LONGFORMThủ tướng Hun Sen: Người khởi tạo nền hòa bình Campuchia - Bài 2: Kiến trúc sư Hiệp định hòa bình Paris về Campuchia

Thủ tướng Hun Sen: Người khởi tạo nền hòa bình Campuchia - Bài 2: Kiến trúc sư Hiệp định hòa bình Paris về Campuchia

Thủ tướng Hun Sen: Người khởi tạo nền hòa bình Campuchia - Bài 2: Kiến trúc sư Hiệp định hòa bình Paris về Campuchia
Thủ tướng Hun Sen: Người khởi tạo nền hòa bình Campuchia - Bài 2: Kiến trúc sư Hiệp định hòa bình Paris về Campuchia

Thủ tướng Hun Sen: Người khởi tạo nền hòa bình Campuchia - Bài 2: Kiến trúc sư Hiệp định hòa bình Paris về Campuchia
Cuộc họp Hiệp định hòa bình Paris về Campuchia năm 1991. Ảnh: rac.gov.kh

Hiệp định hòa bình Paris về Campuchia năm 1991 được ký kết là một bước ngoặt lịch sử, mang lại hy vọng cho người dân Campuchia giành lại hòa bình, tái thiết đất nước, tham gia tiến trình dân chủ sau khi chịu sự tàn phá gần hai thập kỷ của cuộc nội chiến. Để đạt được thỏa thuận giữa các bên xung đột trong Hiệp định Paris nay là vô cùng khó khăn, phải mất nhiều năm đàm phán để giải quyết vô số các xung đột, bất đồng. Nhân dân Campuchia sẽ không bao giờ quên những hy sinh của hai nhân vật chính, Hoàng thân Norodom Sihanouk và Thủ tướng Hun Sen, được coi là người dẫn dắt, thiết kế để tiến tới đạt được Hiệp định Paris lịch sử này.

Một ngày sau chiến thắng 7-1-1979, Hội đồng Nhân dân cách mạng Campuchia ra tuyên bố: Xóa bỏ hoàn toàn chế độ diệt chủng của tập đoàn Pol Pot - Ieng Sary, thành lập chế độ Cộng hòa nhân dân Campuchia.

Vào thời điểm đó, ông Hun Sen được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao trong chính phủ mới được thành lập ở tuổi 27. Sau đó, ông cũng trở thành Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tương đương Phó thủ tướng) kiêm Bộ trưởng Ngoại giao từ 1981 đến 1985.

Ông nhậm chức Thủ tướng lần đầu tiên vào ngày 14-1-1985 ở tuổi 33. Cho đến nay ông vẫn luôn tự hào là người nắm trong tay hai kỷ lục thế giới: “Là Thủ tướng trẻ nhất của một quốc gia ở tuổi 33 thời điểm đó và là Thủ tướng tại vị lâu nhất trên thế giới”. Tính đến ngày ông chính thức từ nhiệm cương vị Thủ tướng 22-8-2023, ông đã làm Thủ tướng Campuchia trong 38 năm 7 tháng và 8 ngày.

Thủ tướng Hun Sen: Người khởi tạo nền hòa bình Campuchia - Bài 2: Kiến trúc sư Hiệp định hòa bình Paris về Campuchia
Ông Hun Sen là Thủ tướng trẻ nhất của một quốc gia ở tuổi 33 thời điểm đó và là Thủ tướng tại vị lâu nhất trên thế giới. Ảnh: pressocm.gov.kh

Thủ tướng Hun Sen: Người khởi tạo nền hòa bình Campuchia - Bài 2: Kiến trúc sư Hiệp định hòa bình Paris về Campuchia

Sau ngày 7-1-1979, với sự giúp đỡ của Quân tình nguyện Việt Nam, Campuchia cơ bản được giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, song tình hình đất nước vẫn còn vô cùng khó khăn phức tạp. Được giúp đỡ từ bên ngoài, lực lượng tàn quân Khmer Đỏ dựa vào các căn cứ rừng núi hiểm trở tổ chức duy trì hoạt động đánh phá các lực lượng cách mạng khiến Campuchia rơi vào tình cảnh vừa hòa bình vừa chiến tranh.

Thủ tướng Hun Sen: Người khởi tạo nền hòa bình Campuchia - Bài 2: Kiến trúc sư Hiệp định hòa bình Paris về Campuchia
Sau ngày 7-1-1979, tình hình đất nước Campuchia vẫn còn vô cùng khó khăn phức tạp. Ảnh: lokbongrattanak.wordpress.com

Về đời sống xã hội, hậu quả của chế độ diệt chủng Khmer Đỏ do Pol Pot đứng đầu để lại rất nặng nề. Hơn 4,2 triệu nhân dân Campuchia vừa thoát khỏi nạn diệt chủng đang lâm vào tình trạng thiếu đói, bệnh tật. Hơn 1 triệu dân bị xáo trộn chỗ ở hoặc bị lùa theo khi địch rút chạy đang chịu cảnh màn trời, chiếu đất, thiếu ăn, ốm đau. Lao động, sức kéo, công cụ sản xuất đều thiếu trầm trọng. Hạn hán, ngập lụt xảy ra ở nhiều nơi. Đường sá, cầu cống bị tàn phá nặng nề.

Phản ứng của dư luận thế giới về tình hình Campuchia có nhiều mức độ và nhiều khía cạnh trái ngược nhau, gây nhiều khó khăn, phức tạp cho cách mạng Campuchia. Do nhận được những thông tin không chính xác và chưa hiểu hết tình hình Campuchia, một số nước trên thế giới đã bênh vực cho Pol Pot - Ieng Sary, lên án cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Campuchia, lên án sự giúp đỡ của Việt Nam đối với Campuchia.

Thủ tướng Hun Sen: Người khởi tạo nền hòa bình Campuchia - Bài 2: Kiến trúc sư Hiệp định hòa bình Paris về Campuchia
Hình ảnh đất nước Campuchia năm 1990. Nguồn: Stefan Hajdu Flickr.

Tình hình diễn biến phức tạp kéo dài suốt nhiều năm như vậy, tuy nhiên cuối những năm 1980 xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác đã xuất hiện; nhiều nước, nhất là các nước lớn đã tiến hành điều chỉnh chính sách đối ngoại để mở rộng quan hệ quốc tế, do vậy mối quan hệ giữa nhiều quốc gia có nhiều cải thiện, nhen nhóm và từng bước chuyển từ đối đầu sang vừa hợp tác vừa đấu tranh.

Ở Campuchia, sau khi chuyên gia và Quân tình nguyện Việt Nam rút về nước, nhân dân Campuchia, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia đã tự đảm đương nhiệm vụ bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, đất nước Campuchia vẫn tiếp tục phải đối phó với vô vàn khó khăn, thách thức - hậu quả của sự bao vây, cô lập kéo dài.

Thủ tướng Hun Sen: Người khởi tạo nền hòa bình Campuchia - Bài 2: Kiến trúc sư Hiệp định hòa bình Paris về Campuchia
Quân tình nguyện Việt Nam rút khỏi Campuchia tháng 9-1989 trong sự bịn rịn, lưu luyến của người dân nước bạn. Ảnh: Chip HIRES/Gamma-Rapho/Getty

Tiếp đến, cuộc đấu tranh giữa các lực lượng ở Campuchia cũng đang biến đất nước thành một cuộc nội chiến khốc liệt. Trên chiến trường, mặc dù đã kiểm soát được phần lớn lãnh thổ nhưng Cộng hòa nhân dân Campuchia vẫn chưa hoàn toàn tiêu diệt được lực lượng vũ trang của ba phái đối lập, nhất là lực lượng Khmer Đỏ được nước ngoài giúp đỡ.

Thủ tướng Hun Sen: Người khởi tạo nền hòa bình Campuchia - Bài 2: Kiến trúc sư Hiệp định hòa bình Paris về Campuchia
Nhóm tàn quân Pol Pot lớn cuối cùng ra đầu thú ở huyện Anlong Veng, tỉnh Oddar Meancheay. Ảnh: Gilles Peress/ Magnum.

Mặt khác, “vấn đề Campuchia” đã được đưa vào chương trình nghị sự của Liên hợp quốc và ngày càng trở nên phức tạp khi một số nước tiếp tục ủng hộ Liên minh ba phái “Campuchia dân chủ”. Cộng hòa nhân dân Campuchia tiếp tục phải đối phó với sự bao vây, cô lập của phương Tây. Cuộc khủng hoảng Liên Xô và Đông Âu đã làm cho Campuchia cũng như Việt Nam và Lào mất đi một chỗ dựa quan trọng. Trong khi đó, một số nước vẫn tiếp tục viện trợ cho lực lượng đối lập, nhất là cho lực lượng Khmer Đỏ; một số nước lớn và một vài nước trong khu vực tăng cường gây sức ép đối với Cộng hòa nhân dân Campuchia để giải quyết vấn đề Campuchia theo hướng có lợi cho họ.

Với những gì đang diễn ra tại Campuchia vào thời điểm đó, việc bằng mọi giá phải tìm kiếm được một giải pháp chính trị hòa bình nhằm chấm dứt cuộc nội chiến, chấm dứt đau thương của nhân dân Campuchia, mang lại hòa bình và hòa hợp dân tộc là vấn đề cấp thiết. Tuy nhiên, một giải pháp cho hòa bình nhận được sự đồng thuận quốc tế và các phe phái nội bộ có liên quan tới xung đột tại Campuchia chưa bao giờ là điều dễ dàng trong bối cảnh đó.

Thủ tướng Hun Sen: Người khởi tạo nền hòa bình Campuchia - Bài 2: Kiến trúc sư Hiệp định hòa bình Paris về Campuchia

Hiệp định Paris là sản phẩm của nhiều năm đàm phán gian nan mà Thủ tướng Hun Sen là một trong những người kiến tạo. Có thể nói, đây là một “công cụ” trong kế hoạch lâu dài của ông vì nền hòa bình Campuchia. Ông luôn nhấn mạnh rằng, nếu không có các cuộc đàm phán giữa những người Campuchia với nhau, đặc biệt là đàm phán Sihanouk-Hun Sen, thì sẽ không có Hiệp định Paris - Hiệp định được quốc tế công nhận là bước ngoặt tiến tới chấm dứt nội chiến ở Campuchia.

Thủ tướng Hun Sen từng chia sẻ: “Từ năm 1979 đến năm 1983, đó là tình trạng đối đầu hoàn toàn. Từ năm 1984, bước vào một giai đoạn vừa đối đầu vừa đàm phán mới”. Trên thực tế ông đã muốn gặp Hoàng thân Norodom Sihanouk kể từ lần đầu tiên Việt Nam rút quân một phần vào năm 1982. Một cuộc họp đã được thống nhất vào cuối năm 1984 và một lần nữa vào tháng 4-1987, nhưng cả hai lần đều bị hủy bỏ.

Thủ tướng Hun Sen: Người khởi tạo nền hòa bình Campuchia - Bài 2: Kiến trúc sư Hiệp định hòa bình Paris về Campuchia
Hiệp định Paris là kết quả của nhiều năm đàm phán gian nan mà Thủ tướng Hun Sen là một trong những người kiến tạo. Ảnh AFP

Ngay sau khi đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng) kiêm Bộ trưởng Ngoại giao của Cộng hòa nhân dân Campuchia ngày 14-1-1985, ông Hun Sen đã tuyên bố rằng các biện pháp quân sự sẽ không giải quyết được xung đột ở Campuchia; hòa bình đó chỉ có thể đạt được thông qua đàm phán và dàn xếp chính trị giữa những người Campuchia. Điều này đã trở thành trọng tâm của Hiệp định Paris.

Cuộc gặp đầu tiên giữa Hoàng thân Norodom Sihanouk và Thủ tướng Hun Sen đã diễn ra tại một thị trấn lịch sử nhỏ của Pháp Fere-en-Tardenois, cách Paris khoảng 100 km về phía Đông Bắc ngày 2-12-1987. Hoàng thân Sihanouk đã 65 tuổi trong khi Thủ tướng Hun Sen mới 35 tuổi. Dù còn trẻ nhưng Thủ tướng Hun Sen được coi là người chín chắn về chính trị và yêu chuộng hòa bình.

Kết thúc cuộc gặp này, Thủ tướng Hun Sen tuyên bố: “Cuộc gặp lịch sử giữa Hoàng thân Norodom Sihanouk và tôi đã kết thúc thành công. Đó là thắng lợi của chính sách hòa giải dân tộc của Hoàng thân Norodom Sihanouk và cũng là thắng lợi của chính sách hòa giải dân tộc của Cộng hòa Nhân dân Campuchia”. Cuộc họp ở Fere-en-Tardenois rõ ràng đã mở ra một giai đoạn mới khi ngoại giao sẽ là trung tâm thay vì chiến lược quân sự.

Thủ tướng Hun Sen: Người khởi tạo nền hòa bình Campuchia - Bài 2: Kiến trúc sư Hiệp định hòa bình Paris về Campuchia
Hoàng thân Norodom Sihanouk và Thủ tướng Hun Sen - hai “kiến trúc sư” của Hiệp định hòa bình Paris 1991. Ảnh: kampucheathmey.com

Các cuộc đàm phán giữa Thủ tướng Hun Sen và Hoàng thân Norodom Sihanouk vẫn tiếp tục sau cuộc gặp đầu tiên ở Fere-en-Tardenois. Vòng đàm phán hòa bình Paris đầu tiên được chính thức khởi động vào tháng 8-1989, một tháng trước khi Quân tình nguyện Việt Nam rút khỏi Campuchia sau khi hoàn thành nghĩa vụ quốc tế cao cả.

Liên quan đến vấn đề Quân tình nguyện Việt Nam rút khỏi Campuchia, Thủ tướng Hun Sen nói: “Năm 1989, Quân đội Việt Nam rút khỏi Campuchia, nhưng chiến tranh vẫn tiếp diễn. Từ 1979 đến 1989, họ gây chiến chống lại Quân tình nguyện Việt Nam. Nhưng nay khi Quân đội Việt Nam rút đi, họ lại tiếp tục cuộc chiến chống lại nhân dân Campuchia. Chúng tôi căm ghét chiến tranh, nhưng kẻ thù buộc chúng tôi phải chiến đấu. Vì vậy, cuộc chiến của chúng tôi lúc đó không phải vì hiếu chiến, mà là cuộc chiến để tìm kiếm hòa bình cho người dân”.

Cuối cùng bốn bên Campuchia gồm phe Sihanouk do Hoàng thân Sihanouk đứng đầu, phe dân tộc chủ nghĩa do ông Son Sann đứng đầu, phe Khmer Đỏ do Pol Pot đứng đầu và phe Nhà nước Campuchia do ông Chea Sim, Heng Samrin và Hun Sen lãnh đạo đã đồng ý ký Hiệp định hòa bình Paris tại Pháp ngày 23-10-1991. Trong đó Pháp và Indonesia là đồng Chủ tịch hội nghị với sự chứng kiến của Tổng Thư ký Liên hợp quốc và những người đứng đầu cơ quan ngoại giao của các quốc gia sau: Hoa Kỳ, Anh, Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines, Brunei, Nam Tư, Ấn Độ, Nhật Bản, Canada và Australia.

Lịch sử không thể phủ nhận rằng, để đạt được Hiệp định Paris lịch sử này phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố then chốt, nỗ lực của tất cả các bên liên quan. Song, công đầu chính là nhờ vào trí tuệ, ý chí và lòng yêu nước chân chính của hai chính khách xuất chúng của Campuchia là Hoàng thân Norodom Sihanouk và Thủ tướng Hun Sen - hai “kiến trúc sư” của Hiệp định hòa bình Paris 1991.

Thủ tướng Hun Sen: Người khởi tạo nền hòa bình Campuchia - Bài 2: Kiến trúc sư Hiệp định hòa bình Paris về Campuchia
Hoàng thân Norodom Sihanouk và Thủ tướng Hun Sen - hai “kiến trúc sư” của Hiệp định hòa bình Paris 1991. Ảnh: kampucheathmey.com

Sau dấu mốc lịch sử này, Hoàng thân Norodom Sihanouk cũng công nhận, Thủ tướng Hun Sen là nhân vật chủ chốt trong việc mang lại hòa bình cho Campuchia-đất nước bị xâu xé bởi hơn hai thập kỷ nội chiến.

Theo cuốn sách “Hun Sen nhân vật xuất chúng của Campuchia”, Hoàng thân Sihanouk nói: “Hun Sen là một nhà lãnh đạo đáng chú ý. Anh ấy trẻ nhưng thông minh và anh ấy có kinh nghiệm trong các vấn đề quốc gia. Anh ấy là một người yêu nước và dành một tình yêu lớn cho người dân của mình. Anh ấy có niềm tự hào dân tộc. Campuchia may mắn vì có Hun Sen. Chúng ta cần thêm nhiều Hun Sen nữa”.

Thủ tướng Hun Sen cũng nhiều lần khẳng định, “nếu không có sự hiện diện của Hoàng thân Sihanouk, sẽ không có Hiệp định Paris và không có Hun Sen cũng sẽ không có Hiệp định Paris”. Ông nói: “người ta có thể bỏ đàm phán với Khmer Đỏ với nhóm Son Sann, nhưng không thể bỏ đàm phán với Hoàng thân Norodom Sihanouk và bỏ đàm phán với Thủ tướng Hun Sen”.

Thủ tướng Hun Sen: Người khởi tạo nền hòa bình Campuchia - Bài 2: Kiến trúc sư Hiệp định hòa bình Paris về Campuchia
Thủ tướng Hun Sen: Người khởi tạo nền hòa bình Campuchia - Bài 2: Kiến trúc sư Hiệp định hòa bình Paris về Campuchia
Một địa điểm bầu cử trong cuộc tổng tuyển cử năm 1993. Ảnh AFP

Hiệp định Paris mà các bên đạt được có ba mục tiêu chính: Thứ nhất, thỏa thuận về một giải pháp chính trị chung cho cuộc xung đột vũ trang ở Campuchia thông qua lệnh ngừng bắn và giải trừ quân bị của tất cả các bên, một cuộc tổng tuyển cử tổ chức bởi Cơ quan chuyển tiếp lâm thời của Liên Hợp Quốc tại Campuchia (UNTAC); thứ hai, bảo vệ Campuchia với tư cách là một quốc gia chính thức và thứ ba là một tuyên bố liên quan đến việc tái thiết Campuchia.

Theo quy định của Hiệp định Paris về Campuchia, trong thời kỳ chuyển tiếp, ở Campuchia tồn tại nhiều cơ cấu quyền lực, nhiều tổ chức, đảng phái chính trị: Nhà nước Campuchia (SOC), Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Hội đồng Dân tộc tối cao (SNC), UNTAC, Mặt trận thống nhất dân tộc vì một Campuchia độc lập, trung lập, hòa bình và hợp tác (FUNCINPEC), Đảng Dân chủ, Tự do Phật giáo (BLDP), Campuchia dân chủ,... Nhà nước Campuchia (SOC) và Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) vẫn còn giữ được một phần quân đội, toàn bộ cảnh sát. Với việc 5 bộ quan trọng (Quốc phòng, Ngoại giao, Nội vụ, Kinh tế, Thông tin) do UNTAC kiểm soát thì thực tế quyền lực đã chuyển vào tay UNTAC.

Nhà nước Campuchia cũng đã giải giáp một bộ phận quân đội, chuyển giao cho UNTAC kiểm soát một lượng lớn vũ khí, khí tài và phương tiện quân sự. Trong khi đó, Khmer Đỏ, tuyên bố không thực hiện giai đoạn 2, không tập kết quân đội, không giao nộp vũ khí cho UNTAC, không cho UNTAC vào khu vực do họ kiểm soát, rút khỏi Phnom Penh, tự gạt mình ra khỏi vòng pháp luật, tẩy chay cuộc bầu cử.

Thủ tướng Hun Sen: Người khởi tạo nền hòa bình Campuchia - Bài 2: Kiến trúc sư Hiệp định hòa bình Paris về Campuchia
Thủ tướng Hun Sen và Phu nhân đi bầu cử ngày 24 - 5 - 1993. Ảnh: Fresh New

Ngày 23-5-1993, cuộc Tổng tuyển cử ở Campuchia đã được tiến hành với sự tham gia của 20 đảng phái. Theo kết quả cuộc Tổng tuyển cử, có 4 đảng giành được ghế trong Quốc hội, trong đó: Đảng FUNCINPEC giành được 58 ghế; Đảng Nhân dân Campuchia giành được 51 ghế.

Ngày 2-6-1993, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tuyên bố công nhận kết quả bầu cử. Ngày 14-6-1993, Quốc hội Campuchia họp phiên đầu tiên công nhận Hoàng thân Norodom Sihanouk là Quốc trưởng Campuchia. Ngày 1-7-1993, Quốc hội lập hiến tiến hành cuộc họp lần thứ nhất thông qua thành phần Chính phủ lâm thời Campuchia do Hoàng thân Norodom Ranariddh và ông Hun Sen làm đồng Thủ tướng.

Thủ tướng Hun Sen: Người khởi tạo nền hòa bình Campuchia - Bài 2: Kiến trúc sư Hiệp định hòa bình Paris về Campuchia
Hoàng thân Norodom Ranariddh và ông Hun Sen làm đồng Thủ tướng sau cuộc tổng tuyển cử ngày 25 - 5 - 1993. Ảnh: AFP

Tháng 9-1993, Quốc hội Campuchia thông qua Hiến pháp mới, trong đó quy định: Campuchia là một nước quân chủ lập hiến có chế độ chính trị dân chủ, tự do đa đảng. Ngày 25-10-1993, Samdech Chea Sim, Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia được bầu làm Chủ tịch Quốc hội khóa I. Ngày 28-10-1993, Chính phủ liên hiệp họp phiên đầu tiên và ngày 29-10, Chính phủ tuyên thệ nhậm chức, chấm dứt sự có mặt của Hội đồng Dân tộc tối cao Campuchia.

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia Prak Sokhonn trong một bài phát biểu cũng khẳng định: “Hiệp định hòa bình Paris cho phép Campuchia tái hòa nhập vào cộng đồng quốc tế và giành lại ghế của mình tại Liên hợp quốc đã bị Khmer Đỏ chiếm giữ trong suốt nhiều năm qua mặc dù chúng đã bị lật đổ khỏi quyền lực và bị cáo buộc thực thi tội ác chống lại loài người”.

Thủ tướng Hun Sen: Người khởi tạo nền hòa bình Campuchia - Bài 2: Kiến trúc sư Hiệp định hòa bình Paris về Campuchia

Hiệp định Hòa bình Paris về Campuchia năm 1991 chắc chắn đã tạo nên một bước ngoặt tích cực trong lịch sử của Campuchia. Bởi văn kiện này đã mở đường cho Campuchia xây dựng thể chế chính trị mới, tạo nền tảng cho hòa bình, tiến trình dân chủ, sự phát triển, hướng hy vọng vào một tương lai tươi sáng, người dân Campuchia được thụ hưởng mọi thành quả từ hòa bình, ổn định chính trị sau gần 2 thập kỷ của cuộc nội chiến dai dẳng. Và đây cũng là một thành tựu lớn mang tính lịch sử ghi dấu ấn đậm nét của Thủ tướng Hun Sen trong công cuộc thiết lập nền hòa bình trọn vẹn cho Campuchia.

Thủ tướng Hun Sen: Người khởi tạo nền hòa bình Campuchia - Bài 2: Kiến trúc sư Hiệp định hòa bình Paris về Campuchia
Hiệp định Hòa bình Paris về Campuchia năm 1991 đã tạo nên một bước ngoặt tích cực trong lịch sử của Campuchia Ảnh: rac.gov.kh ( 7gates7.com)
  • Thủ tướng Hun Sen: Người khởi tạo nền hòa bình Campuchia - Bài 2: Kiến trúc sư Hiệp định hòa bình Paris về Campuchia
  • Nội dung: ĐOÀN TRUNG
  • Kỹ thuật, đồ họa: TÔ NGỌC
top