Thứ bảy, 27/07/2024 GMT+7

Đình Thị Cấm rộn ràng thi kéo lửa, thổi cơm

Ngày 29-1 (Mồng 8 Tết Quý Mão) dân làng Thị Cấm, phường Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) lại rộn ràng cùng nhau tham gia hội thi kéo lửa, thổi cơm.

Tích xưa truyền lại, dân làng chọn mồng 8 tháng Giêng mở hội thi thổi cơm nhằm tưởng nhớ công của tướng quân Phan Tây Nhạc dưới đời vua Hùng thứ 18 có công đánh đuổi ngoại xâm. Khi đóng quân ở làng Thị Cấm, ông tổ chức thi nấu cơm để tuyển người giỏi việc hậu cần phục vụ quân binh.

Năm 2021, hội thi thổi cơm làng Thị Cấm được công nhận là Di sản văn hóa Phi vật thể Quốc gia.

Đình Thị Cấm rộn ràng thi kéo lửa, thổi cơm

Bốn đội tham gia thi đại diện cho 4 giáp trong làng, mỗi đội có một bộ kéo lửa được làm bằng tre, bùi nhùi, rơm khô, là những nguyên liệu quen thuộc, gắn bó với đời sống nông nghiệp.

Đình Thị Cấm rộn ràng thi kéo lửa, thổi cơm
Lễ hội thổi cơm thi gồm có các phần thi: Chạy lấy nước, kéo lửa, thổi cơm theo cách truyền thống với những công cụ thô sơ để tưởng nhớ công ơn của tướng Phan Tây Nhạc. Các cháu nhỏ sẽ đảm nhiệm phần thi lấy nước từ giếng làng cách đó không xa.

Đình Thị Cấm rộn ràng thi kéo lửa, thổi cơm

Khâu kéo lửa là bước đầu tiên trong quá trình nấu, bốn tráng niên thay nhau kéo tạo ra ma sát nhanh chóng đốt cháy bùi nhùi tạo ra lửa.
Đình Thị Cấm rộn ràng thi kéo lửa, thổi cơm
Từ đốm lửa nhỏ hùn thành đuốc lửa, thành viên đội kéo lửa nhanh chóng mang về khu vực thi của đội mình.
Đình Thị Cấm rộn ràng thi kéo lửa, thổi cơm
Có lửa và nước được lấy về từ giếng làng gần đó, các bà, các mẹ đun nước trước.
Đình Thị Cấm rộn ràng thi kéo lửa, thổi cơm
Người be, người giã các nam thanh niên biểu diễn kỹ thuật giã thóc lấy gạo.
Đình Thị Cấm rộn ràng thi kéo lửa, thổi cơm
Sau khi giã xong, gạo sẽ được đổ ra, một người giần sàng cho sạch trấu, cám và thổi cơm.
Đình Thị Cấm rộn ràng thi kéo lửa, thổi cơm
Gạo trắng, nước sôi, những người phụ nữ khéo tay nhất trong đội được lựa chọn để nấu cơm. Từ kéo lửa cho đến nấu thành cơm chỉ diễn ra trong vòng một giờ đồng hồ.
Đình Thị Cấm rộn ràng thi kéo lửa, thổi cơm
Các nồi cơm được ủ trong đống than rơm để cơm chín đều.
Đình Thị Cấm rộn ràng thi kéo lửa, thổi cơm
Theo các cụ cao niên trong làng, đội thắng cuộc trong cuộc hội thi nấu cơm năm nào thì năm ấy mọi người trong họ hàng, hàng xóm đó sẽ ấm no, làm ăn thuận lợi.
Đình Thị Cấm rộn ràng thi kéo lửa, thổi cơm
Để kéo dài thời gian cho cơm được chín đều, các đội sẽ tạo nên những đống tro giống nhau và vùi nồi cơm vào bất kỳ một đống tro, các bô lão trong ban giám khảo sẽ phải tìm nồi cơm trong các đống tro than đó.
Đình Thị Cấm rộn ràng thi kéo lửa, thổi cơm
Theo các cụ cao niên trong làng, đội thắng cuộc trong cuộc hội thi nấu cơm năm nào thì năm ấy mọi người trong họ hàng, hàng xóm đó sẽ ấm no, làm ăn thuận lợi. Các đội tham gia thi ai nấy đều rất phấn khởi và tự hào vì giữ gìn được truyền thống, nét văn hóa quý báu của làng.
Đình Thị Cấm rộn ràng thi kéo lửa, thổi cơm
Giám khảo đi kiểm tra phần thi của các đội.
Đình Thị Cấm rộn ràng thi kéo lửa, thổi cơm
Lần lượt 4 niêu cơm của 4 giáp được các bô lão tìm thấy.
Đình Thị Cấm rộn ràng thi kéo lửa, thổi cơm
Các niêu cơm được mang về đình làng để diện Thánh và chấm điểm.
Đình Thị Cấm rộn ràng thi kéo lửa, thổi cơm
Những niêu cơm vùi trong than rơm đen đúa nhưng từng hạt cơm trong niêu vẫn trắng ngần và chín đều.
Đình Thị Cấm rộn ràng thi kéo lửa, thổi cơm
Bưng mâm diện Thánh, nghi thức xong cũng là lúc bô lão thử cơm chấm điểm các đội tham gia thi, nồi cơm nào trắng, dẻo, thơm ngon nhất sẽ giành chiến thắng.

TUẤN HUY (thực hiện)

top