LONGFORMGần dân, trọng dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng – Kinh nghiệm từ Đảng bộ Thành phố Hà Nội

Gần dân, trọng dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng – Kinh nghiệm từ Đảng bộ Thành phố Hà Nội

Gần dân, trọng dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng – Kinh nghiệm từ Đảng bộ Thành phố Hà Nội

Phải khẳng định rằng, kể từ khi việc triển khai Quyết định số 2200-QĐ/TU ngày 25-5-2017 của Thành ủy Hà Nội được tiến hành sâu rộng, các cuộc tiếp xúc, đối thoại với người dân có tác dụng rất lớn đối với các địa phương, thông qua đó góp phần ổn định tình hình chính trị trên địa bàn, đặc biệt khi thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại Thủ đô, không còn đại biểu Hội đồng nhân dân cấp phường. Cùng với việc áp dụng triệt để phương châm “5 rõ”: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ, rõ hiệu quả, việc đối thoại với người dân đã có những đột phá, mang tính hiệu quả cao.

Gần dân, trọng dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng – Kinh nghiệm từ Đảng bộ Thành phố Hà Nội

Trong bài phát biểu tại Hội nghị sơ kết Quyết định số 2200/QĐ-TU, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội đã chỉ rõ, điểm nổi bật trong Quy chế của Hà Nội khi thực hiện Quyết định số 2200 là thực hiện đúng phương châm 5 rõ: “Rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ trách nhiệm và rõ hiệu quả”; trong đó, quy định rõ người chịu trách nhiệm về công tác đối thoại (người đứng đầu cấp ủy, chính quyền); cơ quan chủ trì tham mưu (văn phòng cấp ủy, văn phòng Hội đồng nhân dân, văn phòng Ủy ban nhân dân), cơ quan phối hợp tham mưu (Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan liên quan), cơ quan theo dõi, giám sát thực hiện kết luận sau tiếp xúc, đối thoại (Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội), cơ quan đôn đốc, kiểm tra, giám sát, báo cáo việc thực hiện Quy chế (cấp thành phố là Ban Dân vận Thành ủy chủ trì, phối hợp với các ban xây dựng Đảng và Văn phòng Thành ủy); quy định cụ thể thời gian tiến hành các công việc…

Chính nhờ việc áp dụng phương châm 5 rõ trong thực hiện Quyết định số 2200 mà công tác tiếp xúc, đối thoại với người dân ở các địa phương trên địa bàn Thủ đô đã dần đi vào chiều sâu, đạt kết quả tích cực, chứ không mang tính chất bề nổi, một chiều.

Gần dân, trọng dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng – Kinh nghiệm từ Đảng bộ Thành phố Hà Nội
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Tổ dân phố số 3, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.

“Tại phường Việt Hưng, khi thực hiện bất kỳ cuộc đối thoại hay tiếp xúc nào với người dân, chúng tôi đều xác định rất rõ xem ai sẽ là người chịu trách nhiệm trả lời, và trả lời thì đạt kết quả đến đâu, có thấu tình đạt lý hay chưa, trả lời xong thì thực hiện trách nhiệm, thực hiện lời hứa với nhân dân như thế nào, chứ không phải trả lời xong thì để đó, mà trả lời xong phải cụ thể hóa vào việc làm, hiệu quả đạt được sau đó”, Bí thư Đảng ủy phường Việt Hưng, quận Long Biên Đinh Quang Luận nhấn mạnh.

Rõ ràng, tiếp xúc, đối thoại có vai trò quan trọng trong việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất của cán bộ, đảng viên và nhân dân, nâng cao nhận thức, thực hiện tốt công tác tư tưởng cho cán bộ và người dân nhằm góp phần giải quyết những băn khoăn, vướng mắc, bức xúc, những vấn đề phức tạp tại địa phương... Với việc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu, đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành theo phương châm 5 rõ, chất lượng các cuộc tiếp xúc, đối thoại từ đó cũng được nâng lên rõ rệt.

Gần dân, trọng dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng – Kinh nghiệm từ Đảng bộ Thành phố Hà Nội

Nhắc đến những kết quả nổi bật từ việc triển khai Quyết định số 2200-QĐ/TU, Bí thư Đảng ủy phường Việt Hưng Đinh Quang Luận cho rằng, một trong những kết quả nổi bật chính là từ những cuộc đối thoại này, cán bộ đến gần hơn với nhân dân, nắm bắt, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của người dân, từ đó có những chỉ đạo sát đúng, giải quyết được căn cốt những khó khăn, vướng mắc người dân đang gặp phải.

Gần dân, trọng dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng – Kinh nghiệm từ Đảng bộ Thành phố Hà Nội
Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND quận Long Biên với thanh niên năm 2022.
Gần dân, trọng dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng – Kinh nghiệm từ Đảng bộ Thành phố Hà Nội
Hội nghị đối thoại là cơ hội để thanh niên quận Long Biên bày tỏ tâm tư, nguyện vọng.

Lấy ví dụ về việc giải quyết đền bù mặt bằng cho người dân, theo đồng chí Đinh Quang Luận, nếu như trước đây, việc giải quyết đền bù mặt bằng thường tương đối chậm trễ, nhưng hiện nay, thông qua các cuộc đối thoại, việc người dân được nhận đền bù sớm là hoàn toàn có thể thực hiện.

“Hình dung một mảnh đất được đền bù số tiền lên tới vài tỷ đồng, nếu giải quyết được đền bù mặt bằng sớm ngày nào thì người dân có tiền để gửi tiết kiệm hay gia tăng tài sản bằng nhiều phương thức khác nhau là cực kỳ có lợi cho dân, nên nếu việc đối thoại mang lại hiệu quả, giúp người dân giải quyết được ngay những vấn đề dân sinh, liên quan trực tiếp đến lợi ích của mình thì rất được đồng tình, ủng hộ. Đấy cũng chính là áp dụng “rõ hiệu quả” trong phương châm “5 rõ””, đồng chí Đinh Quang Luận nhấn mạnh.

Trao đổi tại Hội nghị sơ kết thực hiện Quyết định số 2200-QĐ/TU, Bí thư Quận uỷ Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng dẫn chứng những con số cụ thể với việc 5 năm qua, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền từ quận đến phường đã trao đổi, làm rõ và trả lời trực tiếp tại hội nghị 2.052/2.646, đạt 77,5% ý kiến, kiến nghị, đề xuất của nhân dân. Quận Tây Hồ cũng chỉ đạo lựa chọn những vấn đề liên quan thiết thực đến đời sống dân sinh, cần sự góp ý, chia sẻ, đồng thuận của nhân dân như: Công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng - đô thị, giải phóng mặt bằng, vệ sinh môi trường để thực hiện đối thoại...

Nhờ thực hiện có hiệu quả Quyết định số 2200-QĐ/TU, trong hai năm 2021, 2022 chỉ số cải cách hành chính của quận Tây Hồ đứng thứ 5/30 quận, huyện, thị xã. 9 tháng năm 2022, quận Tây Hồ đã đạt và vượt 17/21 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, thu ngân sách đã vượt 41% dự toán năm…

Gần dân, trọng dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng – Kinh nghiệm từ Đảng bộ Thành phố Hà Nội

Cùng dẫn chứng về việc đối thoại đã giúp giải quyết những việc khó, việc “nóng”, Bí thư Quận ủy Ba Đình Hoàng Minh Dũng Tiến cho biết, từ đối thoại, nhiều kiến nghị của nhân dân đã được các cơ quan chức năng tham mưu xử lý giải quyết hiệu quả như: Dự án đường vành đai 1, dự án đường Liễu Giai - Núi Trúc, Núi Trúc - Sơn Tây... Tại huyện Quốc Oai, cùng với việc tổ chức các cuộc đối thoại định kỳ, đối thoại đột xuất tập trung vào các vấn đề dân sinh như: Giải phóng mặt bằng, quản lý đất đai, vi phạm trật tự xây dựng đã thu hút hàng nghìn người tham dự, tiếp thu hàng trăm ý kiến và giải quyết trực tiếp nhiều ý kiến ngay tại hội nghị đối thoại.

Tại huyện Mê Linh, một huyện ngoại thành của Hà Nội, sau 5 năm thực hiện Quyết định số 2200-QĐ/TU, huyện đã tổ chức nhiều hội nghị đối thoại định kỳ theo chuyên đề với các chủ đề nhân dân quan tâm... Nhờ thực hiện tốt đối thoại, từ một địa bàn “nóng” về vấn đề quản lý đất đai, trật tự xây dựng, huyện đã từng bước ổn định tình hình.

Gần dân, trọng dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng – Kinh nghiệm từ Đảng bộ Thành phố Hà Nội
Đối thoại tại quận Long Biên, TP Hà Nội.

Đồng chí Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Tam Đồng, huyện Mê Linh, TP Hà Nội chia sẻ: “Tại địa phương chúng tôi, trước đây vấn đề điện đường trường trạm là những vấn đề cấp bách nhất, phần nào gây bức xúc trong nhân dân, nhưng sau những buổi đối thoại trực tiếp thì các vấn đề này đang dần được giải quyết. Hiện tại, tại địa phương chúng tôi đã có trường học đạt chuẩn quốc gia, nhiều trường học được xây dựng khang trang sạch sẽ, trạm y tế cũng đang trong giai đoạn tu bổ, thực hiện dự án mới... Những vấn đề nóng, liên quan sát sườn đến lợi ích của người dân được giải quyết nên nhân dân rất đồng tình ủng hộ và phấn khởi”.

Gần dân, trọng dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng – Kinh nghiệm từ Đảng bộ Thành phố Hà Nội
Đối thoại với các nhà khoa học đã mở ra cho nông dân ngoại thành Hà Nội nhiều hướng phát triển, trong đó, trồng và chăm sóc hoa chất lượng cao đang được bà con nông dân quan tâm thực hiện. Ảnh: Trần Yến

Còn theo đồng chí Nguyễn Văn Quang, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND thị trấn Chi Đông, huyện Mê Linh, sau các cuộc tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân đặc biệt khi người đứng đầu địa phương dám thể hiện vai trò “rõ trách nhiệm” sẽ tạo được sự đồng thuận cao thì những vấn đề nóng như việc các dự án có sử dụng đất trên địa bàn cũng đã được nhân dân hiểu, chấp hành việc đền bù giải phóng mặt bằng, đảm bảo không để xảy ra cưỡng chế, thu hồi, gây bức xúc cho nhân dân. Quyết định thực hiện rất sát thực tế, cơ sở.

Theo đánh giá từ kết quả 5 năm thực hiện Quyết định số 2200-QĐ/TU, thông qua tiếp xúc, đối thoại, lắng nghe ý kiến của nhân dân, Thành ủy Hà Nội đã xác định rõ hơn, lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt hơn việc xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn, khơi thông “điểm nghẽn”. Đặc biệt, bên cạnh các chương trình công tác toàn khóa, Thành ủy đã lựa chọn những vấn đề khó, có vướng mắc để ban hành các nghị quyết chuyên đề và các chỉ thị rất trúng và đúng, đáp ứng kịp thời đòi hỏi cấp thiết từ thực tiễn phát triển của thành phố, được nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao.

Gần dân, trọng dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng – Kinh nghiệm từ Đảng bộ Thành phố Hà Nội
Chăm sóc hoa tại huyện Mê Linh, TP Hà Nội. Ảnh: Trần Yến

Gần dân, trọng dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng – Kinh nghiệm từ Đảng bộ Thành phố Hà Nội

Nhờ thực hiện triệt để phương châm “5 rõ” mà tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Quyết định số 2200-QĐ/TU, các đại biểu đều có chung đánh giá, hiệu quả mà các cuộc tiếp xúc, đối thoại mang lại là rất lớn. Trong đó, một trong những hiệu quả đặc biệt mà hoạt động tiếp xúc, đối thoại mang lại chính là đã góp phần tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt hơn các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo, điều hành của địa phương, nâng cao tính xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; tạo đồng thuận cao trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của thành phố; nhất là đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân khi triển khai những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, điển hình trong công tác phòng, chống đại dịch Covid-19.

Gần dân, trọng dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng – Kinh nghiệm từ Đảng bộ Thành phố Hà Nội
Đối thoại dân chủ, gỡ các nút thắt trong phát triển kinh tế xã hội đã tạo nhiều cơ hội làm ăn cho người dân Thủ đô. Ảnh: Trần Yến
Gần dân, trọng dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng – Kinh nghiệm từ Đảng bộ Thành phố Hà Nội
Một góc Thủ đô. Ảnh: Trần Yến

Rõ ràng, điều này đã phản ánh đúng yêu cầu khi ra Quyết định số 2200-QĐ/TU, khi yêu cầu đầu tiên đặt ra trong tiếp xúc, đối thoại chính là trực tiếp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, sáng kiến, phản ánh, kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức công tác xã hội và các tầng lớp nhân dân về xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và thực hiện các nhiệm vụ chính trị của thành phố.

Theo đồng chí Đinh Quang Luận, Bí thư Đảng ủy phường Việt Hưng, quận Long Biên, thông qua các kênh tiếp xúc, đối thoại, người đứng đầu địa phương có cơ hội để tuyên truyền những chủ trương của các cấp, từ địa phương đến thành phố cũng như Trung ương tới nhân dân một cách trực quan, sinh động, không giáo điều. Thông qua hoạt động đối thoại, người đứng đầu vừa trả lời những thắc mắc, đề xuất, kiến nghị của người dân, vừa thể hiện vai trò cầu nối, đưa những định hướng lớn, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng tới nhân dân. Không những thế, chính những cuộc đối thoại cũng là cơ hội để cho người đứng đầu, cán bộ, đảng viên, công chức nhà nước nhìn lại xem mình đã thực hiện sát, đúng, trúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hay chưa. “Muốn dân hiểu, dân tin, dân làm theo, thì chính những cán bộ, người đứng đầu phải gương mẫu, đi đầu. Như vậy, hiệu quả từ hoạt động tiếp xúc, đối thoại có thể ví như “một mũi tên trúng nhiều đích”, đồng chí Đinh Quang Luận nhấn mạnh.

Gần dân, trọng dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng – Kinh nghiệm từ Đảng bộ Thành phố Hà Nội

Đồng quan điểm này, đồng chí Đặng Thúy Vân, Chủ tịch UBND phường Việt Hưng, quận Long Biên chia sẻ, thông qua tiếp xúc, đối thoại không chỉ giúp nắm tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất của cán bộ, đảng viên và nhân dân, giải quyết những vấn đề nóng, bức xúc mà đối thoại còn là kênh hữu hiệu nâng cao nhận thức, thực hiện tốt công tác tư tưởng cho cán bộ và người dân... Đồng thời làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu, chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong việc góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, đó chính là phát huy tính Đảng trong đối thoại, tiếp xúc.

Gần dân, trọng dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng – Kinh nghiệm từ Đảng bộ Thành phố Hà Nội
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đối thoại với phụ nữ Thủ đô.

Như vậy, hiệu quả thông qua hoạt động tiếp xúc, đối thoại với nhân dân chính là các cấp ủy, chính quyền đã từng bước thay đổi nhận thức, phương thức lãnh đạo, điều hành, quản lý; ý thức, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền được nâng lên, hệ thống chính trị vào cuộc giải quyết các vấn đề, vụ việc nhanh hơn, các chính sách ban hành phù hợp với thực tiễn và đi vào cuộc sống thực chất hơn.

Anh Phạm Quang Thắng, Tổ dân phố số 6, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm cho biết: Việc tiếp xúc, đối thoại tại phường diễn ra hằng năm, nhờ đó, các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước được tuyên truyền đến người dân một cách kịp thời, chính xác. Mọi tầng lớp nhân dân đều có cơ hội tiếp cận với các thông tin chính thống.

Gần dân, trọng dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng – Kinh nghiệm từ Đảng bộ Thành phố Hà Nội
Nhờ đối thoại đã giải quyết việc khó đã tạo nên sức bật trong phát triển kinh tế tại nhiều địa phương của TP Hà Nội. Ảnh: Tuấn Huy

Theo đồng chí Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Tam Đồng, huyện Mê Linh, TP Hà Nội, người vừa trực tiếp tham dự cuộc đối thoại giữa Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng với đại biểu phụ nữ Thủ đô tổ chức ngày 30-11, thì việc đối thoại trực tiếp với đồng chí đứng đầu thành phố khiến chị em phụ nữ rất phấn khởi, tự hào. Cuộc đối thoại có ý nghĩa đặc biệt với chị em phụ nữ, giúp gắn kết các đoàn thể đồng thời đưa những tâm tư, nguyện vọng của chị em phụ nữ đến với người đứng đầu. Không những thế, từ cuộc đối thoại trực tiếp với người đứng đầu thành phố, chị em phụ nữ đã nắm bắt được đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, từ đó thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền, xây dựng gắn kết giữa Đảng, chính quyền với người dân. Đồng thời, hoạt động phụ nữ tại địa phương cũng sẽ được cải thiện khi chính những chị em phụ nữ tham dự đối thoại cũng là những cán bộ tham gia công tác hội.

Gần dân, trọng dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng – Kinh nghiệm từ Đảng bộ Thành phố Hà Nội
Đối thoại, tiếp xúc góp phần giải quyết nhiều việc nóng, việc khó trong đó có việc giải phóng mặt bằng trên địa bàn TP Hà Nội. Ảnh: Tuấn Huy

Rõ ràng, những kết quả đạt được trong 5 năm thực hiện Quyết định số 2200 là rất lớn, tạo ra bầu không khí dân chủ, cởi mở ở tất cả các cấp, ngành, lĩnh vực; tập trung giải quyết những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân; góp phần giải quyết nhiều việc khó, tạo đồng thuận cao trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của thành phố. Hơn thế, tác dụng hiệu quả lớn hơn nữa mà đối thoại, tiếp xúc mang lại còn là giúp cán bộ “tự soi, tự sửa”, nâng cao tính phê bình, tự phê bình trong Đảng; phát huy dân chủ cơ sở tại các đảng bộ…

Về dài hạn, nội dung cốt lõi của Quyết định số 2200-QĐ/TU của Thành ủy Hà Nội được cho sẽ tiếp tục lan tỏa rộng rãi trong cả hệ thống chính trị, góp phần tích cực trong thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng của Thủ đô Hà Nội.

Gần dân, trọng dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng – Kinh nghiệm từ Đảng bộ Thành phố Hà Nội

Gần dân, trọng dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng – Kinh nghiệm từ Đảng bộ Thành phố Hà Nội

Thủ đô Hà Nội với khát vọng phát triển. Ảnh: Tuấn Huy

  • Gần dân, trọng dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng – Kinh nghiệm từ Đảng bộ Thành phố Hà Nội
  • Nội dung: NHÓM PV BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN ĐIỆN TỬ
  • Ảnh: Báo QĐND, CTV
  • Kỹ thuật, đồ họa: TÔ NGỌC

top