Thứ tư, 04/12/2024 GMT+7

Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính

15 năm sau khi mở rộng địa giới hành chính, Thủ đô Hà Nội đã có diện mạo mới khang trang và hiện đại hơn. Những tòa nhà cao tầng mọc lên san sát, cùng với các đại đô thị vệ tinh, hạ tầng giao thông thành phố cũng được quy hoạch, phát triển đáp ứng nhu cầu của người dân.

Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính
Diện mạo Thủ đô có sự phát triển nhanh chóng với nhiều tòa nhà cao tầng mọc lên san sát vừa hiện đại vừa đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố năng động.
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính
Cầu Nhật Tân là một trong những công trình giao thông nổi bật của Thủ đô kể từ sau năm 2008 khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội. Cầu được thông xe vào cùng ngày 4-1-2015 với hai công trình khác là đường Võ Nguyên Giáp và Nhà ga T2 Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Đây là những dự án trọng điểm quốc gia, có tổng mức đầu tư gần 2 tỷ USD, chủ yếu từ vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản. Dự án cầu Nhật Tân và đường hai đầu cầu có tổng mức đầu tư hơn 13.626 tỷ đồng với tổng chiều dài 8.930m, bao gồm: Phần cầu Nhật Tân có tổng chiều dài 3.755m với bề rộng mặt cầu 33,2m (6 làn xe chính và 2 làn dừng khẩn cấp). Riêng cầu chính là cầu dây văng liên tục 5 trụ tháp tượng trưng 5 cửa ô Hà Nội với tổng chiều dài 1.500m, phần đường dẫn hai đầu cầu có tổng chiều dài 5.170m.
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính
Nút giao thông 4 tầng hiện đại đầu tiên của Thủ đô.
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính
Nút giao gồm: Hầm, đường bộ giao cắt, đường trên cao và đường sắt trên cao.
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính
Khu đô thị Royal City, quận Thanh Xuân, quần thể nhà ở, trung tâm thương mại và vui chơi giải trí trong lòng đất khánh thành 26-7-2013.
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính
Tuyến đường sắt đô thị đầu tiên Cát Linh - Hà Đông của Thủ đô bắt đầu vận hành thương mại tháng 11-2021, kết nối trung tâm thành phố với quận Hà Đông (trước đây là TP Hà Đông, tỉnh Hà Tây).
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính
Tính riêng quý I-2023, tuyến này vận chuyển hơn 2,65 triệu lượt khách, tăng 262% so với cùng kỳ năm 2022 với trung bình với hơn 32.000 lượt khách mỗi ngày.
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính
Người dân sử dụng dịch vụ trên tàu điện.
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính
Bảo tàng Hà Nội khánh thành năm 2010, dịp kỷ niệm đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Công trình do Công ty GMP của Đức thiết kế, lấy ý tưởng từ chùa Một Cột, có dáng dấp như bông hoa sen, gồm 4 tầng nổi và 2 tầng hầm. Tầng một có cửa mở về 4 hướng có tác dụng đón không khí từ 4 hướng với ý nghĩa 4 phương tụ hội về Thủ đô - vùng đất Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Nơi đây hiện lưu giữ hơn 70.000 tài liệu, hiện vật, thuộc nhiều chất liệu. Năm 2016, Bảo tàng Hà Nội được tạp chí Business Insider (Mỹ) bình chọn là một trong 36 bảo tàng đẹp nhất thế giới.
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính
Đại lộ Thăng Long hiện đại có chiều dài 29km, chiều rộng trung bình 140m, điểm đầu là nút giao Trung Hòa và điểm cuối là nút giao Hòa Lạc, được đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng và thông xe vào tháng 10-2010, đúng dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, có vai trò kết nối đô thị vệ tinh Hòa Lạc 600.000 dân với trung tâm Hà Nội.

Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính
Nút giao Trung Hòa với 3 tầng giao thông, cửa ngõ phía Tây thành phố kết nối trung tâm với Đại lộ Thăng Long.
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính
Cùng với các khu tập thể xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ trước, các chung cư, tòa nhà văn phòng mới được xây dựng đáp ứng yêu cầu về nhà ở của người dân trong khu vực nội thành.
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính

Quận Cầu Giấy có tốc độ phát triển mạnh mẽ nhất Hà Nội.

Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính
Cùng với sự phát triển của vùng lõi trung tâm, các đô thị, đại đô thị vệ tinh ở các vùng ven Thủ đô có sự phát triển nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu đời sống của cư dân. Các khu vực Hà Đông, Hoài Đức, Đan Phượng đều có hạ tầng giao thông phát triển nhanh, kết nối thuận tiện với trung tâm.
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính
Bên cạnh đó là các đại đô thị với quy mô dân số lớn. Trong ảnh: Khu đô thị Vinhomes Smart City Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm.
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính
Đường Lý Sơn, quận Long Biên kết nối với huyện Đông Anh qua cầu Đông Trù, thông tuyến với Quốc lộ 5 lên trục Trường Sa - Hoàng Sa - Đại lộ Võ Nguyên Giáp, hoàn thiện hạ tầng giao thông phía Bắc của Hà Nội.
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính
Sau 15 năm mở rộng, Hà Nội có thêm nhiều khu đô thị, nhiều nhà cao tầng, giúp tăng diện tích nhà ở cho người dân.
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính
Từ một bãi đất trống rộng lớn nằm cách xa trung tâm Thủ đô hơn chục km, Vinhomes Ocean Park Gia Lâm rộng 420 ha là một trong những điểm nhấn cho sự mở rộng của Hà Nội. Nơi đây đang trở thành một đại đô thị, giải quyết nhu cầu nhà ở của người dân với chất lượng sống cao.
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính
Một góc Thủ đô hiện đại với những tòa nhà cao tầng san sát.
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính
Một góc phía Tây Hà Nội.
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính
Cơ sở hạ tầng được hoàn thiện cùng với y tế, giáo dục góp phần nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.

Ban Ảnh và Cộng tác viên (thực hiện)

top