LONGFORMĐể mô hình chính quyền đô thị thực sự phát huy hiệu quả tại Thành phố Hồ Chí Minh (Bài 2)

Để mô hình chính quyền đô thị thực sự phát huy hiệu quả tại Thành phố Hồ Chí Minh (Bài 2)

Để mô hình chính quyền đô thị thực sự phát huy hiệu quả tại Thành phố Hồ Chí Minh (Bài 2)
Để mô hình chính quyền đô thị thực sự phát huy hiệu quả tại Thành phố Hồ Chí Minh (Bài 2)

Mặc dù, từ tháng 5-2021, chịu ảnh hưởng nặng nề do sự bùng phát của dịch Covid-19, gây ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội của TP Hồ Chí Minh, nhưng theo ghi nhận từ các quận, huyện cho thấy, đến nay, việc thực hiện mô hình chính quyền đô thị bước đầu đã đem lại những hiệu quả tích cực.

Để mô hình chính quyền đô thị thực sự phát huy hiệu quả tại Thành phố Hồ Chí Minh (Bài 2)

Sau hai lần đề xuất thí điểm mô hình chính quyền đô thị vào năm 2007 và 2014 nhưng không được chấp thuận, đến năm 2021, việc triển khai mô hình chính quyền đô thị, không cần thí điểm tại TP Hồ Chí Minh đã được Quốc hội thông qua với Nghị quyết số 131/2020/QH14. Như vậy, sau gần 15 năm ấp ủ, việc triển khai mô hình chính quyền đô thị, không cần thí điểm tại thành phố lớn nhất cả nước được kỳ vọng sẽ làm tinh gọn bộ máy, tiết kiệm ngân sách và hiệu quả quản lý cho TP Hồ Chí Minh.

Theo Nghị quyết số 131/2020/QH14, một trong những nội dung trọng tâm của chính quyền đô thị TP Hồ Chí Minh là không tổ chức hội đồng nhân dân (HĐND) tại 16 quận và 249 phường. Các văn phòng HĐND- UBND quận, phường đổi tên thành văn phòng UBND.

Mô hình chính quyền thành phố được tổ chức như sau: TP Hồ Chí Minh, thành phố thuộc TP Hồ Chí Minh và các đơn vị huyện, xã, thị trấn là cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND; ở đơn vị quận và phường là UBND quận, UBND phường. UBND quận, phường là cơ quan hành chính nhà nước ở quận, phường, làm việc theo chế độ thủ trưởng.

Ở quận và phường không tổ chức HĐND, quyền đại diện của người dân tiếp tục được duy trì và phát huy thông qua các kênh như: Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội; Thường trực HĐND thành phố, các ban, tổ đại biểu, đại biểu HĐND thành phố, cấp ủy, MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội các cấp. Sự phản ánh của khu phố và ý kiến trực tiếp của người dân thông qua hoạt động của Ban thanh tra nhân dân phường và Ban công tác Mặt trận Tổ quốc ở khu dân cư. UBND các phường tăng cường công tác giao ban với trưởng khu phố. UBND quận giao ban với UBND phường để kịp thời nắm tình hình và giải quyết nguyện vọng của người dân.

Để mô hình chính quyền đô thị thực sự phát huy hiệu quả tại Thành phố Hồ Chí Minh (Bài 2)

Khi thực hiện mô hình chính quyền đô thị, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh ủy quyền cho chủ tịch các quận, huyện; giám đốc các sở, ngành thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND thành phố. Cụ thể, ủy quyền cho Ban Quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp thành phố thực hiện thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường đối với các dự án đầu tư trong khu chế xuất, khu công nghiệp. Ủy quyền cho UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện giải quyết một số thủ tục về quỹ xã hội, quỹ từ thiện; thành lập cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19 thuộc tầng 1 theo mô hình tháp 3 tầng tại địa phương…

Mặc dù khi thực hiện chính quyền đô thị, TP Hồ Chí Minh không còn HĐND quận, phường; công chức tư pháp - hộ tịch được chủ tịch phường ủy quyền ký chứng thực - sao y nhưng quyền đại diện, quyền dân chủ và quyền được tiếp nhận thông tin của người dân vẫn được bảo đảm và duy trì ở mức độ cao như trước đây.

Theo đồng chí Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, thành phố đã triển khai thực hiện nghiêm, khẩn trương, đúng pháp luật theo Nghị quyết số 131/2020/QH14, không làm gián đoạn đơn vị hành chính, các địa phương không ảnh hưởng đến hoạt động công vụ, tổ chức bộ máy ổn định, đội ngũ công chức sắp xếp hợp lý. Việc giải quyết chính sách đúng chế độ, chính sách với nhiều giải pháp linh hoạt.

Để mô hình chính quyền đô thị thực sự phát huy hiệu quả tại Thành phố Hồ Chí Minh (Bài 2)

Trong buổi giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 131/2020/QH14 của HĐND TP Hồ Chí Minh đối với UBND thành phố cuối tháng 9-2022, thay mặt UBND thành phố báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết, Giám đốc Sở Nội vụ thành phố Huỳnh Thanh Nhân cho biết, công tác quán triệt, tuyên truyền và tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 131/2020/QH14 đã từng bước đi vào chiều sâu; việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức, bộ máy các cơ quan, đơn vị khi thực hiện tổ chức chính quyền đô thị được tiến hành khẩn trương, nghiêm túc, tinh gọn, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả hoạt động; công tác cán bộ về cơ bản hoàn thành tốt.

Để mô hình chính quyền đô thị thực sự phát huy hiệu quả tại Thành phố Hồ Chí Minh (Bài 2)

Đến nay, đa số cán bộ được sắp xếp, bố trí lại phù hợp với trình độ chuyên môn và nguyện vọng, cơ bản thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Bộ máy, cơ cấu tổ chức của quận, phường được tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Cơ quan hành chính ở quận, phường tích cực, chủ động điều hành, quyết định nhanh chóng những vấn đề cấp bách tại địa phương. Chính quyền đô thị thành phố thường xuyên lắng nghe, nắm bắt, giải quyết kịp thời tâm tư, nguyện vọng của nhân dân...

Là một trong những quận được Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi tin tưởng giao nhiệm vụ phải là địa phương đi đầu trong thực hiện xây dựng chính quyền đô thị, thời gian qua, quận 7 đã nỗ lực triển khai tổ chức mô hình chính quyền đô thị trên địa bàn một cách chủ động, tích cực, đạt được những kết quả khả quan.

Đồng chí Lê Văn Thành, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 7.

Theo đồng chí Lê Văn Thành, Phó chủ tịch UBND quận 7, quận đã tập trung thực hiện sắp xếp, kiện toàn bộ máy, quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp; thực hiện chính sách tinh giản biên chế và các hồ sơ liên quan đến tổ chức doanh nghiệp; công tác xây dựng đề án chính quyền điện tử, đô thị thông minh được đẩy mạnh; công tác cải cách hành chính đạt hiệu quả khi tỷ lệ giải quyết hồ sơ hành chính đúng hạn của quận đạt 99,9%, tỷ lệ đánh giá sự hài lòng của người dân đạt 99,93%...

Đánh giá về hiệu quả của chính quyền đô thị, Phó chủ tịch UBND quận 7 cho rằng, việc thực hiện chính quyền đô thị đã giúp giảm các cuộc họp không cần thiết, tăng trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu. Vai trò, trách nhiệm của cán bộ công chức từ quận đến phường được nâng cao, hướng về cơ sở phục vụ người dân. Từ mô hình chính quyền đô thị giúp địa phương xác định những công trình trọng điểm, phân công trách nhiệm từng đơn vị, hạn chế chồng chéo trong xử lý công việc. Không những thế, nhờ đẩy mạnh tính phân cấp, phân quyền, thành phố ủy quyền phân cấp cho quận, quận phân cấp cho phường đã giúp tăng cường công tác quản lý xã hội tại địa phương như quản lý về vệ sinh môi trường, quản lý về chung cư. Hiệu quả rõ rệt từ việc phân cấp này là đã góp phần nắm chắc địa bàn, đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ đời sống người dân tốt hơn.

Để mô hình chính quyền đô thị thực sự phát huy hiệu quả tại Thành phố Hồ Chí Minh (Bài 2)
Quá trình xây dựng chính quyền đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh đã bước đầu mang lại những kết quả tích cực.

Là một huyện ngoại thành của thành phố, Nhà Bè đang phấn đấu xây dựng thành quận trong giai đoạn 2021-2030, do đó, tại đây, việc tổ chức thực hiện chính quyền đô thị cũng được lãnh đạo địa phương quan tâm, chỉ đạo sát sao. Theo đồng chí Võ Phan Lê Nguyễn, Phó chủ tịch UBND huyện Nhà Bè, căn cứ vào các văn bản hướng dẫn, kế hoạch của trên, Nhà Bè đã triển khai thực hiện chính quyền đô thị, đặc biệt tập trung vào các chương trình chuyển đổi số, cải cách hành chính. Tại huyện Nhà Bè, việc ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đã được thực hiện; tiếp nhận và trả kết quả qua hình thức bưu điện; hoàn thành công tác áp dụng hình thức điện tử tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện và 7 xã, thị trấn. Huyện cũng đã tiến hành đơn giản hóa, cắt giảm nhiều thủ tục hành chính không cần thiết trong đầu tư, kinh doanh nhằm giảm thời gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp; liên thông trong giải quyết hồ sơ giữa các sở, ngành.

Đồng chí Võ Phan Lê Nguyễn, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè.

Thông tin thêm, Phó chủ tịch UBND huyện Nhà Bè cho biết, hiện tại, Nhà Bè đang tiếp tục thực hiện triển khai kế hoạch chương trình chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó tập trung vào các nội dung: Xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số. Chuyển đổi số trên lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, du lịch, đô thị, tài nguyên và môi trường, phát triển hạ tầng số và các dịch vụ xã hội khác. Tiếp tục thực hiện đề án đô thị thông minh, xây dựng kho dữ liệu dùng chung, xây dựng trung tâm điều hành đô thị thông minh IOC, hệ thống camera giám sát trên địa bàn huyện…

Từ thực tiễn tại các địa phương, có thể nhận thấy, sau hơn 1 năm triển khai Nghị quyết số 131/2020/QH14, mô hình chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh bước đầu đã cho thấy những kết quả khả quan, tích cực, tạo thế và lực mới cho sự phát triển của các địa phương, góp phần vào kết quả phát triển kinh tế-xã hội bền vững của thành phố.

(còn nữa)

Để mô hình chính quyền đô thị thực sự phát huy hiệu quả tại Thành phố Hồ Chí Minh (Bài 2)

  • Để mô hình chính quyền đô thị thực sự phát huy hiệu quả tại Thành phố Hồ Chí Minh (Bài 2)
  • Nội dung: BĂNG CHÂU, TRẦN YẾN, HUY ĐĂNG, VIỆT CƯỜNG
  • Ảnh: XUÂN CƯỜNG, BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN, TƯ LIỆU
  • Kỹ thuật, đồ họa: TRUNG THÀNH
top