LONGFORM45 năm Việt Nam-Liên hợp quốc: Quan hệ hợp tác toàn diện, hiệu quả

45 năm Việt Nam-Liên hợp quốc: Quan hệ hợp tác toàn diện, hiệu quả

45 năm Việt Nam-Liên hợp quốc: Quan hệ hợp tác toàn diện, hiệu quả

Ngày 20-9-1977, Việt Nam chính thức gia nhập LHQ, tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh, đóng vai trò trung tâm với ba trụ cột hoạt động là hoà bình, an ninh, phát triển và quyền con người.

45 năm qua, quan hệ hợp tác Việt Nam-LHQ không ngừng được cải thiện và phát triển tốt hơn, đã góp phần bảo vệ và thúc đẩy lợi ích quốc gia - dân tộc của Việt Nam, nhất là duy trì, củng cố môi trường hòa bình, an ninh và thuận lợi cho phát triển đất nước; thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng hơn và góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh đất nuốc trên trường quốc tế; làm sâu sắc hơn quan hệ của ta với các nước, các đối tác chủ chốt và bạn bè, tranh thủ một nguồn lực quan trọng phục vụ công cuộc phát triển đất nước. Thông qua đó, Việt Nam cũng đã chủ động đóng góp tích cực và ngày càng thực chất đối với hoạt động của LHQ, trở thành đối tác quan trọng và là người bạn của LHQ.

45 năm Việt Nam-Liên hợp quốc: Quan hệ hợp tác toàn diện, hiệu quả
Đoàn đại biểu Việt Nam do Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh dẫn đầu, dự Kỳ họp thứ 32 Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York (Mỹ) ngày 20-9-1977. Kỳ họp đã thông qua Nghị quyết công nhận Việt Nam là thành viên của Liên hợp quốc.
45 năm Việt Nam-Liên hợp quốc: Quan hệ hợp tác toàn diện, hiệu quả
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Duy Trinh (thứ hai từ bên phải sang) dự lễ kéo cờ Việt Nam tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Mỹ, ngày 21-9-1977. Ảnh: UN.ORG.

45 năm Việt Nam-Liên hợp quốc: Quan hệ hợp tác toàn diện, hiệu quả

Ngay sau khi tham gia LHQ, Việt Nam đã tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ của các nước thành viên LHQ để Đại hội đồng LHQ khóa 32 (1977) thông qua Nghị quyết 32/2 kêu gọi các nước, các tổ chức quốc tế viện trợ, giúp đỡ Việt Nam tái thiết sau chiến tranh. Việt Nam cũng đã chủ động và tích cực phối hợp với các nước Không Liên Kết và đang phát triển để đấu tranh và bảo vệ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ như nguyên tắc về bình đẳng chủ quyền, không can thiệp công việc nội bộ các nước, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực..., đồng thời bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Mặt khác, chúng ta cũng tranh thủ được sự giúp đỡ về nguồn vốn, chất xám, kỹ thuật của LHQ phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế–xã hội của đất nước. LHQ trở thành một diễn đàn để Việt Nam triển khai các yêu cầu của chính sách đối ngoại.

45 năm Việt Nam-Liên hợp quốc: Quan hệ hợp tác toàn diện, hiệu quả
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (nay là Chủ tịch nước) và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres tại Trụ sở Liên hợp quốc, tháng 9-2018.

Với tinh thần chủ động tích cực hội nhập sâu rộng, Việt Nam đã tham gia và có nhiều đóng góp trên cả 3 trụ cột hoạt động của LHQ là hòa bình, an ninh, phát triển và quyền con người.

Về hòa bình, an ninh giải trừ quân bị: Việt Nam đã tích cực tham gia vào quá trình thương lượng và là thành viên chính thức của Công ước Cấm Vũ khí Hoá học (CWC) năm 1998, ký Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) năm 1996 và phê chuẩn Hiệp ước này năm 2006, đã tham gia và trở thành thành viên của Hội nghị Giải trừ Quân bị (CD) từ 17-6-1996. Hàng năm, Việt Nam tham gia đều đặn vào Cơ chế Đăng kiểm Vũ khí thông thường của LHQ nhằm thực hiện một trong các biện pháp xây dựng lòng tin với các nước và làm tốt nghĩa vụ thành viên của LHQ.

45 năm Việt Nam-Liên hợp quốc: Quan hệ hợp tác toàn diện, hiệu quả

Việt Nam đã đảm nhiệm thành công và có những đóng góp nổi bật trong hai nhiệm kỳ là ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an (HĐBA) (2008-2009 và 2020-2021) - cơ quan quan trọng nhất của LHQ về hòa bình, an ninh quốc tế.

Trong nhiệm kỳ 2008-2009, Việt Nam đề xuất và được Hội đồng Bảo an thông qua Nghị quyết về Phụ nữ, hòa bình và an ninh (Nghị quyết 1889), với nội dung tập trung về nhu cầu của phụ nữ và trẻ em gái trong hoàn cảnh hậu xung đột và tăng cường sự tham gia của nữ giới trong mọi giai đoạn của tiến trình hòa bình. Việt Nam cũng đưa ra sáng kiến tổ chức tham vấn rộng rãi với các thành viên LHQ ngoài HĐBA về Báo cáo hàng năm của Hội đồng trước Đại hội đồng.

45 năm Việt Nam-Liên hợp quốc: Quan hệ hợp tác toàn diện, hiệu quả
Lễ kỷ niệm 40 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc tại Hà Nội, tháng 10-2017.

Trong nhiệm kỳ 2020-2021, trong bối cảnh vừa phải đóng góp giải quyết các vấn đề toàn cầu, vừa phải nỗ lực vượt qua thách thức nghiêm trọng do đại dịch Covid-19, Việt Nam cũng để lại những dấu ấn nổi bật tại LHQ như: Đề xuất, chủ trì soạn thảo, đàm phán và thông qua 2 nghị quyết, 3 tuyên bố Chủ tịch, 1 tuyên bố báo chí, cùng nhiều văn kiện, khuyến nghị; tổ chức 4 sự kiện điểm nhấn, đậm dấu ấn “Tháng Chủ tịch”; đồng tổ chức 8 phiên họp theo thể thức Arria; đồng bảo trợ 5 nghị quyết, cùng Indonesia có 12 phát biểu chung; đề xuất, chủ trì thương lượng để Đại hội đồng LHQ thông qua Nghị quyết lấy ngày 27-12 là Ngày Quốc tế phòng chống dịch bệnh; đồng sáng kiến, chủ trì vận động thành lập Nhóm bạn bè về Luật Biển năm 1982 (GoF UNCLOS).

45 năm Việt Nam-Liên hợp quốc: Quan hệ hợp tác toàn diện, hiệu quả
Ảnh trái: Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu tại Phiên Thảo luận cấp cao Khóa họp 72 Đại hội đồng Liên hợp quốc, New York (Mỹ), ngày 22-9-2017.
Ảnh phải: Đại sứ, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ Lê Lương Minh và Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon trong một phiên họp Đại hội đồng tại trụ sở LHQ khi Việt Nam làm Ủy viên không thường trực HĐBA lần đầu tiên (2008-2009).

Đóng góp cho hòa bình, an ninh quốc tế, năm 2014, Việt Nam bắt đầu cử lực lượng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ.

Đến nay, Việt Nam đã cử 512 lượt sĩ quan quân đội và 4 lượt sĩ quan công an tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ tại châu Phi và tại trụ sở LHQ. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nữ tham gia cao nhất trong các nước cử quân (12%). Lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam được cử đi với cả hình thức cá nhân và hình thức đơn vị, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được chỉ huy Phái bộ đánh giá cao, nhân dân các nước sở tại tin tưởng, yêu mến.

Về hợp tác phát triển: Việt Nam đã về đích trước hầu hết các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của LHQ (MDGs), đóng góp tích cực vào việc xây dựng và triển khai chương trình nghị sự 2030 và các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) của LHQ và đi tiên phong trong việc áp dụng những mô hình hợp tác mới, nỗ lực triển khai Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, Sáng kiến của LHQ về ứng phó với El Nino và La Nina.... Việt Nam đã nhiều lần được bầu làm thành viên của Uỷ ban Kinh tế-Xã hội LHQ (ECOSOC). Việt Nam cũng tích cực thúc đẩy hợp tác Nam-Nam thông qua việc chủ động xây dựng mô hình và tham gia vào các dự án hợp tác ba bên, đã chủ động phối hợp với các tổ chức trong hệ thống Phát triển LHQ tại Việt Nam triển khai Sáng kiến Thống nhất hành động (DaO), xây dựng Ngôi nhà xanh chung của LHQ, nhằm điều phối, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức này tại Việt Nam.

45 năm Việt Nam-Liên hợp quốc: Quan hệ hợp tác toàn diện, hiệu quả
Ảnh trái: Các nước chúc mừng Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, tháng 11-2013.
Ảnh phải: Đại sứ, Đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc Đặng Đình Quý phát biểu tại một phiên họp của Liên hợp quốc.

Một dấu ấn quan trọng thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam và LHQ trong Chương trình hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự vì sự phát biển bền vững đến năm 2030 là Việt Nam và LHQ đã ký và tích cực triển khai thực hiện Kế hoạch Chiến lược chung mới (OSP) giai đoạn 2017-2021 giữa chính phủ Việt Nam và 18 cơ quan LHQ, gồm FAO, ILO, IOM, ITC, IAEA, UNAIDS, UNCTAD, UNDP, UNEP, UNESCO, UNFPA, UN-Habitat, UNICEF, UNIDO, UNODC, UNV, UN Women và WHO.

Đặc biệt, Việt Nam đã đề xuất và được LHQ thông qua việc lấy ngày 27-12 là Ngày Quốc tế chống dịch bệnh 27-12; đóng góp cho Quỹ ứng phó COVID-19 của LHQ (50.000 USD) và Chương trình COVAX (cơ chế nhân đạo nhằm đảm bảo khả năng tiếp cận vaccine nhanh chóng và bình đẳng giữa các quốc gia trên toàn thế giới) 1 triệu USD; trở thành điểm tiếp nhận và điều trị bệnh nhân theo cơ chế MEDEVAC (Nhóm Công tác sơ tán y tế toàn cầu của LHQ) của LHQ.

45 năm Việt Nam-Liên hợp quốc: Quan hệ hợp tác toàn diện, hiệu quả

Trong đại dịch Covid-19, Việt Nam đã nhận được gần 2,5 triệu liều vaccine từ Cơ chế COVAX. Các tổ chức LHQ tại Việt Nam, đặc biệt là Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã hỗ trợ Việt Nam trong năm lĩnh vực, gồm: chuẩn bị khẩn cấp y tế cộng đồng; giám sát, đánh giá rủi ro, điều tra và phản ứng với dịch bệnh; phòng thí nghiệm; kiểm soát phòng ngừa lây nhiễm và quản lý lâm sàng; truyền thông rủi ro.

45 năm Việt Nam-Liên hợp quốc: Quan hệ hợp tác toàn diện, hiệu quả
Ảnh 1: Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung, Trưởng đoàn Việt Nam bỏ phiếu bầu Ủy viên không thường trực HĐBA nhiệm kỳ 2020-2021 tại Trụ sở Liên hợp quốc, ngày 7-6-2019.
Ảnh 2: Thứ trưởng Lê Hoài Trung và Trưởng phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ Đặng Đình Quý cùng các thành viên trong Đoàn vui mừng khi kết quả bỏ phiếu được công bố, với số phiếu cao kỷ lục 192/193 phiếu.
Ảnh 3: Trưởng đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung (giữa) nhận lời chúc mừng của đại diện ngoại giao các nước sau khi kết quả bỏ phiếu cho thấy Việt Nam được bầu chọn là Ủy viên không thường trực HĐBA Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021 tại New York, Mỹ ngày 7-6.
Ảnh 4: Thứ trưởng Lê Hoài Trung họp báo ngay sau khi Việt Nam trúng cử Hội đồng Bảo an, đêm 7-6 (giờ Việt Nam).

Về bảo vệ quyền con người: Từ năm 2014-2016, Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền; tiếp tục hợp tác tích cực với các cơ chế LHQ về quyền con người, bảo vệ Báo cáo quốc gia theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) và các báo cáo thực thi công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Hiện Việt Nam đang tham gia ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025.

Trong nỗ lực thúc đẩy và bảo đảm quyền con người, Việt Nam đã đề xuất và được thông qua Nghị quyết về tác động của biến đổi khí hậu với quyền trẻ em, đưa ra và tham gia nhiều sáng kiến như bảo vệ quyền lao động của người khuyết tật, bảo đảm môi trường làm việc an toàn cho người lao động trên biển, tăng cường giáo dục, phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em gái...

Ngoài ra, Việt Nam cũng tích cực tham gia và có nhiều đóng góp trên nhiều lĩnh vực khác trong khuôn khổ LHQ, với vai trò là thành viên Ủy ban Luật pháp quốc tế, Ủy ban Luật Thương mại quốc tế, thành viên Hội đồng Thống đốc cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA), Hội đồng khai thác Liên minh bưu chính Thế giới (UPU)…

45 năm Việt Nam-Liên hợp quốc: Quan hệ hợp tác toàn diện, hiệu quả
45 năm Việt Nam-Liên hợp quốc: Quan hệ hợp tác toàn diện, hiệu quả
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và an ninh, Thống lĩnh các Lực lượng vũ trang nhân dân trao quyết định, tặng quà cho đại diện chỉ huy Đội Công binh số 1 và Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 4.

45 năm Việt Nam-Liên hợp quốc: Quan hệ hợp tác toàn diện, hiệu quả

Trong suốt 45 năm kể từ khi thiết lập quan hệ, sư hợp tác giữa Việt Nam và LHQ có ý nghĩa to lớn và được ưu tiên theo từng giai đoạn:

Giai đoạn 1977-1986: Việt Nam vừa phải giải quyết những hậu quả nặng nề của chiến tranh, vừa phải tổ chức lại nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu và từng bước khôi phục sản xuất. LHQ đã tích cực giúp Việt Nam giải quyết những khó khăn nhiều mặt với tổng viện trợ đạt hơn 500 triệu USD. Các tổ chức của LHQ đã hỗ trợ đáng kể cho đầu tư của Chính phủ Việt Nam về các hạng mục phát triển xã hội, tập trung trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, chăm sóc, bảo vệ bà mẹ và trẻ em, dân số và kế hoạch hóa gia đình.

45 năm Việt Nam-Liên hợp quốc: Quan hệ hợp tác toàn diện, hiệu quả
Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng bức tranh “Bác đang cùng chúng cháu hành quân” cho đại diện chỉ huy Đội Công binh số 1 và Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 4.
45 năm Việt Nam-Liên hợp quốc: Quan hệ hợp tác toàn diện, hiệu quả
Đại tướng Phan Văn Giang trò chuyện, động viên cán bộ, chiến sĩ mũ nồi xanh cùng thân nhân.

Trong giai đoạn này, hợp tác với LHQ đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta nâng cao trình độ công nghệ và thúc đẩy tiến bộ về khoa học-kỹ thuật, phục hồi và xây dựng mới một số cơ sở sản xuất, tăng cường năng lực phát triển. Đồng thời trong bối cảnh bao vây cấm vận, hợp tác với LHQ tạo điều kiện để Việt Nam tiếp cận được nguồn viện trợ của nhiều nước phương Tây.

Giai đoạn 1986-1996: Đây là giai đoạn Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới, theo đó nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là tiến hành đổi mới chính sách kinh tế, chính sách xã hội. Cho tới cuối những năm 1980, LHQ chiếm tới gần 60% tổng số viện trợ cho Việt Nam ngoài nguồn từ các nước xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn này, viện trợ không hoàn lại của LHQ cho Việt Nam đạt hơn 630 triệu USD. Từ đầu những năm 1990, nhiều nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), các tổ chức tài chính quốc tế và khu vực nối lại viện trợ cho Việt Nam, nhưng LHQ vẫn chiếm 30% tổng giá trị viện trợ kỹ thuật từ bên ngoài.

45 năm Việt Nam-Liên hợp quốc: Quan hệ hợp tác toàn diện, hiệu quả
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Đại tướng Phan Văn Giang cùng các đại biểu cùng với cán bộ, chiến sĩ Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 4.
45 năm Việt Nam-Liên hợp quốc: Quan hệ hợp tác toàn diện, hiệu quả
Ảnh trái: Qua những cái bắt tay thật chặt, những lời động viên gần gũi, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Đại tướng Phan Văn Giang cùng các đại biểu đều mong muốn các chiến sĩ mũ nồi xanh sẽ phát huy phẩm chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ, thực hiện tốt vai trò “đại sứ” của hòa bình và tình hữu nghị, góp phần nâng cao uy tín, vị thế quốc tế của đất nước và Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.
Ảnh phải: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiễn các chiến sĩ mũ nồi xanh tại chân máy bay, và cùng các chiến sĩ hát vang bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”.

Các dự án hợp tác là nguồn hỗ trợ đáng kể cho Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng chính sách phát triển, nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan và trình độ cán bộ trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới; đồng thời LHQ tiếp tục có những đóng góp có giá trị đối với việc nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất, phát triển nguồn nhân lực khoa học-kỹ thuật, và giải quyết các vấn đề xã hội khác của Việt Nam.

Giai đoạn 1997-2011: Trong giai đoạn 1997-2000, LHQ dành ưu tiên cho các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo và các chính sách xã hội; cải cách và quản lý phát triển; quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên; và điều phối viện trợ, quản lý nhà nước và huy động nguồn lực.

Trong giai đoạn 2001-2005, LHQ có ba ưu tiên chính là thúc đẩy hơn nữa cải cách, xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững. Theo đề nghị của Chính phủ Việt Nam, LHQ chuyển mạnh hướng hỗ trợ kỹ thuật sang hỗ trợ các biện pháp cải cách về chính sách và thể chế kinh tế, doanh nghiệp nhà nước, hành chính công, luật pháp, lập kế hoạch đầu tư công, phát triển hệ thống ngân hàng, đồng thời mở rộng sang các lĩnh vực khác phòng chống HIV/AIDS và các bệnh hiểm nghèo; hỗ trợ thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, thực hiện quyền bình đẳng nam nữ, tổ chức hằng năm Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ...

45 năm Việt Nam-Liên hợp quốc: Quan hệ hợp tác toàn diện, hiệu quả
Ảnh trái: Thiếu tá Nguyễn Thị Hồng Quyên, thành viên của Đội Công binh số 1, căn dặn các con trước khi lên đường. “Bản thân tôi rất vinh dự, tự hào khi nhận được sự tin tưởng của thủ trưởng các cấp. Ngày hôm nay được cả gia đình đến tiễn, tôi vừa bồi hồi nhưng cũng có thêm động lực để bản thân cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ”, Thiếu tá Nguyễn Thị Hồng Quyên xúc động chia sẻ.
Ảnh phải: Nụ cười luôn nở trên môi của các thành viên trong gia đình Đại úy Nguyễn Văn Hùng thuộc Đội Công binh số 1. “Tôi luôn yên tâm công tác bởi tôi có một hậu phương vững chắc”, Đại úy Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh.

Những ưu tiên chính trong giai đoạn này là thúc đẩy cải cách, tư vấn trong việc xây dựng mới hoặc sửa đổi nhiều bộ luật quan trọng, xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ thực hiện Chương trình 135, lồng ghép việc thực hiện Các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs), hỗ trợ trong các nỗ lực bảo vệ thiên nhiên, nâng cao nhận thức của người dân về môi trường, xây dựng chiến lược và chính sách, nâng cao năng lực quản lý tài nguyên thiên nhiên, quản lý môi trường và đa dạng sinh học. Trong giai đoạn 2006-2011, viện trợ của LHQ cho Việt Nam đạt hơn 400 triệu USD.

Trong giai đoạn 2007-2011, Việt Nam đã tranh thủ diễn đàn LHQ làm cở sở để tăng cường quan hệ với các tổ chức trong hệ thống LHQ, mở rộng quan hệ song phương và đa phương với các nước và tổ chức quốc tế.

Việt Nam tích cực thương lượng và trở thành thành viên chính thức của Công ước Cấm vũ khí hoá học (CWC) năm 1998, tham gia đàm phán và là một trong những nước đầu tiên ký Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) năm 1996, tham gia và trở thành thành viên của Hội nghị Giải trừ quân bị (CD) năm 1996. Ngoài ra, Việt Nam sớm tham gia quá trình chuẩn bị các hội nghị lớn như Hội nghị kiểm điểm Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) các năm 2000, 2005 và 2010; Hội nghị về chống buôn bán bất hợp pháp vũ khí nhỏ năm 2001, 2003...

Việt Nam không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ thu hút viện trợ của các tổ chức phát triển LHQ mà còn chủ động xây dựng các hình thức hợp tác và tham gia vào các tổ chức này. Mô hình hợp tác ba bên (ban đầu giữa Việt Nam, FAO, Senegal về trồng lúa) đã được mở rộng và áp dụng rộng rãi, được coi là hình mẫu cho hợp tác Nam-Nam.

Việt Nam cũng tham gia đầy đủ và thực chất vào các cơ chế hoạch định chính sách của LHQ, như giữ chức Phó Chủ tịch Đại hội đồng LHQ năm 1997; chủ động tham gia sâu vào hệ thống LHQ thông qua việc là thành viên Hội đồng Chấp hành UNDP/UNFPA (2000-2002), ECOSOC (1998-2000). Trong giai đoạn này, Việt Nam hoàn thành trước hạn 5 trong 8 Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDG); tích cực phối hợp các tổ chức phát triển LHQ thực hiện thí điểm sáng kiến “Một LHQ”, được cộng đồng các nhà tài trợ đánh giá cao.

Hoạt động nổi bật nhất trong giai đoạn này là Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2008-2009.

45 năm Việt Nam-Liên hợp quốc: Quan hệ hợp tác toàn diện, hiệu quả
Những đôi mắt ánh lên sự quyết tâm, nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao tại phái bộ, tiếp tục làm tỏa sáng hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trong lòng nhân dân và bạn bè quốc tế.

Giai đoạn 2012-2016: Trong khuôn khổ Sáng kiến Thống nhất hành động - Một LHQ, Chính phủ Việt Nam và LHQ tích cực phối hợp triển khai Kế hoạch chung tiếp theo của LHQ giai đoạn 2012-2016, phù hợp dự thảo Kế hoạch Phát triển kinh tế xã hội và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Kế hoạch chung này ưu tiên ba lĩnh vực trọng tâm chính là: chất lượng tăng trưởng, bảo trợ xã hội và tiếp cận các dịch vụ xã hội; tăng cường tiếng nói và nâng cao quản trị công.

Một phần quan trọng của Sáng kiến Thống nhất hành động - Một LHQ là Ngôi nhà chung LHQ, được cụ thể hóa bằng việc xây dựng Ngôi nhà Xanh chung LHQ tại Hà Nội (5-2015). Sáng kiến này đã đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường gắn kết hệ thống của các tổ chức LHQ tại Việt Nam.

Trong giai đoạn này, Việt Nam cũng đã hoàn thành tốt vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ (nhiệm kỳ 2014-2016) và thành viên ECOSOC (nhiệm kỳ 2016-2018). Từ năm 2014, Việt Nam bắt đầu cử lực lượng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ.

Giai đoạn 2017 đến nay: Hai bên tích cực triển khai Kế hoạch Chiến lược chung giai đoạn 2017-2021 giữa Việt Nam và LHQ trong khuôn khổ Sáng kiến Một LHQ đã được ký tháng 7-2017. Chương trình này tập trung vào mục tiêu hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thực hiện Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội giai đoạn 2016-2020 và Các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Chương trình bao gồm bốn lĩnh vực ưu tiên: đầu tư vào con người; bảo đảm thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển môi trường bền vững; thúc đẩy sự thịnh vượng và quan hệ đối tác; tăng cường công lý, hòa bình và quản trị toàn diện.

45 năm Việt Nam-Liên hợp quốc: Quan hệ hợp tác toàn diện, hiệu quả

Việt Nam đang phối hợp Văn phòng Điều phối viên LHQ, các quỹ, chương trình LHQ xây dựng Khung hợp tác phát triển bền vững Việt Nam-LHQ giai đoạn 2022-2026 và các chương trình quốc gia hợp tác giữa Việt Nam và Chương trình Phát triển LHQ (UNDP), Quỹ Dân số LHQ (UNFPA) và Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) giai đoạn 2022-2026. Ngày 11-9-2020, Việt Nam đã nộp bản Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật cho Ban Thư ký Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (UNFCCC).

Với số phiếu tín nhiệm cao (192/193 phiếu ủng hộ), Việt Nam lần thứ hai được bầu là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ (nhiệm kỳ 2020-2021). Trên cương vị này, Việt Nam đã phát huy được vai trò, chủ động và tích cực tham gia đóng góp vào công việc chung của Hội đồng Bảo an trên tinh thần độc lập, tự chủ, tích cực, trách nhiệm và cân bằng; đóng góp thực chất vào quá trình thương lượng, tìm giải pháp, đáp ứng quan tâm chung của cộng đồng quốc tế; thúc đẩy quan hệ song phương với các nước thành viên Hội đồng Bảo an và phát huy “vai trò kép” Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020-2021 và Chủ tịch ASEAN năm 2020.

45 năm Việt Nam-Liên hợp quốc: Quan hệ hợp tác toàn diện, hiệu quả
Hoa hậu Việt Nam 2010 Ngọc Hân và Á hậu Việt Nam 2016 Thanh Tú trong tà áo dài Việt Nam với hoa văn là quốc kỳ các nước thành viên LHQ tham gia chương trình kỷ niệm 40 năm Việt Nam gia nhập LHQ, do Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Geneve Thụy Sĩ tổ chức, tháng 9-2017.

45 năm Việt Nam-Liên hợp quốc: Quan hệ hợp tác toàn diện, hiệu quả
  • 45 năm Việt Nam-Liên hợp quốc: Quan hệ hợp tác toàn diện, hiệu quả
  • Nội dung: TRỊNH DŨNG - VĂN DUYÊN
  • Nguồn: Phái đoàn Việt Nam tại Geneva, dangcongsan.vn
  • Ảnh: BÁO QĐND - Đại sứ quán Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Moscow - Liên bang Nga - TUẤN HUY.
  • Kỹ thuật: VĂN PHONG - TÔ NGỌC

top