LONGFORMThượng tướng Lê Quang Hòa - Tổng biên tập phát triển lên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Hành trình đổi mới

Thượng tướng Lê Quang Hòa - Tổng biên tập phát triển lên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Hành trình đổi mới

Thượng tướng Lê Quang Hòa - Tổng biên tập phát triển lên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Hành trình đổi mới

Trong lịch sử vẻ vang 71 năm của mình, Báo Quân đội nhân dân có những Tổng biên tập rất đặc biệt. Thật vinh dự, tự hào với tờ báo "hai lần anh hùng, hai lần chiến sĩ", từ năm 1963-1967 có Thượng tướng Lê Quang Hòa là Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Tổng biên tập. Giờ đây, vị tướng năm xưa đã về với tổ tiên và các nhà cách mạng tiền bối nhưng thời gian công tác tại Báo Quân đội nhân dân của ông mãi để lại dấu ấn sâu đậm với các thế hệ sau này. Nhân kỷ niệm 71 năm ngày Báo Quân đội nhân dân ra số đầu tiên (20-10-1950/20-10-2021), xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài viết về Thượng tướng Lê Quang Hòa.

Thượng tướng Lê Quang Hòa - Tổng biên tập phát triển lên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Hành trình đổi mới
Thượng tướng Lê Quang Hòa - Tổng biên tập phát triển lên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Hành trình đổi mới
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và đồng chí Lê Quang Hòa trong một chuyến công tác.

Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị kiêm Tổng biên tập

Năm 1964, để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, Tòa soạn Báo Quân đội nhân dân được chấn chỉnh lại tổ chức, bổ sung thêm lực lượng. Ngày 23-9-1964, đồng chí Lê Quang Hòa, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị được giao kiêm Tổng biên tập.

Ngày 7-12-1964, Quân ủy Trung ương có Quyết định số 45/QU-TW chỉ định 7 đồng chí vào Đảng ủy biên tập Báo Quân đội nhân dân. Đồng chí Lê Quang Hòa khi đó là Thiếu tướng được chỉ định làm Bí thư Đảng ủy.

Ngay sau khi ổn định, kiện toàn, ngày 21-12-1964, Đảng ủy Ban biên tập họp quán triệt đường lối của Đảng và nhiệm vụ chính trị của Báo Quân đội nhân dân, bàn biện pháp nâng cao chất lượng tờ báo, tăng cường đoàn kết nội bộ.

Thượng tướng Lê Quang Hòa - Tổng biên tập phát triển lên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Hành trình đổi mới
Đồng chí Lê Quang Hòa với các cán bộ, chiến sĩ và người làm báo trong quân đội.

Đảng ủy xác định: Trước tình hình và nhiệm vụ cách mạng mới, miền Bắc đang chuẩn bị đối phó với chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ, cán bộ, đảng viên cần phải nỗ lực phấn đấu cải tiến về mọi mặt, nâng cao tính chiến đấu của tờ báo, lãnh đạo dư luận, phát huy đến mức cao nhất các chức năng tuyên truyền, cổ động, tổ chức, hướng dẫn, động viên quần chúng hành động theo đường lối của Đảng.

Nhận thức rõ tình hình đơn vị có biến động về tổ chức, nhân sự, nhiều cán bộ mới và cũ chưa thật sự hiểu nhau, đồng chí Lê Quang Hòa cùng Đảng ủy Ban biên tập chỉ đạo Liên chi ủy tổ chức nhiều cuộc họp, có nhiều biện pháp lãnh đạo để sớm ổn định tình hình. Trên cơ sở đó, cán bộ, phóng viên trong tòa soạn đoàn kết giúp đỡ nhau, tập trung sức hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao chất lượng tờ báo. Tòa soạn khẩn trương bồi dưỡng về lý luận, chính trị, quân sự, trình độ nghiệp vụ cho người làm báo và thay đổi cách làm việc theo hướng: Khẩn trương, khoa học, hiệu suất, chất lượng.

Thượng tướng Lê Quang Hòa - Tổng biên tập phát triển lên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Hành trình đổi mới
Thiếu tướng Lê Quang Hòa-Chính ủy Quân khu 4 tới thăm trung đoàn tên lửa đã chiến đấu trên chiến trường Quân khu 4 và chiến trường đường 9 anh hùng ngày 5-9-1973.

Vai trò của ông thể hiện rõ qua một số mốc lịch sử như: Ngày 23-9-1964, Thiếu tướng Lê Quang Hoà, Phó chủ nhiệm TCCT kiêm Tổng biên tập Báo Quân đội nhân dân; ngày 7-12-1964, củng cố kiện toàn cấp uỷ, đồng chí Lê Quang Hoà là Bí thư Đảng ủy; ngày 21-12-1964, Đảng uỷ toà soạn họp về nâng cao chất lượng báo. Đây là bước chuẩn bị quan trọng để ngày 19-5-1965, Báo Quân đội nhân dân ra báo hàng ngày.

Cuốn hồi ký và những lời tâm huyết của một Tổng biên tập

Mặc dù thời gian đảm nhiệm chức vụ Tổng biên tập chỉ trong có 4 năm nhưng đã để lại dấu ấn đặc biệt với Thượng tướng Lê Quang Hoà. Giờ đây, thế hệ phóng viên hồi đó, người còn, người mất. Trong cuốn hồi ký của mình, Thượng tướng Lê Quang Hoà đã chia sẻ bằng những dòng nhật ký viết trong cuốn sổ tay về quãng thời gian làm Tổng biên tập.

Dẫu cuốn sổ đã ố vàng vì thời gian nhưng nét chữ của vị tướng trận mạc vẫn còn nguyên màu mực. Nét chữ chứa đựng tình cảm và tâm huyết dành cho tờ báo mà ông yêu quý. Những lời tâm huyết trong cuốn nhật ký của Thượng tướng Lê Quang Hòa đến nay vẫn còn nguyên giá trị với các thế hệ làm báo Quân đội nhân dân hiện tại và cả mai sau.

Thượng tướng Lê Quang Hòa - Tổng biên tập phát triển lên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Hành trình đổi mới
Đồng chí Lê Quang Hoà chia sẻ về kinh nghiệm làm báo trong cuốn hồi ký.

Trong cuốn hồi ký đã nhuốm màu thời gian, Thượng tướng Lê Quang Hòa viết: “Với tư cách là Tổng biên tập Báo Quân đội nhân dân đầu tiên ra mắt bạn đọc số báo hàng ngày, đòi hỏi phải có sự chỉ đạo chặt chẽ, tỉ mỉ và công phu, từ duyệt ma két, sửa những bài chính (kể cả từ và ngữ); vị trí bài của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội đến những đến những quán triệt đường lối, chính sách quân sự, đường lối đối ngoại…

Có khi chỉ là từ ngữ thôi nhưng sai một ly, đi một dặm, dễ gây mơ hồ trong công luận. Báo Quân đội nhân dân phải thể hiện được quan điểm đúng đắn của Đảng…

Là người làm liên lạc cho Thượng tướng Lê Quang Hòa từ năm mới 13 tuổi, Đại tá Nguyễn Liêm giờ đây đã gần 90 tuổi nhưng ông vẫn không thể nào quên quãng thời gian được làm việc dưới sự dìu dắt của người chỉ huy Lê Quang Hòa trong những năm kháng chiến chống Pháp. Vợ chồng Thượng tướng Lê Quang Hòa thời đó luôn coi ông như người thân trong gia đình.

Thượng tướng Lê Quang Hòa - Tổng biên tập phát triển lên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Hành trình đổi mới
Đồng chí Lê Quang Hòa (thứ hai từ trái sang) và đồng chí Nguyễn Liêm (ngoài cùng bên trái).

Đại tá Nguyễn Liêm chia sẻ: Ở cương vị nào Thượng tướng Lê Quang Hòa cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Do làm tốt như thế nên ông mới được cấp trên tín nhiệm giao trọng trách đảm đương hai nhiệm vụ cùng một thời điểm, đó là Phó chủ nhiệm TCCT kiêm Tổng biên tập Báo Quân đội nhân dân.

“Tôi học được ở Thượng tướng Lê Quang Hòa tác phong quần chúng. Đối với tất cả những người đi theo giúp việc đều được ông yêu mến, quý trọng. Thượng tướng Lê Quang Hòa có lối sống rất chan hoà, quý mến tôi và mọi người như anh em trong nhà. Tôi thường xuyên ăn cùng mâm, ngủ cùng giường với ông và tuỳ theo tính chất công việc, ông giao cho tôi làm liên lạc mỗi ngày. Chính lối sống bình dị, gần gũi với mọi người là đức tính mà tôi đã học được ở ông”, Đại tá Nguyễn Liêm khẳng định.

Thượng tướng Lê Quang Hòa - Tổng biên tập phát triển lên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Hành trình đổi mới

Người cha nghiêm khắc nhưng tràn đầy yêu thương

Chúng tôi tìm đến ngôi nhà của Đại tá Lê Minh Hằng-con gái duy nhất của Thượng tướng Lê Quang Hòa để ngược dòng thời gian, trở về quá khứ; tìm hiểu về thân thế và sự nghiệp của một vị tướng đã từng kinh qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, trải qua nhiều cương vị lãnh đạo trong quân đội. Ở vị trí nào, Thượng tướng Lê Quang Hòa cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Quân đội giao phó.

Thượng tướng Lê Quang Hòa - Tổng biên tập phát triển lên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Hành trình đổi mới
Đồng chí Lê Quang Hòa bên vợ và con gái.

Chúng tôi đã được “thực mục sở thị” hàng trăm tư liệu, hiện vật, bức ảnh quý giá gắn liền với cuộc đời binh nghiệp của Thượng tướng Lê Quang Hòa. Đồng thời nghe chị kể về những năm tháng phải xa bố mẹ triền miên. Nhưng mỗi lần bố trở về nhà, dù chỉ là tranh thủ có vài tiếng ngắn ngủi nhưng với chị, đó là những khoảnh khắc vô cùng ý nghĩa.

Thượng tướng Lê Quang Hòa - Tổng biên tập phát triển lên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Hành trình đổi mới

Đại tá Lê Minh Hằng nhớ lại: Bố giờ đã về với tổ tiên nhưng trong ký ức của tôi, bố là người rất tuyệt vời. Từ nhỏ, trong những năm miền Bắc đang chìm trong khói lửa chiến tranh, lúc đó bố đang công tác tại Nghệ An. Thế nhưng, có dịp được về Hà Nội, sau khi thu xếp xong công việc, ông đều về huyện Quốc Oai-nơi hai mẹ con đang sơ tán để ăn một bữa cơm tối. Tôi còn nhớ, đó là bữa cơm rất muộn, vào khoảng 21, 22 giờ đêm. Dưới ánh đèn dầu, tôi khoe với bố những dòng chữ tập viết đầu tiên của mình. Bố đã ôm tôi vào lòng và cho ngồi lên cổ chạy vòng quanh sân. Sau đó, bố lại vội vã ra xe để trở về đơn vị ngay trong đêm. Đến bây giờ, bữa cơm đoàn tụ hiếm hoi và khoảnh khắc được chơi đùa với bố dù rất ngắn ngủi nhưng in đậm trong ký ức tuổi thơ của tôi.

Thượng tướng Lê Quang Hòa - Tổng biên tập phát triển lên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Hành trình đổi mới
Đồng chí Lê Quang Hòa trong các chuyến công tác trong và ngoài nước.

“Mẹ tôi là bà Nguyễn Thị Minh Nhã, nguyên Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và cũng là một lão thành cách mạng. Mẹ luôn thông cảm và tạo mọi điều kiện để bố hoàn thành nhiệm vụ ở mặt trận. Bố mẹ tôi hoạt động cách mạng suốt những năm tháng tuổi trẻ nên ông bà hầu như ít có thời gian dành cho nhau và không có điều kiện chăm sóc con cái. So với những đứa trẻ khác, thì tôi có phần thiệt thòi hơn bởi từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành, bố mẹ phải nhờ người chăm sóc tôi để đi vào chiến trường, tham gia hoạt động cách mạng. Vì thế, từ lúc 4-5 tuổi, tôi đã phải tự làm mọi việc, tự chăm sóc mình. Bởi vậy mà tôi có tính tự lập từ ngay từ khi còn nhỏ”, Đại tá Lê Minh Hằng kể.

Thượng tướng Lê Quang Hòa - Tổng biên tập phát triển lên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Hành trình đổi mới
Đại tá Lê Minh Hằng (trái) và phóng viên Báo Quân đội nhân dân Điện tử xem lại kỷ vật của Thượng tướng Lê Quang Hòa.

Đến khi trưởng thành, trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống, Đại tá Lê Minh Hằng nhận thấy rằng, tính nghiêm khắc và dứt khoát của bố với con cái là điều mà chị cảm thấy rất tâm đắc. Bởi vì, khi còn nhỏ, những điều chị làm sai bao giờ cũng được bố sửa và uốn nắn. Chị biết rằng, cả bố và mẹ đều mong muốn con trở thành người tốt cho xã hội và sống tự lập thì bản thân phải cố gắng thật nhiều.

“Sau này, khi lớn lên một chút, khi tôi tự làm được một việc gì đó, đều cảm thấy rất vui và nhớ đến bố mẹ. Tôi vô cùng biết ơn bố mẹ đã dạy dỗ nên tôi nên người. Tôi rất tự hào về bố bởi nhân cách sống trong sáng, giản dị. Chính những đức tính mà bố mẹ rèn cho tôi từ nhỏ đã giúp ích cho tôi rất nhiều trong quá trình công tác”, Đại tá Lê Minh Hằng bày tỏ.

Thượng tướng Lê Quang Hòa - Tổng biên tập phát triển lên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Hành trình đổi mới

Không chỉ là một vị tướng đã qua nhiều cương vị công tác, trên nhiều lĩnh vực, Thượng tướng Lê Quang Hòa còn sáng tác nhiều bài thơ để tặng con, trong đó có bài thơ gửi con gái khi còn tròn 15 tuổi:

Con gái tôi đầy 15 tuổi

Tuổi trăng tròn trong sáng đẹp tươi

Tuổi hôm nay và tuổi ngày mai

Tuổi vươn tới đỉnh cao thời đại”.

Rồi còn có cả những bài thơ mà vị tướng trận mạc viết trong một đêm rằm ở Trường Sơn:

“Đêm nay trên đỉnh Trường Sơn cao vút

Ánh trăng rằm tỏa khắp nơi nơi

Xuyên qua khe in bao hình vẽ

Muôn dạng dị kỳ lắm bạn ơi

Bên tê, xác giặc vun từng đống

Bên ni, thắng trận mở hội cười vui”.

Trường Sơn, tháng 12-1969

Thượng tướng Lê Quang Hòa - Tổng biên tập phát triển lên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Hành trình đổi mới
Bút tích của Thượng tướng Lê Quang Hòa còn lưu giữ.

Tự hào về bố và muốn đứng được đứng trong hàng ngũ quân đội giống như bố mình để được noi gương việc làm của bố là điều mà con gái Thượng tướng Lê Quang Hòa mong muốn từ khi còn trẻ. Giờ đây, sau nhiều năm trong quân ngũ, chị tự hào cả gia đình đã nối nghiệp cha.

Đến giờ, Đại tá Lê Minh Hằng đã hoàn thành ước nguyện của bố lúc sinh thời. Có lẽ, ở nơi chín suối, Thượng tướng Lê Quang Hòa sẽ mỉm cười bởi gia đình ông hiện có 4 đảng viên và đều đã, đang tiếp bước con đường mà ông đã đi.

Thượng tướng Lê Quang Hòa - Tổng biên tập phát triển lên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Hành trình đổi mới

Vị tướng trận mạc và ngoại giao

Thượng tướng Lê Quang Hòa từng đảm nhiệm nhiều cương vị, chức vụ trong quân đội nhưng giai đoạn năm 1973, ông là Trưởng đoàn Quân sự miền Bắc trong Ban liên hợp quân sự bốn bên là thời điểm ghi dấu ấn khá đậm nét trong cuộc đời binh nghiệp của vị tướng trận mạc.

Thượng tướng Lê Quang Hòa - Tổng biên tập phát triển lên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Hành trình đổi mới

Bằng thái độ cứng rắn nhưng cũng rất linh hoạt, mềm dẻo, biết tận dụng những điểm yếu của đế quốc Mỹ để buộc chúng phải thi hành những điều khoản đã được quy định trong Hiệp định Paris. Ta đã đấu tranh liên tục, dồn đối phương vào thế bị động, không cho địch kịp giở thủ đoạn đối phó và âm mưu dây dưa. Lúc đó Thiếu tướng Lê Quang Hòa - Trưởng đoàn Quân sự miền Bắc trong Ban liên hợp quân sự bốn bên đã chỉ rõ lập trường kiên quyết và thái độ thiện chí của ta.

Nhìn lại 60 ngày đêm đối mặt với kẻ thù quanh bàn đàm phán, đồng chí Lê Quang Hòa nhận thấy mình trưởng thành một bước rõ rệt về bản lĩnh chính trị và phương pháp đấu tranh cách mạng trên mặt trận mới. Đó là mặt trận ngoại giao, không tiếng súng nhưng cũng không kém phần gay go, quyết liệt. Đồng chí xác định, đây là một cuộc đấu tranh giai cấp rất phức tạp, diễn ra dưới hình thức lật lọng và chống lật lọng, vu cáo và chống vu cáo.

Ta đã chiến thắng còn địch thì thất bại nhưng thực tế trong buổi bàn đàm phán, ta và địch đều bình đẳng về quyền hạn và tư cách pháp lý. Mọi vấn đề đều phải đạt được trên cơ sở thương lượng và cùng nhau thỏa thuận. Vì vậy, để hoàn thành nhiệm vụ của cuộc đấu tranh mà Đảng, Quân ủy Trung ương giao, đồng chí Lê Quang Hòa cùng Đoàn đại biểu quân sự của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đặt ra kế hoạch giành thắng lợi từng bước, từng việc, trong từng lúc, từng nơi, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn; không nhân nhượng những vấn đề có tính nguyên tắc, nhưng phải biết chờ đợi với từng việc cụ thể; trấn áp, vạch mặt những tên cực đoan, hiếu chiến nhưng lại biết tranh thủ đúng lúc những phần tử có thái độ thực tế; phải triệt để phân hóa địch đến từng chi tiết, không cho chúng chống lại ta.

Thượng tướng Lê Quang Hòa - Tổng biên tập phát triển lên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Hành trình đổi mớiNhững kỷ vật gắn liền với cuộc đời binh nghiệp của Thượng tướng Lê Quang Hòa.

Qua 60 ngày đấu tranh với kẻ thù, đồng chí Lê Quang Hòa cũng nhận thấy rằng muốn thắng, cần phải biết tạo lực, tạo thế, tạo thời cơ; kết hợp thế của cả nước với thế của cách mạng thế giới ở thế tiến công với thế của ta trên bàn đàm phán; phải biết phát huy những thắng lợi trên mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao mà tiến công địch; phải nhân mỗi thất bại của địch trong cuộc đấu tranh mà "truy kích" chúng trên bàn đàm phán, buộc chúng phải xuống thế, phải thừa nhận, phải thỏa thuận. Trên mặt trận đàm phán, chúng ta phải luôn luôn ở thế tiến công, luôn chủ động và có công tác chuẩn bị đầy đủ; phải nghiên cứu trước, phán đoán nắm chắc địch và những âm mưu của địch để kịp thời xử trí; phải biết nghi binh, tuyệt đối giữ bí mật các ý định tiến công và biện pháp tiến công; chủ động phản công một cách kịp thời, sắc bén. (1)

Đó là những kinh nghiệm rút ra của đồng chí Lê Quang Hòa trên mặt trận ngoại giao nhưng cũng chính là những cống hiến xuất sắc của ông trên cương vị là Trưởng đoàn Đoàn đại biểu quân sự của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong Ban Liên hiệp quân sự bốn bên nhằm bảo đảm sự phối hợp hành động trong việc thực hiện Hiệp định Pa-ri về "chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam".

Kết thúc 60 ngày công tác ở Ban Liên hiệp quân sự bốn bên, đồng chí Lê Quang Hòa được gọi ra Hà Nội báo cáo tình hình thi hành Hiệp định Pa-ri sau đó quay lại Quân khu 4 công tác.

Thượng tướng Lê Quang Hòa - Tổng biên tập phát triển lên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Hành trình đổi mớiThủ tướng Phạm Văn Đồng thăm Quân khu 4 năm 1979
Thượng tướng Lê Quang Hòa - Tổng biên tập phát triển lên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Hành trình đổi mới
Từ trái qua: Đồng chí Lê Quang Hòa đón Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm Quân khu bốn; Thủ tướng chụp ảnh chung với Bộ tư lệnh Quân khu và các đồng chí trong Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh; Thủ tướng Phạm Văn Đồng và đồng chí Lê Quang Hòa gặp nhau tại giao tế Bình Trị Thiên.

Trong cuộc đời binh nghiệp của mình, Thượng tướng Lê Quang Hòa còn để lại dấu ấn bằng những bài viết, phân tích sâu sắc nhiều vấn đề như: Nâng cao cảnh giác cách mạng, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ lao động hòa bình; Mấy vấn đề tiết kiệm trong quân đội; Quân sự địa phương-sự hình thành và phát triển…Giờ đây vị tướng này đã đi xa nhưng những trang viết của ông sẽ trở thành tài liệu quý giá và cần thiết cho thế hiện hiện nay và mai sau.

(1): Danh nhân quân sự Việt Nam, tập 7

Thượng tướng Lê Quang Hòa - Tổng biên tập phát triển lên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Hành trình đổi mới

  • Thượng tướng Lê Quang Hòa - Tổng biên tập phát triển lên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Hành trình đổi mới
  • Nội dung: KHÁNH HUYỀN – TRẦN YẾN
  • Ảnh: Gia đình cung cấp
  • Kỹ thuật, đồ họa: TÔ NGỌC

top