LONGFORMThủ tướng Hun Sen và con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot

Thủ tướng Hun Sen và con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot

Thủ tướng Hun Sen và con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot

Quá trình giải phóng Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng là một chặng đường dài đầy gian khó và thăng trầm. Nhưng may mắn thay, ở những thời khắc khó khăn nhất, đất nước Campuchia luôn xuất hiện những người con ưu tú. Trong đó Thủ tướng Hun Sen là một nhân vật xuất chúng, người mà 45 năm trước vào ngày 20-6-1977 đã quyết tâm thay đổi số phận mình và vận mệnh dân tộc khi dẫn các đồng đội băng rừng, lội suối, vượt qua sự truy sát của kẻ thù để tìm sự giúp đỡ từ Việt Nam. Nhờ đó, đất nước Campuchia đã được giải thoát khỏi bờ vực diệt chủng, hồi sinh và phát triển thịnh vượng như ngày nay.

Thủ tướng Hun Sen và con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot
Thủ tướng Hun Sen và con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot
Em bé Campuchia đứng cạnh hài cốt nạn nhân chế độ diệt chủng Pol Pot ở tỉnh Kandal. (Ảnh AP).

Ngày 17-4-1975 sẽ mãi là một dấu mốc khởi điểm cho một giai đoạn đen tối tột cùng trong lịch sử Campuchia, bởi ngay sau khi giải phóng Phnom Penh, lật đổ chế độ Cộng hòa của Lon Nol, Khmer Đỏ dưới sự lãnh đạo của bè lũ Pol Pot-Ieng Sary đã tiến hành xây dựng một xã hội chưa từng có trong lịch sử, khi tách biệt đất nước với thế giới bên ngoài. Chính quyền Khmer Đỏ ở Campuchia đã thi hành một chính sách đối nội, đối ngoại cực kỳ phản động, gây thảm họa diệt chủng với dân tộc Campuchia và làm tổn hại nghiêm trọng đến quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Campuchia.

Về đối nội, tập đoàn phản động Khmer Đỏ đã thiết lập một chế độ độc tài, quân phiệt phát xít, đàn áp, khủng bố người vô tội rất dã man, thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ của nhân dân và biến họ thành những người nô lệ chỉ biết phục tùng mù quáng mọi mệnh lệnh của “Angkar”. Dưới chiêu bài “xóa bỏ giai cấp”, chúng xóa bỏ thành thị, tùy tiện kết tội những người bị nghi ngờ để đày đọa và tự do bắn giết nhân dân. Chúng xóa bỏ sản xuất công nghiệp, chỉ đơn thuần phát triển nông nghiệp; nông dân bị cưỡng bức vào các “hợp tác xã”, thực chất là những trại tập trung trá hình.

Thủ tướng Hun Sen và con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot
Ảnh 1: Hài cốt các nạn nhân tại khu tưởng niệm ở tỉnh Kandal . Ảnh: CNN
Ảnh 2: Hài cốt các nạn nhân của Khmer Đỏ được khai quật tại một bãi hành quyết. Ảnh: Tư liệu
Ảnh 3: Hộp sọ và xương cốt các nạn nhân của chế độ diệt chủng Pol Pot tại Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng ở Phnom Penh. Ảnh: News Limited
Ảnh 4: Học sinh một trường ở Phnom Penh diễn lại cảnh Khmer Đỏ dùng gậy giết người trong một buổi học lịch sử. Ảnh: Tư liệu

Chúng thực hiện chính sách ngu dân, xóa bỏ trường học, giết hại trí thức, hủy bỏ hệ thống giáo dục các cấp, phá hoại di sản văn hóa lâu đời, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Khmer, xóa bỏ một cách thô bạo tự do tín ngưỡng, phá chùa, giết sư, phá hoại gia đình, cưỡng bức hôn nhân, phá hoại làng xóm, đày đọa người già, phụ nữ, trẻ em; xây dựng chế độ xã hội không tiền tệ, không trường học, không chùa chiền, không bệnh viện... Cả đất nước Campuchia bị nhấn chìm trong biển máu bởi những cuộc thanh trừng nội bộ, tàn sát hàng triệu người dân vô tội. Có thể nói, đây là chế độ diệt chủng tàn bạo nhất trong thế kỷ 20 của lịch sử loài người được ghi nhận.

Thủ tướng Hun Sen và con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot
Ảnh trái: Cảnh xếp hàng nhận thức ăn tại một nhà ăn tập thể thời Khmer Đỏ. Ảnh: Tư liệu
Ảnh phải: Người dân Campuchia chạy sang lánh nạn trên vùng biên giới Tây - Nam của Việt Nam để tránh bị Khmer Đỏ hành quyết. Ảnh: TTXVN
Thủ tướng Hun Sen và con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot
Người dân Campuchia bị cưỡng bức lao động trong một “công xã nông thôn” ở tỉnh Kampong Cham dưới thời Khmer Đỏ. Ảnh: Tư liệu

Về đối ngoại, được bên ngoài kích động, xúi bẩy và hậu thuẫn, tập đoàn phản động Pol Pot ra sức xuyên tạc mối quan hệ Việt Nam - Campuchia, kích động tư tưởng thù hằn dân tộc, chống Việt Nam, trắng trợn phủ nhận lịch sử đoàn kết, liên minh chiến đấu của ba nước Đông Dương, vu cáo Việt Nam có mưu đồ lập Liên bang Đông Dương, thôn tính Campuchia. Pol Pot - Ieng Sary còn công khai đòi hoạch định lại biên giới Việt Nam - Campuchia, đưa ra những yêu sách sai trái, vô lý về biên giới, lãnh thổ đối với Việt Nam…

Thủ tướng Hun Sen và con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot

Thủ tướng Hun Sen và con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot

Không cam chịu trước tội ác tập đoàn phản động Khmer Đỏ, không thể đứng nhìn dân tộc đang bên bờ vực diệt vong, ông Hun Sen khi đó là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 21, Quân khu Đông Campuchia đã nung nấu quyết tâm phải tìm ra con đường giải cứu dân tộc thoát khỏi sự cai trị tàn bạo của chế độ Khmer Đỏ. Tại những thời khắc nguy nan và cấp thiết đó, không có nhiều lựa chọn cho ông, bởi ông xác định con đường ông đi không phải để tìm đường sống cho riêng mình, mà đó còn là hy vọng có thể cứu lấy sự tồn vong của cả dân tộc trước họa diệt chủng.

Thủ tướng Hun Sen và con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot
Thủ tướng Hun Sen lúc còn là trung đoàn trưởng của Chính quyền Khmer Dân chủ Hunsen - Ảnh Facebook Thủ tướng Hun Sen

Những trăn trở, nung nấu khi ông phải quyết định con đường đi cho mình khi đó cũng đã được ông giãi bày rất cảm xúc trong phim tài liệu lịch sử quý “Hành trình cứu nước”, bộ phim đã được công chiếu rộng rãi cả ở Campuchia và Việt Nam. Diễn biến phim mô tả sinh động và chân thực nhất hành trình giải cứu dân tộc của Thủ tướng Hun Sen, khi ông và đồng đội vượt biên sang Việt Nam tìm sự giúp đỡ để cứu đất nước Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot.

Theo lời kể của ông, lựa chọn thứ nhất là đứng lên đấu tranh vũ trang, sử dụng lực lượng dưới sự chỉ huy trực tiếp của ông với khoảng 2.000 quân, tấn công đánh chiếm huyện Memot, tỉnh Kampong Cham và huyện Snuol, tỉnh Kratie để làm căn cứ đấu tranh vũ trang, nhưng ông nhận định lựa chọn này gần như bất khả thi, bởi với lực lượng quá mỏng ông khó có thể cầm cự được trong vòng một tháng và phong trào sẽ bị Pol Pot dìm trong biển máu.

Lựa chọn thứ hai là ông tìm đường vượt biên sang Việt Nam và đề nghị Việt Nam giúp đỡ giải phóng đất nước. Câu hỏi được đặt ra là vì sao ông tin Việt Nam, lựa chọn sang Việt Nam mà không phải là một nước khác? Vì Việt Nam là nước láng giềng đã từng đồng cam cộng khổ và từng kề vai sát cánh bên nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung, giành độc lập.

Thủ tướng Hun Sen và con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot
Hình ảnh Thủ tướng Hun Sen thời trẻ (đứng giữa) được trưng bày tại Nhà Văn hóa xã Lộc Thạnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Ảnh: Hữu Khoa

Chia sẻ về lựa chọn này ông nói, lựa chọn này cũng rất khó khăn và đầy rủi ro, ông không biết mình có thể sống sót khi vượt qua biên giới Campuchia -Việt Nam hay không? Có gặp tình cảnh chưa kịp mở lời đã bị bắn bởi lực lượng biên phòng Việt Nam hay không? Liệu mình có bị bắt giam do vượt biên trái phép hay không? Việt Nam có tin mình và đồng ý giúp mình không? Và suy nghĩ cuối cùng của ông là, Việt Nam có thể bắt mình giao cho Pol Pot hay không?... Rất nhiều những câu hỏi được ông tự đặt ra, nhưng sau tất cả ông đã quyết định lựa chọn con đường này, bởi không còn lựa chọn nào tốt hơn và ông có niềm tin chắc chắn rằng Việt Nam sẽ không làm ngơ khi Campuchia gặp nạn.

Thủ tướng Hun Sen và con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot

“Việt Nam sẽ không khoanh tay nhìn khi Campuchia đang gặp hoạn nạn. Dẫu biết rằng đi cũng có thể sẽ chết, nhưng dù chỉ có 0,1% hy vọng tôi vẫn quyết định ra đi”. “Nhưng đừng quên là còn những sự lựa chọn khác. Đó là tất cả cùng chết. Tức là không làm gì cả, chỉ chờ bọn Pol Pot mang đi giết. Sự lựa chọn cuối cùng là tự sát, nhưng lựa chọn này tôi để dành sử dụng khi ở Việt Nam. Tôi có 12 chiếc kim lúc nào cũng mang theo người để đâm vào cổ họng trong trường hợp bị Việt Nam bắt trao trả lại”, ông Hun Sen xúc động nói. (trích từ phim tư liệu "Hành trình cứu nước".)

Thủ tướng Hun Sen và con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot
Thủ tướng Hun Sen và con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot
Ảnh 1: Thủ tướng Hun Sen đã chính thức trở lại con đường tìm tự do cho chính ông và dân tộc Campuchia đúng 40 năm trước. Ảnh: THUẬN THẮNG/ baotuoitre
Ảnh 2: Thủ tướng Hun Sen chọn một con đường đất đỏ để đi vào Việt Nam, không phải con đường đã rải đá dự tính ban đầu. Ảnh THUẬN THẮNG / baotuoitre
Ảnh 3: Thủ tướng Hun Sen thắp hương trước bàn thờ dưới gốc cây thị bần. Đây là nơi Thủ tướng Hun Sen từng thắp hương sau khi vừa đặt chân vào Việt Nam ngày 21-6-1977. Ảnh THUẬN THẮNG / baotuoitre
Ảnh 4: khánh thành Cụm công trình lưu niệm hành trình cứu nước của Thủ tướng Hun Sen
Ảnh 5: Thủ tướng Hun Sen nói "cảm ơn các bạn" sau khi nhận tờ nhật báo Tuổi Trẻ có đăng bài trang trọng về mình. Ảnh VIỄN SỰ / baotuoitre

Nhân dịp dự Lễ kỷ niệm 40 năm “Con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot” (20-6-1977 / 20-6-2017) và đi lại cung đường khi xưa ông cùng đồng đội đã băng cắt từ Campuchia vượt biên sang Việt Nam. Thủ tướng Hun Sen kể:

Thủ tướng Hun Sen và con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot

"Tôi không chối bỏ Tổ quốc, không chạy đi tìm cuộc sống tốt hơn. Đó là sự chuẩn bị từ trước, cho dù nguy nan tôi cũng quyết đi. Tôi không màng đến tính mạng của mình. Tôi chỉ mong muốn duy nhất là thông báo với lãnh đạo Việt Nam biết về tình hình nguy cấp tại Campuchia và đề nghị giúp đỡ giải phóng nhân dân Campuchia, hoặc ít nhất cũng xin đừng buộc những người Campuchia đã chạy sang Việt Nam quay trở về để bị Pol Pot sát hại”.

Thủ tướng Hun Sen và con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot
Thủ tướng Hun Sen đã có bài phát biểu khi đến biên giới Campuchia - Việt Nam. Ảnh THUẬN THẮNG/baotuoitre

21 giờ ngày 20-6-1977, tại sở chỉ huy Trung đoàn vùng 21 (căn cứ Koh Thmar, xã Tunloung, huyện Memot, tỉnh Kampong Cham), ông Hun Sen ra đi trong nước mắt và đau xót, ông phải rời bỏ quê hương, rời xa người vợ thân yêu đang mang thai 5 tháng. Ông bắt đầu cuộc hành trình cách mạng thay đổi số phận mình và vận mệnh của cả dân tộc đầy gian khó, mà như cách nói rất hình tượng của ông là “tôi lấy tính mạng của mình làm vốn liếng đấu tranh giải phóng nhân dân thoát khỏi nạn diệt chủng Pol Pot”.

Thủ tướng Hun Sen và con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot

Thời điểm đó, do biên giới hai nước đang xảy ra xung đột vũ trang, Việt Nam rất khó phân biệt đâu là người ly khai, đâu là quân Khmer Đỏ với ý định thăm dò tình báo. Tính đến điều này, ông đã quyết định chỉ dẫn theo 4 người nhằm tránh bị hiểu lầm và có thể xảy ra sự tấn công từ phía Việt Nam. Đêm đó, trời mưa tầm tã, sấm chớp giăng đầy trời. Nhóm của ông Hun Sen bí mật di chuyển luồn qua các cánh rừng chằng chịt cây, điểm băng ngang của họ ở phía Campuchia là Koh Thmar, một ngôi làng nhỏ, là một phần của xã Tunloung ở huyện Memot trong tỉnh Kompong Cham và nằm ngay phía trước huyện biên giới Lộc Ninh án ngữ của Việt Nam thuộc tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Phước).

2 giờ ngày 21-6-1977, khi tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam hơn 200m, ông Hun Sen ra lệnh dừng nghỉ chờ trời sáng rõ để định hướng tiếp tục hành trình trong cái đói cồn cào, cái rét mưa rừng thấu ruột, thấu gan. Do không có la bàn, họ phải chờ đến khoảng hơn 8 giờ sáng khi trời sáng rõ hơn mới tiếp tục nhằm hướng Đông mặt trời mọc để có thể tiếp tục hành trình đến Việt Nam. Đến khoảng 11 giờ trưa, họ đã tiếp cận một con đường đất đỏ. Ông Hun Sen lệnh cho mọi người cất giấu vũ khí nhằm bảo toàn tính mạng khi đi trên lãnh thổ Việt Nam, nấu cháo ăn cầm hơi với số gạo ít ỏi mang theo, sau đó, tiếp tục đi tìm gặp bộ đội và người dân Việt Nam.

Thủ tướng Hun Sen và con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot
Ảnh trái: Thủ tướng (nay là Chủ tịch nước) Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Campuchia Hun Sen (21-6-2017). Ảnh: vtv
Ảnh phải: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Hun Sen dự gặp mặt cán bộ, sinh viên, cựu chiến binh Việt Nam tham gia công tác, chiến đấu tại Campuchia. Ảnh: TTXVN

14 giờ ngày 21-6-1977, nhóm của ông đã đến ấp Hoa Lư của Việt Nam cách biên giới Campuchia khoảng 20km. Tại đây, nhóm của ông đã gặp được những người dân Việt Nam đầu tiên và người dân ấp Hoa Lư đã nấu đầy một nồi cơm số 10 (thường dành cho 10 người ăn) cho nhóm 5 người của ông ăn no. Đây là một kỷ niệm xúc động với ông và đồng đội, bởi đây là lần đầu tiên sau hơn một năm họ mới được ăn cơm, vì ở Campuchia chế độ ăn hằng ngày của họ chỉ là cháo. Tối 21-6-1977, nhóm của Hun Sen được đưa về huyện Lộc Ninh và hôm sau được di chuyển đến Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sông Bé…

Thủ tướng Hun Sen và con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot
Ảnh trái: Thủ tướng Campuchia Hun Sen đặt chân lên mảnh đất Lộc Ninh (Bình Phước) sau 40 năm. Ảnh: vietnamnet.vn
Ảnh phải: Thủ tướng Hun Sen trồng cây gỗ đỏ tại khuôn viên nhà văn hóa Lộc Thạnh. Ảnh: tinhuybinhphuoc.vn
Ngày 21-6-2017, Thủ tướng Hun Sen thăm lại con đường khi xưa ông cùng đồng đội đã đi từ Campuchia sang Việt Nam tìm đường cứu nước. Nguồn: QPVN

Thủ tướng Hun Sen và con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot
Thủ tướng Hun Sen và con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot
Ảnh trái: Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Hun Sen sang thăm chính thức Việt Nam (4-10-2019).
Ảnh giữa: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Thủ tướng Hun Sen trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Vương quốc Campuchia.
Ảnh phải: Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen. Ảnh: TTXVN

Ngày 21-6-2017, trong chuyến đi thăm lại nơi dừng chân đầu tiên khi tới Việt Nam 40 năm trước (ấp Thạnh Biên, xã Lộc Thạnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước). Tại đây, Thủ tướng Hun Sen đã có những chia sẻ rất ân tình: “Hôm nay, tôi trở về nơi mà 40 năm trước bà con từng cưu mang tôi. 40 năm trước, sau khi cất giấu vũ khí, tôi đã đến đây. Tôi nói với anh em nếu người Việt Nam bắt trói thì cứ bình tĩnh tuân theo... Tôi nhìn vào đồng hồ và nghĩ rằng chắc chắn người ta sẽ tịch thu cái đồng hồ này. Thế nhưng, bộ đội Việt Nam không những không lấy đồng hồ của tôi, không khám xét, không trói buộc, cho ăn no và Việt Nam không làm gì chúng tôi cả, chúng tôi thật may mắn vì đã gặp được những người có tấm lòng nhân đạo. Chúng tôi vượt biên trái phép vào một thời điểm mà bọn Pol Pot đã tấn công vào một số vùng biên giới Việt Nam, Việt Nam rất khó phân biệt ai người dân Campuchia chạy tị nạn, ai là quân đi do thám tình báo, mật thám của Pol Pot. Vấn đề này thực sự khó khăn… Tôi rất trân trọng các hành xử của Việt Nam”.

Thủ tướng Hun Sen và con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot

Đây thực sự là những lời chia sẻ rất chân tình của Thủ tướng Hun Sen khi ông ôn lại những kỷ niệm xúc động về sự đối đãi nhân đạo, cách hành xử nhân văn của người Việt Nam thời điểm ông vừa “chân ướt, chân ráo” đặt chân vào lãnh thổ Việt Nam. Và những ngày sau này trên đất Việt Nam của ông và đồng đội cũng vẫn luôn nhận được sự đối đãi rất ân cần, tình nghĩa và sẻ chia như vậy.

Những ngày ở Việt Nam, ông và đồng đội nhiều lần được gặp gỡ trao đổi với các cấp lãnh đạo quân đội Việt Nam, trong những dịp đó ông luôn cố gắng trình bày để phía Việt Nam hiểu hơn về tình hình nguy kịch tại Campuchia đang đe dọa đến tính mạng của người dân Campuchia và đe dọa đến an ninh, chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam. Cùng với đó, ông luôn khẳng định chỉ có Việt Nam mới giúp được nhân dân Campuchia đang bên bờ vực thẳm.

Thủ tướng Hun Sen và con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot
Ảnh trái: Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đón Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: TTXVN
Ảnh phải: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Campuchia Hun Sen chứng kiến lễ ký kết và trao đổi văn kiện hợp tác. Ảnh: TTXVN
Thủ tướng Hun Sen và con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot
Ảnh trái: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin. Ảnh: TTXVN
Ảnh phải: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Chủ tịch Thượng viện Campuchia Say Chhum. Ảnh: TTXVN

Cuối cùng những nỗ lực của ông và đồng đội đã cho quả ngọt. Lãnh đạo cấp cao Việt Nam đã đọc được những báo cáo, những lá thư của ông; càng hiểu thêm những điều khủng khiếp đang diễn ra tại Campuchia, những hành động tàn bạo của Pol Pot chống lại nhân dân Việt Nam và một điều vô cùng quan trọng nữa là lãnh đạo cấp cao Việt Nam đã bắt đầu đặt niềm tin vào ông, vào những cộng sự của ông khi đồng ý quyết định giúp đỡ các đồng chí Campuchia tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang để giải phóng đất nước.

Thủ tướng Hun Sen và con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot

Ảnh trái: Tình cảm gắn bó giữa nhân dân Campuchia và bộ đội tình nguyện Việt Nam. Ảnh tư liệu.

Ảnh phải: Quân tình nguyên Việt Nam dựng nhà giúp nhân dân Campuchia. Ảnh tư liệu.

Thủ tướng Hun Sen và con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot

Ảnh 1: Bà mẹ Campuchia rót nước cho các chiến sĩ Quân tình nguyện Việt Nam. Ảnh: Tư liệu.

Ảnh 2: Bộ đội Quân tình nguyện Việt Nam huấn luyện quân sự giúp LLVT cách mạng Campuchia.

Ảnh 3: Bộ đội Hải quân phối hợp hiệp đồng đổ bộ đánh chiếm các quân cảng của Pol Pot. Ảnh tư liệu

Ảnh 4: Bác sĩ Quân tình nguyện Việt Nam giúp LLVT cách mạng Campuchia huấn luyện và đào tạo quân y chiến trường.

Ảnh 5: Bộ đội C5 lực lượng vũ trang tỉnh An Giang đánh trả quân Pol Pot xâm lược năm 1978. Ảnh tư liệu.

Khởi đầu hành trình cứu nước vào ngày lịch sử 20-6-1977, trải qua nhiều gian nan, với ý chí, khát khao giải phóng dân tộc thoát khỏi nạn diệt chủng, ông Hun Sen cùng một số nhà lãnh đạo Campuchia khác trong đó có ông Chea Sim, ông Heng Samrin đã khởi xướng một phong trào đấu tranh vũ trang dưới ngọn cờ của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, cùng sự giúp đỡ vô tư, trong sáng của quân đội tình nguyện Việt Nam, trở về lật đổ chế độ phản động Pol Pot, giải phóng đất nước vào ngày 7-1-1979, mở ra trang sử mới cho dân tộc Campuchia.

Thủ tướng Hun Sen và con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot

Ảnh 1: Lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia tiến vào Hoàng cung giải phóng Phnom Penh. Ảnh tư liệu

Ảnh 2: Đoàn công tác của Quân tình nguyện Việt Nam đến thăm, cứu trợ đồng bào Campuchia ngay sau khi đất nước thoát khỏi chế độ diệt chủng. Ảnh tư liệu

Ảnh 3: Đồng bào Campuchia hân hoan chào đón Quân tình nguyện Việt Nam tiến vào giải phóng nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng. Ảnh tư liệu

Ảnh 4: Chiến sĩ Quân tình nguyện Việt Nam và chiến sĩ LLVT cách mạng Campuchia. Ảnh tư liệu

Thủ tướng Hun Sen và con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot

Ảnh 1: Pháo binh Sư đoàn 320 bắn vào đội hình quân Pol Pot, tháng 10-1977. Ảnh tư liệu

Ảnh 2: Pháo binh của ta bảo vệ biên giới Tây Nam tháng 9-1977. Ảnh: TTXVN

Ảnh 3: Quân tình nguyện Việt Nam phản kích quân Pol Pot. Ảnh: TTXVN

Ảnh 4: Xe tăng Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia. Ảnh tư liệu

Ảnh 5: Người dân Campuchia tiễn quân tình nguyện Việt Nam về nước. Ảnh tư liệu

Ảnh 6: Tình cảm quyến luyến giữa bộ đội Việt Nam và nhân dân Campuchia. Ảnh tư liệu

Thủ tướng Hun Sen và con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot

Ngày nay, trải qua bao biến cố thăng trầm theo dòng lịch sử, đất nước Chùa tháp đã “thay da đổi thịt”, nhân dân Campuchia đã đạt được nhiều thành tựu to lớn đáng tự hào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Có được những khởi sắc này, tất cả đều được khởi nguồn từ ngày Thủ tướng Hun Sen và đồng đội tìm đường sang Việt Nam mở ra hành trình cứu nước (20-6-1977) dẫn đến chiến thắng lẫy lừng 7-1-1979, mốc son chói ngời khép lại trang sử tăm tối 3 năm 8 tháng 20 ngày (17-4-1975 / 7-1-1979) đất nước Campuchia chịu sự cai trị tàn bạo của tập đoàn diệt chủng Khmer Đỏ.

Thủ tướng Hun Sen và con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot
Ảnh trái: Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đón Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Campuchia Samdech Pichey Sena Tea Banh tại Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư tham dự chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam-Campuchia lần thứ nhất (15-5-2022). Ảnh: qdnd.vn
Ảnh phải: Đại tướng Phan Văn Giang và Đại tướng Tea Banh thăm trường Tiểu học Lộc Tấn A. Ảnh: qdnd.vn
Thủ tướng Hun Sen và con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot
Ảnh trái: Đại tướng Phan Văn Giang và Đại tướng Tea Banh thăm trường Tiểu học Lộc Tấn A. Ảnh: qdnd.vn
Ảnh giữa: Đại tướng Phan Văn Giang tặng quà cho các thầy cô và học sinh trường Tiểu học Lộc Tấn A. Ảnh: qdnd.vn
Ảnh phải: Đại tướng Tea Banh tặng quà cho giáo viên và học sinh trường Tiểu học Lộc Tấn A. Ảnh: qdnd.vn

45 năm đã qua đi (20-6-1977/ 20-6-2022). Chiến tranh cũng đã lùi xa, đất nước đã chuyển mình đổi mới, người dân Campuchia được sống trong hòa bình, ấm no, những thế hệ sau cũng đang tiếp bước truyền thống đấu tranh xây dựng đất nước của những thế hệ người đi trước, quan hệ truyền thống hữu nghị Việt Nam-Campuchia ngày càng khăng khít gắn bó, phát triển toàn diện. Nhưng, những giá trị lịch sử từ hành trình cứu nước tiến tới lật đổ chế độ Khmer Đỏ của Thủ tướng Hun Sen vẫn còn nguyên giá trị trong tuyên truyền, giáo dục nhân dân hai nước, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay và mai sau càng hiểu rõ hơn về công lao của thế hệ cha anh đi trước cũng như thêm hiểu về tinh thần quốc tế vô tư, trong sáng của Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân Việt Nam trong công cuộc giúp bạn lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot, tái thiết và xây dựng đất nước từ đống tro tàn, đưa đất nước Campuchia trở thành một quốc gia hòa bình, ổn định, biến những chiến trường xưa trở thành những vùng đất phát triển, đời sống người dân ngày càng được chăm lo, được thụ hưởng nhiều thành quả từ chính những thành tựu phát triển của đất nước.

Thủ tướng Hun Sen và con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot
Ảnh trái: Lễ đón Đại tướng Phan Văn Giang và đoàn đại biểu Việt Nam tại Cửa khẩu Trapeang Sre (Campuchia). Ảnh: qdnd.vn
Ảnh giữa: Trồng cây hữu nghị tại khu vực Cửa khẩu Trapeang Sre. Ảnh: qdnd.vn
Ảnh phải: Đại tướng Phan Văn Giang và Phó thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Tea Banh chụp ảnh chung với đoàn đại biểu hai nước Việt Nam-Campuchia tại tỉnh Kratie. Ảnh: qdnd.vn
Thủ tướng Hun Sen và con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot
Ảnh 1: Các em học sinh Trường Tiểu học Hun Sen 2 Thnou đón đoàn đại biểu Việt Nam sang thăm Ảnh: qdnd.vn
Ảnh 2: Lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam và Campuchia chụp ảnh với các cháu học sinh Trường Tiểu học Hun Sen 2 Thnou. Ảnh: qdnd.vn
Ảnh 3: Lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam và Campuchia chụp ảnh với các thầy cô giáo Trường Tiểu học Hun Sen 2 Thnou. Ảnh: qdnd.vn
Ảnh 4: Lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam và Campuchia tặng quà cho thầy cô và học sinh Trường Tiểu học Hun Sen 2 Thnou. Ảnh: qdnd.vn

Với những ý nghĩa giáo dục về lịch sử tình đoàn kết hữu nghị to lớn đó, Lễ kỷ niệm 45 năm “Con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot” sẽ nhận được sự quan tâm đặc biệt, mong chờ từ nhân dân hai nước; có ý nghĩa quan trọng trong Năm hữu nghị Việt Nam-Campuchia, Campuchia-Việt Nam, hướng tới kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Campuchia (24-6-1967/ 24-6-2022), góp phần tăng cường, giữ gìn quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai dân tộc.

Thủ tướng Hun Sen và con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot
Thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: KT Fabien Mouret
Thủ tướng Hun Sen và con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot
Thủ tướng Hun Sen và con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot
  • Thủ tướng Hun Sen và con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot
  • Nội dung: ĐOÀN TRUNG
  • Ảnh: Tư liệu - TTXVN - Báo Quân đội nhân dân
  • Kỹ thuật, đồ họa: TÔ NGỌC

top