LONGFORMCùng hướng đến mục tiêu phát triển bền vững

Cùng hướng đến mục tiêu phát triển bền vững

Cùng hướng đến mục tiêu phát triển bền vững
Cùng hướng đến mục tiêu phát triển bền vững

Hội nghị Thượng đỉnh Hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP28) sẽ diễn ra tại Expo City, Dubai của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ tham dự hội nghị theo lời mời của Chính phủ UAE đầu tháng 12-2023. Sự tham dự COP28 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam sẵn sàng tham gia hợp tác cùng các thành viên LHQ trong ứng phó với các thách thức toàn cầu, trong đó có chống biến đổi khí hậu (BĐKH), đồng thời nhấn mạnh sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam với UAE-một đối tác mới đầy tiềm năng trong lĩnh vực này.

Cùng hướng đến mục tiêu phát triển bền vững
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị COP26. Ảnh: TTXVN

Cùng hướng đến mục tiêu phát triển bền vững

Biến đổi khí hậu với biểu hiện chính là sự nóng lên trên toàn cầu và mực nước biển dâng, đã và đang là một trong những thách thức thách thức lớn nhất đối với nhân loại.

Từ Nghị định thư Kyoto đến COP

Để ứng phó với BĐKH, Hội nghị của LHQ về Môi trường và Phát triển bền vững tại Rio de Janeiro, Brazil, tháng 6-1992 đã thông qua Công ước khung của LHQ về BĐKH (UNFCCC) làm cơ sở cho các hoạt động hợp tác quốc tế ứng phó với BĐKH.

Nghị định thư Kyoto là văn bản thực thi của UNFCCC được thông qua năm 1997 và có hiệu lực từ năm 2005, quy định trách nhiệm giảm phát thải khí nhà kính của các nước công nghiệp phát triển.

Cùng hướng đến mục tiêu phát triển bền vững

Năm 2015, Thỏa thuận Paris về BĐKH được thông qua tại Hội nghị các Bên tham gia UNFCCC (COP) lần thứ 21. Đây là văn bản pháp lý toàn cầu đầu tiên quy định trách nhiệm của tất cả các bên trong ứng phó với BĐKH thông qua thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) nhằm hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5oC so với mức tiền công nghiệp vào năm 2100 và hành động để thích ứng với những tác động hiện có của BĐKH.

Hội nghị COP28 là sự kiện đa phương quan trọng nhất trong năm về BĐKH. Hội nghị có chủ đề "Gắn kết - hành động - hiệu quả" dự kiến sẽ có hơn 70.000 đại biểu, bao gồm cả Nguyên thủ quốc gia, Người đứng đầu Chính phủ và các nhà lãnh đạo thế giới, từ 197 quốc gia, Liên minh châu Âu (EU) và hàng nghìn tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, nhóm thanh niên và các bên liên quan khác.

Cùng hướng đến mục tiêu phát triển bền vững
COP28 sẽ diễn ra từ ngày 30-11 đến ngày 12-12-2023 tại Expo City, Dubai của UAE với chủ đề “Gắn kết - hành động - hiệu quả” .

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh BĐKH tác động ngày càng tiêu cực trên phạm vi toàn cầu, đòi hỏi các quốc gia khẩn trương hành động để có thể đạt được mục tiêu theo Thỏa thuận Paris (2015) về giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức thấp hơn đáng kể so với ngưỡng 2°C và theo đuổi nỗ lực để hạn chế mức tăng nhiệt độ ở ngưỡng 1,5°C; đồng thời thu hẹp khoảng cách còn lớn giữa các cam kết đề ra và kết quả đạt được, đặc biệt về giảm phát thải khí nhà kính, tài chính cho khí hậu và hỗ trợ các nước đang phát triển khắc phục các tổn thất và thiệt hại do BĐKH gây ra.

Cùng hướng đến mục tiêu phát triển bền vững
Đồ họa: TÔ NGỌC

Cùng hướng đến mục tiêu phát triển bền vững

T

rong những năm qua, lãnh đạo Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến chống BĐKH, phát triển xanh, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam là một trong 5 nước chịu tác động lớn của BĐKH.

Kể từ sau khi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tuyên bố cam kết của Việt Nam về đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 tại COP26 (năm 2021), Chính phủ cùng các Bộ, ngành, địa phương Việt Nam đã có những hành động quyết liệt và cụ thể nhằm đạt mục tiêu này. Trong đó, có thể kể đến việc thông qua Quy hoạch Điện VIII với việc gia tăng đáng kể vị trí và đóng góp của năng lượng tái tạo trong tổng thể năng lượng điện của Việt Nam. Việt Nam cũng tham gia Tuyên bố chính trị về chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) với một số đối tác quốc tế, qua đó thu hút nguồn lực cho việc thực hiện chuyển đổi năng lượng công bằng tại Việt Nam.

Cùng hướng đến mục tiêu phát triển bền vững
Ảnh trái: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Ngoại giao UAE Sheikh Abdullah bin Zayed Al Nahyan tại Hà Nội ngày 14-6-2023. Ảnh: nhandan.vn
Ảnh phải: Tổng thống UAE Sheikh Mohamed bin Zayed đón Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân ngày 3-5-2023. Ảnh: Bộ Ngoại giao

Theo Đại sứ Việt Nam tại UAE Nguyễn Mạnh Tuấn, việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự COP28 sẽ truyền tải nhiều thông điệp quan trọng đến bạn bè quốc tế, thể hiện Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Đặc biệt, đây cũng khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam với UAE, nước chủ nhà của Hội nghị COP28.

Bên cạnh đó, việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có các hoạt động song phương tại UAE nhân dịp dự COP28 còn có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhất là năm 2023 kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và UAE.

Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 8-1993, UAE và Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thường xuyên ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn và tổ chức quốc tế. Quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực. UAE là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Trung Đông - Bắc Phi. Việt Nam là đối tác lớn nhất của UAE trong ASEAN. Với sự tin cậy, đồng lòng và nỗ lực của cả hai phía, cùng tiềm năng và thế mạnh có thể bổ sung cho nhau, quan hệ hợp tác Việt Nam - UAE hứa hẹn đạt hiệu quả và thực chất hơn trong giai đoạn phát triển mới.

Cùng hướng đến mục tiêu phát triển bền vững
Doanh nghiệp hai nước tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - UAE do Bộ Công Thương và Đại sứ quán UAE phối hợp tổ chức tại Hà Nội ngày 5-6-2023.

Kinh tế-“Điểm sáng” của bức tranh tổng thể hợp tác song phương

- UAE là đối tác thương mại, đầu tư hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Trung Đông-Bắc Phi.

- Việt Nam là đối tác lớn nhất của UAE trong ASEAN.

- Kim ngạch thương mại song phương (không bao gồm sản phẩm dầu khí) đạt hơn 5 tỷ USD năm 2022. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều 10 tháng đầu năm 2023: Gần 4 tỷ USD (tăng 1,8% so với năm 2022).

- UAE có 38 dự án đầu tư trực tiếp (FDI) tại Việt Nam với tổng lũy kế vốn đầu tư đăng ký đạt 71,4 triệu USD.

Cùng hướng đến mục tiêu phát triển bền vững
Một ví dụ ứng dụng trên bìa ấn phẩm kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - UAE. Ảnh: CDA

Hai nước đang đẩy nhanh đàm phán, hoàn tất Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA). Việc ký Hiệp định CEPA có ý nghĩa to lớn, là cột mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác, hữu nghị Việt Nam-UAE nói chung và hợp tác kinh tế thương mại đầu tư nói riêng. Hai nền kinh tế có tiềm năng hợp tác thu hút đầu tư, năng lượng, an ninh lương thực, thương mại, du lịch, lao động là rất lớn.

Chuyến công tác tham dự Hội nghị COP28, tiến hành một số hoạt động song phương tại UAE của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có ý nghĩa quan trọng, vừa khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam về tăng trưởng xanh, ứng phó với BĐKH; qua đó khai mở thêm thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời thu hút nguồn vốn đầu tư chất lượng cao mới, mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực mới như khoa học công nghệ, năng lượng sạch, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo... hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, mang về những lợi ích rất thiết thực cho đất nước trong thời gian tới.

Cùng hướng đến mục tiêu phát triển bền vững
Từ những tòa nhà cao tầng với kiến ​​trúc nổi tiếng thế giới đã cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của UAE trong những năm gần đây. Ảnh: Commercial Interior Design

  • Cùng hướng đến mục tiêu phát triển bền vững
  • Nội dung: LINH OANH
  • Kỹ thuật, đồ họa: TÔ NGỌC

top