LONGFORMNgười Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Để Hà Nội mãi tiêu biểu cho văn hóa dân tộc (tiếp theo và hết)

Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Để Hà Nội mãi tiêu biểu cho văn hóa dân tộc (tiếp theo và hết)

Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Để Hà Nội mãi tiêu biểu cho văn hóa dân tộc (tiếp theo và hết)

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, làm sao để Hà Nội vừa phát huy được “chất” văn minh, thanh lịch vừa đẩy mạnh hội nhập quốc tế? Để Hà Nội mãi là nơi hội tụ, kết tinh và tỏa sáng của vùng đất địa linh nhân kiệt, hội tụ nhân tài của đất nước.

Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Để Hà Nội mãi tiêu biểu cho văn hóa dân tộc (tiếp theo và hết)

Nhớ lại những ngày còn nhỏ được mẹ dạy làm cỗ, bày mâm cỗ truyền thống của người Hà Nội, GS, TS Từ Thị Loan, nguyên quyền Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam cho rằng: “Cái chất Hà Nội cứ thế ngấm vào trong tôi từ những hành động của các bà, các chị. Từ cách ăn nói cho đến điệu bộ, rồi những lúc làm cơm, làm cỗ. Tôi học được từ chính những người đi trước nét văn minh, thanh lịch của người Hà Nội”.

Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Để Hà Nội mãi tiêu biểu cho văn hóa dân tộc (tiếp theo và hết)
Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Để Hà Nội mãi tiêu biểu cho văn hóa dân tộc (tiếp theo và hết)
Các em học sinh được trải nghiệm làm đèn ông sao nhân dịp Tết Trung thu.
Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Để Hà Nội mãi tiêu biểu cho văn hóa dân tộc (tiếp theo và hết)
Những hoạt động bổ ích giúp giáo dục văn hóa cho thế hệ trẻ của đất nước.

Từ những trải nghiệm xưa cũ, theo GS, TS Từ Thị Loan, gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên để hình thành nhân cách của mỗi con người từ khi mới sinh ra đời cho đến lúc trưởng thành. Vì thế, muốn xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch thì việc mỗi một gia đình trở thành một “lớp học” giảng dạy về văn minh, thanh lịch, nếp ăn, nếp ở của người Thủ đô có thể coi là giải pháp hữu hiệu và tốn ít tiền bạc nhất. “Cha mẹ làm gương cho con cái, ông bà làm gương cho các cháu, xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch ngay trong chính từng ngôi nhà là điều nên làm”, PGS, TS Từ Thị Loan nhấn mạnh.

Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Để Hà Nội mãi tiêu biểu cho văn hóa dân tộc (tiếp theo và hết)
Vẻ đẹp thanh lịch của học sinh Trường THCS Bế Văn Đàn (quận Đống Đa, TP Hà Nội).

Không chỉ dừng lại ở việc giáo dục văn minh, thanh lịch trong từng ngôi nhà, theo PGS, TS Từ Thị Loan, các nhà trường tại thành phố cũng cần đẩy mạnh việc giáo dục văn minh, thanh lịch cho học sinh Thủ đô.

Dẫn chứng về việc, hiện nay, trong 63 tỉnh, thành phố cả nước thì chỉ duy nhất tại các trường học Hà Nội đưa vào giảng dạy bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội”, được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam cho rằng, bộ tài liệu đã và đang góp phần giáo dục các em học sinh về thái độ và hành vi cần có trong sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử để trở thành người thanh lịch, văn minh. Vì thế, việc giảng dạy bộ tài liệu hữu ích này cần được triển khai bài bản, hiệu quả hơn nữa.

Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Để Hà Nội mãi tiêu biểu cho văn hóa dân tộc (tiếp theo và hết)
Tiếp xúc với văn hóa truyền thống cũng là cách làm hữu hiệu để xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch trong thế hệ trẻ.

Đưa vào giảng dạy bộ tài liệu đến nay đã được 12 năm, theo cô Đào Thị Hồng Hạnh, Hiệu trưởng Trường THCS Bế Văn Đàn (quận Đống Đa, TP Hà Nội), trong bối cảnh quá trình di dân diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, có nhiều học sinh từ các vùng quê khác theo bố mẹ lên Hà Nội để sinh hoạt, học tập thì việc giảng dạy bộ tài liệu là vô cùng cần thiết. Bộ tài liệu đã cung cấp cho các em những kiến thức về nét đẹp của người Hà Nội thể hiện qua lối sống, cách sinh hoạt, ứng xử hằng ngày trong gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội.

Giới thiệu Hà Nội xưa tới học sinh trên địa bàn Thủ đô.

Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Để Hà Nội mãi tiêu biểu cho văn hóa dân tộc (tiếp theo và hết)

Đa dạng phong trào trong trường học giúp lồng ghép việc giảng dạy bộ tài liệu "Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội" một cách hiệu quả.

Tại Trường THCS Bế Văn Đàn, để việc giảng dạy bộ tài liệu đạt hiệu quả thực chất, nhà trường không chỉ dừng lại ở việc nâng cao chuyên môn cho đội ngũ giáo viên mà còn lồng ghép với các phong trào do nhà trường tổ chức, như: Thi nữ sinh thanh lịch, công trình măng non, hội chợ quê…; lồng ghép cùng với các môn học như Ngữ văn, Giáo dục công dân...

Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Để Hà Nội mãi tiêu biểu cho văn hóa dân tộc (tiếp theo và hết)

Cũng theo cô Đào Thị Hồng Hạnh, ngoài việc chủ động từ phía nhà trường, gia đình cũng đóng vai trò quan trọng trong hình thành nếp sống văn minh, thanh lịch cho học sinh Thủ đô. Thêm vào đó, việc giáo dục nét đẹp văn minh, thanh lịch trong thời đại mới cũng cần có những thay đổi sao cho vừa giữ nét truyền thống nhưng cũng phù hợp với hiện tại, đặc biệt trước những tác động mạnh mẽ của công nghệ, việc định hình chuẩn mực ứng xử văn hóa của người dân Thủ đô, trong đó có các em học sinh cũng sẽ có những điểm mới.

Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Để Hà Nội mãi tiêu biểu cho văn hóa dân tộc (tiếp theo và hết)

Ngay từ năm 2017, trước khi Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về "Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh" giai đoạn 2021 - 2025 được triển khai thì UBND thành phố Hà Nội đã ban hành hai bộ quy tắc ứng xử bao gồm: “Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan thuộc thành phố” và “Quy tắc ứng xử nơi công cộng, nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa người Hà Nội” với mục tiêu tuyên truyền, phổ biến chuẩn mực văn hóa người Hà Nội. Điều này cho thấy, sự quan tâm rốt ráo của lãnh đạo TP Hà Nội trong việc xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch.

Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Để Hà Nội mãi tiêu biểu cho văn hóa dân tộc (tiếp theo và hết)
Vẻ đẹp thiếu nữ bên hồ Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.

Sau 5 năm thực hiện triển khai, theo ghi nhận chung, hai bộ quy tắc ứng xử đã góp phần làm chuyển biến nhận thức và hành động của người dân Thủ đô, từng bước hình thành nếp văn hóa mới. Xác định xây dựng văn hóa, con người luôn là một trong những ưu tiên của Hà Nội, thành phố cũng đang lan tỏa sâu rộng hơn nữa hai bộ quy tắc ứng xử đến đông đảo các cơ quan, ban, ngành, địa phương trên địa bàn. Ban Chỉ đạo Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội đã và đang tổ chức nhiều đoàn kiểm tra, giám sát tại các sở, ngành, đoàn thể, quận, huyện; yêu cầu các cơ quan thực hiện nghiêm túc hơn nữa quy tắc ứng xử.

Theo TS Nguyễn Viết Chức, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin Hà Nội (cũ), việc Hà Nội ban hành hai bộ quy tắc ứng xử là rất đáng hoan nghênh. Đây được coi là công cụ hữu hiệu trong việc hình thành nếp sống văn minh, thanh lịch, giúp lan tỏa tới từng ngõ ngách, từng người dân.

Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Để Hà Nội mãi tiêu biểu cho văn hóa dân tộc (tiếp theo và hết)
Nét đẹp văn minh, thanh lịch qua các hoạt động văn hóa được tổ chức tại Thủ đô.

Tuy nhiên, TS Nguyễn Viết Chức cũng cho rằng, không có bộ quy tắc nào có thể bao quát được tất cả mọi hoạt động của con người trong xã hội, nhất là trong thời kỳ hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ như hiện nay. Vì vậy, hai bộ quy tắc ứng xử mà Hà Nội đang ban hành, ngoài việc cần được thực thi một cách có hiệu quả, thì cũng rất cần phải tổng kết quá trình thực hiện để xem xét bổ sung, sửa chữa cho phù hợp. Thêm vào đó, công tác tuyên truyền cần nhân rộng tới từng người dân, công chức, người lao động để hai bộ quy tắc thực sự đạt được hiệu ứng mong muốn.

Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Để Hà Nội mãi tiêu biểu cho văn hóa dân tộc (tiếp theo và hết)

Phải khẳng định, truyền thông đóng vai trò quan trọng trong tuyên truyền, định hướng xã hội. Để thực hiện hiệu quả Chương trình 06, Hà Nội đã thực hiện nhiều phương thức truyền thông đa dạng nhằm lan tỏa mạnh mẽ nếp sống văn minh, thanh lịch không chỉ tới từng người dân đang sinh sống tại Thủ đô mà còn hướng tới bạn bè quốc tế, đưa bản sắc Hà Nội hội nhập với dòng chảy quốc tế.

Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Để Hà Nội mãi tiêu biểu cho văn hóa dân tộc (tiếp theo và hết)
Đường phố Hà Nội trang hoàng trong thời gian sự kiện SEA Games 31 diễn ra.

Ngay tại SEA Games 31 vừa diễn ra mới đây, là địa phương đăng cai nhiều môn thi đấu nhất, ngay từ tháng 3-2022, TP Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 06/CT-UBND “về việc thực hiện nếp sống văn minh, trang trí, vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố hướng tới Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31”. Thông qua công tác tuyên truyền, TP Hà Nội đã quảng bá rộng rãi tới tầng lớp nhân dân Thủ đô, du khách trong nước và bạn bè quốc tế về SEA Games 31; đưa hình ảnh Thủ đô Hà Nội với bề dày truyền thống lịch sử, văn hiến và anh hùng, một Thủ đô hiện đại, văn minh, giàu bản sắc tới gần hơn với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế.

Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Để Hà Nội mãi tiêu biểu cho văn hóa dân tộc (tiếp theo và hết)
Hà Nội trên đà phát triển, hội nhập quốc tế.

Không dừng ở các hoạt động theo sự kiện, mới đây, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch tổ chức cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền về “Phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”. Với đề tài tranh tập trung tuyên truyền mục tiêu của Chương trình 06, cuộc thi hứa hẹn sẽ mang đến những tác phẩm không chỉ có giá trị về mặt nghệ thuật mà còn đóng vai trò truyền thông hiệu quả trong hướng tới xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch.

Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Để Hà Nội mãi tiêu biểu cho văn hóa dân tộc (tiếp theo và hết)
Nét đẹp độc đáo, cổ kính của Văn Miếu-Quốc Tử Giám.

Được biết đến là mảnh đất với nguồn tài nguyên di sản văn hóa, nơi lưu giữ hồn cốt, tinh hoa - những nét vàng son suốt dặm dài lịch sử Thăng Long - Hà Nội, tại Thủ đô, có rất nhiều điểm đến để khám phá, tìm hiểu về mảnh đất nghìn năm văn hiến cũng như hiểu thêm về nét đẹp văn minh, thanh lịch.

Theo bà Trần Thị Thúy Lan, Phó trưởng ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội (Ban quản lý), đã nhiều năm nay, Ban quản lý luôn cố gắng hướng tới tổ chức các hoạt động văn hóa nhằm hướng dẫn, tuyên truyền cho người dân, du khách nhận thức được công tác bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể cũng như phi vật thể. Để tuyên truyền hiệu quả nếp sống văn minh, thanh lịch của người Hà Nội đến với người dân cũng như bạn bè quốc tế, Ban quản lý đã có cách làm hiệu quả khi tổ chức những hoạt động liên quan đến giá trị di sản văn hóa phi vật thể đậm nét của người Hà Nội tại không gian Ngôi nhà di sản 87 Mã Mây.

Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Để Hà Nội mãi tiêu biểu cho văn hóa dân tộc (tiếp theo và hết)
Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Để Hà Nội mãi tiêu biểu cho văn hóa dân tộc (tiếp theo và hết)
Tái hiện lại những sinh hoạt của người Hà Nội trong dịp Tết Nguyên đán.

“Vào các dịp lễ truyền thống như Tết nguyên đán, Tết trung thu, Ban quản lý đã tổ chức tái hiện không gian sinh hoạt của một gia đình người Hà Nội khi chuẩn bị cho những ngày lễ lớn như thế nào. Đến với không gian Ngôi nhà di sản 87 Mã Mây, người dân cũng như du khách được biết một gia đình người Hà Nội xưa sẽ chuẩn bị mâm cơm cúng Tết ra sao, gói bánh chưng như thế nào. Vào dịp Tết trung thu, những người bà, người mẹ, con gái Hà Nội xưa sẽ vào bếp chuẩn bị mâm cỗ trung thu, làm những chiếc bánh trung thu nhỏ xinh, trong khi đó, các ông, các bố sẽ ngồi chơi cờ ở khu vực giếng trời, bên cạnh đó là mâm đồng thau để hưởng ánh trăng ngày Rằm. Chính việc tái hiện lại những hình ảnh này sẽ giúp cho người dân, nhất là những người dân đang sinh sống trong khu phố cổ và du khách hiểu hơn về nét đẹp văn hóa truyền thống, về sự văn minh, thanh lịch của người Hà Nội, từ đó họ tự nhận thức được nét đẹp văn minh, thanh lịch từ thời cha ông cần được bảo tồn, gìn giữ và phát huy”, bà Trần Thị Thúy Lan nhấn mạnh.

Bà Trần Thị Thúy Lan, Phó trưởng ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội chia sẻ về các hoạt động góp phần xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch.

Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Để Hà Nội mãi tiêu biểu cho văn hóa dân tộc (tiếp theo và hết)
Tái hiện vẻ đẹp Hà Nội xưa.

Cũng theo bà Trần Thị Thúy Lan, trong thời kỳ hội nhập quốc tế như hiện nay, việc ứng dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 vào công tác bảo tồn và gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa vật thể, cũng như phi vật thể là rất cần thiết. Hiện nay, Ban quản lý đang ấp ủ ý tưởng kết hợp với một số nghệ nhân, nghệ sĩ đại diện cho các lĩnh vực khác nhau đẩy mạnh việc truyền thông những nét độc đáo của Hà Nội như: Tiếng rao đêm trong phố cổ, hình ảnh phở gánh, gánh hàng hoa, đĩa hoa, gói hoa xưa tái hiện bằng những công nghệ hiện đại sử dụng ánh sáng, âm thanh mới. Một không gian truyền thống nhưng có cái nhìn mới để giới trẻ tiếp cận với văn hóa truyền thống theo cách hiện đại là cách làm nên hướng tới.

Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Để Hà Nội mãi tiêu biểu cho văn hóa dân tộc (tiếp theo và hết)
Cầu Long Biên, Hà Nội.
Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Để Hà Nội mãi tiêu biểu cho văn hóa dân tộc (tiếp theo và hết)
Lung linh góc hồ Hoàn Kiếm về đêm.
Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Để Hà Nội mãi tiêu biểu cho văn hóa dân tộc (tiếp theo và hết)
Chùa Trấn Quốc, ngôi chùa cổ soi bóng trên mặt nước hồ Tây.
Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Để Hà Nội mãi tiêu biểu cho văn hóa dân tộc (tiếp theo và hết)
Cầu Thê Húc rực rỡ trong sắc đỏ.

Có thể khẳng định, hiện nay, khi Hà Nội đang giao thoa giữa nhiều hình thái văn hóa trong thời kỳ hội nhập quốc tế thì việc "gạn đục khơi trong", dung hòa giữa cái cũ và cái mới, giữ gìn tác phong, lề lối, cách nghĩ hiện đại bên cạnh nếp ứng xử của người xưa là điều cần thiết để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" được đề cập tại Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành tháng 5-2022.

Với vị thế là Thủ đô của cả nước, vấn đề phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đã và đang được Đảng bộ, nhân dân Hà Nội coi trọng, đặt thành một trong những nhiệm vụ trọng yếu của tiến trình đổi mới Thủ đô, đất nước.

Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Để Hà Nội mãi tiêu biểu cho văn hóa dân tộc (tiếp theo và hết)
Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Để Hà Nội mãi tiêu biểu cho văn hóa dân tộc (tiếp theo và hết)
Xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch, để Hà Nội mãi tiêu biểu cho văn hóa dân tộc.

  • Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: Hội tụ và lan tỏa - Để Hà Nội mãi tiêu biểu cho văn hóa dân tộc (tiếp theo và hết)
  • Nội dung: LỆ HUYỀN - TUẤN SƠN - NGUYỄN THẢO - THU THỦY - TRẦN YẾN
  • Ảnh: TUẤN HUY, BAN QUẢN LÝ HỒ HOÀN KIẾM VÀ PHỐ CỔ HÀ NỘI, TRƯỜNG THCS BẾ VĂN ĐÀN, TTXVN
  • Kỹ thuật, đồ họa: TÔ NGỌC

top