LONGFORMĐạo đức công vụ - Giá trị cốt lõi của nền hành chính phục vụ, vì dân ở thành phố Hà Nội - Bài 3: Nền hành chính vì dân không phải thứ “xin-cho”

Đạo đức công vụ - Giá trị cốt lõi của nền hành chính phục vụ, vì dân ở thành phố Hà Nội - Bài 3: Nền hành chính vì dân không phải thứ “xin-cho”

Đạo đức công vụ - Giá trị cốt lõi của nền hành chính phục vụ, vì dân ở thành phố Hà Nội - Bài 3: Nền hành chính vì dân không phải thứ xin-cho
Đạo đức công vụ - Giá trị cốt lõi của nền hành chính phục vụ, vì dân ở thành phố Hà Nội - Bài 3: Nền hành chính vì dân không phải thứ xin-cho

“Thượng tôn pháp luật, luôn luôn lắng nghe, thái độ phục vụ”, những nguyên tắc hành chính đã thấm sâu vào từng nếp nghĩ, cách làm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tâm lý “xin – cho” ngày càng trở nên xa lạ trong văn hóa công vụ nơi đây. Và, sự hài lòng, ghi nhận của đông đảo người dân chính là chỉ số đo lường cho những nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền cùng đội ngũ thực thi công vụ của thành phố trong suốt nhiều năm qua.

Đạo đức công vụ - Giá trị cốt lõi của nền hành chính phục vụ, vì dân ở thành phố Hà Nội - Bài 3: Nền hành chính vì dân không phải thứ xin-cho

Chúng tôi có mặt tại UBND xã Phú Cát (huyện Quốc Oai, TP Hà Nội) vào đúng giờ nghỉ trưa. Phía bên trái trụ sở ủy ban, cửa phòng Bộ phận một cửa xã vẫn vẫn rộng mở. Bên trong, cán bộ xã vẫn làm việc. Người lúi húi với đống hồ sơ, tài liệu, người cặm cụi nhập dữ liệu vào máy tính. Nghe thấy tiếng bước chân, tất cả ngước nhìn lên, gương mặt niềm nở, lễ phép chào: “Cháu chào bác! Cháu mời bác ngồi!”. Ông Phùng Văn Khay (thôn 6) tay cầm túi hồ sơ bước vào.

Đạo đức công vụ - Giá trị cốt lõi của nền hành chính phục vụ, vì dân ở thành phố Hà Nội - Bài 3: Nền hành chính vì dân không phải thứ xin-cho
Đạo đức công vụ - Giá trị cốt lõi của nền hành chính phục vụ, vì dân ở thành phố Hà Nội - Bài 3: Nền hành chính vì dân không phải thứ xin-cho
Đạo đức công vụ - Giá trị cốt lõi của nền hành chính phục vụ, vì dân ở thành phố Hà Nội - Bài 3: Nền hành chính vì dân không phải thứ xin-cho
Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa xã Phú Cát, (huyện Quốc Oai, TP Hà Nội).

Một công chức nhanh miệng hỏi: “Chúng cháu có thể giúp gì được bác ạ?”. Ông Phùng Văn Khay bắt đầu trình bày nguyện vọng muốn nộp hồ sơ tách mảnh đất hơn 1.000m2 của mình thành 5 mảnh để nhượng, tặng lại cho các con, cháu. Chỉ ít phút sau, ông Khay với tâm trạng phấn khởi quay sang nói với chúng tôi: “Thế là xong xuôi rồi đấy các cô chú! Giờ làm tiếp nhận hồ sơ nhanh lắm!”.

Nghĩ chúng tôi cũng đến làm thủ tục, người cựu chiến binh này nhâm nhi ly trà ở căn phòng kế bên Bộ phận một cửa, chia sẻ thêm: “Các chú ở đây đúng là không có gì phải chê trách. Lần nào đến đây tôi cũng thấy các chú niềm nở, có thái độ tôn trọng, khiêm tốn đối với người dân và hỏi cặn kẽ tôi cần gì? Trong quá trình tiếp nhận hồ sơ, nếu có điều gì chúng tôi chưa rõ, các chú đều giải thích rõ ràng và chỉ rõ các giấy tờ còn thiếu để chúng tôi bổ sung, tránh việc phải đi lại, mất thời gian”.

Đạo đức công vụ - Giá trị cốt lõi của nền hành chính phục vụ, vì dân ở thành phố Hà Nội - Bài 3: Nền hành chính vì dân không phải thứ xin-cho
Phóng viên Báo Quân đội nhân dân trò chuyện cùng ông Phùng Văn Khay.

Dẫn chứng việc tách sổ đỏ thửa đất của mình, ông Khay cho biết, việc chia, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai hiện nay khó khăn hơn khi liên quan đến quy hoạch chung và các quy định mới. “Sau khi kiên trì lắng nghe nguyện vọng của tôi, các chú đã đã giải thích cặn kẽ những quy định mới về chuyển nhượng quyền sử dụng đất hiện nay và chỉ từng bước để tôi có thể thực hiện nguyện vọng của mình. Có hôm vào buổi tối, các cô, các chú còn còn gọi điện nhắc lịch đến làm việc. Theo tôi, ngoài kiến thức, phải có sự kiên nhẫn, tận tình, hiểu cho nỗi lòng của dân thì mới làm được điều đó”, ông Khay nói.

Tinh thần này cũng được ghi nhận tại nhiều địa phương khác trên địa bàn thành phố. Tại UBND xã Phú Cát, hình ảnh cán bộ, công chức tất bật photo, in ấn các loại văn bản hướng dẫn giúp người dân không phải đi lại nhiều lần đã trở nên quen thuộc với nhiều người. Những việc làm tuy nhỏ, nhưng tạo tâm lý tin tưởng, thiện cảm từ chính những người được phục vụ.

Để có được một đội ngũ cán bộ thân thiện, có trình độ, năng lực, tận tụy như vậy, theo đồng chí Nguyễn Trọng Hoàn, Chủ tịch UBND xã Phú Cát, đó là phương châm làm việc không bao giờ được để công dân phải chờ và luôn lắng nghe nhân dân trong mọi trường hợp. Cũng chính vì thế, Bộ phận một cửa của xã luôn phải có người trực và các cán bộ, công chức có thể làm việc bất kể ngày đêm để giải quyết công việc, không để người dân bị nhỡ việc vì mình. Các cán bộ, công chức xã mỗi lúc tiếp xúc với người dân đều tự nhủ phải thực hiện đúng 10 nội dung ứng xử, đồng thời phải luôn nêu cao tinh thần chủ động, tích cực học tập, nâng cao kiến thức pháp luật, quy trình xử lý các thủ tục hành chính trực tuyến, góp phần giảm thiểu công sức đi lại, tiết kiệm chi phí cho người dân, doanh nghiệp.

Đạo đức công vụ - Giá trị cốt lõi của nền hành chính phục vụ, vì dân ở thành phố Hà Nội - Bài 3: Nền hành chính vì dân không phải thứ xin-cho

“Hằng tháng, xã đều tổ chức họp để đánh giá chất lượng công việc và kiểm đếm những phản ánh, kiến nghị của công dân. Bộ phận nào có biểu hiện không đúng sẽ trực tiếp phê bình, đồng thời khen thưởng kịp thời những đồng chí có tác phong làm việc tốt”, đồng chí Nguyễn Trọng Hoàn chia sẻ thêm.

Còn tại xã Yên Trung, huyện Thạch Thất, địa phương vốn trước đây thuộc huyện Lương Sơn (Hòa Bình) với trên 80% dân số là đồng bào dân tộc Mường, cũng không tiếc lời khen dành cho những người thực thi công vụ bất kể ngày đêm nơi đây. Ông Hoàng Phương, thôn Đầm Bối nói: “Dù đi lại đêm tối, mưa gió nhưng các chú lúc nào cũng vui vẻ, không một lời than khó, than khổ. Vì trình độ dân trí, kiến thức pháp luật và khả năng sử dụng công nghệ công tin của bà con còn hạn chế, nên các chú phải mất rất nhiều thời gian hướng dẫn. Thế nhưng, các chú không bao giờ có thái độ khó chịu với dân, mà luôn tươi cười, cởi mở, từ tốn. Vì thế mà với chúng tôi, các chú giống như anh em, người thân trong gia đình vậy”.

Đồng chí Tống Quang Thúy, Phó chủ tịch UBND xã Yên Trung, cho biết, chính quyền luôn lấy sự hài lòng của người dân và các tổ chức là mục đích cuối cùng trong đánh giá hiệu quả công việc. Tất cả cán bộ, công chức trong xã đều đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ, thấu hiểu, đặt mình vào vị trí, hoàn cảnh của người dân. Nhờ vậy mà họ lúc nào cũng toàn tâm toàn ý hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ, “xắn tay” giải quyết các công việc của bà con một cách nhanh gọn, hiệu quả. Hằng tuần, lãnh đạo chính quyền địa phương thường rút kinh nghiệm, thẳng thắn chỉ ra những điểm yếu, điểm tồn tại để kịp thời khắc phục. Tuy vậy, trong quá trình thực thi công vụ, địa phương cũng gặp những khó khăn nhất định, như trình độ dân trí không đồng đều, bà con chủ yếu sống bằng nghề nông, điều kiện hạ tầng mạng Intetrnet chưa theo kịp sự phát triển…

Đạo đức công vụ - Giá trị cốt lõi của nền hành chính phục vụ, vì dân ở thành phố Hà Nội - Bài 3: Nền hành chính vì dân không phải thứ xin-cho

“Có những hôm hệ thống dịch vụ công bị nghẽn mạng, cả cán bộ và người dân phải túc trực ở trụ sở từ sáng đến chiều mới in được cái giấy khai tử để đưa người chết đi hỏa táng. Hay do tập quán, nhiều hộ gia đình đi làm đồng đến tối muộn, cán bộ xã phải nhiều ngày “canh” ở cổng nhà chờ họ về để trao đổi công việc hoặc hướng dẫn cài đặt, sử dụng các ứng dụng dịch vụ công trực tuyến”, đồng chí Tống Quang Thúy chia sẻ.

Một điểm sáng khác về chỉ số hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính công nhờ đề cao văn hóa thực thi công vụ là phường Bưởi, quận Tây Hồ. Chia sẻ về nguyên nhân của thành quả này, ông Đặng Văn Hồi, Chủ tịch UBND phường Bưởi (quận Tây Hồ) cho biết, UBND phường đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về văn hóa công vụ, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tập trung cải cách các thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ của các cơ quan nhà nước. Cán bộ, công chức được yêu cầu phải có cái thái độ thân thiện, lịch sự với nhân dân, chủ động giải quyết công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bên cạnh đó, phường cũng đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác hành chính, đặc biệt là các dịch vụ công trực tuyến. Điều này đã giúp giảm thiểu các thủ tục bằng giấy tờ và tăng cường sự minh bạch, tạo thuận lợi cho người dân.

Trong năm qua, tỷ lệ người dân hài lòng với thái độ phục vụ của cán bộ, công chức xã Yên Viên (huyện Gia Lâm) cũng ở mức cao nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền xã trong xây dựng văn hóa công vụ. Theo đồng chí Nguyễn Văn Kỷ, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Yên Viên, cùng với nâng cao kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, công chức, áp dụng công nghệ thông tin, xã cũng kiên quyết xử lý các trường hợp có biểu hiện thiếu tinh thần trách nhiệm, năng lực yếu, nhũng nhiễu, hoặc tinh thần thái độ phục vụ không đúng mực bằng nhiều hình thức khác nhau.

Đạo đức công vụ - Giá trị cốt lõi của nền hành chính phục vụ, vì dân ở thành phố Hà Nội - Bài 3: Nền hành chính vì dân không phải thứ xin-cho
Người dân bày tỏ hài lòng đối với dịch vụ hành chính công tại phường Bưởi, quận Tây Hồ và xã Yên Viên (huyện Gia Lâm).
Đạo đức công vụ - Giá trị cốt lõi của nền hành chính phục vụ, vì dân ở thành phố Hà Nội - Bài 3: Nền hành chính vì dân không phải thứ xin-cho

Là người có nhiều năm gắn bó với Hà Nội, TS Nguyễn Minh Phong, nguyên Viện trưởng Viện phát triển kinh tế Hà Nội cho rằng, dịch vụ công ở Hà Nội thời gian qua tốt hơn trước rất nhiều.

Đạo đức công vụ - Giá trị cốt lõi của nền hành chính phục vụ, vì dân ở thành phố Hà Nội - Bài 3: Nền hành chính vì dân không phải thứ xin-cho

Các thủ tục hành chính được thực hiện trên cổng dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ công quốc gia hay thực hiện trực tiếp tại các cơ quan hành chính nhà nước, đều thuận lợi, thời gian thực hiện rút ngắn, thái độ của cán bộ công chức đã có nhiều “cảm xúc” hơn, tận tình, cởi mở và thân thiện hơn, đây là tín hiệu rất tích cực của công cuộc cải cách thủ tục hành chính, nâng cao văn hóa và đạo đức công vụ. Áp dụng thành quả công nghệ thông tin phục vụ người dân một cách tốt nhất để giảm thiểu tình trạng tiếp xúc người với người trong quá trình xử lý các các vấn đề công vụ. Hà Nội cũng đã có nhiều chương trình, mục tiêu nhằm đưa Hà Nội thành một địa phương gương mẫu với cả nước về quản lý hành chính, tin tưởng rằng những biện pháp đó sẽ giúp Hà Nội làm tốt công tác này.

Đạo đức công vụ - Giá trị cốt lõi của nền hành chính phục vụ, vì dân ở thành phố Hà Nội - Bài 3: Nền hành chính vì dân không phải thứ xin-cho

Đánh giá những bước tiến trong việc xây dựng văn hóa công vụ tại các cơ quan công quyền trên địa bàn TP Hà Nội, Tiến sĩ Trần Đoàn Lâm, Chủ tịch Hội đồng biên tập Chuyên khảo nghiên cứu Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, cho rằng, ngoài trụ sở công, cơ quan công quyền khang trang hơn, việc tiếp nhận, trả kết quả nhanh hơn, cải thiện rõ nhất nằm ở cách nói năng, ứng xử của cán bộ, công chức với người dân. “Tôi thấy hài lòng với cung cách phục vụ của các cán bộ, công chức. Họ hướng dẫn tận tình, tỉ mỉ chỉ dẫn với thái độ rất từ tốn, lịch sự. Hồ sơ cũng được tiếp nhận nhanh chóng, đúng quy chuẩn mà không phải mất tiền gì cả”, Tiến sĩ Trần Đoàn Lâm nhấn mạnh.

Đạo đức công vụ - Giá trị cốt lõi của nền hành chính phục vụ, vì dân ở thành phố Hà Nội - Bài 3: Nền hành chính vì dân không phải thứ xin-cho

Cùng quan điểm, đồng chí Lê Như Tiến, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết, đã có những tiến bộ rõ rệt trong giải quyết, xử lý công việc và trả kết quả cho người dân của các cơ quan công quyền trong thời gian qua. Theo ông, việc giải quyết, trả kết quả nhanh, thậm chí trả bằng đường bưu điện hoặc các phương tiện điện tử đã giúp người dân tiết kiệm nhiều thời gian và tiền bạc.

Đạo đức công vụ - Giá trị cốt lõi của nền hành chính phục vụ, vì dân ở thành phố Hà Nội - Bài 3: Nền hành chính vì dân không phải thứ xin-cho

Còn theo TS, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, các thủ tục hành chính được thực hiện trên cổng dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ công quốc gia hay thực hiện trực tiếp tại các cơ quan hành chính nhà nước đều rất thuận lợi, nhanh chóng. Tuy nhiên, thay đổi lớn hơn cả là cung cách, thái độ phục vụ của đội ngũ thực thi. “Thái độ của cán bộ công chức thực hiện các thủ tục hành chính đã có nhiều cảm xúc hơn, tận tình và cởi mở, thân thiện hơn trước rất nhiều, đây là tín hiệu rất tích cực của công cuộc cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin cũng như vấn đề rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức của cán bộ trong thực hiện thủ tục hành chính”, TS Đặng Văn Cường cho hay.

Đạo đức công vụ - Giá trị cốt lõi của nền hành chính phục vụ, vì dân ở thành phố Hà Nội - Bài 3: Nền hành chính vì dân không phải thứ xin-cho

Trên thực tế, ngoài đa phần những cán bộ tận tụy vì dân phục vụ, luôn tu dưỡng, đề cao văn hóa, đạo đức trong thực thi công vụ, đâu đó cá biệt vẫn có người sa vào tiêu cực, né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm…., thậm chí là “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, vi phạm quy định về trách nhiệm nêu gương của người cán bộ, đảng viên.

Ông Nguyễn Văn Đáng, Tiến sĩ Quản trị công và Chính sách, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, việc một số cán bộ, công chức bị xử lý nghiêm khắc và bị dư luận xã hội lên án mạnh mẽ là hồi chuông cảnh tỉnh và có tác dụng giáo dục cho đội ngũ cán bộ, công chức, nhắc nhở họ phải tuân thủ nguyên tắc cơ quan nhà nước là phải phục vụ người dân, doanh nghiệp chứ không thể gây phiền nhiễu, hạch sách, cản trở hoạt động của người dân, doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xã hội.

Đạo đức công vụ - Giá trị cốt lõi của nền hành chính phục vụ, vì dân ở thành phố Hà Nội - Bài 3: Nền hành chính vì dân không phải thứ xin-cho

Trong khi đó, theo luật sư Đặng Văn Cường, nhiều bài học đã được rút ra sau khi những trường hợp cán bộ trong các cơ quan hành chính nhà nước thiếu trách nhiệm, lợi dụng chức vụ quyền hạn, thực hiện các hành vi nhũng nhiễu, vụ lợi, vi phạm đạo đức công vụ, vi phạm pháp luật đã bị phát hiện, xử lý. Nhờ đó, công tác quản lý, bồi dưỡng, đào tạo về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, về đạo đức, về lý tưởng đã được quan tâm hơn, sát sao hơn nên bộ máy chính quyền Thủ đô ngày càng được kiện toàn, tinh gọn, chuyên nghiệp và hiệu quả. Quá trình ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số cũng mang đến những giá trị tích cực trong công tác quản lý về hành chính.

"Trong xu thế hiện nay, những cán bộ chậm đổi mới, thiếu sáng tạo, thiếu đạo đức công vụ, còn những thói quen nhũng nhiễu, vòi vĩnh, gây phiền hà đến nhân dân thì sớm muộn cũng sẽ bị đào thải".

- Luật sư Đặng Văn Cường-

Luật sư Đặng Văn Cường nói thêm: “Trong xu thế hiện nay, những cán bộ chậm đổi mới, thiếu sáng tạo, thiếu đạo đức công vụ, còn những thói quen nhũng nhiễu, vòi vĩnh, gây phiền hà đến nhân dân thì sớm muộn cũng sẽ bị đào thải. Chúng ta đang đẩy mạnh công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực từ trung ương đến địa phương. Đảng và Nhà nước ta cũng đang thực hiện tinh giản bộ máy, lựa chọn đúng người, đúng việc nên trong quá trình sắp xếp lại, cơ cấu lại bộ máy sẽ lộ ra những cán bộ thiếu năng lực, thiếu động lực, thiếu đạo đức, không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ”.

Đạo đức công vụ - Giá trị cốt lõi của nền hành chính phục vụ, vì dân ở thành phố Hà Nội - Bài 3: Nền hành chính vì dân không phải thứ xin-cho

Ảnh trên: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Bùi Thị Minh Hoài trao quà nhân dịp Trung thu tặng Trung tâm Bảo trợ xã hội 3 Hà Nội và trẻ em tại cơ sở 3. Ảnh: Thành ủy Hà Nội

Ảnh dưới bên trái: Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh thăm hỏi, tặng quà và chúc Tết Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Kim Loan; ảnh dưới bên phải: Phó bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong dự Ngày hội Đại đoàn kết quận Tây Hồ.

Thời gian qua, UBND thành phố Hà Nội cũng đã có nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn những biểu hiện xấu của đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt yêu cầu các cơ quan, đơn vị siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, tăng cường chất lượng các cuộc kiểm tra, thanh tra công vụ; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức có biểu hiện vi phạm đạo đức, kỷ luật công vụ, các trường hợp né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, các trường hợp có biểu hiện nhũng nhiễu, tiêu cực... Mới đây nhất, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch về việc đo lường Chỉ số hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của các sở, cơ quan tương đương sở, UBND quận, huyện, thị xã thuộc TP năm 2024. Theo đó, khi thực hiện các thủ tục hành chính, nếu công dân phát hiện ra các cán bộ thiếu trách nhiệm, nhũng nhiễu, vụ lợi hoặc không làm tròn bổn phận của mình, công dân có quyền phản ánh. Điều này đã tiếp tục góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức trong thực hiện công việc của mình.

(còn nữa)

Đạo đức công vụ - Giá trị cốt lõi của nền hành chính phục vụ, vì dân ở thành phố Hà Nội - Bài 3: Nền hành chính vì dân không phải thứ xin-cho
  • Đạo đức công vụ - Giá trị cốt lõi của nền hành chính phục vụ, vì dân ở thành phố Hà Nội - Bài 3: Nền hành chính vì dân không phải thứ xin-cho
  • Nội dung: NHÓM PHÓNG VIÊN
  • Ảnh: BÁO QĐND VÀ CTV
  • Kỹ thuật, đồ họa: THANH HƯƠNG
top