LONGFORMQuyền con người - Đích đến trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (Bài 5)

Quyền con người - Đích đến trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (Bài 5)

Quyền con người - Đích đến trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (Bài 5)
Quyền con người - Đích đến trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (Bài 5)

Vì sao các thế lực thù địch, phản động lại sử dụng nhân quyền để chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, đặc biệt trọng tâm lại là vấn đề chính trị? Làm thế nào để tiếp tục bảo đảm quyền con người ở nước ta, phù hợp xu thế thời đại? Để tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên, nhóm phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã có các cuộc trao đổi với các nhà nghiên cứu lâu năm về quyền con người của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đó là: TS Cao Đức Thái, nguyên Viện trưởng Viện Quyền con người; PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng; PGS, TS Hoàng Hùng Hải, nguyên Phó viện trưởng Viện Quyền con người, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý đào tạo.

Quyền con người - Đích đến trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (Bài 5)

Phóng viên (PV): Xin ông cho biết vì sao nhân quyền là nội dung mà các thế lực thù địch thường sử dụng để chống phá chế độ ta?

TS Cao Đức Thái: Các thế lực ngoại xâm và tay sai trước đây tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược và chia cắt đất nước ta nhưng đã chuốc lấy thất bại thảm hại. Ngày nay, dã tâm muốn thay đổi chế độ ta của các thế lực thù địch vẫn không thay đổi nhưng chúng không dùng lực lượng vũ trang mà sử dụng các biện pháp phi vũ trang, phi bạo lực, bằng việc kích động người dân chống lại sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Chúng dùng nhiều thủ đoạn xuyên tạc, bôi nhọ...; đồng thời, chúng tuyên truyền những quan điểm dân chủ và nhân quyền của phương Tây nhằm tác động, thay đổi ý thức của người dân về chính trị, nhân quyền. Mục đích là để người dân theo đuổi xu hướng vô chính phủ, không tuân theo pháp luật, trật tự kỷ cương xã hội. Qua đó, làm mất ổn định chính trị và như vậy, các thế lực thù địch mới có cơ hội can thiệp vào tình hình nội bộ của nước ta.

Dân chủ và nhân quyền là một phạm trù, là một khái niệm chính trị và nó tùy thuộc vào chế độ xã hội. Dân chủ ở Việt Nam có những điểm khác biệt với dân chủ ở các nước Hồi giáo. Nhân quyền ở Việt Nam cũng có những sự không tương đồng so với nhân quyền của phương Tây. Các thế lực thù địch thường lấy những tiêu chuẩn dân chủ, nhân quyền của phương Tây để phủ nhận các giá trị dân chủ xã hội chủ nghĩa của chế độ ta.

Quyền con người - Đích đến trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (Bài 5)

PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà: Nhân quyền là một trong những lĩnh vực mà các thế lực thù địch thường xoáy vào để chống phá nước ta. Xét ở phạm vi quốc gia, quyền con người như một thứ vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh giành và giữ quyền lực nhà nước. Quyền con người trở thành các tiêu chí được dùng để đánh giá tính tiến bộ, phù hợp trong cương lĩnh tranh cử; trở thành cơ sở để các đảng phái phê phán, chỉ trích lẫn nhau; thậm chí trở thành một yếu tố quyết định sự tồn vong của một chính thể, một người đứng đầu nhà nước hoặc một chế độ xã hội. Tại nhiều nước trên thế giới hiện nay, quyền con người đã trở thành một trong các chủ đề trung tâm không chỉ trong cuộc đấu tranh quyền lực giữa các chính đảng, mà còn trong các chính sách đối nội, đối ngoại của quốc gia.

Đảng và Nhà nước ta luôn sẵn sàng lắng nghe mọi ý kiến đa dạng của người dân về các vấn đề xã hội. Song có những người nêu ý kiến, quan điểm chỉ cốt kích động, đưa những thông tin xấu độc, sai lạc, lợi dụng trình độ nhận thức chưa cao của một bộ phận nhân dân để xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Do đó, chúng ta cần tỉnh táo, tích cực phản bác luận điệu sai trái, phản động, nếu không người dân sẽ có sự suy diễn, tin vào sự thổi phồng các hiện tượng tiêu cực đơn lẻ.

PGS, TS Hoàng Hùng Hải: Việc sử dụng vấn đề quyền con người để chống phá Đảng và Nhà nước được xuất phát từ nhiều nguyên nhân, lý do khác nhau. Trong đó, những đối tượng rêu rao, bôi nhọ, nói xấu Việt Nam về quyền con người là những đối tượng không ủng hộ Việt Nam một cách chân thành và thiện chí. Họ tìm mọi cách để phủ nhận những thành quả về bảo đảm, thúc đẩy quyền con người mà chúng ta đạt được. Cũng có lý do khác, như đây là một cái “nghề” của các thế lực thù địch, để qua đó kêu gọi quyên góp, ủng hộ, tài trợ. Những thế lực này luôn thường xuyên muốn chống phá thành quả của cách mạng Việt Nam. Họ luôn tìm kiếm những khiếm khuyết, hạn chế nào đó của Việt Nam để qua đó thổi phồng, kích động nhằm làm thay đổi chế độ, chống phá con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, trong đó có chuyện xuyên tạc về tình hình thực tế quyền con người.

PV: Chúng ta cần phải làm gì để chống lại những âm mưu thủ đoạn đó, thưa ông?

TS Cao Đức Thái: Nhất thiết chúng ta phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Mở rộng dân chủ, tôn trọng nhân quyền là điều tất yếu nhưng cần có giới hạn, không được thỏa hiệp vô nguyên tắc, xa rời những vấn đề cốt lõi đảm bảo sự sống còn của Đảng, của chế độ, đó là: Độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và sự lãnh đạo cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam; kỷ cương phép nước; truyền thống văn hóa của dân tộc.

Quyền con người - Đích đến trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (Bài 5)
Những đối tượng vi phạm pháp luật, lợi dụng nhân quyền chống phá chế độ đã được xét xử công khai, nhận những bản án thích đáng.

PGS, TS Hoàng Hùng Hải: Có rất nhiều ví dụ về các thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trong lĩnh vực chính trị. Chẳng hạn, chúng thường xuyên xuyên tạc những quyết định, những bản án của tòa án Việt Nam đã tuyên đối với những người vi phạm pháp luật Việt Nam. Đối với một số người bị tòa án Việt Nam đưa ra xét xử, kết tội họ gọi là “tù nhân lương tâm”. Tuy nhiên, đây rõ ràng đây là những người vi phạm pháp luật Việt Nam, bị tòa án đưa ra xét xử đúng theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định. Nhưng ngược lại, họ lại ca ngợi những đối tượng này và coi họ như là “ngọn cờ đấu tranh” cho dân chủ, tự do, cho nhân quyền. Việc này cũng không đúng với pháp luật và thông lệ quốc tế. Bởi lẽ, pháp luật Việt Nam và quốc tế đều quy định: Những người vi phạm pháp luật, bất kể là ai đều phải bị xử lý theo đúng pháp luật.

Chúng ta phải làm nhiều hơn, nỗ lực hơn nữa bảo đảm quyền con người ngày càng tốt hơn. Với những thành quả đã đạt được, tôi cho rằng vẫn chưa được tuyên truyền, phổ biến lan rộng đến với mọi người trong xã hội để mọi người biết nên nhiều người còn thiếu thông tin, chưa nắm rõ thực tiễn bảo đảm quyền con người ở Việt Nam; dẫn đến dễ bị kích động, hiểu sai về thành tựu bảo đảm quyền con người ở Việt Nam. Khi làm tốt công tác tuyên truyền, người dân sẽ có nhận thức đầy đủ về việc bảo đảm, thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam đang được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam phấn đấu thực hiện. Do đó, những thông tin xuyên tạc về quyền con người là những thông tin bịa đặt, có dụng ý không tốt và chỉ mang tính chống phá Việt Nam.

Quyền con người - Đích đến trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (Bài 5)
Quyền con người - Đích đến trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (Bài 5)

PV: Để quyền con người được thực thi đầy đủ thì cần phải xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Theo ông, hiện nay quá trình đó đang thực hiện ở nước ta như thế nào?

PGS, TS Hoàng Hùng Hải: Nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa “của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”. Điều này được khẳng định trong Hiến pháp năm 2013. Đây là con đường Việt Nam đã lựa chọn, được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam quyết tâm phấn đấu thực hiện.

Mới đây, tại Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”. Theo đó, mục tiêu tổng quát là: Hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; có hệ thống pháp luật hoàn thiện, được thực hiện nghiêm minh, nhất quán; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ có hiệu quả quyền con người, quyền công dân…

Việc Ban Chấp hành Trung ương quyết định ban hành nghị quyết khẳng định đây là hướng đi đúng, thiết thực góp phần bảo đảm quyền con người ở Việt Nam, bởi bảo đảm, thúc đẩy quyền con người là mục tiêu tối thượng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quyền con người - Đích đến trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (Bài 5)

PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà: Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế, với nhiều thời cơ thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Trong bối cảnh đó, yêu cầu tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa “của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân” càng được đặt ra rất cấp bách. Đây cũng là quan điểm nhất quán của Đảng, thể hiện bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vừa qua đã thống nhất về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong thời gian tới, đó là: Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật; bám sát thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, liên thông. Ban Chấp hành Trung ương cũng xác định cần tập trung sức thực hiện một số chủ trương và nhiệm vụ quan trọng: Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội; nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác lập pháp; cải cách nền hành chính Nhà nước; đổi mới tổ chức và hoạt động của tòa án và các cơ quan tư pháp; phát huy vai trò và quyền làm chủ của nhân dân; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.

Quyền con người - Đích đến trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (Bài 5)

Có thể thấy, quan điểm của Đảng ta trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là lấy sự phát triển con người làm trung tâm; tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật; có hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận, có hiệu lực cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

TS Cao Đức Thái: Việc bảo đảm quyền con người có hai cơ sở, đó là cơ sở về mặt pháp lý và cơ sở về nhận thức, trình độ, văn hóa của người dân. Đến nay, về cơ sở pháp lý chúng ta đã và đang hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Chúng ta đặt trọng tâm vào việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện nghiêm pháp luật; cải cách nền hành chính Nhà nước, nhằm xây dựng một nền hành chính trong sạch, có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bước được hiện đại hóa để thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng; sự quản lý có hiệu lực và hiệu quả cao công việc của Nhà nước; phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; thúc đẩy tiến trình đổi mới, phát triển, thực hiện bằng được mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

PV: Việc gần dân, hiểu dân, gắn bó với dân, trọng dân từ cấp cơ sở gần gũi nhất là một biện pháp ưu tiên hàng đầu trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Theo ông, biện pháp nào để các tổ chức Đảng, chính quyền thực sự nâng cao nhận thức về quyền con người, từ đó phục vụ nhân dân tốt hơn như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng mong muốn?

PGS, TS Hoàng Hùng Hải: Chính quyền cơ sở là chính quyền gần dân nhất. Do đó, chúng ta phải có nhiều biện pháp như tuyên truyền, giáo dục, mở các đợt tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về quyền con người đối với cán bộ cấp cơ sở để họ nâng cao nhận thức về quyền con người, giúp họ hiểu rõ hơn, nhận thức được nhiệm vụ vinh quang nhưng cũng nặng nề của mình chính là phục vụ bà con, nhân dân ở địa phương.

Chính quyền cơ sở không phải những là ông quan cách mạng mà xa rời nhân dân. Chính quyền đó phải hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân theo phương châm “Việc gì lợi cho dân phải hết sức làm. Việc gì hại cho dân, phải hết sức tránh” như lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Quyền con người - Đích đến trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (Bài 5)
Việt Nam luôn nỗ lực thúc đẩy quyền con người toàn diện, sâu sắc.

PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà: Trung ương không thể xuống tất cả các cơ sở để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Do đó, tổ chức Đảng ở cơ sở, địa bàn chính là người ở cùng dân, hiểu dân nhất. Muốn làm tốt, chúng ta cần xây dựng được đội ngũ cán bộ cấp cơ sở có đủ năng lực, thông hiểu được luật pháp, hành chính, công tác quản lý. Người dân bây giờ có sự hiểu biết ngày càng nhiều về luật, trình độ ngày càng nâng cao, do đó đòi hỏi cán bộ cơ sở phải là người có đạo đức, có kiến thức.

Nếu cấp ủy Đảng, chính quyền không trong sạch thì sẽ mất lòng tin ở nhân dân, làm việc gì cũng khó. Nếu cán bộ Đảng cấp cơ sở làm tốt sẽ trở thành hạt nhân, nhân rộng cho tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền khác học theo, làm theo, nâng cao hiệu quả chính quyền cơ sở Đảng. Người dân cũng sẽ thấy quyền con người, quyền công dân của mình được đảm bảo, được tôn trọng.

PV: Việt Nam đã trúng cử, trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, vậy chúng ta cần làm gì để thế giới hiểu rõ hơn về vấn đề nhân quyền đang được thực thi tại Việt Nam?

PGS, TS Hoàng Hùng Hải: Đây là lần thứ hai chúng ta trúng cử trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Ở nhiệm kỳ trước (2014-2016) chúng ta đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trên cơ sở đó, các quốc gia đánh giá cao sự đóng góp của Việt Nam trong Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Ở nhiệm kỳ này chúng ta tiếp tục phát huy những thành quả và kinh nghiệm đã có trước đây để tiếp tục đóng góp tốt hơn, hiệu quả hơn với Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Chúng ta có thể đưa ra các sáng kiến để góp phần thúc đẩy quyền con người trong một số lĩnh vực cụ thể, như: Xóa đói giảm nghèo, phòng chống dịch bệnh, ứng phó với đối phó với biến đổi khí hậu, tăng cường tình hữu nghị và gắn bó giữa các quốc gia, dân tộc...

Quyền con người - Đích đến trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (Bài 5)

Việt Nam cũng được thế giới đánh giá cao trong việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ. Đó là những thành quả đáng trân trọng của Việt Nam. Quyền con người là giá trị chung của nhân loại, do cộng đồng quốc tế gây dựng nên. Do đó các quốc gia có thể học tập lẫn nhau nhiều kinh nghiệm, cách thức để bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền con người.

Quyền con người - Đích đến trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (Bài 5)

PV: Trân trọng cảm ơn các nhà nghiên cứu!

Quyền con người - Đích đến trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (Bài 5)

  • Quyền con người - Đích đến trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (Bài 5)
  • Nội dung: NHÓM PHÓNG VIÊN
  • Ảnh: BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN, TTXVN, CỘNG TÁC VIÊN...
  • Kỹ thuật, đồ họa: TRUNG THÀNH
top