LONGFORMMở ra triển vọng hợp tác mới giữa Việt Nam và BRICS

Mở ra triển vọng hợp tác mới giữa Việt Nam và BRICS

Mở ra triển vọng hợp tác mới giữa Việt Nam và BRICS

-------------------***-------------------

Nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng tại Kazan, Liên bang Nga từ ngày 23 đến 24-10. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham dự ở Cấp cao một hoạt động của Hội nghị BRICS mở rộng.

-------------------***-------------------

Mở ra triển vọng hợp tác mới giữa Việt Nam và BRICS
tổ chức đa phương có tầm ảnh hưởng ngày càng tăng

BRICS được thành lập năm 2006 ở cấp Bộ trưởng Ngoại giao ban đầu gồm 4 nước Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil; sau phát triển lên cấp Hội nghị thượng đỉnh năm 2009, kết nạp Nam Phi từ năm 2010. Gần hai thập niên kể từ khi thành lập, BRICS chứng kiến một làn sóng mở rộng cho thấy sức hút mạnh mẽ của tổ chức này khi tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 15 tổ chức tại Nam Phi năm 2023, BRICS công bố kết nạp 4 thành viên, gồm: Ai Cập, Ethiopia, Iran và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).

Mở ra triển vọng hợp tác mới giữa Việt Nam và BRICS
5 nước thành viên chủ chốt của BRICS. Ảnh: Getty

Với việc mở rộng thành viên, BRICS đang dần trở thành một tập hợp lực lượng của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển có quy mô lớn nhất thế giới và tiềm lực ngày càng to lớn; đã và đang trở thành một tổ chức đa phương có uy tín và tầm ảnh hưởng ngày càng tăng, cơ chế hợp tác toàn diện, nhận được sự quan tâm ngày càng lớn của đông đảo các quốc gia trên thế giới. Điều đặc biệt là BRICS hiện có 2 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới tiếp tục bày tỏ quan tâm tới khối.

Mở ra triển vọng hợp tác mới giữa Việt Nam và BRICS
Ảnh trái: Các nhà lãnh đạo 5 nước thành viên tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS năm 2016 diễn ra ở Trung Quốc. Ảnh: Flickr. Ảnh phải: Lãnh đạo các nước thành viên nhóm BRICS (từ trái sang): Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại một diễn đàn trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Johannesburg (Nam Phi) ngày 22-8-2023.

Hợp tác của BRICS dựa trên ba trụ cột:

- Hợp tác chính trị - an ninh

- Hợp tác kinh tế - tài chính

- Hợp tác văn hóa và giao lưu nhân dân.

Các cơ chế hợp tác nổi bật gồm:

- Hội nghị thượng đỉnh

- Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao

- Các Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành

- Ngân hàng phát triển mới (NDB)

- Các hội đồng/liên minh/cơ chế hợp tác chuyên ngành và các cơ chế đối thoại với các nước không phải thành viên.

Mục tiêu ban đầu của BRICS là thúc đẩy hợp tác, phối hợp chính sách giữa các nền kinh tế mới nổi. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh giữa các nước lớn trong thời gian gần đây ngày càng gay gắt, BRICS dần trở thành một tập hợp lực lượng có vai trò và tiếng nói lớn hơn, thúc đẩy hình thành trật tự thế giới mới.

Trong khuôn khổ BRICS, có một số cơ chế tham gia dành cho các nước không phải thành viên BRICS, như: Tham gia Ngân hàng NDB; tham gia các diễn đàn/đối thoại trong khuôn khổ BRICS mở rộng với tư cách nước khách mời như Hội nghị các Nhà lãnh đạo BRICS mở rộng, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao BRICS mở rộng và một số hội nghị, đối thoại về các lĩnh vực cụ thể (an ninh, phát triển đô thị…).

"Về quy mô kinh tế, đến nay BRICS đóng góp khoảng 37% GDP toàn cầu (tính theo sức mua tương đương), chiếm gần 50% dân số toàn cầu, 49% sản lượng lúa mỳ, 43% sản lượng dầu mỏ toàn cầu và 25% xuất khẩu hàng hóa của thế giới", Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại LB Nga Đặng Minh Khôi cho biết.

Mở ra triển vọng hợp tác mới giữa Việt Nam và BRICS
Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 14 được tổ chức trực tuyến tại vùng Moscow, Nga. Ảnh: Sputnik

Cùng xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn

Hội nghị các nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng năm 2024 có sự tham dự của lãnh đạo hơn 30 nước, cùng nhiều khách mời là đại diện các tổ chức quốc tế; là hoạt động nằm trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh BRICS lần thứ 16. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới tiếp tục biến động phức tạp. Kinh tế toàn cầu có xu hướng cải thiện nhưng tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là nguy cơ suy giảm tăng trưởng, lạm phát cao kéo dài, đứt gãy chuỗi cung ứng, biến đổi khí hậu và các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống toàn cầu tác động sâu rộng đến nỗ lực phục hồi kinh tế và phát triển bền vững của các quốc gia. Bên cạnh đó, những xu thế phát triển mới của thời đại, nhất là chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và sự phát triển vượt trội của công nghệ, trí tuệ nhân tạo cũng đang mở ra triển vọng phát triển và hợp tác cho các nền kinh tế mới nổi.

Mở ra triển vọng hợp tác mới giữa Việt Nam và BRICS
Đảng Nước Nga Thống nhất đăng cai tổ chức Diễn đàn liên đảng quốc tế BRICS+ với chủ đề “Đa số toàn cầu vì một thế giới đa cực” từ ngày 16 đến 19-6-2024 tại Vladivostok, Liên bang Nga. Ảnh: Ban Đối ngoại Trung ương

Với chủ đề “BRICS với Nam bán cầu: Cùng xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn”, hội nghị tập trung thảo luận về tăng cường hợp tác giữa BRICS với các nước đang phát triển nhằm xây dựng hệ thống quản trị quốc tế cân bằng và công bằng hơn. Theo đó, các nhà lãnh đạo sẽ tập trung trao đổi về các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng cường kết nối kinh tế giữa BRICS với các nước Nam bán cầu, tăng cường hợp tác trong ứng phó với các thách thức toàn cầu, đẩy mạnh các động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, xây dựng một hệ sinh thái quản trị toàn cầu cân bằng, hiệu quả, bao trùm, đề cao vai trò và tiếng nói của các nước đang phát triển.

Mở ra triển vọng hợp tác mới giữa Việt Nam và BRICS
Nga đang đảm nhận vai trò chủ tịch luân phiên của BRICS. Ảnh: Reuters

Những năm gần đây, theo lời mời của các nước Chủ tịch BRICS, Việt Nam đã cử đại diện tham dự một số hoạt động trong khuôn khổ BRICS mở rộng, như Diễn đàn liên đảng quốc tế BRICS mở rộng và Hội nghị bàn tròn các chính đảng Nga-ASEAN (tháng 6-2024), Đối thoại BRICS với các nước đang phát triển trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao BRICS (tháng 6-2024); Hội nghị BRICS-châu Phi và Hội nghị đối thoại BRICS mở rộng (tháng 8-2023)...

Mở ra triển vọng hợp tác mới giữa Việt Nam và BRICS
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin tại Việt Nam hồi tháng 6-2024. Ảnh: VGP

Việc Việt Nam tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng năm 2024 theo lời mời của nước Chủ tịch BRICS cho thấy sự coi trọng của các quốc gia thành viên BRICS đối với vị thế, vai trò của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại LB Nga Đặng Minh Khôi cho biết, nước chủ nhà hết sức coi trọng sự tham dự của Việt Nam tại Hội nghị các nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng lần này. Việc Thủ tướng Phạm Minh Chính lần đầu tiên tham dự hội nghị sẽ mở ra triển vọng hợp tác mới giữa Việt Nam và BRICS, trước hết là cơ hội để thúc đẩy hợp tác sâu rộng với các quốc gia thành viên và đối tác của BRICS, đồng thời cho phép tiếp cận với các cơ chế, nguồn lực dồi dào, thị trường rộng lớn của BRICS phục vụ cho các mục tiêu phát triển đất nước, cũng như cơ hội phối hợp nỗ lực trong giải quyết các vấn đề cấp bách của chương trình nghị sự toàn cầu.

Mở ra triển vọng hợp tác mới giữa Việt Nam và BRICS
Ảnh trái: Thượng tướng Lương Tam Quang (nay là Đại tướng), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an dự Hội nghị Lãnh đạo cấp cao phụ trách an ninh các nước diễn ra tại thành phố Saint Petersburg, Liên bang Nga, ngày 11-9-2024. Ảnh: Nhân Dân
Ảnh phải: Đồng chí Nguyễn Minh Tâm, Phó trưởng Ban Đối ngoại Trung ương, dự Diễn đàn liên đảng quốc tế BRICS+ và Hội nghị bàn tròn bên lề Diễn đàn này từ ngày 16 đến 19-6-2024 tại Vladivostok, Liên bang Nga. Ảnh: Ban Đối ngoại Trung ương

Bên cạnh đó, việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng trong thời gian Nga đảm nhiệm cương vị Chủ tịch BRICS còn phát đi thông điệp về mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam và Liên bang Nga, là sự tiếp nối và phát huy hiệu quả mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước đã được xây dựng và củng cố qua nhiều thập kỷ, dựa trên nền tảng của sự tin cậy, hợp tác bền vững và tôn trọng lẫn nhau.

Mở ra triển vọng hợp tác mới giữa Việt Nam và BRICS
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng tham dự Đối thoại cấp Bộ trưởng BRICS và các nước đang phát triển trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao BRICS, tháng 6-2024 tại Nizhny Novgorod, Liên bang Nga. Ảnh: BNG

Chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính còn là cơ hội để Việt Nam tiếp tục triển khai mạnh mẽ đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng XIII: Độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại; truyền tải thông điệp về một Việt Nam phát triển, năng động, đổi mới, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả. Việt Nam ủng hộ vai trò của các diễn đàn và cơ chế hợp tác đa phương, trong đó có BRICS, hoạt động trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và phù hợp với luật pháp quốc tế, đề cao tiếng nói của các nước đang phát triển trong quản trị toàn cầu cũng như trong giải quyết các thách thức chung, góp phần xây dựng một trật tự thế giới đa cực và công bằng, đóng góp vào hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và toàn thế giới.

Mở ra triển vọng hợp tác mới giữa Việt Nam và BRICS
Nhiều quốc gia bày tỏ sự quan tâm đến BRICS. Ảnh: Latindadd

  • Mở ra triển vọng hợp tác mới giữa Việt Nam và BRICS
  • Nội dung: LINH OANH
  • Kỹ thuật, đồ họa: TÔ NGỌC

top