LONGFORM30 năm thực hiện Cuộc vận động xây dựng môi trường văn hóa trong quân đội: Bền bỉ nuôi dưỡng, bồi đắp giá trị văn hóa Bộ đội Cụ Hồ

30 năm thực hiện Cuộc vận động xây dựng môi trường văn hóa trong quân đội: Bền bỉ nuôi dưỡng, bồi đắp giá trị văn hóa Bộ đội Cụ Hồ

30 năm thực hiện Cuộc vận động xây dựng môi trường văn hóa trong quân đội: Bền bỉ nuôi dưỡng, bồi đắp giá trị văn hóa Bộ đội Cụ Hồ
30 năm thực hiện Cuộc vận động xây dựng môi trường văn hóa trong quân đội: Bền bỉ nuôi dưỡng, bồi đắp giá trị văn hóa Bộ đội Cụ Hồ

30 năm thực hiện Cuộc vận động xây dựng môi trường văn hóa trong quân đội: Bền bỉ nuôi dưỡng, bồi đắp giá trị văn hóa Bộ đội Cụ Hồ
Ngày 19-12-2019, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương gặp mặt các đại biểu điển hình tiên tiến toàn quốc trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh giai đoạn 2009 - 2019. Ảnh: Tuấn Huy

30 năm thực hiện Cuộc vận động xây dựng môi trường văn hóa trong quân đội: Bền bỉ nuôi dưỡng, bồi đắp giá trị văn hóa Bộ đội Cụ Hồ

Năm 1990, Trung đoàn 101 (Sư đoàn 325, Quân đoàn 2) đã sáng tạo phát động phong trào “Ba đẹp” (Đẹp người, đẹp doanh trại, đẹp tình quân dân) mang lại hiệu quả tốt, là một trong những cơ sở thực tiễn để Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam phát triển thành CVĐ. Trải qua ba thập niên, liệu đơn vị đi đầu trong thực hiện CVĐ có giữ vững truyền thống năm xưa? Trò chuyện với chúng tôi, Thiếu tá Nguyễn Đức Lam, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 101 cho biết: “Chúng tôi tự hào là "cái nôi" của phong trào "Ba đẹp". Chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng, xây dựng môi trường văn hóa trong quân đội không chỉ tập trung vào cảnh quan môi trường, mà quan trọng nhất là xây dựng các hoạt động văn hóa lành mạnh, bổ ích, tạo dựng mối quan hệ đoàn kết cán binh tốt đẹp, coi trọng ứng xử có văn hóa trong đơn vị”.

30 năm thực hiện Cuộc vận động xây dựng môi trường văn hóa trong quân đội: Bền bỉ nuôi dưỡng, bồi đắp giá trị văn hóa Bộ đội Cụ Hồ
Tăng cường công tác giáo dục chính trị, giáo dục pháp luật, định hướng tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ.

Chúng tôi ghi nhận mối quan hệ cán binh ở Trung đoàn 101 như anh em một nhà, tình cảm cấp trên và cấp dưới ứng xử với nhau chân thành, nhân văn trên cơ sở kỷ luật quân đội. Trung sĩ Nguyễn Hồng Giang, Đại đội 1, Tiểu đoàn 1, kể lại: “Có lần do không tuân thủ “giờ nào việc nấy”, không đủ thời gian hoàn thành được việc cấp trên giao. Chỉ huy đơn vị ân cần nhắc nhở, nghiêm túc chỉ rõ cái sai, vì thế tôi cảm thấy xấu hổ, từ đó luôn nhắc nhở mình phải tự giác chấp hành tốt kỷ luật”. Thượng úy Phạm Văn Hoàng, Chính trị viên phó Đại đội 1, Tiểu đoàn 1, cho biết: “Có không ít chiến sĩ mới do nhận thức chưa tốt, lại có thói quen sinh hoạt tự do trước khi nhập ngũ, do vậy cán bộ phải vừa động viên vừa hướng dẫn để làm quen với môi trường quân đội. Với những chiến sĩ mắc lỗi, chúng tôi sử dụng nhiều biện pháp khác nhau theo các mức độ, cốt để các chiến sĩ tự giác vươn lên, tuyệt đối không hành động quân phiệt. Do đó, nhiều chiến sĩ đã có ý thức khắc phục khuyết điểm, không ngừng tiến bộ, trưởng thành”.

30 năm thực hiện Cuộc vận động xây dựng môi trường văn hóa trong quân đội: Bền bỉ nuôi dưỡng, bồi đắp giá trị văn hóa Bộ đội Cụ Hồ
Môi trường văn hóa lành mạnh giúp cán bộ, chiến sĩ ở Quân khu 9 luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Ảnh: Lưu Quang Đức

Phát huy truyền thống là nơi ra đời phong trào “Ba đẹp”, những năm qua Trung đoàn 101 thường xuyên đưa ra những sáng kiến mới để thực hiện CVĐ hiệu quả, như: Thành lập nhóm Zalo “Hậu phương chiến sĩ”, kết nối chỉ huy, chiến sĩ và thân nhân; đổi mới hình thức giáo dục truyền thống, lịch sử bằng biểu đồ, hình vẽ sinh động; mô hình “Bồi dưỡng kỹ năng sống cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên”... Vì vậy nhiều năm qua, Trung đoàn 101 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trở thành đơn vị vững mạnh toàn diện, mẫu mực, tiêu biểu.

Tương tự Trung đoàn 101, nhiều đơn vị quân đội đã thực hiện CVĐ với nhiều hình thức, biện pháp linh hoạt, sáng tạo, tạo ra xung lực mới cho đơn vị. Đồn Biên phòng Đàm Thủy (Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Cao Bằng) tích cực tuyên truyền về vệ sinh môi trường; giải thích, đấu tranh ngăn chặn, loại bỏ các hủ tục lạc hậu như nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, bỏ học, ma chay, cưới xin lạc hậu; phối hợp với chính quyền xã khôi phục, duy trì các lễ hội truyền thống, phát huy các bản sắc văn hóa dân tộc, vận động các gia đình tích cực lao động sản xuất, ổn định đời sống.

30 năm thực hiện Cuộc vận động xây dựng môi trường văn hóa trong quân đội: Bền bỉ nuôi dưỡng, bồi đắp giá trị văn hóa Bộ đội Cụ Hồ
Ngày hội "Mùa xuân biên giới" với nhiều hoạt động vui tươi của cán bộ, chiến sĩ mỗi dịp Tết đến xuân về tại Sư đoàn 330, Quân khu 9. Ảnh: Lưu Quang Đức

Nhà máy Z131 (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) luôn chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp; quan tâm, chăm lo đời sống văn hóa tinh thần, đảm bảo chế độ phúc lợi cho người lao động. Nhà máy cũng đưa ra quy định về tác phong và phương pháp làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc, sáng tạo, hiệu quả; tận tụy, tận tâm, tận lực với công việc theo tinh thần “Làm hết việc, không chỉ làm hết giờ”.

Từ kinh nghiệm của các đơn vị điển hình thực hiện tốt CVĐ, có thể đúc kết: Việc thực hiện tốt 4 mục tiêu, phấn đấu đạt 5 tiêu chuẩn của CVĐ sẽ xây dựng được môi trường văn hóa lành mạnh, nhân văn, bồi đắp những giá trị văn hóa người quân nhân cách mạng.

30 năm thực hiện Cuộc vận động xây dựng môi trường văn hóa trong quân đội: Bền bỉ nuôi dưỡng, bồi đắp giá trị văn hóa Bộ đội Cụ Hồ
30 năm thực hiện Cuộc vận động xây dựng môi trường văn hóa trong quân đội: Bền bỉ nuôi dưỡng, bồi đắp giá trị văn hóa Bộ đội Cụ Hồ
Sư đoàn 325 (Quân đoàn 2) chăm lo văn hóa cho cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị cơ sở.

30 năm thực hiện Cuộc vận động xây dựng môi trường văn hóa trong quân đội: Bền bỉ nuôi dưỡng, bồi đắp giá trị văn hóa Bộ đội Cụ Hồ

CVĐ được xác định là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài trong Quân đội. Nhiều đơn vị thể hiện quyết tâm tiếp tục đẩy mạnh CVĐ để xây dựng cán bộ, chiến sĩ phát triển toàn diện theo 5 đặc trưng cơ bản của phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ; đồng thời khắc phục 10 biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân được nêu ra tại Nghị quyết số 847-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương. Do đặc thù của quân đội là đề cao tính kỷ luật, cấp dưới phục tùng mệnh lệnh cấp trên, điều này có thể gián tiếp tập trung quyền lực ở mức độ cao cho người đứng đầu, cho nên xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị rất cần phải phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu, vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là các bộ chủ trì các cấp, thực sự là tấm gương lan tỏa phẩm chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong cơ quan, đơn vị.

30 năm thực hiện Cuộc vận động xây dựng môi trường văn hóa trong quân đội: Bền bỉ nuôi dưỡng, bồi đắp giá trị văn hóa Bộ đội Cụ Hồ
Thư viện Quân đội tổ chức triển lãm, tọa đàm giao lưu tác giả, tác phẩm.

Muốn thực hiện CVĐ hiệu quả không thể xem nhẹ tài lực, nhân lực đảm bảo. Kinh nghiệm nhiều đơn vị là phải thực hiện nghiêm quy định chế độ, định mức, tiêu chuẩn đời sống văn hóa tinh thần trong QĐND Việt Nam. Ngoài ra, cần quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, tận dụng nguồn kinh phí tăng gia sản xuất để xây dựng, củng cố, làm mới khuôn viên văn hóa, tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ... Một số đơn vị đã đề xuất được thực hiện thí điểm các dự án mới như: Đọc sách báo điện tử; xây dựng nhà truyền thống 3D; xây dựng câu lạc bộ quân nhân ở một số đơn vị đủ quân có nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới; xây dựng một số mẫu loại hình nhà văn hóa, nhà truyền thống, phòng truyền thống, phòng Hồ Chí Minh, phòng sinh hoạt chung.

30 năm thực hiện Cuộc vận động xây dựng môi trường văn hóa trong quân đội: Bền bỉ nuôi dưỡng, bồi đắp giá trị văn hóa Bộ đội Cụ Hồ
Vùng 1 Hải quân tích cực phát triển văn hóa đọc.

Vấn đề nhân lực là “bài toán” khó đối với nhiều đơn vị. Biên chế không tăng trong khi hoạt động văn hóa văn nghệ rất cần “hạt nhân” có năng lực dẫn dắt phong trào. Tình trạng một người phải làm nhiều việc, không chuyên tâm, thiếu kiến thức, kỹ năng khiến hoạt động văn hóa văn nghệ có nơi, có lúc chìm lắng. Quân chủng Hải quân đã có cách làm thiết thực là tuyển chọn các quân nhân có năng khiếu hoạt động văn hóa văn nghệ cử đi đào tạo ngắn hạn tại Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội. Thượng tá Phạm Văn Giang, Chủ nhiệm Nhà văn hóa Quân chủng Hải quân, cho biết: “Phương châm lớp đào tạo là sát thực tiễn và phù hợp với khả năng từng người, giúp học viên củng cố kiến thức, tiếp cận ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cho hoạt động văn hóa-nghệ thuật, trải nghiệm, thuần thục các kỹ năng để hoạt động hiệu quả hơn”.

30 năm thực hiện Cuộc vận động xây dựng môi trường văn hóa trong quân đội: Bền bỉ nuôi dưỡng, bồi đắp giá trị văn hóa Bộ đội Cụ Hồ
Ảnh trái: Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 2, Sư đoàn 395 (Quân khu 3) chăm sóc bồn hoa, cây cảnh của đơn vị.
Ảnh phải: Xây dựng cảnh quan môi trường và môi trường văn hóa lành mạnh luôn được chỉ huy các cấp tại Trung đoàn 2 đặc biệt quan tâm.

30 năm thực hiện Cuộc vận động xây dựng môi trường văn hóa trong quân đội: Bền bỉ nuôi dưỡng, bồi đắp giá trị văn hóa Bộ đội Cụ Hồ
Rèn luyện thể lực ở Trung đoàn 101, Sư đoàn 325, Quân đoàn 2 diễn ra sôi nổi.

Có thể khẳng định rằng, sau 30 năm bền bỉ tiến hành CVĐ đã góp phần gắn kết cá nhân với tập thể, mọi hoạt động của cán bộ, chiến sĩ đều mang dấu ấn của giá trị văn hóa, qua đó góp phần xây dựng nhân cách, phẩm chất chính trị tốt đẹp cho người quân nhân cách mạng, xứng danh với tên gọi Bộ đội Cụ Hồ.

Chỉ thị 143-CT ngày 12-5-1992 của Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam “về tiến hành thực hiện cuộc vận động xây dựng môi trường văn hóa trong các đơn vị quân đội” nêu 4 mục tiêu, đó là: (1) Xây dựng và nuôi dưỡng được một phong trào tập thể cán bộ, chiến sĩ phấn đấu, rèn luyện theo tiêu chuẩn con người mới Việt Nam; (2) Xây dựng được một đời sống tinh thần văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, phong phú (3) Hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của tư tưởng và văn hóa phản động, phản tiến bộ; không để cho văn hóa xấu độc thẩm lậu vào đơn vị; (4) Gắn bó và phối hợp chặt chẽ các hoạt động tinh thần, văn hóa, văn nghệ với nhân dân, thanh niên, học sinh, các tổ chức đoàn thể xã hội trên khu vực và địa bàn đóng quân.

Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam tiếp tục đề ra phương hướng, cụ thể hóa 4 mục tiêu tại Chỉ thị 143 thành 5 tiêu chuẩn đơn vị có môi trường văn hóa tốt (ban hành kèm theo Chỉ thị số 353/CT ngày 9-11-1996) làm cơ sở cho các đơn vị phấn đấu và nâng cao chất lượng Cuộc vận động, đó là: (1) Duy trì thường xuyên, thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động lớn của quân đội, qua đó hình thành một tập thể cán bộ, chiến sĩ phấn đấu, rèn luyện theo tiêu chuẩn con người mới Việt Nam; (2) Có đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú; (3) Chủ động trong việc đấu tranh chống ảnh hưởng của văn hóa xấu độc, tệ nạn xã hội thâm nhập vào đơn vị; (4) Doanh trại xanh sạch đẹp, nền nếp chính quy, có cảnh quan văn hóa; (5) Xây dựng và thực hiện tốt mối quan hệ quân dân.

30 năm thực hiện Cuộc vận động xây dựng môi trường văn hóa trong quân đội: Bền bỉ nuôi dưỡng, bồi đắp giá trị văn hóa Bộ đội Cụ Hồ
Ảnh trái: Cán bộ, chiến sĩ mới Tiểu đoàn 11 (Phòng Tham mưu, Sư đoàn 363) giao lưu văn nghệ trong giờ giải lao trên thao trường.
Ảnh phải: Giáo dục truyền thống đơn vị cho chiến sĩ mới tại Tiểu đoàn 11, Phòng Tham mưu, Sư đoàn 361.
30 năm thực hiện Cuộc vận động xây dựng môi trường văn hóa trong quân đội: Bền bỉ nuôi dưỡng, bồi đắp giá trị văn hóa Bộ đội Cụ Hồ
Ảnh trái: Phút giải lao sau giờ huấn luyện của cán bộ, chiến sĩ Đại đội 72, Trung đoàn 280, Sư đoàn 361.
Ảnh phải: Chiến sĩ mới Tiểu đoàn 11 (Phòng Tham mưu, Sư đoàn 361) thi đấu kéo co giữa giờ giải lao.

  • 30 năm thực hiện Cuộc vận động xây dựng môi trường văn hóa trong quân đội: Bền bỉ nuôi dưỡng, bồi đắp giá trị văn hóa Bộ đội Cụ Hồ
  • Nội dung: TRẦN HOÀNG HOÀNG
  • Ảnh: Báo QĐND, CTV
  • Kỹ thuật, đồ họa: TÔ NGỌC

top