LONGFORMĐổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới là toàn bộ hoạt động của đảng và những tổ chức có liên quan nhằm thay đổi từng phần hoặc toàn bộ một nội dung nào đó của phương thức lãnh đạo hiện có hoặc theo hướng tích cực, tiến bộ, bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng đem lại kết quả cao hơn, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng.

Thực tiễn trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, vấn đề đổi mới phương thức lãnh đạo luôn được Đảng ta coi trọng, từng bước thực hiện với những nhiện vụ, giải pháp phù hợp, hiệu quả. Nhờ đó Đảng đã lãnh đạo đất nước, nhân dân giành được nhiều thành tựu có ý nghĩa lịch sử to lớn.

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến xây dựng cách lãnh đạo đúng khi trở thành Đảng cầm quyền. Vậy thế nào là lãnh đạo đúng nghĩa? Từ rất sớm, trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” tháng 10 năm 1947, Người không chỉ 13 lần đề cập đến thuật ngữ “cách lãnh đạo” và mà tập trung “bút lực” cho 1 mục riêng “V. CÁCH LÃNH ĐẠO” trong điều kiện Đảng cầm quyền sau thắng lợi vĩ đại của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Người đã đặt vấn đề và giải thích rất rõ ràng: “Lãnh đạo đúng nghĩa là thế nào? Cố nhiên, không phải cứ ngồi trong phòng giấy mà viết kế hoạch, ra mệnh lệnh. Lãnh đạo đúng nghĩa là: 1. Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng. Mà muốn thế thì nhất định phải so sánh kinh nghiệm của dân chúng. Vì dân chúng chính là những người chịu đựng cái kết quả của sự lãnh đạo của ta. 2. Phải tổ chức sự thi hành cho đúng. Mà muốn vậy, không có dân chúng giúp sức thì không xong. 3. Phải tổ chức sự kiểm soát, mà muốn kiểm soát đúng thì cũng phải có quần chúng giúp mới được” (1).

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì và phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII. Ảnh: TTXVN.

Theo Người, muốn lãnh đạo đúng nhất thiết không được mắc quan liêu, xa rời quần chúng; phải sâu sát với quần chúng, phải học hỏi quần chúng, dựa vào quần chúng để kiểm thảo các quyết sách lãnh đạo của mình đúng hay sai, hiệu quả hay không hiệu quả; bởi: “Chúng ta phải biết rằng: lực lượng của dân chúng nhiều vô cùng. Kinh nghiệm trong nước và các nước tỏ cho chúng ta biết: có lực lượng dân chúng việc to tát mấy, khó khăn mấy làm cũng được. Không có, thì việc gì làm cũng không xong. Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra” (2).

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự khai mạc Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII. Ảnh: TTXVN.

Một trong những khâu quyết định để “lãnh đạo đúng nghĩa” theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là phải “khéo kiểm soát”, phải tăng cường kiểm tra: “Kiểm soát khéo, bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa kiểm tra khéo về sau khuyết điểm nhất định bớt đi” (3). Để làm tốt công tác kiểm tra, Đảng phải thay đổi cách kiểm tra, phải biết dựa vào dân, tăng cường việc kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với các tổ chức đảng và đảng viên. Cách kiểm tra, giám sát từ quần chúng được Hồ Chí Minh coi là cách kiểm soát “từ dưới lên”, tức là “quần chúng và cán bộ kiểm soát sự sai lầm của người lãnh đạo và bày tỏ cách sửa chữa sự sai lầm đó”. Thông qua công tác kiểm tra mà Đảng phát hiện, sáng tạo ra cái mới, cái tốt hơn, tìm ra phương thức lãnh đạo phù hợp với thực tiễn hơn.

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư dự Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII. Ảnh: Báo Nhân dân.

Về vấn đề phương thức lãnh đạo, Người chỉ ra hai cách cơ bản: “Một là liên hợp chính sách chung với sự chỉ đạo riêng. Hai là liên hợp người lãnh đạo với quần chúng” (4). Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Bất kỳ việc gì, nếu không có chính sách chung, kêu gọi chung, không thể động viên khắp quần chúng. Song, nếu người lãnh đạo chỉ làm chung, làm khắp cả một lúc, mà không trực tiếp nhằm một nơi nào đó, thực hành cho kỳ được, rồi lấy kinh nghiệm nơi đó mà chỉ đạo những nơi khác, thì không thể biết chính sách của mình đúng hay sai. Cũng không thể làm cho nội dung của chính sách đó đầy đủ, thiết thực” (5). Phải liên hợp lãnh đạo với quần chúng, bởi: “Bất kỳ việc gì (thí dụ việc chỉnh đốn Đảng), người lãnh đạo phải có một số người hăng hái làm trung kiên cho sự lãnh đạo. Nhóm trung kiên này phải mật thiết liên hợp với quần chúng, công việc mới thành. Nếu chỉ có sự hăng hái của nhóm trung kiên, mà không liên hợp với sự hăng hái của quần chúng, nhóm trung kiên sẽ phải chạy suốt ngày mà không kết quả mấy. Nếu chỉ có sự hăng hái của quần chúng mà không có sự hăng hái của nhóm trung kiên để tổ chức và dìu dắt, thì sự hăng hái của quần chúng sẽ không bền và không thể tiến tới” (6).

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII. Ảnh: Báo Nhân dân.

Bên cạnh đề cao vai trò của quần chúng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh việc đổi mới cách lãnh đạo bằng công tác cán bộ. Người chỉ ra rằng: “Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích”.

Dựa vào dân, vì lợi ích của nhân dân trong quá trình ban hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách luôn là quan điểm xuyên suốt của Đảng ta. Điển hình như việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân vào các văn kiện, kế hoạch, đề án... Đã thành thông lệ từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đến nay, để tập hợp trí tuệ, nguyện vọng của toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia quyết định những vấn đề quan trọng của Đảng và đất nước, trước mỗi kỳ Đại hội, Đảng ta đều tổ chức lấy ý kiến của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân vào các dự thảo văn kiện trình đại hội. Hay như thời gian vừa qua, trước khi trình Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII thảo luận ban hành nghị quyết mới, Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị đã triển khai tổng kết nghị quyết một cách nghiêm túc, bài bản, công phu, khoa học, có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ, với tinh thần trách nhiệm cao của các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương, các đồng chí lão thành cách mạng, các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên
Quang cảnh Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Ảnh: VŨ PHONG

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên

Ngược dòng thời gian về hơn 30 năm trước khi Liên Xô- thành trì của chủ nghĩa xã hội sụp đổ. Một trong những “tử huyệt” gây ra cơn địa chính trị chấn động thế kỷ XX này là việc Đảng Cộng sản Liên Xô đã thực hiện không đúng đắn phương thức lãnh đạo đối với Nhà nước và xã hội. Nguyên nhân này được GS, TS Nguyễn Phú Trọng (nay là Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam) chỉ ra từ năm 1992, trong một bài viết in trên Tạp chí Cộng sản, đó là Đảng Cộng sản Liên Xô đã “không xác lập đúng đắn sự lãnh đạo của Đảng, buông lơi công tác xây dựng Đảng”.

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên

Cả lý luận và thực tiễn đều chỉ ra rằng, phương thức lãnh đạo của Đảng khi đã có chính quyền khác rất nhiều so với khi chưa có chính quyền. Trong điều kiện có chính quyền, mối quan hệ với Nhà nước, Đảng càng không phải là cơ quan siêu quyền lực đứng trên Nhà nước, hoạt động ngoài khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Tuy nhiên, điều này lại xảy ra với Đảng Cộng sản Liên Xô trong quá trình cải tổ. Một thời gian dài Đảng Cộng sản Liên Xô phạm khuyết điểm bao biện công việc Nhà nước, không phát huy đầy đủ vai trò của Nhà nước, dẫn đến gần như biến thành Nhà nước, làm các công việc của Nhà nước.

Phát hiện ra khuyết điểm này, Đảng Cộng sản Liên Xô chủ trương phải tiến hành cải tổ, sửa đổi phương thức lãnh đạo, chống độc quyền, đảng trị, chống hành chính hoá công việc của Đảng, khắc phục tình trạng bao biện, làm thay Nhà nước. Đó là chủ trương đúng. Nhưng trong quá trình thực hiện, một số người lãnh đạo của Đảng dần dần xa rời nguyên tắc và chủ định đặt ra lúc ban đầu, trượt dài trên con đường sai lầm mới.

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại biểu dự khai mạc Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII. Ảnh: TTXVN.

Với khẩu hiệu "Trả lại chính quyền cho nhân dân", "Tất cả chính quyền về tay Xô viết", chủ trương xoá Điều 6 trong Hiến pháp Liên Xô (là điều khẳng định sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Liên Xô đối với toàn xã hội), họ từng bước hạ thấp rồi phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng.

Trong hành động thực tế, người ta không chăm lo củng cố các tổ chức đảng, không giữ vững các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, xem nhẹ vấn đề lãnh đạo Nhà nước thông qua các tổ chức đảng, làm cho hệ thống tổ chức của Đảng rệu rã, kỷ luật lỏng lẻo, tổ chức đảng không kiểm tra, giám sát đảng viên, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng quá yếu.

GS, TS Lưu Văn Sùng (Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) cũng chỉ ra trong hệ thống chính trị Xô viết, Nhà nước chỉ là cánh tay nối dài thừa hành quyết định của Đảng. Thực chất Đảng cũng là bộ máy hành chính nhà nước, được tổ chức song trùng với bộ máy nhà nước. Trong quá trình phát triển của Liên Xô, tính chất song trùng giữa cơ quan Đảng và Nhà nước ngày càng tăng, các cơ quan của Đảng ngày càng phình to ra, lấn át cả cơ quan nhà nước. Hơn nữa, do tính chất song trùng nên chức năng giữa các cơ quan Đảng và Nhà nước chồng chéo nhau, không được phân định rõ ràng, triệt tiêu sức mạnh của nhau. Cơ quan Đảng, tập trung ở thường vụ các cấp ủy, thậm chí ở một số người có quyền can thiệp vào lập pháp, hành pháp và tư pháp của Nhà nước. Các đoàn thể chính trị - xã hội của quần chúng là những tổ chức thụ động chấp hành các nghị quyết, chỉ thị của Đảng.

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên

Thấu triệt quan điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách lãnh đạo trong thời kỳ mới, Đảng ta luôn coi trọng phát triển tư duy nhận thức, không ngừng bổ sung, hoàn thiện phương thức lãnh đạo, cầm quyền.

Điều 4, Hiến pháp năm 2013 khẳng định, Đảng “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”; các tổ chức đảng và đảng viên “hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Như vậy, Hiến pháp năm 2013 đã phân biệt Đảng cầm quyền và Nhà nước là hai trung tâm quyền lực có nguồn gốc khác nhau. Quyền lực của Đảng là quyền lực chính trị (lãnh đạo), còn quyền lực Nhà nước là quyền lực quản trị xã hội, tổ chức phục vụ xã hội, kiến tạo phát triển đất nước.

Trước đó, tại Đại hội VII (1991), Đảng chủ trương đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo, với các phương thức cụ thể, như: Đảng lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội bằng cương lĩnh, chiến lược và các định hướng về chính sách; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, tổ chức, vận động; bằng vai trò gương mẫu của đảng viên và tổ chức đảng. Đảng giới thiệu những cán bộ có phẩm chất và năng lực vào cương vị lãnh đạo chủ chốt của các cơ quan nhà nước để tăng cường hiệu lực của bộ máy nhà nước và bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng. Mọi cán bộ là đảng viên trong cơ quan nhà nước phải phục tùng sự lãnh đạo của Đảng và thực hiện sáng tạo nghị quyết của Đảng, gương mẫu chấp hành luật pháp của Nhà nước.

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII. Ảnh: TTXVN.

Đến Đại hội VIII (1996), Đảng ta bổ sung: Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng chứ không chỉ thông qua cá nhân đảng viên; lãnh đạo bằng các quyết định của tập thể và bằng cách theo dõi, cho ý kiến chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện...". Tinh thần đó tiếp tục được khẳng định ở Đại hội IX (2001), nhấn mạnh: “Các cấp uỷ viên, nhất là cán bộ chủ chốt của cấp uỷ, phải có chương trình công tác ở cơ sở, tiếp xúc, lắng nghe ý kiến và trả lời chất vấn của đảng viên và nhân dân”. Đại hội X (2006) đánh dấu bước phát triển lớn về phương thức lãnh đạo của Đảng, theo đó bổ sung nhiều nội dung cụ thể, thiết thực, nhấn mạnh phải đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị theo phương châm: Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng phải đồng bộ với đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, đổi mới kinh tế... Tập trung đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Đổi mới phương thức lãnh đạo gắn với đổi mới phong cách và lề lối làm việc thật sự dân chủ, thiết thực, nói đi đôi với làm.

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên
Đại biểu dự Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII. Ảnh: Báo Nhân dân.

Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết Đại hội X về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết chuyên đề (Nghị quyết số 15-NQ/TW) về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị. Trong đó xác định mục tiêu đổi mới phương thức lãnh đạo gồm 5 điểm, nêu 4 quan điểm chỉ đạo, và đề ra hệ thống các giải pháp đổi mới phương thức lãnh đạo, nhất là xác định rõ phương thức lãnh đạo của Trung ương Đảng đối với Quốc hội, Chính phủ, cơ quan tư pháp và phương thức lãnh đạo của cấp ủy địa phương đối với chính quyền, cơ quan tư pháp địa phương.

Nhiệm vụ tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng tiếp tục được nêu ra tại Đại hội XI (2011). Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta (bổ sung và phát triển năm 2011) đã chỉ rõ hơn và bổ sung thêm những vấn đề chủ yếu về phương thức lãnh đạo của Đảng. Trong đó nhấn mạnh: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo bằng Cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát, bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu. Đảng thường xuyên nâng cao năng lực cầm quyền và hiệu quả lãnh đạo, đồng thời phát huy mạnh mẽ vai trò, tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị”.

Trong điều kiện mới, việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng được Đại hội XIII tái khẳng định: Đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền gắn với kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành nghị quyết của Đảng. Ban hành nghị quyết khi thật sự cần thiết, hợp lý, thiết thực, ngắn gọn, khả thi. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo kiên quyết, giám sát chặt chẽ việc cụ thể hoá, thể chế hoá, tổ chức thực hiện nghị quyết; coi trọng kiểm tra, giám sát, đôn đốc, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết, quy định, chỉ thị, kết luận của Đảng, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả. Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Đảng.

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu biểu quyết thông qua chương trình hội nghị. Ảnh: TTXVN.

V.I. Lênin đã dạy: "Khi tình hình đã thay đổi và chúng ta phải giải quyết nhiệm vụ thuộc loại khác thì không nên nhìn lại đằng sau và sử dụng những phương pháp của ngày hôm qua". Thực tiễn đổi mới luôn vận động, phát triển đòi hỏi sự phát triển không ngừng nhận thức của Đảng về phương thức lãnh đạo của Đảng. Chính nhờ nhận thức đó, việc đổi mới phương thức lãnh đạo, gắn với tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị thường xuyên được Đảng ta quan tâm thực hiện. Nhờ đó, vai trò, hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của Đảng được nâng cao, đồng thời phát huy tốt hơn vai trò, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước theo quy định của pháp luật; nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, có nhiều đóng góp tích cực vào những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

(1) (2) (3) (4) (5) (6) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 5, tr.325; tr.335; tr.327; tr.328; tr.328; tr.328; tr.331

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

  • Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên
  • Nội dung: TRỊNH VĂN DŨNG- NGUYỄN VĂN DUYÊN-HÀ SƠN THÁI
  • Ảnh: TTXVN, BÁO NHÂN DÂN, QĐND
  • Kỹ thuật, đồ họa: MINH NGỌC - VĂN PHONG

top