LONGFORMKỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Chu Huy Mân (17-3-1913/17-3-2023): Chu Huy Mân - Cuộc đời và sự nghiệp

Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Chu Huy Mân (17-3-1913/17-3-2023): Chu Huy Mân - Cuộc đời và sự nghiệp

Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Chu Huy Mân (17-3-1913/17-3-2023): Chu Huy Mân - Cuộc đời và sự nghiệp

Đại tướng Chu Huy Mân-người chiến sĩ cách mạng kiên trung, học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh giờ đây đã về với Bác Hồ và các nhà cách mạng tiền bối nhưng tấm gương sáng ngời, mẫu mực, tiêu biểu về lòng trung với Đảng, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, suốt đời chiến đấu vì lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì lợi ích của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân, vì sự lớn mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam còn sáng mãi trong lòng quân và dân ta.

Ngày 1-7-2006, Đại tướng Chu Huy Mân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Phó chủ tịch nước), nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam qua đời, hưởng thọ 93 tuổi.

Trong 93 mùa xuân ấy, với 76 năm tuổi Đảng, Đại tướng Chu Huy Mân đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là người chỉ huy xuất sắc, thao lược trên chiến trường trong suốt hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Trải qua nhiều cương vị công tác, trong khói lửa khốc liệt của chiến tranh hay trong xây dựng đất nước thời bình, Đại tướng Chu Huy Mân luôn là một tấm gương sáng về đức hy sinh, lòng dũng cảm và sáng tạo; một nhà lãnh đạo mẫu mực, kiên định mục tiêu lý tưởng và con đường mà Đảng và Bác Hồ đã chọn.

Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Chu Huy Mân (17-3-1913/17-3-2023): Chu Huy Mân - Cuộc đời và sự nghiệp

Đại tướng Chu Huy Mân, tên khai sinh là Chu Văn Điều, sinh ngày 17-3-1913 tại xã Yên Lưu, Tổng Yên Trường, Phủ Hưng Nguyên (nay là xã Hưng Hòa, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An). Trên mảnh đất địa linh, nhân kiệt, giàu truyền thống cách mạng, ngay từ khi còn nhỏ, người thanh niên yêu nước đã sớm tiếp thu truyền thống văn hóa của quê hương và được giác ngộ cách mạng.

Tham gia cao trào cách mạng Xô viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931, là Đội phó Đội Tự vệ Đỏ, đồng chí đã tích cực đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng và được kết nạp Đảng vào tháng 11-1930. Tháng 5-1935, đồng chí đổi tên là Chu Huy Mân với ý nghĩa là “ngọc sáng”.

Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Chu Huy Mân (17-3-1913/17-3-2023): Chu Huy Mân - Cuộc đời và sự nghiệp
Ảnh 1: Thiếu tướng Chu Huy Mân nhận nhiệm vụ từ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại 30 Hoàng Diệu trước khi vào mặt trận Khu 5 và Tây Nguyên, năm 1966.
Ảnh 2: Thiếu tướng Chu Huy Mân, Học viên Học viện Quân sự cấp cao Phơ run de tại Matxcơva (Liên Xô), khóa 1962-1963.
Ảnh 3: Thiếu tướng Chu Huy Mân trực tiếp chỉ huy chiến đấu tại đài quan sát chiến dịch quân sự, 6-1972.
Ảnh 4: Thượng tướng Chu Huy Mân trong ngày khánh thành mô hình Nhà sàn Bác Hồ tại thành phố Đà Nẵng, 17-5-1977.

Giai đoạn 1937 – 1942, đồng chí nhiều lần bị địch bắt, tra tấn dã man tại các nhà tù, như: Vinh (Nghệ Tĩnh), Đắc Glei, Đắc Tô (Kon Tum) nhưng vẫn giữ vững khí tiết của một người cộng sản kiên trung; tham gia đấu tranh chống chế độ hà khắc của nhà tù đế quốc, biến nhà tù thành trường học cách mạng. Sau khi vượt ngục, đồng chí hoạt động tại Quảng Nam, đã có nhiều đóng góp trong tập hợp lực lượng, củng cố và phát triển phong trào cách mạng. Đặc biệt, trực tiếp tham gia lãnh đạo Tổng khởi nghĩa và thành lập chính quyền tại tỉnh Quảng Nam, góp phần thúc đẩy Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945 trên toàn quốc.

Tháng 9-1945, người cộng sản kiên trung lúc này gia nhập Quân đội và được phân công làm Chính trị viên Chi đội (Tỉnh đội); sau đó đảm nhiệm nhiều cương vị quan trọng của Quân đội và của Đảng, Nhà nước trên các mặt trận nóng bỏng, ác liệt nhất.

Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Chu Huy Mân (17-3-1913/17-3-2023): Chu Huy Mân - Cuộc đời và sự nghiệp

Ảnh trái: Thiếu tướng Huy Mân trên đường đi công tác ở chiến trường Khu 5, năm 1967.
Ảnh phải: Sau giờ họp tại căn cứ Nước Oa, Bắc Trà My, Quảng Nam.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, trên cương vị Trung đoàn trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy các Trung đoàn 72, 74, 174; Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Đại đoàn 316, đồng chí Chu Huy Mân đã lãnh đạo, chỉ huy đơn vị tham gia nhiều chiến dịch lớn, lập nhiều chiến công vẻ vang, góp phần làm nên những chiến thắng, như: Việt Bắc - Thu Đông (1947), Chiến dịch Biên giới (1950), Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)… góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Với tài năng quân sự và nhãn quan chính trị sắc sảo, Đại tướng Chu Huy Mân luôn có những dự đoán và phát hiện những vấn đề nảy sinh trên chiến trường. Ông đã chỉ đạo lực lượng vũ trang tích cực thực hiện phương châm kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, đánh địch bằng hai chân, ba mũi giáp công trên cả ba vùng chiến lược. Đặc biệt, Đại tướng Chu Huy Mân đã có những đóng góp vào nghệ thuật quân sự, đặc biệt là nghệ thuật chiến dịch tổng hợp gồm hai lực lượng: Chính trị (đấu tranh chính trị, binh vận), quân sự (ba thứ quân) là một trong những phát triển sáng tạo, độc đáo, nổi bật của chiến tranh cách mạng Việt Nam.

Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Chu Huy Mân (17-3-1913/17-3-2023): Chu Huy Mân - Cuộc đời và sự nghiệp
Đại tướng Chu Huy Mân, Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước, thăm và làm việc tại Cộng hòa dân chủ Đức, tháng 6-1983.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đại tướng Chu Huy Mân đã cùng tập thể Khu ủy, Quân khu ủy và Bộ tư lệnh Quân khu 5 lãnh đạo quân và dân ta lập nên các chiến công vang dội. Tiêu biểu như: Trận Núi Thành, Vạn Tường, Plei Me - Ia Đrăng; xây dựng “vành đai diệt Mỹ”; chỉ đạo và tổ chức thực hiện thắng lợi các chiến dịch tiến công tổng hợp Ba Gia (1965), Sa Thầy (1966), Tết Mậu Thân (1968), Bắc Bình Định (1972), chiến dịch Huế, Đà Nẵng (1975)…, góp phần cùng quân dân cả nước “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Chu Huy Mân (17-3-1913/17-3-2023): Chu Huy Mân - Cuộc đời và sự nghiệp
Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Chu Huy Mân (17-3-1913/17-3-2023): Chu Huy Mân - Cuộc đời và sự nghiệp
Đại tướng Chu Huy Mân chụp ảnh cùng Đại tướng Lê Trọng Tấn (thứ nhất từ trái sang), Đại tướng Võ Nguyên Giáp (thứ ba từ trái sang), Đại tướng Văn Tiến Dũng (thứ tư từ trái sang).

Trong cuộc đời cách mạng của mình, với những trọng trách được giao, Đại tướng Chu Huy Mân đã nhiều lần được gặp gỡ và làm việc với Bác Hồ. Nhìn nhận, đây là một người “văn võ song toàn”. Vì vậy, trong lần gặp tháng 7-1967, Bác Hồ nói với Đại tướng Chu Huy Mân: “Chú gánh vác hai vai cho khỏe”. Cũng từ ấy, tên gọi “Anh Hai Mạnh” đã trở nên thân thiết với đồng bào, chiến sĩ từ những ngày tháng ác liệt cho đến sau này.

Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Chu Huy Mân (17-3-1913/17-3-2023): Chu Huy Mân - Cuộc đời và sự nghiệp
Ảnh 1: Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng mở rộng (từ 18-12-1974 đến 8-1-1975) hạ quyết tâm tổng công kích, tổng khởi nghĩa giải phóng hoàn toàn miền Nam, 1975 (đồng chí Chu Huy Mân ngồi vị trí thứ sáu, bên trái).
Ảnh 2: Thiếu tướng Chu Huy Mân, Tư lệnh Quân khu 5 đọc báo cáo tham luận tại Đại hội Đại biểu Khu ủy Khu 5 lần thứ III tại căn cứ Nước Oa, Quảng Nam, năm 1972.
Ảnh 3: Thượng tướng Chu Huy Mân bàn phương án tác chiến tại chiến trường Khu 5.
Ảnh 4: Thiếu tướng Chu Huy Mân thảo luận, động viên cán bộ, chiến sĩ trước khi ra trận tại Khu ủy Khu 5.

Trải qua nhiều chức vụ cho đến cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Phó bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng Chu Huy Mân thường xuyên chăm lo xây dựng, củng cố sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang. Đặc biệt, chăm lo củng cố, nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức đảng trong lực lượng vũ trang; xây dựng Đảng bộ Quân đội trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; xây dựng cơ quan chính trị và đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ chính ủy, chính trị viên các cấp.

Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Chu Huy Mân (17-3-1913/17-3-2023): Chu Huy Mân - Cuộc đời và sự nghiệp
Đại tướng Chu Huy Mân viếng nghĩa trang liệt sĩ tại quê nhà xã Hưng Hòa, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, năm 2000.

Với những cống hiến đặc biệt xuất sắc của mình, đồng chí được phong quân hàm vượt cấp từ Thiếu tướng lên Thượng tướng vào năm 1974, quân hàm Đại tướng năm 1980, được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều phần thưởng cao quý khác của Nhà nước ta và các nước bạn trao tặng.

Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Chu Huy Mân (17-3-1913/17-3-2023): Chu Huy Mân - Cuộc đời và sự nghiệp
Những hình ảnh, tài liệu và hiện vật về Đại tướng Chu Huy Mân trưng bày tại triển lãm “Đại tướng Chu Huy Mân - Vị tướng “Hai Mạnh” đức độ, đa tài” nhân kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Chu Huy Mân (17-3-1913/17-3-2023).

Sinh thời, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã có bài phát biểu “Đại tướng Chu Huy Mân-anh Hai Mạnh, người chiến sĩ cộng sản chân chính”:

“Sớm giác ngộ cách mạng khi tuổi xuân còn rất trẻ, vượt qua bao gian nguy, thử thách để tìm ra chân lý và lẽ phải "Thà chết vinh còn hơn sống nhục", từ Tự vệ Đỏ, rồi được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1930, lúc anh Chu Huy Mân mới 17 tuổi.

Trong suốt quá trình hoạt động, anh đã được Đảng, Nhà nước trao nhiều trọng trách, thời chiến cũng như thời bình, khi còn tại chức, cũng như khi đến tuổi về nghỉ. Đồng chí Chu Huy Mân thường nói với chúng tôi: "Vinh quang nhất của cuộc đời là được cống hiến, cống hiến hết mình cho Tổ quốc, cho nhân dân". Lòng trung thành của anh với cách mạng, với Tổ quốc chính là chân lý đó. Đứng dưới lá cờ Đảng trong ngày được kết nạp, anh đã tuyên thệ: "Tôi vào Đảng là hoàn toàn tự nguyện, suốt đời hy sinh, chiến đấu vì Tổ quốc, vì nhân dân". Lời hứa thiêng liêng ấy chính là động lực chiến đấu và động lực đó đã được chứng minh trong những tình huống thử thách gian nguy giữa cái sống và cái chết với quân thù.

Một chiến sĩ cộng sản, trải qua bao thời kỳ trong hoạt động bí mật khi Đảng chưa giành được chính quyền đến khi giành được chính quyền, rồi qua hai cuộc kháng chiến khốc liệt trên 30 năm lăn lộn ở các chiến trường, làm nhiệm vụ quốc tế. Trên các cương vị: Khi là Chính ủy, khi là Tư lệnh ở các trung đoàn, sư đoàn, quân khu trong khói lửa chiến tranh, anh tỏ rõ là một lãnh đạo chỉ huy quân sự tài năng, góp phần quan trọng xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, cùng với toàn dân làm nên những chiến công hiển hách. Hòa bình lập lại, những năm đổi mới, khi anh trực tiếp nhận nhiệm vụ Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước cho đến khi nghỉ, với những kiến thức, tư duy nhạy bén, cùng những kinh nghiệm dày dặn đã được tôi luyện trong khói lửa, anh đã có những đóng góp quan trọng cho Đảng và Nhà nước trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Những ý kiến của anh mang tầm chiến lược, sâu sắc, thiết thực, sát với hoàn cảnh mới, kể cả về quân sự, quốc phòng, đặc biệt là vấn đề xây dựng, củng cố Đảng, bồi dưỡng rèn luyện đội ngũ cán bộ kế cận, anh quan tâm nhiều tới việc xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị, cán bộ chỉ huy binh chủng hợp thành cấp chiến dịch, chiến lược. Với cán bộ đảng, cán bộ nhà nước là vấn đề nhân cách, bản lĩnh chính trị và đạo đức lối sống, phải xây dựng cho được ý thức, động cơ phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân là trên hết, chống cho được bệnh quan liêu, độc đoán, chuyên quyền, tham ô, lãng phí…”.

Khi Đại tướng Chu Huy Mân qua đời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã bày tỏ cảm xúc của mình trong bài viết “Mãi mãi nhớ tiếc Đại tướng Chu Huy Mân”:

“Lần đầu tiên tôi gặp và làm việc với đồng chí Chu Huy Mân ở Sêpôn, Nam Lào vào đầu năm 1946, khi đi kiểm tra tình hình miền Nam theo chỉ thị của Bác Hồ. Từ khi đồng chí ra Việt Bắc cho đến sau này, chúng tôi thường gặp nhau làm việc. Đối với tôi, Đại tướng Chu Huy Mân là người đồng chí, người bạn chiến đấu thân thiết, người cán bộ mà tôi đặt nhiều niềm tin khi đồng chí được giao những nhiệm vụ quan trọng. Suốt cuộc đời, Đại tướng Chu Huy Mân đã đem hết ý chí, sức lực và trí tuệ góp phần vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; cho đến những ngày cuối đời, đồng chí vẫn suy nghĩ, lo lắng nhiều đến nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Anh Mân ơi! Tuy trong thời gian anh bị bệnh nặng, tôi đã nhiều lần đến thăm, nhưng khi được tin anh qua đời, tôi vẫn đột ngột và vô cùng xúc động.

Chúc anh an giấc nghìn thu nơi cõi vĩnh hằng.

Chúng tôi mãi mãi nhớ anh!”.

Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Chu Huy Mân (17-3-1913/17-3-2023): Chu Huy Mân - Cuộc đời và sự nghiệp

  • Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Chu Huy Mân (17-3-1913/17-3-2023): Chu Huy Mân - Cuộc đời và sự nghiệp
  • Nội dung: VŨ LỆ HUYỀN
  • Ảnh: Tư liệu
  • Kỹ thuật, đồ họa: TÔ NGỌC

top