Bảng trích: “Văn hóa phải thiết thực phục vụ nhân dân, góp phần vào việc nâng cao đời sống vui tươi, lành mạnh của quần chúng. Vì vậy, nội dung văn hóa phải có ý nghĩa giáo dục... Văn hóa phải gắn liền với lao động sản xuất.” (Trích Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.470)
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ được thế giới công nhận là Anh hùng giải phóng dân tộc mà còn là Nhà văn hóa lớn. Trong quá trình tìm đường cứu nước, thông qua các tác phẩm của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đem ánh sáng văn hóa mới của Chủ nghĩa Mác – Lênin soi đường cho dân tộc ta và các dân tộc bị áp bức khác trong cuộc đấu tranh Cách mạng giải phóng con người – con đường độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội.
Tác phẩm “Nhật ký Chìm tầu” của Nguyễn Ái Quốc được in vào đầu năm 1931 – một trong những tác phẩm hay của Văn học Cách mạng Việt Nam viết về đề tài Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, góp phần truyền lửa cho cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh.
Tác phẩm “Lịch sử nước ta” của Nguyễn Ái Quốc xuất bản lần đầu tiên vào tháng 2 năm 1942. Đây là bản lịch sử diễn ca gồm 236 câu lục bát ca ngợi tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta qua các triều đại, từ thời vua Hùng dựng nước đến năm 1941.
Tập thơ “Nhật ký trong tù”(Ngục Trung nhật ký) gồm 133 bài thơ bằng chữ Hán do Nguyễn Ái Quốc sáng tác trong khoảng thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây – Trung Quốc năm 1942 – 1943. Tác phẩm có giá trị to lớn về nội dung tư tưởng, nghệ thuật, ngôn ngữ, tính nhân văn và sức sống trường tồn.
“Tuyên ngôn độc lập” do Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tháng 8, năm 1945 nêu rõ quyền sống, quyền tự do của mỗi dân tộc, mỗi con người đã được Người đọc trước hàng chục vạn công chúng tại Quảng trường Ba Đình – Hà Nội, ngày 2 tháng 9 năm 1945, chính thức khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ II nhằm động viên và kêu gọi trí thức, các nhà hoạt động văn hóa, văn nghệ tích cực tham gia đóng góp cho sự nghiệp kháng chiến kiến quốc và trong phong trào thi đua ái quốc của toàn dân tộc, ngày 15 tháng 7 năm 1948.
Lời kêu gọi toàn dân “Chống nạn thất học” ngày 04 tháng 10 năm 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
“Học, học nữa, học mãi” - Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc sách bên bờ suối ở Chiến khu Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Chủ tịch Hồ Chí Minh dự lễ khai mạc “Tuần Văn hóa” tại Hà Nội, năm 1946. President Ho Chi Minh attended the opening ceremony of the "Cultural Week" in Hanoi in 1946.
Bài viết “Tìm người tài đức” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên báo Cứu quốc, ngày 20 tháng 11 năm 1946.
Tác phẩm “Đời sống mới” của Chủ tịch Hồ Chí Minh với bút danh Tân Sinh, tháng 3 năm 1947 – kêu gọi toàn dân dấy lên phong trào xây dựng đời sống mới, nêu cao tinh thần yêu nước, yêu lao động, yêu chính nghĩa và xây dựng đạo đức “Cần, kiệm, liêm, chính”, xóa bỏ các thói hư, tật xấu, phong tục, tập quán lạc hậu.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đoàn nghệ thuật thiếu nhi Liên khu X và đội Thiếu sinh quân đến chúc mừng sinh nhật Bác 60 tuổi tại Việt Bắc năm 1950.
Chủ tịch Hồ Chí Minh vui văn nghệ mừng thắng lợi của Đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần thứ II tại Việt Bắc, tháng 2 năm 1951.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các chiến sĩ tham gia trò chơi dân gian mừng thắng lợi của Đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần thứ II tại Việt Bắc, tháng 2 năm 1951.
Thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa năm 1951 của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tác phẩm “Cách viết” ghi theo lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh in lần thứ hai năm 1955 do Hội Những người viết báo Việt Nam (nay là Hội Nhà báo Việt Nam) xuất bản.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và chúc Tết các nhạc công khiếm thị ở trường Thương binh hỏng mắt (nay là Cục Người có công), Hà Nội, ngày 11 tháng 02 năm 1956.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm lớp học bổ túc văn hóa của bà con lao động Khu tập thể Lương Yên, Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 1956.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm hỏi và căn dặn Nhân dân xã Nam Chính, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương thực hiện nếp sống văn hóa mới, đào giếng để có nước sạch dùng trong sinh hoạt và sản xuất, ngày 15 tháng 02 năm 1956.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thổi chiếc khèn do đồng bào Yên Châu tặng kỷ niệm trong chuyến thăm Nhân dân các dân tộc Tây Bắc, ngày 7 tháng 5 năm 1959.
Chủ tịch Hồ Chí Minh duyệt nội dung trưng bày của Bảo tàng Quân đội (nay là Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam), ngày 12 tháng 12 năm 1959.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với cây guitar nhân dịp Người cùng đồng chí Bí thư thứ Nhất, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Tiệp Khắc đến xem thiếu nhi Trường Văn hóa Nghệ thuật Hải Phòng biểu diễn văn nghệ, ngày 18 tháng 01 năm 1960.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bia ghi danh các tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội, ngày 29 tháng 01 năm 1960.
Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt nhịp bài ca “Kết đoàn” trong đêm dạ hội của thanh niên Hà Nội và các đoàn đại biểu quốc tế tham dự Đại hội Đảng lần thứ III tổ chức tại Vườn Bách Thảo, ngày 3 tháng 9 năm 1960.
Chủ tịch Hồ Chí Minh xem bản dập đúc trên mặt trống đồng Đông Sơn trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia), ngày 13 tháng 02 năm 1961.
Chủ tịch Hồ Chí Minh xem triển lãm “Thiếu nhi thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy” tại Phủ Chủ tịch, ngày 22 tháng 6 năm 1961.
Dù bận trăm công nghìn việc nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm sâu sát các hoạt động và đội ngũ làm công tác văn hóa – nghệ thuật của nước nhà.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và nói chuyện với các học viên Trường Nghệ thuật Sân khấu Trung ương ở khu văn công Mai Dịch, Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 1961.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với đại biểu tại Đại hội lần thứ III Hội Nhà báo Việt Nam, ngày 8 tháng 9 năm 1962.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ III, ngày 26 tháng 11 năm 1962.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ân cần hỏi thăm nghệ sĩ cải lương Nam Bộ Tám Danh tại Ðại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ III ngày 01 tháng 12 năm 1962.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tại buổi biểu diễn văn nghệ dân tộc tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, năm 1963.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện tại Hội nghị tuyên giáo miền núi về việc xây dựng nếp sống, gia đình văn hóa mới đối với đồng bào các dân tộc, ngày 31 tháng 8 năm 1963.
Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn cán bộ, Nhân dân tỉnh Hà Bắc phải chấm dứt những tệ nạn xã hội do xã hội cũ để lại, ngày 17 tháng 10 năm 1963.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm lớp học của công nhân Nhà máy ô tô 1-5, Hà Nội, là lá cờ đầu của phong trào bổ túc văn hóa ngành công nghiệp, ngày 19 tháng 12 năm 1963.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tham quan triển lãm “Nhân dân miền Nam quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược” tại Hà Nội, ngày 23 tháng 7 năm 1965.
Các cháu thiếu nhi vui múa hát quanh Bác ở Phủ Chủ tịch, ngày 02 tháng 9 năm 1965.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng nhà thơ Tố Hữu gặp gỡ nhà văn Trần Đình Vân và nhà văn Phan Tứ tại Phủ Chủ tịch nhân dịp đoàn Đại biểu Hội Văn nghệ giải phóng miền Nam Việt Nam ra thăm Hà Nội, ngày 17 tháng 8 năm 1966.
Chủ tịch Hồ Chí Minh xem triển lãm tranh của một số họa sĩ từ chiến trường miền Nam gửi ra, ngày 24 tháng 10 năm 1966.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và căn dặn Nhân dân huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình phải kính trọng phụ nữ và phấn đấu giữ gìn quyền bình đẳng, ngày 01 tháng 01 năm 1967.
Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ diễn viên đoàn Xiếc Trung ương sau buổi biểu diễn, ngày 26 tháng 8 năm 1967.
Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ nghệ sĩ đoàn cải lương Nam bộ sau buổi biểu diễn tại Phủ Chủ tịch, ngày 22 tháng 12 năm 1968.
Chủ tịch Hồ Chí Minh xem triển lãm của các họa sĩ miền Nam, ngày 25 tháng 12 năm 1968.
Một số sách “Người tốt việc tốt” xuất bản năm 1968 – 1969 theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm khuyến khích Nhân dân noi gương người tốt để làm việc tốt.
Hội thảo quốc tế “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà văn hóa lớn” do Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức tại Hà Nội nhân dịp Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/1990), ngày 29 và 30 tháng 3 năm 1990.
Nghị quyết của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) về Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/1990).
Báo Quân đội nhân dân Điện tử (tổng hợp - sưu tầm ảnh tư liệu)