LONGFORMCác kỳ họp bất thường của Quốc hội: Vì quốc kế dân sinh, vì sự phát triển của đất nước!

Các kỳ họp bất thường của Quốc hội: Vì quốc kế dân sinh, vì sự phát triển của đất nước!

Các kỳ họp bất thường của Quốc hội: Vì quốc kế dân sinh, vì sự phát triển của đất nước

“Bất thường” theo nghĩa chung nhất là sự việc diễn ra khác với bình thường, khác với thông lệ. Do đó, kỳ họp bất thường của Quốc hội là kỳ họp khác với quy định của kỳ họp thường lệ. Nội dung của kỳ họp bất thường chủ yếu là những nội dung cấp bách, triển khai sớm được ngày nào thì có lợi ngày ấy, là những việc không thể trì hoãn, không thể chờ đến kỳ họp thường lệ.

Và những kỳ họp "bất thường" đang trở thành hoạt động “bình thường” của Quốc hội, thể hiện đúng tinh thần “Quốc hội đồng hành cùng sự phát triển của đất nước, cùng Chính phủ giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra”; đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn, vì quốc kế dân sinh, vì sự phát triển của đất nước.

Các kỳ họp bất thường của Quốc hội: Vì quốc kế dân sinh, vì sự phát triển của đất nước
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các đại biểu lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đại biểu Quốc hội tại phiên bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ hai của Quốc hội khóa XV.

Kỳ họp bất thường lần thứ nhất: Biến "nguy" thành "cơ"

Sở dĩ gọi là kỳ họp bất thường bởi theo Luật Tổ chức Quốc hội, Quốc hội họp hai kỳ thường lệ mỗi năm và kỳ họp bất thường khi cần để xem xét các vấn đề cần thiết, cấp bách.

Kỳ họp thường kỳ khai mạc vào ngày 20-5 và 20-10 hằng năm như Nội quy kỳ họp Quốc hội đã ấn định; kỳ họp bất thường diễn ra giữa hai kỳ họp thường lệ liền nhau.

Trong trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường để thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn, trừ nội dung định kỳ trình Quốc hội theo quy định của pháp luật.

Còn nhớ, một năm trước, Kỳ họp bất thường lần đầu tiên, chưa từng có trong tiền lệ trong lịch sử Quốc hội đã khai mạc vào ngày 4-1-2022, diễn ra trong thời gian gần 5 ngày làm việc, trong bối cảnh thực tiễn đất nước đòi hỏi Quốc hội cần phải xem xét, quyết đáp ngay một số vấn đề quan trọng để giải quyết kịp thời những yêu cầu cấp thiết của cuộc sống, khẩn trương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, góp phần thúc đẩy, phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và phòng, chống dịch Covid-19.

Các kỳ họp bất thường của Quốc hội: Vì quốc kế dân sinh, vì sự phát triển của đất nước
Việc triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ nhất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV được coi là quyết định lịch sử của Quốc hội Việt Nam trong 76 năm qua.

Việc triệu tập kỳ họp bất thường lần thứ nhất khi đó đã được coi là quyết định lịch sử của Quốc hội Việt Nam trong 76 năm qua; khẳng định bản lĩnh, quyết tâm chính trị của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội; khẳng định Quốc hội luôn nỗ lực đổi mới, hành động quyết liệt vì lợi ích nhân dân.

Kỳ họp bất thường đầu tiên đó đã xem xét, biểu quyết thông qua 1 Luật, 3 Nghị quyết chuyên đề và Nghị quyết chung của kỳ họp.

Với tính chất “bất thường” nên các nội dung được đưa ra bàn thảo, xem xét tại kỳ họp đều là những nội dung lớn, cấp bách, tác động trực tiếp đến sự phục hồi, phát triển của đất nước trong điều kiện “bình thường mới”. Những việc Quốc hội quyết định tại Kỳ họp bất thường lần thứ nhất nếu để đến khi Quốc hội họp thường kỳ vào tháng 5-2022 mới bàn thảo thì sẽ làm lỡ thời cơ của đất nước.

Các kỳ họp bất thường của Quốc hội: Vì quốc kế dân sinh, vì sự phát triển của đất nước
Toàn cảnh Hội trường Diên Hồng, nơi diễn ra các kỳ họp Quốc hội.

Thực tiễn đã chứng minh rằng, những quyết sách kịp thời, đúng và trúng được thông qua tại phiên họp bất thường lần thứ nhất của Quốc hội đã góp phần quan trọng để biến "nguy" thành "cơ", đưa đất nước vượt qua khó khăn, thách thức do hai năm cả nước dốc toàn lực phòng, chống dịch Covid-19, đưa đất nước tiếp tục phát triển và đạt được những kết quả rất đáng tự hào trong năm 2022, làm tiền đề quan trọng cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong cả nhiệm kỳ và những năm tiếp theo.

Trong đó, điểm nhấn chính là việc Quốc hội thông qua Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11-1-2022 về chính sách tài khóa, tiền tệ với quy mô khoảng 350.000 tỷ đồng, tương ứng với hơn 8% GDP để hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, góp phần đưa tăng trưởng GDP năm 2022 tăng 8,02% - lập kỷ lục trong hơn 10 năm qua, thuộc nhóm các quốc gia có tốc độ tăng trưởng hàng đầu thế giới.

Các kỳ họp bất thường của Quốc hội: Vì quốc kế dân sinh, vì sự phát triển của đất nước
Những quyết sách kịp thời, đúng và trúng được thông qua tại phiên họp bất thường lần thứ nhất của Quốc hội đã góp phần quan trọng để biến "nguy" thành "cơ", đưa đất nước vượt qua khó khăn, thách thức do Covid-19, đưa đất nước tiếp tục phát triển và đạt được những kết quả rất đáng tự hào trong năm 2022.

Phát biểu bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh: Với việc tổ chức thành công kỳ họp, chúng ta có bài học quý để những kỳ họp “bất thường” trở thành hoạt động “bình thường” của Quốc hội, nhằm đáp ứng kịp thời đòi hỏi cấp bách của thực tiễn.

Các kỳ họp bất thường của Quốc hội: Vì quốc kế dân sinh, vì sự phát triển của đất nước
Kỳ họp bất thường lần thứ hai: THÁO GỠ KHÓ KHĂN, TẠO TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

Từ thành công của Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, mới đây, ngay trong những ngày đầu năm mới 2023 và khi Tết cổ truyền của dân tộc đã cận kề, Quốc hội đã quyết định tổ chức Kỳ họp bất thường lần thứ hai để xem xét, quyết định các nội dung quan trọng, cấp bách, bảo đảm phản ứng kịp thời trước những yêu cầu đặt ra của đất nước.

Lần này, trên cơ sở đề nghị của Chính phủ, sau khi xem xét thận trọng, kỹ lưỡng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ hai từ ngày 5-1 đến 9-1-2023.

Các kỳ họp bất thường của Quốc hội: Vì quốc kế dân sinh, vì sự phát triển của đất nước
Chỉ trong một thời gian ngắn, 5 nội dung lớn, đặc biệt quan trọng, cấp bách tới quốc kế dân sinh đều được Quốc hội đặt lên bàn nghị sự và quyết định tại Kỳ họp bất thường lần thứ hai.

Mặc dù là kỳ họp bất thường, song công tác chuẩn bị tổ chức kỳ họp đã được tiến hành hết sức khẩn trương theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: “Kỳ họp bất thường chỉ giải quyết vấn đề cấp bách, được chuẩn bị kỹ lưỡng, bảo đảm quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật, tạo sự đồng thuận cao. Bất thường chỉ là tiến độ chứ không coi nhẹ chất lượng. Vấn đề cấp bách mà chưa chuẩn bị kịp thì đưa vào phiên thường kỳ, đó là nguyên tắc”.

Chỉ trong một thời gian 4 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, nhiều nội dung lớn, đặc biệt quan trọng, cấp bách tới quốc kế dân sinh đều được Quốc hội đặt lên bàn nghị sự và bàn thảo kỹ lưỡng.

Các vị đại biểu Quốc hội cũng đã tập trung thảo luận sôi nổi, đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc, tâm huyết, trách nhiệm, có chất lượng cao, với gần 350 lượt đại biểu phát biểu qua 3 phiên thảo luận tại tổ, 2 phiên thảo luận tại Đoàn và 7 phiên họp toàn thể tại Hội trường Diên Hồng.

Quốc hội đã xem xét, thông qua 1 Luật, 3 Nghị quyết và xem xét, quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.

Các kỳ họp bất thường của Quốc hội: Vì quốc kế dân sinh, vì sự phát triển của đất nước

Một điểm nhấn nổi bật tại kỳ họp này là Quốc hội đã thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), lẽ ra đã được thông qua tại Kỳ họp thứ tư (10-2022) vừa qua.

Như vậy là, sau 3 kỳ họp, với tinh thần trách nhiệm cao, Quốc hội đã thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) để thể chế hóa kịp thời các chủ trương của Đảng về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, cụ thể hóa Hiến pháp.

Đồng thời, khắc phục những hạn chế, bất cập, giải quyết những vấn đề mới phát sinh để phát triển, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân theo định hướng công bằng, chất lượng; phát triển dịch vụ y tế bảo đảm hiệu quả, hội nhập với quốc tế; lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; tăng cường hiệu lực, hiệu quả, trật tự, kỷ cương, kỷ luật của công tác quản lý nhà nước về hoạt động khám bệnh, chữa bệnh...

Các kỳ họp bất thường của Quốc hội: Vì quốc kế dân sinh, vì sự phát triển của đất nước
Với 77,82% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

Luật gồm 12 Chương, 121 điều; có nhiều điểm mới cơ bản về các quy định liên quan đến người bệnh; các quy định liên quan đến người hành nghề; các quy định liên quan đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tài chính tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh...

Các kỳ họp bất thường của Quốc hội: Vì quốc kế dân sinh, vì sự phát triển của đất nước

Ảnh trái: Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân bị sốt rét tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai). Ảnh do Bệnh viện Bạch Mai cung cấp

Ảnh phải: Thời tiết lạnh sâu khiến bệnh nhân nhập viện tăng tại Bệnh viện Phổi Trung ương. Ảnh: NGỌC TRANG

Đặc biệt, trong 5 quyết sách quan trọng được các đại biểu Quốc hội thông qua tại kỳ họp bất thường lần này có một nội dung “rất lớn, rất mới, rất khó, rất nhạy cảm và chưa có tiền lệ” là Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đây là vấn đề phức tạp, có phạm vi rộng, có tầm ảnh hưởng lớn đến mọi cơ quan, bộ ngành, địa phương trên cả nước, liên quan trực tiếp đến lợi ích của người dân. Do vậy, nội dung này cũng được các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, cũng như đông đảo cử tri, nhân dân quan tâm, theo dõi.

Các kỳ họp bất thường của Quốc hội: Vì quốc kế dân sinh, vì sự phát triển của đất nước
Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, dự thảo Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được tiếp thu đầy đủ.

Quy hoạch tổng thể quốc gia được ban hành nhằm cụ thể hóa các chủ trương, quan điểm được xác định tại Nghị quyết đại hội XIII của Đảng, Kết luận số 45-KL/TW ngày 17-11-2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Định hướng quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, các nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội về phát triển vùng, ngành, lĩnh vực.

Đây là cơ sở, căn cứ để lập quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn trên cả nước.

Các kỳ họp bất thường của Quốc hội: Vì quốc kế dân sinh, vì sự phát triển của đất nước
Các kỳ họp bất thường của Quốc hội: Vì quốc kế dân sinh, vì sự phát triển của đất nước
Với tỷ lệ tán thành cao, 90,52% tổng số đại biểu, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nghị quyết về quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu phát triển và những nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ quy hoạch, trong đó tập trung vào một số định hướng cụ thể như: Về phát triển không gian kinh tế-xã hội; không gian biển; sử dụng đất quốc gia, khai thác và sử dụng vùng trời, phân vùng và liên kết vùng; phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia; phát triển ngành hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia; sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu và danh mục dự kiến các dự án quan trọng quốc gia, thứ tự ưu tiên thực hiện và giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch.

Các kỳ họp bất thường của Quốc hội: Vì quốc kế dân sinh, vì sự phát triển của đất nước
Đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, một phần của tuyến cao tốc Bắc - Nam, đã được đưa vào sử dụng năm 2022. Ảnh: BẢO LINH

Một nội dung quan trọng, cấp bách khác được thông qua tại Kỳ họp này là Nghị quyết về tiếp tục thực hiện một số chính sách liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 và tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1-1-2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật Dược.

Một năm trước, giữa thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, sự ra đời của Nghị quyết số 30/2021/QH15 đã thể hiện sự vào cuộc, quyết định đúng đắn, kịp thời của Quốc hội, đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong phòng, chống dịch. Sự phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội của nước ta thời gian qua đã in đậm dấu ấn của sáng kiến lập pháp đặc biệt này.

Đến nay, có thể thấy, Nghị quyết số 30/2021/QH15 đã hoàn thành sứ mệnh đặc biệt quan trọng trong việc tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện nhiệm vụ kép: Vừa kiểm soát, phòng, chống dịch, vừa thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội.

Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai thực hiện nghị quyết vẫn còn những hạn chế.

Các kỳ họp bất thường của Quốc hội: Vì quốc kế dân sinh, vì sự phát triển của đất nước
Ảnh ngoài cùng bên trái: Tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho các em học sinh. Ảnh: PHẠM HẰNG
Ảnh giữa: Tiêm vắc xin phòng Covid-19.
Ảnh ngoài cùng bên phải: Bác sĩ phẫu thuật bóc ổ cặn màng phổi nghi do di chứng Covid-19 cho bệnh nhân. Ảnh: Trần Anh

Với quan điểm đặt sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết, bảo đảm quyền, lợi ích của cơ sở khám chữa bệnh, của người làm công tác phòng, chống dịch Covid-19; bảo đảm cơ sở pháp lý để tiếp tục tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả công tác phòng, chống dịch và phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn bình thường mới, Quốc hội đã cho phép các chính sách trong phòng, chống dịch Covid-19 được tiếp tục thực hiện từ ngày 1-1 đến ngày 31-12-2023.

Việc ban hành Nghị quyết này với những quy định rất cụ thể, rõ ràng đã được Quốc hội nêu rõ, phần việc quan trọng còn lại là Chính phủ và các cơ quan liên quan cần sớm bắt tay triển khai nghị quyết bởi những thủ tục đơn giản, nhanh gọn. Qua đó, giúp bảo đảm tốt hơn quyền lợi của người dân trong chăm sóc sức khỏe, cũng như để những người từng xông pha phòng, chống dịch tránh được những tâm tư không đáng có.

Một nội dung quan trọng khác được Quốc hội bàn thảo, quyết định tại Kỳ họp bất thường lần thứ hai là về việc bổ sung dự toán ngân sách nhà nước nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài (nguồn chi thường xuyên) năm 2021; điều chỉnh dự toán kinh phí bảo đảm hoạt động chưa sử dụng hết năm 2021 của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan; điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại năm 2022 của các địa phương nhằm xử lý những vướng mắc trong thực tiễn, phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Đáng chú ý, căn cứ quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tại kỳ họp này, Quốc hội đã xem xét, quyết định cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu đối với 2 đại biểu Quốc hội, phê chuẩn việc miễn nhiệm 2 Phó thủ tướng Chính phủ và phê chuẩn bổ nhiệm Phó thủ tướng Chính phủ đối với hai đồng chí: Trần Hồng Hà và Trần Lưu Quang, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, đúng quy trình, thủ tục với sự đồng thuận, thống nhất cao.

Các kỳ họp bất thường của Quốc hội: Vì quốc kế dân sinh, vì sự phát triển của đất nước
Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chúc mừng Phó thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó thủ tướng Trần Lưu Quang.

Khẳng định thành công của kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh: Việc Quốc hội xem xét, quyết định 5 vấn đề lớn, quan trọng và cấp bách tại Kỳ họp bất thường lần thứ hai sẽ góp phần tháo gỡ kịp thời nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, đồng thời, tạo tiền đề quan trọng để thực hiện nhiệm vụ năm 2023 và các năm tiếp theo.

VÌ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẤT NƯỚC

Tại buổi họp báo công bố kết quả Kỳ họp bất thường lần thứ hai ngay sau bế mạc kỳ họp (chiều 9-1), trả lời câu hỏi của báo chí về vấn đề “kỳ họp bất thường là hoạt động bình thường của Quốc hội”, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cũng khẳng định: Cụm từ “kỳ họp bất thường” đã được ấn định trong Hiến pháp (khoản 2 Điều 83). Có thể hiểu, bất thường không có nghĩa phải là thảm họa hay vấn đề gì ghê gớm; hai kỳ họp bình thường là theo Hiến pháp quy định, ngoài hai kỳ này thì là kỳ họp bất thường.

Các kỳ họp bất thường của Quốc hội: Vì quốc kế dân sinh, vì sự phát triển của đất nước
Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường: "Kỳ họp bất thường thể hiện sự đồng hành của Quốc hội cùng Chính phủ giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra".

Nhắc lại tinh thần của kỳ họp là vì quốc kế dân sinh, vì sự phát triển của đất nước, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nhấn mạnh, việc thuộc thẩm quyền của Quốc hội mà để 6 tháng sau mới giải quyết thì tốc độ phát triển của đất nước sẽ chậm đi ít nhất 6 tháng, chưa kể có độ trễ và về nguyên tắc sẽ còn chậm hơn nữa.

Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cũng cho rằng, trong bối cảnh, tình hình hiện nay thì có thể sẽ còn nhiều các kỳ họp bất thường khác nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, người dân, doanh nghiệp, vì sự phát triển của đất nước.

"Nhiều dự án, nhiều vấn đề hay đề nghị của địa phương, doanh nghiệp rất cần tiến độ thời gian, mà nếu chúng ta chậm cho ý kiến có thể khiến dự án của họ mất đi cơ hội cạnh tranh. Do đó, chúng ta cần phải linh hoạt. Kỳ họp bất thường thể hiện sự đồng hành của Quốc hội cùng Chính phủ giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra", Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nhấn mạnh.

Các kỳ họp bất thường của Quốc hội: Vì quốc kế dân sinh, vì sự phát triển của đất nước
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 2 Quốc hội khóa XV.

Có thể khẳng định, các phiên họp bất thường của Đảng, Quốc hội, Chính phủ hay các cơ quan khác trong hệ thống chính trị chính là để giải quyết những việc cần thiết, cấp bách, nhằm phản ứng nhanh, ứng phó kịp thời, linh hoạt, hiệu quả với các vấn đề phát sinh trong cuộc sống.

Việc tổ chức các phiên họp bất thường đều thể hiện sự chủ động, tích cực, sự đổi mới trong tư duy, hành động đối với việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, phục vụ tốt nhất lợi ích của đất nước và nhân dân.

Các kỳ họp bất thường của Quốc hội: Vì quốc kế dân sinh, vì sự phát triển của đất nước

  • Các kỳ họp bất thường của Quốc hội: Vì quốc kế dân sinh, vì sự phát triển của đất nước
  • Nội dung: THẢO PHƯƠNG
  • Ảnh: DOÃN TẤN, TUẤN HUY, VĂN PHÒNG QUỐC HỘI
  • Kỹ thuật, đồ họa: TÔ NGỌC
top