LONGFORMTrung tướng Nguyễn Bình: Một thủ lĩnh đặc biệt

Trung tướng Nguyễn Bình: Một thủ lĩnh đặc biệt

Trung tướng Nguyễn Bình: Một thủ lĩnh đặc biệt

Nhắc đến Trung tướng Nguyễn Bình, nhiều người nghĩ ngay về một vị tướng đặc biệt. Ngoài điểm nổi bật về thân hình vạm vỡ, Nguyễn Bình còn toát lên những phẩm chất của vị tướng bản lĩnh, can trường, có tầm nhìn xa, trông rộng cùng cốt cách của bậc trượng phu, quân tử, nghĩa hiệp, khí phách. Ông còn đặc biệt vì là vị tướng duy nhất của Việt Nam được phong thẳng lên trung tướng; là người được Bác Hồ giao trọng trách hết sức nặng nề nhưng cũng vô cùng vẻ vang: “Bác giao Nam Bộ cho chú!”…

Trung tướng Nguyễn Bình: Một thủ lĩnh đặc biệt
Trung tướng Nguyễn Bình: Một thủ lĩnh đặc biệt
Chân dung đồng chí Nguyễn Bình. Nguồn: Ảnh tư liệu.

Nguyễn Bình sinh năm 1908, tại thôn Yên Phú, xã Tinh Tiến (nay là xã Giai Phạm) huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, tên khai sinh là Nguyễn Phương Thảo. Sinh ra trong một gia đình yêu nước, tại vùng quê giàu truyền thống cách mạng, từ nhỏ, cậu thanh niên đã sớm hình thành trong mình phẩm chất của một thủ lĩnh, bản lĩnh bất khuất hơn người. Ngay từ năm 16 tuổi, không chịu được ách thống trị của thực dân Pháp, Nguyễn Phương Thảo hăng hái tham gia phong trào cách mạng tại Hải Phòng.

Năm 1927, trước sự truy lùng của thực dân, Nguyễn Phương Thảo tìm đường vào Sài Gòn tiếp tục hoạt động. Một năm sau, vừa tròn 20 tuổi, chàng thanh niên xin gia nhập Quốc dân đảng do Nguyễn Thái Học lãnh đạo, khi tổ chức này đang tích cực hoạt động chống thực dân Pháp.

Con đường cách mạng của chàng trai trẻ đã rẽ theo con đường mới vào năm 1929 khi Nguyễn Phương Thảo bị thực dân Pháp bắt đày ra Côn Đảo. Chính trong trốn “địa ngục trần gian” này, ông đã được những người tù cộng sản giáo dục, giác ngộ để có sự chuyển đổi về nhận thức, thay đổi về quan điểm, tư tưởng chính trị. Và sự chuyển hướng đó đã khiến chàng thanh niên yêu nước bị những kẻ cầm đầu tù Quốc dân đảng đã tiến hành thanh trừng và dù thoát chết, mắt trái của Nguyễn Phương Thảo đã bị tàn phế vĩnh viễn...

Trung tướng Nguyễn Bình: Một thủ lĩnh đặc biệt

Năm 1935, Nguyễn Phương Thảo được ra tù, trở về và bị quản thúc tại quê hương.

Trung tướng Nguyễn Bình: Một thủ lĩnh đặc biệt

Bất chấp sự quản thúc của chính quyền thực dân, ông tích cực tham gia các phong trào đấu tranh và thu hút được nhiều thanh niên có chí khí đến nhà cùng luyện tập võ nghệ. Không chỉ hoạt động ở quê nhà Hưng Yên, ông mở rộng tầm ảnh hưởng tới Hải Phòng, bắt mối với Tô Hiệu, Tô Quang Đẩu, Trần Huy Liệu, Hạ Bá Cang (Hoàng Quốc Việt), là những nhà cách mạng ưu tú lúc bấy giờ…

Trung tướng Nguyễn Bình: Một thủ lĩnh đặc biệt

Lễ thụ phong Trung tướng Nguyễn Bình - vị Trung tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam tại làng Nhơn Hòa Lập, tỉnh Đồng Tháp (7/1948). Nguồn: Ảnh tư liệu.
Trung tướng Nguyễn Bình: Một thủ lĩnh đặc biệt

Những năm 1940, không khí cách mạng ở các tỉnh trên cả nước diễn ra sôi sục, với nhiều cuộc khởi nghĩa chấn động như khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ… Cùng với đó, sự ra đời của Mặt trận Việt Minh đã tạo ra bước ngoặt lớn của phong trào cách mạng trong nước. Trước không khí sục sôi đó, Nguyễn Bình hăng hái tìm đến các địa bàn trong vùng để bắt liên lạc, gây dựng tổ chức. Năm 1941, ông bí mật lên Hà Nội bắt liên lạc, đến năm 1942, được Xứ ủy Bắc kỳ phái lên Lai Châu tìm nguyên liệu chế tạo lựu đạn. Sau đó, tiếp tục được Trung ương giao thêm nhiệm vụ mua sắm vũ khí để cung cấp cho các đơn vị hoạt động ở khu vực Hà Nội - Hải Phòng. Từ đó, Nguyễn Bình tìm gặp các bạn tù xưa, móc nối với các cơ sở cách mạng ở Hải Phòng, thành lập cơ sở Việt Minh trên địa bàn.

Trung tướng Nguyễn Bình: Một thủ lĩnh đặc biệt

Trung tướng Nguyễn Bình (đeo kính) cùng các lãnh đạo tại chiến khu D.

Càng hoạt động, uy tín của Nguyễn Bình càng lên cao. Ông đã bí mật liên lạc với một người bạn làm thủy thủ trên tàu của Pháp để móc nối mua súng đạn, vũ khí, ngoài ra, còn vận động tướng tá, binh sĩ trong quân đội Nhật chuyển hướng theo cách mạng. Nhận thấy hiệu quả của công tác tuyên truyền, Nguyễn Bình lập đội vũ trang tuyên truyền Đông Triều, gồm 5 người, hình thành nền móng cho chiến khu sau này.

Ngày 9-3-1945, sau khi biết tin Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm Đông Dương, nhận thấy thời cơ đã tới, Nguyễn Bình báo cáo kế hoạch xin cấp trên cho đánh đồn Bần Yên Nhân (Hưng Yên). Với sự mưu trí, dũng cảm của mình, ông đã cải trang thành sĩ quan Nhật rồi cùng đồng đội đóng giả làm tùy tùng bình tĩnh tiến vào đồn giặc khiến chúng không hề nghi ngờ. Do hiệp đồng chặt chẽ từ trước, với sự táo bạo, phối hợp từ trong ra ngoài, đội quân do Nguyễn Bình phụ trách đã nhanh chóng chiếm đồn, bắt gọn trung đội địch mà không tốn nhiều sức lực.

Trung tướng Nguyễn Bình: Một thủ lĩnh đặc biệt

Sau trận đánh mẫu mực trên, Nguyễn Bình tiếp tục mở rộng tầm hoạt động. Với tầm nhìn chiến lược của mình, ông đã phát hiện ra khu vực Đông Triều (Quảng Ninh ngày nay) là địa bàn hội tụ được nhiều điều kiện thuận lợi. Chính vì vậy, từ đầu tháng 4-1945, ông đã tích cực tổ chức các hoạt động xúc tiến thành lập chiến khu tại đây. Đúng dịp đó, tại Hội nghị Quân sự Bắc Kỳ diễn ra vào trung tuần tháng 4-1945, Trung ương Đảng đã quyết định xây dựng 7 chiến khu trong toàn quốc, trong đó, có Chiến khu Trần Hưng Đạo (Chiến khu Đông Triều). Chủ trương đó càng giúp Nguyễn Bình có thêm quyết tâm để cùng các đồng chí, đồng đội khẩn trương xây dựng các đội du kích, gây dựng cơ sở, tạo dựng địa bàn. Sau một thời gian ngắn, trên địa bàn huyện Đông Triều và Chí Linh (Hải Dương ngày nay), các đội du kích đã phát triển mạnh mẽ, ngày càng lan rộng ra toàn bộ duyên hải Bắc Bộ.

Trung tướng Nguyễn Bình: Một thủ lĩnh đặc biệt
Trung tướng Nguyễn Bình ( đeo kính) tại chiến trường khu D. Ảnh Tư liệu.

Lúc này, khí thế chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền sôi sục trong cả nước. Mặc dù chưa có chỉ thị chính thức, song, với sự quyết đoán, khả năng nắm tình hình hết sức nhạy bén, Nguyễn Bình và các đồng chí lãnh đạo trên địa bàn quyết định phát động cuộc tổng tiến công. Chỉ trong ngày 8-6-1945, bốn đồn địch ở Đông Triều, Chí Linh, Mạo Khê, Tràng Bạch đã bị tiêu diệt. Từ đây, Chiến khu Trần Hưng Đạo ra đời.

Thắng lợi liên tiếp của Chiến khu Đông Triều đã tạo sự lan tỏa mạnh mẽ. Ngày 16-7-1945, Nguyễn Bình tiếp tục thay mặt ban lãnh đạo chiến khu triệu tập chỉ huy các trung đội du kích về tiến đánh Quảng Yên. Chỉ trong một đêm, đội quân đã làm chủ hoàn toàn tỉnh lỵ Quảng Yên và huyện Yên Hưng (đều thuộc Quảng Ninh ngày nay). Đây cũng là địa phương đầu tiên ở miền Bắc được giải phóng trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Trong thắng lợi này, Nguyễn Bình đóng vai trò hết sức quan trọng, vị thế của người thủ lĩnh xuất chúng tiếp tục được khẳng định.

Trung tướng Nguyễn Bình: Một thủ lĩnh đặc biệt

Trung tướng Nguyễn Bình: Một thủ lĩnh đặc biệt

Đất nước độc lập chưa được bao lâu, ngày 23-9-1945, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta tại Nam Bộ. Cuộc tấn công này đã khiến nhiều lực lượng, đảng phái khác tại miền Nam bị phân hóa sâu sắc, tình hình hết sức hỗn loạn. Trước tình thế đó, với tài dùng người của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định phái Nguyễn Bình, lúc đó đang giữ chức Tư lệnh Ủy ban quân sự liên tỉnh Duyên hải Đông Bắc vào Nam Bộ.

Trung tướng Nguyễn Bình: Một thủ lĩnh đặc biệt

Bác Hồ và các đồng chí Phạm Văn Đồng (đứng bên trái), Võ Nguyên Giáp ( bên phải) và Nguyễn Bình (đứng giữa) trước ngày đồng chí Nguyễn Bình nhận nhiệm vụ vào Nam Bộ.

Khi giao nhiệm vụ cho Nguyễn Bình, Người nói: “Bác nghĩ rằng các lực lượng vũ trang trong đó đang cần một chỉ huy tài năng để tập hợp cán bộ địa phương lại, nếu không sẽ có thể xảy ra nạn thập nhị sứ quân rất tai hại trong lúc này. Người chỉ huy đó phải biết rõ miền Nam, lại phải là một người có đủ bản lĩnh thu hút những tay giang hồ kiểu Bình Xuyên. Chú có thể đảm nhận được vai trò đó không?”.

Đáp lại niềm tin tưởng của Bác Hồ, Nguyễn Bình dõng dạc: “Bác đã tín nhiệm cháu, cháu xin nhận”.

Trước khi vào Nam, đại diện thành phố Cảng trao tặng Nguyễn Bình khẩu súng lục hiệu Wicker để làm kỷ niệm. Đáp lại những tình cảm thiêng liêng đó, ông nói: “Bác đã giao miền Nam cho Nguyễn Bình, thành phố Cảng tặng Nguyễn Bình khẩu súng này để hoàn thành nhiệm vụ Bác giao. Nguyễn Bình thề với khẩu súng này: Nếu để Nam Bộ mất, Nguyễn Bình sẽ chết với khẩu súng này”.

Trung tướng Nguyễn Bình: Một thủ lĩnh đặc biệt

Trung tướng Nguyễn Bình trong một chuyến công tác. Ảnh Tư liệu.

Nhận nhiệm vụ, một tháng sau, Nguyễn Bình đã có mặt tại Thủ Dầu Một (Bình Dương ngày nay) để cùng với một số nhân vật lãnh đạo địa phương tổ chức họp bàn thống nhất các lực lượng kháng chiến. Trong cuộc họp, Nguyễn Bình kêu gọi các lực lượng hãy gác bỏ những hiềm khích, mâu thuẫn, bất đồng, cùng tập hợp thành một lực lượng thống nhất chỉ đứng dưới sự chỉ đạo, điều hành của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại đây, ông nhận được sự ủng hộ của đông đảo mọi người và được bầu là Tư lệnh Giải phóng quân Nam Bộ.

Nguyễn Bình tiếp tục tìm gặp Tô Ký và Trần Văn Trà lúc này đang lãnh đạo liên quân Bà Điểm, Hóc Môn, Đức Hòa để họp bàn, đưa ra chủ trương xây dựng ngay căn cứ địa cách mạng lâm thời và tổ chức hội nghị gồm các lực lượng vũ trang ở khắp các tỉnh Nam Bộ để đoàn kết tất cả lại, dồn sức đánh Pháp. Sau khi nghe các ý kiến đề xuất, Nguyễn Bình quyết định chọn địa điểm xây dựng căn cứ là An Phú Xã, địa điểm hội tụ đủ những điều kiện “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”.

Cùng với quyết định thành lập căn cứ địa, Nguyễn Bình còn chỉ đạo thành lập Trường Quân chính Miền Đông (ngày 12-12-1945) với quan điểm xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng đi đôi với đào tạo cán bộ quân sự, phục vụ cho cuộc kháng chiến lâu dài. Với cương vị Hiệu trưởng Trường Quân chính và Khu bộ trưởng Khu 7, Nguyễn Bình đã chỉ đạo phân công phần lớn học sinh quân tỏa về các địa phương của Thủ Dầu Một, Biên Hòa để tổ chức phát động chiến tranh du kích, gây dựng chính quyền cơ sở.

Trung tướng Nguyễn Bình: Một thủ lĩnh đặc biệt

Hoàn thành một số công việc quan trọng bước đầu, Nguyễn Bình quyết định trực tiếp xâm nhập vào nội thành để nghiên cứu, đánh giá hoạt động của các lực lượng. Phát hiện những bất cập, thiếu hiệu quả, ông bàn với các lãnh đạo quyết định thống nhất các đơn vị vũ trang tự lập thành Ban Công tác thành, nòng cốt của lực lượng Biệt động Sài Gòn sau này. Tháng 3-1946, trên cương vị khu trưởng, Nguyễn Bình quyết định xây dựng một lực lượng chính quyền cơ sở, tổ chức theo từng địa bàn, nòng cốt là lực lượng Tự vệ thành để phối hợp chặt chẽ với Thành bộ Việt Minh Sài Gòn - Gia Định. Lực lượng này có nhiệm vụ đưa chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân vào trong lòng địch, từng bước xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân theo chỉ thị “kháng chiến kiến quốc” của Trung ương Đảng.

Với việc thành lập Trường Quân chính, Biệt động thành, Tự vệ thành, Nguyễn Bình đã góp phần đặt nền móng vững chắc để xây dựng lực lượng vũ trang miền Nam ngày càng lớn mạnh, khiến kẻ địch phải run sợ.

Trung tướng Nguyễn Bình: Một thủ lĩnh đặc biệt

Tượng Trung tướng Nguyễn Bình

Trước những cống hiến, đóng góp quan trọng cho cách mạng, trong đợt phong quân hàm tướng đầu tiên, tháng 1-1948, Nguyễn Bình đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh phong quân hàm Trung tướng, là Trung tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Thật tiếc, khi tài năng đang độ chín, uy tín đang ngày càng dâng cao, ngày 29-9-1951, Trung tướng Nguyễn Bình đã hy sinh trên đất bạn Campuchia trong chuyến công tác đặc biệt.

Tháng 2-1952, Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh số 84/SL truy tặng Trung tướng Nguyễn Bình Huân chương Quân công hạng Nhất. Ông là người đầu tiên trong quân đội được nhận huân chương cao quý này. Sau đó, Trung tướng Nguyễn Bình đã được Đảng và Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Huân chương Hồ Chí Minh.

Trung tướng Nguyễn Bình: Một thủ lĩnh đặc biệt

Trung tướng Nguyễn Bình: Một thủ lĩnh đặc biệt
Ảnh trái: Hội thảo Trung tướng Nguyễn Bình năm 2018; Ảnh phải: Cắt băng khánh thành nhà tưởng niệm Trung tướng Nguyễn Bình tại quê hương Trung tướng.
Trung tướng Nguyễn Bình: Một thủ lĩnh đặc biệt
Tư liệu của Báo Quân đội nhân dân viết về Trung tướng Nguyễn Bình.

  • Trung tướng Nguyễn Bình: Một thủ lĩnh đặc biệt
  • Nội dung: VĂN CHIỂN

    Ảnh: Tư liệu

    Kỹ thuật, đồ họa: VĂN PHONG - TÔ NGỌC

top