điều này được toát lên không chỉ từ những công trình, nếp sống mà còn cả từ con người Việt Nam. Chính vì thế tôi đã hiểu tại sao hai dân tộc Việt Nam và Liên bang Nga lại có sự đồng điệu và giữ tình hữu nghị bền vững trong suốt nhiều năm qua đến vậy.

Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Bài 3: Mộc mạc thôi mà sao bồi hồi…
Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Bài 3: Mộc mạc thôi mà sao bồi hồi…
Chuẩn úy Tik Vangvilay, sinh viên lớp dài hạn Y54 Lào, Học viện Quân y nhấn mạnh, Hà Nội là một phần tuổi trẻ của mình.

Tôi đã học 3 năm tại Việt Nam và đã có những cảm nhận khá đặc biệt về Thủ đô Hà Nội.

Là một người trẻ tuổi, đam mê khám phá, tôi cùng bạn bè đã tới nhiều danh lam, thắng cảnh của Thủ đô. Từ Hồ Hoàn Kiếm, tới Văn Miếu - Quốc Tử Giám hay các ngôi chùa ở Hà Nội mang cho tôi nhiều cảm giác khác biệt so với Thủ đô Viêng Chăn của đất nước Lào.

Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Bài 3: Mộc mạc thôi mà sao bồi hồi…
Hà Nội rực rỡ sắc cờ hoa mỗi dịp lễ, Tết.

Tôi đã có cơ hội tìm thấy những nét đặc trưng của một Hà Nội xưa qua nhiều cửa hàng, nơi những nghệ nhân làm đồ truyền thống như gốm, sứ, bạc, đồng... sinh sống và làm việc. Tôi biết, họ là những người giữ gìn và bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa của Hà Nội.

Ngoài ra, tôi còn được có thể đắm mình trong không khí cổ xưa ở Hà Nội khi tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam và là nơi thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam.

Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Bài 3: Mộc mạc thôi mà sao bồi hồi…

Một trong những điều thú vị nhất ở Hà Nội chính là ẩm thực. Ẩm thực nơi đây là sự kết hợp hoàn hảo của nhiều gia vị chua, cay, mặn, ngọt và thể hiện hoàn chỉnh hình ảnh của một Hà Nội sôi động xen lẫn trầm mặc, cuốn hút và hấp dẫn.

Tôi cảm nhận được hương vị phở Bát Đàn với sự kết hợp hoàn hảo giữa nước dùng xương thơm ngon với bánh phở dai bùi. Tôi cũng từng đi ăn nem chua rán tại phố Ấu Triệu, nơi thu hút nhiều thực khách trẻ tuổi tới check-in ngay cạnh Nhà thờ Lớn Hà Nội hay món phở cuốn tại phố Ngũ Xã… Những món ăn đặc biệt đó đã giúp phong vị của tôi trở nên phong phú.

Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Bài 3: Mộc mạc thôi mà sao bồi hồi…
Tòa nhà Quốc hội - biểu tượng cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Bài 3: Mộc mạc thôi mà sao bồi hồi…
Vẻ đẹp Hà Nội qua ống kính nhiếp ảnh.

Mỗi khi trở về Lào, tôi thường chia sẻ những sở thích này với bạn bè và người thân trong gia đình. Mọi người đều thích thú và mong muốn có cơ hội đến với Hà Nội - Thủ đô ngàn năm tuổi của Việt Nam.

Trong thời gian sinh sống và học tập tại Hà Nội, tôi sẽ tiếp tục dành thời gian để khám phá mảnh đất đặc biệt này thêm nữa. Đối với tôi, Hà Nội đã chiếm một vị trí đặc biệt, khi một phần tuổi trẻ của tôi đã gắn bó và mang lại cho tôi nhiều cảm xúc đặc biệt!

Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Bài 3: Mộc mạc thôi mà sao bồi hồi…
Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Bài 3: Mộc mạc thôi mà sao bồi hồi…
Khách du lịch quốc tế chăm chú tìm hiểu về Hà Nội.

Điều thu hút tôi hơn cả những trải nghiệm tại Hà Nội là lòng hiếu khách của người Hà Nội. Thành phố và người dân khiến nơi này thực sự dễ sống.

Hà Nội cho tôi cảm giác thoải mái và quen thuộc, mặc dù tất nhiên là nơi này vẫn còn rất mới mẻ đối với tôi.

Điều đó quả là nghịch lý, nhưng đó là tình yêu!

Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Bài 3: Mộc mạc thôi mà sao bồi hồi…

Chị Mel Grau, chủ nhân của trang blog du lịch Missives from Abroad đã thốt lên rằng: "Đến Việt Nam du lịch, tôi đã phải lòng Hà Nội. Đó là tình yêu từ cái nhìn đầu tiên".

Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Bài 3: Mộc mạc thôi mà sao bồi hồi…

Ở Hà Nội, bạn hãy đi tìm vẻ đẹp trên những con phố. Cái đẹp nằm ở những chiếc xe máy chở đủ các loại hàng hóa với kích thước không tưởng, ở những người bán hàng rong đội nón lá, những quán cà phê vỉa hè. Bạn hãy yêu tiếng còi xe và tiếng chim líu lo trong lồng, cùng những mùi hương của Hà Nội. Bạn hãy yêu việc quan sát mọi nơi, mọi lúc...

Những con phố Hà Nội đã làm tôi thực sự say đắm…!

Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Bài 3: Mộc mạc thôi mà sao bồi hồi…
Hồ Hoàn Kiếm - một biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.
  • Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Bài 3: Mộc mạc thôi mà sao bồi hồi…
  • Nội dung: LỆ HUYỀN - TUẤN SƠN - NGUYỄN THẢO - THU THỦY - TRẦN YẾN
  • Ảnh: TUẤN HUY - Báo QĐND
  • Kỹ thuật, đồ họa: TÔ NGỌC
top