LONGFORMQuốc hội khóa XV: Giám sát vì mục tiêu tối thượng - Bài 3: Gần dân, trọng dân trong từng chương trình giám sát

Quốc hội khóa XV: Giám sát vì mục tiêu tối thượng - Bài 3: Gần dân, trọng dân trong từng chương trình giám sát

Quốc hội khóa XV: Giám sát vì mục tiêu tối thượng - Bài 3: Gần dân, trọng dân trong từng chương trình giám sát

Quốc hội khóa XV: Giám sát vì mục tiêu tối thượng - Bài 3: Gần dân, trọng dân trong từng chương trình giám sát

Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV lần đầu tiên tiến hành giám sát tối cao việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về ba Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Với khối lượng công việc rất lớn nhưng Đoàn giám sát có cách làm phù hợp, khoa học nên đã cho thấy bức tranh toàn diện về việc triển khai và kết quả bước đầu của ba chương trình. Giám sát cũng đã thể hiện rõ quan điểm, sự nỗ lực, đồng hành của Quốc hội với Chính phủ trong việc triển khai các chương trình đầy nhân văn này.

Đối tượng thụ hưởng của ba chương trình này hết sức đặc thù, đó là nông dân, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, những vùng có nhiều khó khăn; đòi hỏi nhà nước và cả hệ thống chính trị phải sớm chăm lo, hỗ trợ.

Sự thành công của ba chương trình mục tiêu quốc gia là rõ ràng và có tầm quan trọng, bởi Đảng và Nhà nước luôn ưu tiên cho sự phát triển cân bằng của tất cả các nhóm dân cư trên địa bàn toàn quốc. Vì thế, giám sát của Quốc hội vào thời điểm giữa kỳ với ba chương trình này có ý nghĩa lớn, giúp nhìn rõ chặng đường đã qua, từ đó làm rõ các vướng mắc, hạn chế và trách nhiệm của từng bộ, ngành; đồng thời tìm giải pháp tạo chuyển biến căn bản hơn trong việc thực hiện ba chương trình sau giám sát.

Quốc hội khóa XV: Giám sát vì mục tiêu tối thượng - Bài 3: Gần dân, trọng dân trong từng chương trình giám sát

Phát biểu tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Quốc hội đã tiến hành giám sát tối cao việc triển khai các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề với nhiều nội dung quan trọng, nhiều kiến nghị, giải pháp để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả, chất lượng các chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian tới.

Quốc hội đồng ý để Chính phủ khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội tại kỳ họp gần nhất dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù và việc phân cấp cho cấp huyện quyết định danh mục, cơ cấu, phân bổ sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Quốc hội khóa XV: Giám sát vì mục tiêu tối thượng - Bài 3: Gần dân, trọng dân trong từng chương trình giám sát

Quốc hội khóa XV: Giám sát vì mục tiêu tối thượng - Bài 3: Gần dân, trọng dân trong từng chương trình giám sát
Đảng, Nhà nước ta luôn xác định xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn, quan trọng, nhất quán, xuyên suốt trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước.

Việc giám sát của Quốc hội không chỉ nhằm mục đích bảo đảm cho pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh mà còn đề cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, thực thi nghiêm túc các kiến nghị giám sát, những sai phạm phải được xử lý, những chính sách chưa hoàn thiện phải được sửa đổi, bổ sung.

Một trong những “điểm nghẽn” cần tháo gỡ của ba chương trình mục tiêu quốc gia, theo đại biểu Quốc hội Phạm Thị Kiều (đoàn Đắk Nông), đó là việc triển khai thực hiện ba chương trình này hiện còn nhiều dự án, tiểu dự án, nhất là chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vẫn chưa thể thực hiện được do vướng mắc trong quá trình ban hành các văn bản hướng dẫn. Do đó, đề nghị các bộ, ngành có liên quan sớm tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành cơ chế hướng dẫn để địa phương triển khai thực hiện theo đúng quy định.

Đảng, Nhà nước ta luôn xác định xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn, quan trọng, nhất quán, xuyên suốt trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước.

Quốc hội khóa XV: Giám sát vì mục tiêu tối thượng - Bài 3: Gần dân, trọng dân trong từng chương trình giám sát
Quốc hội khóa XV lần đầu tiên tiến hành giám sát tối cao việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về ba chương trình mục tiêu quốc gia.

Quan tâm đến Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, TS Nguyễn Thị Việt Nga, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương nhất trí với các giải pháp mà Đoàn giám sát đưa ra để tiếp tục thực hiện thắng lợi chương trình. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng cần quan tâm hơn cả việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách. Giải pháp này phải được coi trọng trước tiên vì hiện có quá nhiều những “điểm nghẽn” về chính sách do không phù hợp thực tiễn, không thể triển khai được, thậm chí có những chính sách xung đột nhau về quy định giữa bộ này với bộ khác mà trong báo cáo đã nêu rất chi tiết. Nếu không tháo gỡ ngay sẽ không thể tiến hành tiếp chương trình và các giải pháp còn lại cũng không thể phát huy hiệu quả.

Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng: Đây là lần đầu tiên Quốc hội giám sát tổng hợp cả ba chương trình mục tiêu quốc gia và được tiến hành giữa kỳ. Điều đó thể hiện rõ phương châm từ sớm, từ xa của Quốc hội để đồng hành cùng Chính phủ. Ngay trong quá trình giám sát, Chính phủ đã quan tâm, chỉ đạo kịp thời, tổ chức các hội nghị để tập trung rà soát, tổng hợp các vướng mắc, kiến nghị của địa phương; phân công nhiệm vụ cụ thể đến các bộ, ngành, nghiên cứu, đề xuất biện pháp tháo gỡ, bổ sung, ban hành nhiều văn bản mới để thực hiện kịp thời tháo gỡ ở thực tiễn. Trong đó, phải kể đến việc Chính phủ ban hành Nghị định số 38 và một loạt các thông tư của các bộ, ngành liên quan đến cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Quốc hội khóa XV: Giám sát vì mục tiêu tối thượng - Bài 3: Gần dân, trọng dân trong từng chương trình giám sát

Đánh giá về việc giám sát các chương trình mục tiêu quốc gia của Quốc hội, PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương cho rằng: Đây là chương trình mang tính nhân văn, hướng tới con người. Quốc tế đánh giá rất cao tính hiệu quả của chương trình này. Tuy nhiên, nếu như nhà nước không đứng ra cũng như không có sự lãnh đạo tập trung và quyết liệt của Đảng thì chương trình xóa đói, giảm nghèo rất khó thành công. Chúng ta đã có những bước đi vững chắc, thể hiện bằng việc đời sống người dân vùng sâu, vùng xa đã được cải thiện, như việc ở Hà Giang giờ đây, người dân đã biết làm du lịch, trồng cây dược liệu, dệt vải thổ cẩm để bán… Điều này thể hiện rõ nếu chủ trương đúng đắn, sát thực tiễn, phù hợp thì mọi việc đều sẽ thành công. Để đạt được kết quả đó, không thể thiếu vai trò giám sát của Quốc hội.

PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ cho rằng: Nếu như giám sát chỉ nửa vời, chỉ giám sát một giai đoạn, một khâu nào đó, không có tính hệ thống, không liên tục thì sự giám sát đó dễ bị coi là qua loa, chiếu lệ. Các giám sát mang tính hệ thống, liên tục và nghiêm khắc để so với lần giám sát trước, những khuyến nghị đưa ra được điều chỉnh chỗ nào; điểm nào đã tốt rồi thì cần tốt hơn, chỗ nào chưa tốt thì cần phải xem lại bản thân, xem lại cấp dưới và lề lối làm việc tại sao lại không hiệu quả. Các giám sát như một cuộc tự phê bình và phê bình, vừa giám sát người khác vừa giám sát chính mình, kể cả về trách nhiệm, chất lượng, cường độ và hiệu quả công việc. Đó là một sự giám sát “đến cùng”, thể hiện rất rõ trách nhiệm của Quốc hội trước các vấn đề đã được nêu.

Quốc hội khóa XV: Giám sát vì mục tiêu tối thượng - Bài 3: Gần dân, trọng dân trong từng chương trình giám sát

Là một người con dân tộc thiểu số, ca sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hà (Hà MyO) công tác tại Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đánh giá cao vấn đề lần đầu tiên Quốc hội giám sát đồng thời ba chương trình mục tiêu quốc gia. Theo nữ ca sĩ Hà MyO, việc Quốc hội giám sát đồng thời ba chương trình mục tiêu quốc gia là bước đột phá, đặc biệt đối với nông dân và đồng bào dân tộc thiểu số. Điều này giúp bảo đảm rằng, mọi chính sách đều được triển khai hiệu quả và không bỏ lỡ bất kỳ nhóm dân cư nào.

“Với tư cách là một người con dân tộc Mường, tôi vô cùng biết ơn sự quan tâm của Quốc hội và tin rằng ba chương trình mục tiêu quốc gia sẽ mang lại cơ hội cải thiện đáng kể về kinh tế, giáo dục, y tế; phát huy giá trị văn hóa đặc trưng của cộng đồng người dân tộc thiểu số nói riêng, của dân tộc Việt nói chung, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững, lâu dài của ngành công nghiệp văn hóa đất nước”, ca sĩ Hà MyO chia sẻ.

Ca sĩ Hà Myo rất trân trọng việc Đảng và Nhà nước ưu tiên phát triển cân bằng, bao phủ, không chỉ ở lĩnh vực kinh tế mà còn ở các lĩnh vực của đời sống xã hội. Điều này giúp bảo đảm rằng mọi công dân, bao gồm cả những cộng đồng dân tộc thiểu số, đều có cơ hội công bằng, bình đẳng để phát triển và đóng góp vào sự phồn thịnh của đất nước. Việc ưu tiên phát triển cân bằng là chìa khóa quan trọng để xây dựng một xã hội công bằng và phồn thịnh. Đối với người làm nghệ thuật và gìn giữ văn hóa dân tộc, điều này càng có ý nghĩa vì nó giúp bảo đảm rằng mọi hình thức nghệ thuật và di sản văn hóa đều được trân trọng và duy trì.

Quốc hội khóa XV: Giám sát vì mục tiêu tối thượng - Bài 3: Gần dân, trọng dân trong từng chương trình giám sát
Theo nữ ca sĩ Hà MyO, việc Quốc hội giám sát đồng thời ba chương trình mục tiêu quốc gia là bước đột phá, đặc biệt đối với nông dân và đồng bào dân tộc thiểu số. Điều này giúp bảo đảm rằng, mọi chính sách đều được triển khai hiệu quả và không bỏ lỡ bất kỳ nhóm dân cư nào.

Quốc hội khóa XV: Giám sát vì mục tiêu tối thượng - Bài 3: Gần dân, trọng dân trong từng chương trình giám sát

Đặc biệt ấn tượng với việc lần đầu tiên Quốc hội tiến hành giám sát đồng thời ba chương trình mục tiêu quốc gia, PGS, TS Bùi Hoài Sơn, đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội chia sẻ: Giám sát của Quốc hội là một hoạt động rất quan trọng. Ngay từ đầu nhiệm kỳ XV, với mục tiêu không ngừng là “đổi mới và đẩy mạnh công tác giám sát là khâu trọng tâm, then chốt để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội”, hoạt động giám sát của Quốc hội đã được tổ chức triển khai toàn diện, đồng bộ, bảo đảm tiến độ, hoàn thành toàn bộ các nội dung theo kế hoạch.

Quốc hội khóa XV: Giám sát vì mục tiêu tối thượng - Bài 3: Gần dân, trọng dân trong từng chương trình giám sát

Tôi đặc biệt ấn tượng với việc lần đầu tiên, Quốc hội tiến hành giám sát đồng thời ba chương trình mục tiêu quốc gia ở ngay thời điểm các chương trình bắt đầu triển khai thực hiện. Giám sát này có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy các bộ, ngành và địa phương đẩy nhanh tiến độ hoàn thành; qua đó, thể hiện rõ quan điểm, sự nỗ lực, đồng hành của Quốc hội cùng với Chính phủ để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, những điểm nghẽn trong việc triển khai thực hiện các chương trình.

“Tất cả những đổi mới này giúp chúng ta tin tưởng hơn vào việc hoạt động giám sát, góp phần đưa pháp luật vào cuộc sống, bảo đảm luật pháp được thi hành nghiêm minh và thống nhất, từ đó đề cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”, đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn cho biết.

Ba chương trình mục tiêu quốc gia có mối gắn kết rất chặt chẽ với nhau, trong đó kết quả thực hiện chương trình này có thể là nền tảng, động lực, tiền đề để thực hiện chương trình kia. Các nhiệm vụ, chỉ tiêu của ba chương trình cũng có nhiều điểm tương đồng mang tính chất bổ trợ cho nhau. Chẳng hạn như một trong những mục tiêu tổng quát của chương trình nông thôn mới là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, trong đó có tiêu chí về hộ nghèo thì 2 chương trình còn lại cũng hướng tới giảm nghèo bền vững, hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn.

Bởi thế, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga đề nghị trong báo cáo giám sát cần đánh giá một cách tổng quát nhất về mối liên hệ trong kết quả thực hiện từng chương trình mục tiêu quốc gia với nhau, những ưu điểm, hạn chế của việc thực hiện chương trình này có là tiền đề, động lực hay rào cản trở ngại cho việc thực hiện chương trình khác hay không. Từ đó sẽ có những kiến nghị về các giải pháp đồng bộ tiếp theo.

Quốc hội khóa XV: Giám sát vì mục tiêu tối thượng - Bài 3: Gần dân, trọng dân trong từng chương trình giám sát

Theo Tiến sĩ Luật học Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ: Ba chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phát triển vùng sâu vùng xa đang trong quá trình thực hiện nên việc giám sát rất cần thiết vì ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. Giám sát ở đây nghĩa là khi đã có quyết định rồi thì các cơ quan có trách nhiệm cao nhất của nhà nước phải đến, xem xét và đánh giá, đưa ra kiến nghị cần thiết xem những dự án đó được thực hiện thế nào, triển khai đến đâu.

Theo Tiến sĩ Luật học Trần Công Trục, các kỳ họp Quốc hội vừa qua đã có những báo cáo khẳng định hướng đi, giải pháp và kết quả đạt được. Tuy nhiên, với những dự án trọng điểm vẫn cần rà soát kỹ, đánh giá nghiêm túc, đưa ra những khuyến nghị cần thiết cho giai đoạn tiếp theo.

Đánh giá về việc lần đầu tiên Quốc hội thực hiện giám sát đồng thời ba chương trình mục tiêu quốc gia và giám sát ngay từ khi triển khai chương trình, đại biểu Quốc hội Trần Thị Thanh Lam (đoàn Bến Tre, Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội) cho rằng, đây là việc làm rất mới, mỗi chương trình do một cơ quan Quốc hội phụ trách theo chức năng, nhiệm vụ riêng nên khối lượng công việc nhiều, phạm vi rộng, gồm các bộ, ngành, địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã, thôn); nội dung giám sát gần 100 nội dung thành phần, dự án, tiểu dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia và nhiều chính sách, pháp luật liên quan.

Quốc hội khóa XV: Giám sát vì mục tiêu tối thượng - Bài 3: Gần dân, trọng dân trong từng chương trình giám sát
Lần đầu tiên Quốc hội thực hiện giám sát đồng thời ba chương trình mục tiêu quốc gia và giám sát ngay từ khi triển khai chương trình.

Cùng với yêu cầu cao của chuyên đề giám sát, đoàn giám sát luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, kịp thời của lãnh đạo Quốc hội, đặc biệt là Chủ tịch Quốc hội, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đoàn giám sát đã triển khai công việc một cách khoa học, phân công nhiệm vụ cụ thể cho thành viên.

Theo bà Trần Thị Thanh Lam, các cơ quan của Quốc hội đã quan tâm chỉ đạo, bố trí nhân sự tham gia thành viên đoàn giám sát, góp ý kiến các văn bản, đề cương báo cáo của đoàn; đoàn đại biểu Quốc hội ở các địa phương cũng đã quan tâm, phối hợp và cử đại biểu tham gia Đoàn, các cơ quan truyền thông đã bám sát các hoạt động của Đoàn, phản ánh kịp thời về tình hình triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia đến với đồng bào và cử tri cả nước.

Quốc hội khóa XV: Giám sát vì mục tiêu tối thượng - Bài 3: Gần dân, trọng dân trong từng chương trình giám sát
Kết quả giám sát cho thấy, kế thừa và phát huy kết quả các giai đoạn trước, phong trào xây dựng nông thôn mới của cả nước đã bám sát mục tiêu: “Gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hóa, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững”...

  • Quốc hội khóa XV: Giám sát vì mục tiêu tối thượng - Bài 3: Gần dân, trọng dân trong từng chương trình giám sát
  • Nội dung: NHÓM PHÓNG VIÊN BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN ĐIỆN TỬ
  • Ảnh: VĂN PHÒNG QUỐC HỘI, BÁO QĐND, TTXVN
  • Kỹ thuật, đồ họa: TÔ NGỌC

top