LONGFORMTư tưởng nhân văn quân sự Việt Nam – Đem đại nghĩa, lấy chí nhân thắng hung tàn, cường bạo - Bài 5: Phát huy giá trị nhân văn quân sự trong tình hình mới

Tư tưởng nhân văn quân sự Việt Nam – Đem đại nghĩa, lấy chí nhân thắng hung tàn, cường bạo - Bài 5: Phát huy giá trị nhân văn quân sự trong tình hình mới

Tư tưởng nhân văn quân sự Việt Nam – Đem đại nghĩa, lấy chí nhân thắng hung tàn, cường bạo - Bài 5: Phát huy giá trị nhân văn quân sự trong tình hình mới
Tư tưởng nhân văn quân sự Việt Nam – Đem đại nghĩa, lấy chí nhân thắng hung tàn, cường bạo - Bài 5: Phát huy giá trị nhân văn quân sự trong tình hình mới

Trong bối cảnh tình hình mới, giá trị nhân văn quân sự tiếp tục được Đảng, Quân đội kế thừa, vận dụng, phát triển và bổ sung những nội hàm mới có sức lan tỏa sâu rộng trong nước và quốc tế.

Đại tá, TS Bùi Thanh Cao, Phó viện trưởng Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn Quân sự đã có cuộc trao đổi với phóng viên (PV) Báo Quân đội nhân dân để làm sáng tỏ những nội dung này.

Tư tưởng nhân văn quân sự Việt Nam – Đem đại nghĩa, lấy chí nhân thắng hung tàn, cường bạo - Bài 5: Phát huy giá trị nhân văn quân sự trong tình hình mới

Phóng viên: Trong thời bình hiện nay, tư tưởng nhân văn quân sự Việt Nam tiếp tục được thể hiện đậm nét qua chủ trương “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”, đồng chí có thể nói rõ thêm về vấn đề này?

Đại tá, TS Bùi Thanh Cao: “Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai” là quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta, được thể hiện rõ trong thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, luôn đối xử nhân đạo với những người lầm đường, lạc lối, những tù binh, hàng binh, tạo điều kiện để họ được hòa nhập với cộng đồng, làm ăn sinh sống, sum họp gia đình, người thân. Đây là nét đẹp trong văn hóa quân sự Việt Nam, là cơ sở để đất nước được ổn định, phát triển.

Tư tưởng nhân văn quân sự Việt Nam – Đem đại nghĩa, lấy chí nhân thắng hung tàn, cường bạo - Bài 5: Phát huy giá trị nhân văn quân sự trong tình hình mới

Tuy nhiên, khép lại quá khứ không có nghĩa là đoạn tuyệt với quá khứ. Có những điều đáng tiếc đã xảy ra, chúng ta cần tôn trọng lịch sử, tôn trong sự thật. Chúng ta chỉ “khép lại quá khứ”, để hướng tới tương lai mà không được phép “đóng chặt quá khứ, quên đi quá khứ”; càng không phải “xới lại nỗi đau” bằng thái độ hằn học, khiêu khích, gieo vào lòng người ngọn lửa hận thù dân tộc.

Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta cần quán triệt và thực hiện tốt quan điểm Việt Nam muốn là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; đồng thời, phải luôn đề cao cảnh giác, kiên quyết, kiên trì ngăn chặn và đẩy lùi những tư tưởng và hành động quá khích gây phương hại tới chính sách đại đoàn kết dân tộc, phá vỡ môi trường hòa bình, ảnh hưởng tới công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Tư tưởng nhân văn quân sự Việt Nam – Đem đại nghĩa, lấy chí nhân thắng hung tàn, cường bạo - Bài 5: Phát huy giá trị nhân văn quân sự trong tình hình mới
Việt Nam nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Ảnh: Nhân Dân

Phóng viên: Đây có phải là sự vận dụng và phát triển những giá trị tốt đẹp của nhân văn quân sự trong tình hình mới?

Đại tá, TS Bùi Thanh Cao: Đúng vậy! Giá trị nhân văn quân sự trải qua mấy nghìn năm dựng nước đi đôi với giữ nước đã trở thành nét độc đáo, đặc sắc, truyền thống của dân tộc, được Đảng ta vận dụng đúng đắn, sáng tạo trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Theo đó, Đảng ta luôn kiên trì đường lối quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân, trong đó lấy ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ xung đột, chiến tranh, chủ động giữ nước từ sớm, từ xa, từ khi nước còn chưa nguy; chuyển từ xác định kẻ thù sang xác định đối tượng, đối tác theo quan điểm “thêm bạn, bớt thù”. Thực hiện chính sách quốc phòng “bốn không”; kiên trì phương châm chỉ đạo, giải quyết các tranh chấp, bất đồng bằng các biện pháp hòa bình, tránh mắc mưu khiêu khích của đối phương; giữ vững ổn định nội bộ, coi trọng triệt tiêu các nhân tố bất lợi, nhất là các nhân tố bên trong có thể gây đột biến. Thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Tư tưởng nhân văn quân sự Việt Nam – Đem đại nghĩa, lấy chí nhân thắng hung tàn, cường bạo - Bài 5: Phát huy giá trị nhân văn quân sự trong tình hình mới

Phóng viên: Với sự vận dụng sáng tạo của Đảng như vừa nêu, giá trị nhân văn quân sự có những nội hàm mới nào cần nhấn mạnh, thưa đồng chí?

Đại tá, TS Bùi Thanh Cao: Tư tưởng nhân văn quân sự phản ánh bản chất nhân văn trong hoạt động quân sự của Việt Nam, gồm: Hệ thống các quan điểm, luận điểm của giai cấp, chính đảng về những vấn đề cơ bản trên lĩnh vực quân sự, về mục tiêu, tính chất, nhiệm vụ, lực lượng, sức mạnh, phương thức tổ chức và hoạt động quân sự vì con người, vì nhân dân; là cơ sở tư tưởng của đường lối, chính sách quân sự và các hoạt động quân sự của Nhà nước và nhân dân, nhất là trong tiến hành chiến tranh giữ nước.

Tư tưởng nhân văn quân sự Việt Nam – Đem đại nghĩa, lấy chí nhân thắng hung tàn, cường bạo - Bài 5: Phát huy giá trị nhân văn quân sự trong tình hình mới
Được sinh ra từ nhân dân, những người lính Bộ đội Cụ Hồ luôn nhận được sự thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ của nhân dân. Ảnh: Báo QĐND, TTXVN

Hiện nay, tư tưởng nhân văn quân sự Việt Nam mang những nội hàm mới, thể hiện ở một số phương diện sau:

Một là, làm sâu sắc mục đích vì dân tộc, vì giai cấp, vì nhân dân, vì con người trong tổ chức quân sự và hoạt động quân sự. Xây dựng Quân đội nhân dân phải nhằm mục đích bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Hai là, nêu cao tính chất chính nghĩa, tự vệ trong mọi tổ chức quân sự và hoạt động quân sự. Tăng cường sức mạnh quân sự, quốc phòng, trang bị, hiện đại hóa quân đội để bảo vệ đất nước.

Ba là, phát triển các mối quan hệ thấm đậm tình người, gắn bó, đoàn kết nội bộ trong tổ chức quân sự và hoạt động quân sự. Phát triển tinh thần đồng cam cộng khổ. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội.

Bốn là, nâng cao tính hiệu quả trong tổ chức quân sự và hoạt động quân sự. Hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và các nhiệm vụ khác của Quân đội.

Năm là, tăng cường gắn bó với dân, dựa vào dân, phát huy sức mạnh của nhân dân trong tổ chức quân sự và hoạt động quân sự. Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa quân đội với nhân dân. Phát huy sức mạnh của nhân dân, gắn với chăm lo sức dân.

Sáu là, phát triển các mối quan hệ hòa hiếu, hợp tác trong quan hệ với các nước, luôn giữ vững tinh thần hòa hảo, hòa hiếu, không dẫn đến những căng thẳng xung đột, chiến tranh.

Tư tưởng nhân văn quân sự Việt Nam – Đem đại nghĩa, lấy chí nhân thắng hung tàn, cường bạo - Bài 5: Phát huy giá trị nhân văn quân sự trong tình hình mới
Chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ thông qua nhiều hình thức. Ảnh: Báo QĐND
Tư tưởng nhân văn quân sự Việt Nam – Đem đại nghĩa, lấy chí nhân thắng hung tàn, cường bạo - Bài 5: Phát huy giá trị nhân văn quân sự trong tình hình mới

Phóng viên: Theo đồng chí, chúng ta cần làm gì để không ngừng hoàn thiện và phát triển văn hóa quân sự nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới?

Đại tá, TS Bùi Thanh Cao: Trước bối cảnh tình hình thế giới, khu vực hiện nay, để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, chúng ta cần quán triệt đầy đủ, sâu sắc 4 quan điểm phát triển văn hóa quân sự Việt Nam đến năm 2030: (1) Phát triển văn hóa trong Quân đội đặt dưới sự lãnh đạo của Quân ủy Trung ương, quản lý của Bộ Quốc phòng, thường xuyên, trực tiếp là Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; xây dựng văn hóa quân sự trở thành một bộ phận quan trọng của nền văn hóa dân tộc; vừa là mục tiêu, động lực, sức mạnh nội sinh, nền tảng tinh thần trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị trong toàn quân; góp phần xây dựng Quân đội vững mạnh toàn diện, trước hết là vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Văn hóa phải được coi trọng, nuôi dưỡng; phát triển hài hòa giữa văn hóa và chính trị, quân sự, văn hóa trong Đảng và hệ thống tổ chức cơ quan, đơn vị. (2) Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách quân nhân và phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ để phát triển văn hóa quân sự; trọng tâm là xây dựng người quân nhân cách mạng có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, lối sống tốt đẹp; tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. (3) Chủ động hợp tác quốc tế để tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và quảng bá các giá trị văn hóa quân sự ra thế giới; phát huy sức mạnh mềm văn hóa quân sự để nâng cao vị thế của Quân đội nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và phát triển, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. (4) Phát huy sức mạnh tổng hợp trong xây dựng văn hóa quân sự, nòng cốt là cán bộ, đảng viên, quần chúng trong Quân đội; đội ngũ cán bộ văn hóa và văn nghệ sĩ Quân đội giữ vai trò quan trọng; cán bộ, chiến sĩ vừa là chủ thể sáng tạo, vừa là đối tượng thụ hưởng.

Tư tưởng nhân văn quân sự Việt Nam – Đem đại nghĩa, lấy chí nhân thắng hung tàn, cường bạo - Bài 5: Phát huy giá trị nhân văn quân sự trong tình hình mới
Phát huy truyền thống, phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn sẵn sàng hy sinh để bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân trong thiên tai, dịch bệnh… (Ảnh tư liệu)

Để thực hiện tốt các quan điểm trên, phát triển văn hóa quân sự Việt Nam trong thời gian tới cần tập trung thực hiện tốt các biện pháp: Tăng cường giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ về vai trò của văn hóa trong xây dựng Quân đội, phát triển đất nước. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, phát triển nguồn lực trong lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật. Xây dựng, phát triển văn hóa con người trong Quân đội toàn diện, gắn với tiêu chuẩn con người mới xã hội chủ nghĩa và phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ. Đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa trong Quân đội gắn với Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Nâng cao chất lượng, hiệu quả, đổi mới, đa dạng nội dung, hình thức tổ chức hoạt động văn hóa, văn học, nghệ thuật; củng cố, nâng cấp, xây mới và phát huy hiệu quả giá trị công trình văn hóa - lịch sử quân sự. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tăng cường hợp tác, giao lưu, đối ngoại quốc phòng về văn hóa; phát huy hiệu quả các nguồn lực trong đầu tư, phát triển văn hóa.

Phóng viên: Từ lâu, danh xưng Bộ đội Cụ Hồ đã trở nên thân thuộc, mang giá trị đặc sắc, độc đáo, ý nghĩa to lớn, đồng chí nhận định thế nào về điều này?

Đại tá, TS Bùi Thanh Cao: Trải qua gần 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội, hình tượng Bộ đội Cụ Hồ đã đi vào lịch sử, thấm sâu vào tâm thức của mỗi quân nhân và người dân Việt Nam, lan tỏa một cách tự nhiên trong đời sống cộng đồng, trở thành một giá trị văn hóa tiêu biểu...

Tư tưởng nhân văn quân sự Việt Nam – Đem đại nghĩa, lấy chí nhân thắng hung tàn, cường bạo - Bài 5: Phát huy giá trị nhân văn quân sự trong tình hình mới
Bộ đội Cụ Hồ thời kỳ mới không quản ngại khó khăn, gian khổ, sẵn sàng tham gia thực hiện nhiệm vụ quốc tế. (Ảnh tư liệu)

Trong bối cảnh tình hình mới, danh xưng Bộ đội Cụ Hồ đã được nâng tầm trở thành văn hóa Bộ đội Cụ Hồ thời kỳ mới. Văn hóa Bộ đội Cụ Hồ chứa đựng bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam, là sự hòa quyện giữa tính dân tộc và tính giai cấp; giữa tính truyền thống và tính hiện đại; là sự phản ánh bản sắc văn hóa, nét đẹp tinh thần, tâm hồn, cốt cách con người Việt Nam, đồng thời là giá trị văn hóa, nhân văn, nhân ái của quân đội cách mạng từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Văn hóa Bộ đội Cụ Hồ là sự phản ánh những chuẩn mực văn hóa, đạo đức của người quân nhân cách mạng với tấm lòng kiên trung, tận tụy, luôn trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân; luôn kiên định và giữ vững lập trường Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; luôn nêu cao tinh thần anh dũng, không quản ngại khó khăn, gian khổ, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao...

Văn hóa Bộ đội Cụ Hồ là sự phản ánh những chuẩn mực văn hóa, đạo đức của người quân nhân cách mạng với tấm lòng kiên trung, tận tụy, luôn trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân; luôn kiên định và giữ vững lập trường Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; luôn nêu cao tinh thần anh dũng, không quản ngại khó khăn, gian khổ, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao...

Những giá trị tốt đẹp ấy, dù trong thời chiến hay thời bình, đều được thể hiện cụ thể qua từng hành động, việc làm, góp phần tạo nên sự lớn mạnh, trưởng thành của Quân đội, gìn giữ và tỏa sáng phẩm chất, văn hóa Bộ đội Cụ Hồ trong lòng nhân dân, được nhân dân tin yêu, đùm bọc. Càng ở những nơi khó khăn, gian khổ nhất, càng ngời sáng văn hóa Bộ đội Cụ Hồ, để lại ấn tượng sâu đậm đối với đồng bào trong nước cũng như bạn bè quốc tế.

Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, việc lan tỏa sâu rộng, phát huy giá trị văn hóa Bộ đội Cụ Hồ thời kỳ mới là một nhiệm vụ quan trọng, góp phần đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động.

Trong đó, cần tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong phát huy giá trị văn hóa Bộ đội Cụ Hồ thời kỳ mới. Quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật Quân đội; tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; mỗi cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân cần ra sức thi đua, tiến quân vào khoa học công nghệ, làm chủ vũ khí, trang bị, kỹ thuật hiện đại; không ngừng học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt; tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của Đảng, của dân tộc và của Quân đội, mãi mãi xứng danh Bộ đội Cụ Hồ, xứng danh là Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Tư tưởng nhân văn quân sự Việt Nam – Đem đại nghĩa, lấy chí nhân thắng hung tàn, cường bạo - Bài 5: Phát huy giá trị nhân văn quân sự trong tình hình mới
Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: Nhân Dân

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!

  • Tư tưởng nhân văn quân sự Việt Nam – Đem đại nghĩa, lấy chí nhân thắng hung tàn, cường bạo - Bài 5: Phát huy giá trị nhân văn quân sự trong tình hình mới
  • Nội dung: NHÓM PHÓNG VIÊN BÁO QĐND ĐIỆN TỬ
  • Ảnh: Báo QĐND, Tư liệu
  • Kỹ thuật, đồ họa: TÔ NGỌC - QUỲNH OANH - THÙY ANH
top