
Mùng Hai Tết mẹ
Vì sao lại gọi là “Mùng 2 Tết Mẹ”?
Theo phong tục, Tết Nguyên đán có 3 ngày chính thì mùng 2 được gọi là ngày “Tết mẹ”. Hiểu theo nghĩa đen là ngày các gia đình đi chúc Tết bên ngoại, sang thăm bên thông gia đằng vợ và hiếu kính họ hàng nhà mẹ.
Khi con người ta bước vào tᴜổi trung niên mà cha mẹ vẫn còn, vẫn khỏe mạnh, đó quả là một điều may mắn. Cha mẹ là mái ấm, là bến đỗ an toàn nhất, chính là qᴜý nhân của đời bạn, mang lại cho bạn cảm giác an toàn, như có chỗ để tɾở về sau một hành trình mỏi mệt, khó khăn.
Cũng với những nghi thức tương tự như mùng Một bên nhà nội, mọi người sẽ có những giây phút quây quần ấm áp bên nhau trong không khí tươi mới, tích cực và phấn khởi của mùa xuân.
Đặc biệt, với những nàng dâu lấy chồng xa quê, ít có điều kiện về thăm nhà, đây là cơ hội lý tưởng để sum vầy, hàn huyên với bố mẹ đẻ và thăm hỏi họ hàng, anh em, bạn bè sau cả một thời gian dài không gặp.
Theo quan niệm của người Việt từ xưa, cha là đại diện cho họ hàng bên nội. Chính vì vậy, cụm "mùng Một Tết cha" có nghĩa là vào mùng một Tết, cả gia đình sẽ tập trung bên họ nội để cúng bái tổ tiên, sau đó là chúc Tết ông bà, cha mẹ.
Sau khi con cháu chúc Tết và nhận lì xì mừng tuổi đầu năm, cả gia đình sẽ cùng nhau ăn bữa cơm đầu năm, vừa trò chuyện vui vẻ.
Cuối cùng, cả gia đình sẽ cùng nhau đi chúc Tết anh em họ hàng thân thiết bên nội, cùng trò chuyện và chúc nhau sức khỏe, năm mới an lành, hạnh phúc.
Đến mùng 2 Tết, vợ chồng con cái sẽ "xuất hành" sang chúc Tết bên nhà ngoại - tức là bên "mẹ". Đây là lý do người xưa gọi mùng 2 là "Tết mẹ".
Mùng 2 Tết nên làm gì để cả năm may mắn, hanh thông?
Những ngày đầu tiên của năm mới luôn là những ngày quan trọng trong quan niệm từ thời ông bà xưa. Bởi những hoạt động trong những ngày đầu năm mới sẽ liên quan không ít tới vận mệnh của cả năm đó. Mùng 2 Tết nên làm gì để cả năm may mắn, hanh thông?
1-Chúc Tết gia đình nhà ngoại
Theo quan niệm từ xưa, các cụ đã có câu: "Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy". Đây không chỉ là lời nhắc nhở về thứ tự chúc Tết, thăm hỏi trong 3 ngày Tết mà nó còn là cách người Việt ta thể hiện truyền thống "uống nước nhớ nguồn", "tôn sư trọng đạo".
Theo đó, mùng 1 Tết là quan trọng nhất bởi đó cũng là ngày đầu tiên trong năm mới có tính chất tượng trưng cho sự khởi đầu. Vì vậy, “mùng 1 Tết cha” chính là có ý nhắc nhở hướng về nguồn cội, thăm hỏi gia đình bên nội, cha mẹ.
“Mùng 2 Tết mẹ” sẽ là ngày mà gia đình, con cháu về bên ngoại chúc Tết, trao cho nhau những lời chúc may mắn và cùng ăn bữa cơm đầm ấm là một trong những việc mang lại may mắn cho năm mới này.
2- Xuất hành chọn hướng lấy may mắn, tài lộc
Cũng theo quan niệm dân gian, ngày mùng 2 Tết luôn là một trong những ngày đẹp để bạn có thể xuất hành theo hướng tốt để mong cầu một năm thuận lợi. Chẳng hạn bạn có thể chọn hướng Hỷ Thần để mong cầu một năm tình duyên thuận lợi. Hay bạn cũng có thể hướng Tài Lộc vào những khung giờ xuất hành đẹp trong ngày để cả năm sung túc, tài lộc hanh thông.
3-Cúng bái tổ tiên, thần linh
Theo truyền thống, trong những ngày Tết đầu năm các gia đình luôn chuẩn bị một mâm cơm thịnh soạn để dâng cúng thần linh, gia tiên. Đây cũng là một trong những nghi lễ thể hiện sự biết ơn, kính trọng với thần linh, tổ tiên những ngày đầu năm và mong cầu một năm mới bình an, thuận lợi cho cả gia đình.
4-Du xuân lễ chùa lấy lộc đầu năm
Chùa chiền, đình miếu là không gian thanh tịnh, thuần khiết sẽ mang lại những phút giây yên bình. Do đó mà trong mùng 2 Tết âm lịch, các gia đình cũng thường rủ nhau đi lễ chùa chiền, đình đền để cầu ước cho năm mới tài lộc, an khang, sức khỏe dồi dào.
5-Đi chơi du xuân
Bên cạnh các hoạt động theo nếp văn hóa truyền thống xưa, bạn cũng có thể sắp xếp và dành thời gian trong mùng 2 Tết âm lịch cho anh chị em, bạn bè hoặc người yêu đến thăm thú các điểm vui chơi: Hội chợ, lễ hội hoặc quán cà phê… Để cùng nhau đón những giây phút vui vẻ, gửi tặng nhau những lời chúc năm mới thuận lợi, may mắn.
6-Khai bút hoặc nghỉ ngơi thư giãn
Đối với các bạn học sinh, sinh viên hoặc những người đang đi làm cũng có thể chọn giờ đẹp trong mùng 2 Tết âm lịch để khai bút. Khai bút đầu năm cũng là một trong những cách kế thừa truyền thống tôn vinh tinh thần hiếu học của ông cha ta. Bên cạnh đó, khai bút đầu xuân cũng là để mong cầu cho một năm mới con đường học vấn, công danh thuận lợi, thăng tiến, vạn sự như ý.
Ngoài ra, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn cho bản thân cũng là điều nên làm trong ngày đầu năm mới để lấy lại năng lượng tinh thần, vui tươi để chuẩn bị cho một năm với nhiều đột phá phía trước.
- Nội dung: Sưu tầm
- Kỹ thuật, đồ họa: TÔ NGỌC