LONGFORMThủ tướng Hun Sen: Người khởi tạo nền hòa bình Campuchia - Bài 3: Chính sách cùng thắng di sản trao truyền

Thủ tướng Hun Sen: Người khởi tạo nền hòa bình Campuchia - Bài 3: Chính sách cùng thắng di sản trao truyền

Thủ tướng Hun Sen: Người khởi tạo nền hòa bình Campuchia - Bài 3: Chính sách cùng thắng di sản trao truyền
Thủ tướng Hun Sen: Người khởi tạo nền hòa bình Campuchia - Bài 3: Chính sách cùng thắng di sản trao truyền

Hiệp định hòa bình Paris về Campuchia năm 1991 được ký kết, mở đường cho việc thành lập Cơ quan chuyển tiếp của Liên hợp quốc tại Campuchia (UNTAC), cho phép Liên hợp quốc quản lý Campuchia cho đến cuộc bầu cử quốc gia năm 1993. Nhưng cơ quan này đã không thể giải quyết được dứt điểm mọi vấn đề khi rút khỏi Campuchia vào tháng 9-1993, để lại “một Campuchia với hai vùng lãnh thổ, hai chính phủ”, một hợp pháp do dân bầu, một bất hợp pháp của Khmer Đỏ, đất nước Campuchia tiếp tục chìm đắm trong nội chiến “nồi da xáo thịt”. Cuối cùng với thắng lợi từ chính sách “cùng thắng” (win-win) tại Campuchia mà Thủ tướng Hun Sen là “tác giả” - người mang lại hòa bình, hòa giải dân tộc và một Campuchia thống nhất, toàn vẹn như ngày nay.

Thủ tướng Hun Sen: Người khởi tạo nền hòa bình Campuchia - Bài 3: Chính sách cùng thắng di sản trao truyền
Tượng đài cùng thắng (win-win) là biểu tượng của nền hòa bình trọn vẹn tại Campuchia

Thủ tướng Hun Sen: Người khởi tạo nền hòa bình Campuchia - Bài 3: Chính sách cùng thắng di sản trao truyền

Bất kỳ một cuộc chiến nào xảy ra, dù chỉ là trong thời gian ngắn đi chăng nữa thì để kết thúc nó và tái thiết nền hòa bình thì đều phải trải qua nhiều thế hệ. Và cuộc nội chiến tại Campuchia không nằm ngoài quy luật đó.

Nội chiến dai dẳng ở Campuchia đã gieo rắc sự ngờ vực và tạo ra một vòng luẩn quẩn của bạo lực, tàn sát lẫn nhau và hủy hoại xã hội. Kết quả là toàn xã hội đã đánh mất mọi vận hội phát triển bởi bất ổn chính trị, đói nghèo, hoang tàn, kiệt quệ các nguồn lực và đôi khi các quyền cơ bản của con người cũng chẳng còn giá trị...

Mặc dù chế độ Khmer Đỏ đã bị Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia với sự giúp đỡ của Quân tình nguyện Việt Nam lật đổ vào ngày 7-1-1979, giải phóng đất nước và nhân dân khỏi ách thống trị của chế độ “cánh đồng chết”, nhưng Campuchia vẫn chưa hoàn toàn yên bình, nội chiến tiếp tục hoành hành, bào mòn đất nước Campuchia.

Thủ tướng Hun Sen: Người khởi tạo nền hòa bình Campuchia - Bài 3: Chính sách cùng thắng di sản trao truyền
Nội chiến dai dẳng ở Campuchia gây ra bất ổn chính trị, đói nghèo, hoang tàn, kiệt quệ. Ảnh: www.information.gov.kh 1

Đối diện những đau thương của đất nước và nhân dân Campuchia, Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia, sau đổi tên là Nhà nước Campuchia, các đồng chí lãnh đạo Đảng Nhân dân Campuchia, đặc biệt là Thủ tướng Hun Sen, đã dày công tìm kiếm mọi giải pháp chính trị nhằm mưu cầu hòa bình, đoàn kết dân tộc và thống nhất lãnh thổ, huy động nhân lực và kinh phí để xây dựng lại đất nước Campuchia trên mọi lĩnh vực sau nhiều năm bị chiến tranh tàn phá.

Dựa trên quan điểm “chiến tranh không thể kết thúc bằng họng súng” và để đạt được một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột ở Campuchia, điều cần thiết mà Thủ tướng Hun Sen nhận thấy là cần phải có sự đàm phán giữa các bên của Campuchia về vấn đề xung đột vũ trang, nhằm chấm dứt chiến tranh đẫm máu và xây dựng lại một nước Campuchia hòa bình, độc lập, dân chủ, toàn vẹn lãnh thổ, trung lập và không liên kết.

Thủ tướng Hun Sen: Người khởi tạo nền hòa bình Campuchia - Bài 3: Chính sách cùng thắng di sản trao truyền
Nội chiến liên tục hoành hành, bào mòn đất nước Campuchia. Ảnh: vietnamnet.vn

Có thể nói tiến trình tìm kiếm hòa bình quá khó khăn, là một con đường dài gập ghềnh, chông gai và đầy thử thách. Nhưng dù sao thì nó vẫn tốt hơn là tiếp tục chiến tranh phi nghĩa. Điều mà Hiệp định hòa bình Paris về Campuchia mong muốn nhưng UNTAC không thể đạt được là khi họ rút đi đã để lại một đất nước Campuchia với hai vùng lãnh thổ và hai chính phủ, đất nước vẫn đang trong tình trạng có chiến tranh.

Thủ tướng Hun Sen: Người khởi tạo nền hòa bình Campuchia - Bài 3: Chính sách cùng thắng di sản trao truyền
Nội chiến liên tục hoành hành, bào mòn đất nước Campuchia. Ảnh: vietnamnet.vn

Yang Peou, Tổng thư ký của Học viện Hoàng gia Campuchia, bình luận rằng, sau cuộc tổng tuyển cử năm 1993 do UNTAC tổ chức, cuộc nội chiến vẫn tiếp diễn. Vào thời điểm đó Khmer Đỏ vẫn đang hoạt động bất hợp pháp ở Campuchia, đất nước có hai chính phủ hợp pháp và không hợp pháp. “Bị cai trị bởi nhiều hơn một chính phủ có nghĩa là chúng tôi phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng chính trị, cũng như một cuộc nội chiến. Đất nước bị chia cắt khi tài nguyên thiên nhiên và cấu trúc xã hội bị phá hủy”, ông nói.

Do đó, phương án tiếp theo để hướng đến hòa bình toàn diện ở Campuchia là việc Thủ tướng Hun Sen tiếp tục thực hiện giai đoạn tiếp theo của chiến lược DIFID mang tên “kết thúc (finish)” bằng việc thông qua Luật loại Khmer Đỏ khỏi vòng pháp luật vào tháng 7-1994. Bước kế tiếp, Thủ tướng Hun Sen đưa ra chính sách “cùng thắng” được thực hiện rất thành công từ năm 1996-1998 và cũng với chính sách này ông đã tiếp tục áp dụng cho đến nay trên nhiều lĩnh vực, nhiều vấn đề xử lý.

Cùng thắng, dựa trên nguyên tắc mang lại an sinh xã hội, đoàn kết dân tộc, hòa bình, toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền và phát triển bền vững về chính trị, kinh tế, xã hội; chấm dứt hơn ba thập kỷ nội chiến thông qua việc loại bỏ tổ chức chính trị của Khmer Đỏ và hội nhập lực lượng này vào đời sống kinh tế, xã hội, chính trị của Vương quốc Campuchia; đảm bảo hòa bình và an ninh ở Campuchia. Và một điểm nhấn quan trọng là, bất kể là ai, có khuynh hướng chính trị ra sao thì cũng là người giành được chiến thắng.

Thủ tướng Hun Sen: Người khởi tạo nền hòa bình Campuchia - Bài 3: Chính sách cùng thắng di sản trao truyền
Thủ tướng Hun Sen đưa ra chính sách “cùng thắng” được thực hiện rất thành công từ năm 1996-1998. Ảnh: pressocm.gov.kh

Thủ tướng Hun Sen từng nói, “Liên hợp quốc đã tiêu tốn khoảng 2 tỷ đô la và sau đó rời đi với một đất nước Campuchia vẫn bị chia rẽ thành nhiều phe phái, đặc biệt là quân Khmer Đỏ đã tiếp tục chống lại chính phủ hợp pháp”. Đó là sự thật hiển nhiên và chỉ nhờ vào sự đoàn kết thông qua chiến lược cùng thắng của ông cuối cùng đất nước Campuchia đã có được sự hòa hợp dân tộc, thống nhất đất nước, chấm dứt cuộc nội chiến dai dẳng trong Tháng 12 năm 1998.

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn cũng nêu quan điểm, “với chính sách đôi bên cùng có lợi, Campuchia cuối cùng đã bảo đảm được nền hòa bình toàn diện và hòa hợp dân tộc, vốn là trọng tâm của Hiệp định Paris và là điều mà UNTAC đã không đạt được”, ông Sokhonn nói.

Có thể nói rằng, chính sách cùng thắng của Thủ tướng Hun Sen là bài học quan trọng nhất có thể rút ra từ kinh nghiệm của Campuchia là “chiến tranh không thể kết thúc bằng chiến tranh”. Chỉ có đàm phán hòa bình và đôi khi là cả sự thỏa hiệp, nhượng bộ lẫn nhau mới có thể dẫn đến hòa bình. Bởi chỉ khi không một bên nào bị coi là thua cuộc, không còn đối đầu vũ trang thì mọi vấn đề mới được giải quyết tận gốc.

Thủ tướng Hun Sen: Người khởi tạo nền hòa bình Campuchia - Bài 3: Chính sách cùng thắng di sản trao truyền

Sau khi đạt được Hiệp định Hòa bình Paris ngày 23-10-1991, Liên hợp quốc đã khởi động sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Cơ quan Chuyển tiếp Liên hợp quốc tại Campuchia (UNTAC), cho phép Liên hợp quốc quản lý Campuchia cho đến cuộc bầu cử quốc gia năm 1993. Tuy nhiên, Khmer Đỏ đã tẩy chay cuộc bầu cử và từ chối tham gia chính phủ mới, khiến cuộc nội chiến lại tiếp diễn.

Thủ tướng Hun Sen: Người khởi tạo nền hòa bình Campuchia - Bài 3: Chính sách cùng thắng di sản trao truyền
Sau khi đạt được Hiệp định Hòa bình Paris ngày 23-10-1991, Liên hợp quốc đã khởi động sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Cơ quan Chuyển tiếp Liên hợp quốc tại Campuchia (UNTAC). Ảnh: thmeythmey.com

Với mong muốn chấm dứt ngọn lửa chiến tranh và đạt được hòa bình, hòa hợp dân tộc, thống nhất đất nước nhằm hướng tới sự phát triển ổn định, bền vững, Thủ tướng Hun Sen đã đưa ra "chính sách cùng thắng" vào đầu năm 1996 dựa trên chiến lược DIFID, có thể hiểu là chiến lược “chia để trị”: “Chia rẽ (Divide), cô lập (Isolate), kết thúc (Finish), hợp nhất (integrate) và phát triển (Develop)” nhằm tiêu diệt hoàn toàn tổ chức Khmer Đỏ, hay bất kỳ tổ chức nào phản bội dân tộc, gây nguy hại cho đất nước.

Trên thực tế thì Thủ tướng Hun Sen đã áp dụng chiến lược DIFID từ năm 1985, ngay sau khi ông được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tương đương Thủ tướng hiện nay) Cộng hòa Nhân dân Campuchia, ông đã đề ra nhiều chính sách mang lại hòa bình cho đất nước và nhân dân.

Có thể kể đến như: Tác động khiến chính phủ liên hiệp ba phái bất đồng, rạn nứt, vì ba phái này hoàn toàn khác nhau về bản chất; thuyết phục lực lượng phe bảo hoàng của Hoàng thân Norodom Sihanouk và lực lượng của Son Sann quay về chung sống trong cùng xã hội; đẩy lực lượng Khmer Đỏ bị rơi vào tình thế bị cô lập với lực lượng liên minh chính phủ ba phái, cô lập trên trường quốc tế, nhất là những nước bảo trợ chúng... Đây chính là điểm khởi đầu, là nền tảng cơ sở cho sự hình thành chiến lược mà Thủ tướng Hun Sen đưa ra nhằm loại bỏ tổ chức chính trị Khmer Đỏ khỏi chính trường Campuchia.

Thủ tướng Hun Sen: Người khởi tạo nền hòa bình Campuchia - Bài 3: Chính sách cùng thắng di sản trao truyền
Thủ tướng Hun Sen đã đưa ra "chính sách cùng thắng" vào đầu năm 1996 với mong muốn chấm dứt ngọn lửa chiến tranh và đạt được hòa bình, hòa hợp dân tộc. Ảnh: mod.gov.kh

Chính sách cùng thắng hứa hẹn ba điều kiện quan trọng nhất dành cho những người đào tẩu khỏi Khmer Đỏ:

Thứ nhất, đảm bảo tính mạng và thân thể. Bảo đảm an toàn tính mạng, thân thể cho các cá nhân và gia đình những người theo Khmer Đỏ đã tình nguyện hạ vũ khí đầu hàng chính phủ. Đây là điểm quan trọng nhất đối với những người ly khai khỏi Khmer Đỏ, họ không bị ràng buộc, không bị trả thù, bị bức hại hoặc thậm chí bị giết. Chính phủ phải đảm bảo rằng tính mạng và cơ thể của họ không bị tổn hại. Nếu không có sự bảo đảm này sẽ không có hồi kết cho những trận chiến đẫm máu.

Thứ hai, đảm bảo nghề nghiệp và sinh kế. Đây cũng là một điểm quan trọng, cam kết này đảm bảo cho họ có đầy đủ cơ hội để tiếp tục nghề nghiệp, duy trì sinh kế hợp pháp.

Thứ ba, đảm bảo quyền sở hữu đối với cả động sản và bất động sản: Đảm bảo an toàn đối với tài sản mà những người Khmer Đỏ đầu hàng đang sở hữu trong quá khứ mà không bị tịch thu, tháo dỡ.

Những người đào thoát được hoan nghênh tham gia chính phủ một cách hòa bình và tái hòa nhập xã hội, điều này càng làm chia rẽ và làm suy yếu Khmer Đỏ, bên cạnh các cuộc đấu đá nội bộ hàng loạt của chúng.

Cuối cùng, vào ngày 29-12-1998, cựu Quốc trưởng Khmer Đỏ Khieu Samphan, cựu Chủ tịch Quốc hội Nuon Chea và lãnh đạo Khmer Đỏ khác như Ieng Sary, Chan Youran và Chuon Choeun đã đến thăm dinh thự của Thủ tướng Hun Sen tại thành phố Takhmao để chính thức đầu hàng Chính phủ Hoàng gia Campuchia, chính thức đánh dấu sự tan rã của Khmer Đỏ.

Thủ tướng Hun Sen: Người khởi tạo nền hòa bình Campuchia - Bài 3: Chính sách cùng thắng di sản trao truyền
Nhóm tàn quân Pol Pot lớn cuối cùng ra đầu thú ở huyện Anlong Veng, tỉnh Oddar Meancheay. Ảnh: Gilles Peress Magnum

Dư luận vẫn đặt ra câu hỏi, tại sao lại lấy tư gia của Thủ tướng Hun Sen làm nơi nhóm họp và đầu hàng của các lãnh đạo Khmer Đỏ vào ngày 29-12-1998?

Thực ra đây là “màn kịch hay mà đạo diễn không ai khác là Thủ tướng Hun Sen”, tất cả là sự tính toán chiến lược, tinh vi và trí tuệ, bởi sự kiện này ông muốn phát đi 3 thông điệp quan trọng và đều mang tính “tâm lý chiến”:

Thứ nhất là ông muốn thông báo cho các lực lượng Khmer Đỏ còn lại chưa chịu ra đầu hàng rằng thủ lĩnh của họ đã đầu hàng, họ giờ như “rắn mất đầu” vậy họ còn chiến đấu vì ai, vì cái gì!

Thứ hai, để thông báo cho toàn thể người dân Campuchia biết chiến tranh đã chấm dứt nhằm an dân, bởi nhân dân Campuchia đã quá mệt mỏi, chán chường với các xung đột vũ trang suốt bao năm qua, họ cần ổn định tâm lý sớm để lao động, sản xuất, mưu sinh.

Thứ ba, để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài làm ăn tại Campuchia. Sẽ chẳng có doanh nghiệp nào dám đầu tư mạnh vào một đất nước vẫn còn nội chiến, hoặc có đi nữa thì cũng thấp thỏm lo âu.

Thủ tướng Hun Sen: Người khởi tạo nền hòa bình Campuchia - Bài 3: Chính sách cùng thắng di sản trao truyền
Chính sách cùng thắng cũng được ghi nhận là một trong những thành tựu và chiến lược lớn nhất của Thủ tướng Hun Sen. Ảnh: mod.gov.kh

Nếu ví cuộc nội chiến dai dẳng như bệnh mạn tính khó có cơ hội chữa khỏi, thì chính sách cùng thắng của Thủ tướng Hun Sen thật sự là “thần dược”... Từ chính sách mang nhãn quan chiến lược này đã tạo ra tiền đề rộng mở cho Campuchia bước vào một giai đoạn mới.

Chính sách cùng thắng cũng được ghi nhận là một trong những thành tựu và chiến lược lớn nhất của Thủ tướng Hun Sen, một con đường chung dẫn đến hòa bình, đoàn kết dân tộc và hòa giải cho Vương quốc Campuchia, đồng thời mang đến nhiều vận hội mới cho quốc gia phát triển và thịnh vượng. Hay nói cách khác đây là di sản hòa bình cho nhân dân Campuchia của “Samdech Techo”.

Thủ tướng Hun Sen: Người khởi tạo nền hòa bình Campuchia - Bài 3: Chính sách cùng thắng di sản trao truyền

Ở Campuchia ngày nay, khẩu hiệu: “Cảm ơn hòa bình, cảm ơn chính sách cùng thắng” đã vang vọng khắp cả nước, trở thành tinh thần của một xã hội đang có những bước chuyển động mạnh mẽ, sôi nổi trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, trở thành một khẩu hiệu mà gần như trong mọi sự kiện trọng đại của đất nước, của Đảng Nhân dân Campuchia khi bắt đầu chương trình hay bài phát biểu, tham luận thì khẩu hiệu này lại được xướng lên.

Hòa bình luôn là niềm khao khát của nhân dân trên toàn thế giới, là “kim chỉ Nam” cho mọi tư duy đường lối phát triển, dân tộc nào muốn hướng tới sự cường thịnh cũng cần có hòa bình làm nền tảng.

Thủ tướng Hun Sen: Người khởi tạo nền hòa bình Campuchia - Bài 3: Chính sách cùng thắng di sản trao truyền
Lễ khánh thành tượng đài cùng thắng. Ảnh: mod.gov.kh 6/ khmerpostasia.com 1/ pressocm.gov.kh 2

Lịch sử Campuchia hơn 500 năm qua đã ghi nhận, chưa bao giờ đất nước chùa tháp được sống trong hòa bình, đoàn kết, hòa hợp dân tộc trọn vẹn như ngày nay. Trải qua hàng thế kỷ của xung đột, chia rẽ, nội chiến, người dân Campuchia quá hiểu giá trị của hòa bình, toàn vẹn lãnh thổ mà họ mới có được trong hơn hai thập kỷ qua, tất cả đều đến từ những quyết sách lớn, những hy sinh cao cả, những bước ngoặt lịch sử và nhờ vào chính sách cùng thắng của Thủ tướng Hun Sen.

Người dân Campuchia bất kể là ai, không phân biệt đảng phái chính trị, không phân biệt tầng lớp xã hội, đều đang được sống trong môi trường hòa bình, ổn định, có quyền tự quyết vận mệnh của mình, được thụ hưởng mọi thành quả từ công cuộc phát triển đất nước.

Thủ tướng Hun Sen khẳng định, “nền hòa bình này dành cho đất nước Campuchia. Không quan trọng ai có xu hướng chính trị thế nào, nhận thức ra sao, tất cả đều đang được thụ hưởng nền hòa bình bền vững từ chính sách cùng thắng”.

Thủ tướng Hun Sen: Người khởi tạo nền hòa bình Campuchia - Bài 3: Chính sách cùng thắng di sản trao truyền
Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dự Lễ khánh thành tượng đài cùng thắng (ảnh chụp năm 2018). Ảnh: mod.gov.kh

Ở Campuchia tượng đài cùng thắng mang tính biểu tượng cho thành tựu từ chính sách cùng thắng, cho sự hòa hợp dân tộc, thống nhất đất nước được xây dựng và được khánh thành ngày 29-12-2018. Tượng đài cao 54 mét sẽ là lời nhắc nhở về những hy sinh để chấm dứt cuộc nội chiến dường như bất tận của vài thập kỷ trước.

Thiết kế của tượng đài cũng mang đầy ẩn ý sâu xa và ấn tượng với phần đế hình ngũ giác của tượng đài cùng thắng thể hiện chiến lược “chia để trị” (DIFID) của Thủ tướng Hun Sen, viết tắt của cụm từ tiếng Anh: “Chia rẽ, cô lập, kết thúc, hợp nhất và phát triển”.

Phần trên là một khối đá hình tam giác cao 33m tượng trưng cho 3 cam kết dành cho những người của Khmer Đỏ khi ra hàng chính phủ: “Tính mạng, sinh kế và tài sản”.

Thủ tướng Hun Sen: Người khởi tạo nền hòa bình Campuchia - Bài 3: Chính sách cùng thắng di sản trao truyền
Đài tưởng niệm cùng thắng tượng trưng cho bản sắc dân tộc mới và sự thống nhất của Vương quốc Campuchia. Ảnh:

Ca ngợi tính biểu tượng của tượng đài cùng thắng, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Campuchia Đại tướng Tea Banh cho rằng, “đài tưởng niệm cùng thắng tượng trưng cho bản sắc dân tộc mới và sự thống nhất của Vương quốc Campuchia kể từ khi đạt được hòa bình trọn vẹn. Tượng đài này như một vật gia truyền và sẽ được truyền lại cho các thế hệ sau”.

Có thể gói gọn lại rằng, đối với người dân Campuchia nói chung, nói đến cụm từ hòa bình, người họ nghĩ đến ngay là Thủ tướng Hun Sen. Với nhân dân Campuchia ông thực sự là biểu tượng của hòa bình, ông là người đã lấy “sinh mạng làm vốn trong hành trình tìm đường cứu nước” thoát khỏi nạn diệt chủng Khmer Đỏ, ông cũng được ví như “công trình sư của Hiệp định hòa bình Paris về Campuchia năm 1991; “cha đẻ” của chính sách cùng thắng và là ngọn cờ đi đầu trong sự nghiệp đoàn kết, hòa hợp dân tộc, thống nhất lãnh thổ, dẫn dắt tương lai vận mệnh của dân tộc hướng tới thịnh vượng trong nền hòa bình lâu dài của Campuchia.

  • Thủ tướng Hun Sen: Người khởi tạo nền hòa bình Campuchia - Bài 3: Chính sách cùng thắng di sản trao truyền
  • Nội dung: ĐOÀN TRUNG
  • Kỹ thuật, đồ họa: TÔ NGỌC

top