Thứ ba, 26/11/2024 GMT+7

Thảm họa “Màu da cam”

60 năm trước, những chiếc máy bay đầu tiên của Quân đội Mỹ bắt đầu thực hiện các chuyến bay mang theo chất độc da cam/Dioxin phun thẳng xuống các khu dân cư, đồng ruộng, cánh rừng... miền Trung Việt Nam. Hơn nửa thế kỷ đã qua đi, nhưng thảm họa do chất độc da cam/Dioxin vẫn từng ngày, từng giờ gây nên nỗi đau thương, mất mát cho hơn 3 triệu nạn nhân Việt Nam; hàng triệu héc-ta đất bị ô nhiễm – trở thành vùng “đất chết” – tiếp tục gây tai họa cho bất cứ sinh vật nào sống trên đó.

Để khắc phục những hậu quả do chất độc da cam/Dioxin gây ra, nhiều năm qua, các Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam” đã được phát động, nhằm vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cùng chung tay, góp sức hỗ trợ cho các gia đình nạn nhân chất độc da cam/Dioxin vượt qua đau và những khó khăn trong cuộc sống; đồng thời xử lý chất độc Dioxin tại các vùng đất bị phơi nhiễm.

Báo Quân đội nhân dân xin giới thiệu một số hình ảnh của nạn nhân và công cuộc khắc phục hậu quả chất độc da cam/Dioxin của Việt Nam. Đây cũng là những minh chứng về Thảm họa “Màu da cam” mà Quân đội Mỹ đã gây ra cho đất nước và con người Việt Nam trong những năm chiến tranh.

Thực hiện: SƠN HUY - HƯNG TRUNG

60 năm đã qua, nhưng nhiều vùng đất ở miền Trung và miền Nam Việt Nam vẫn còn là vùng đất chết do chất độc da cam/Dioxin.
Binh chủng Hóa học phối hợp cùng Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức Triển lãm Hồi sinh những vùng đất chết.
Các nạn nhân da cam/Dioxin tại cơ sở An Phúc (Bình Tân- TP Hồ Chí Minh) làm các loại hoa giả, vừa có thu nhập, vừa làm đẹp cho đời.
Chăm sóc nạn nhân tại Trung tâm bảo trợ xã hội TP Cần Thơ.
Chăm sóc và dạy nghề cho nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tại Trung tâm Bảo trợ xã hội - Hội Nạn nhân Chất độc da cam/Dioxin Việt Nam.
Công ty TNHH Sơn Lâm (Hà Giang) hỗ trợ cho gia đình nạn nhân Khánh Đức Khu ( ở thôn Đén, xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên) để sửa chữa nhà và phát triển kinh tế gia đình.
Hội Nạn nhân Chất độc da cam/Dioxin Việt Nam trao xe lăn tặng thương binh và nạn nhân nhiễm chất độc da cam.
Nạn nhân Chu Quang Đức bị khuyết tật chân tay do ảnh hưởng chất độc da cam/Dioxin đã vượt lên tật nguyền, tốt nghiệp đại học, trở thành giáo viên Trường THPT Mê Linh, Hà Nội.
Nạn nhân Đinh Thị Hoàng Loan (tỉnh Đồng Nai), vượt lên khuyết tật của bản thân, làm chủ công nghệ thông tin, hòa nhập với cộng đồng.
Các đơn vị chức năng tổ chức rà soát bề mặt đất nhiễm dioxin phục vụ công tác xử lý tại sân bay Biên Hòa (Đồng Nai).
Bộ đội Hóa học lấy mẫu đánh giá mức độ ô nhiễm da cam/dioxin tại sân bay Biên Hòa.
Lấy mẫu đánh giá ô nhiễm dioxin trong khí môi trường xung quanh tại khu vực sân bay Phù Cát, tỉnh Bình Định.
Các đơn vị chức năng làm sạch bề mặt đất nhiễm dioxin.
Quá trình lấy mẫu và xử lý đất nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa (Đồng Nai).
Lấy mẫu đất phục vụ công tác xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa (Đồng Nai).

top