LONGFORMĐại tướng Nguyễn Quyết - Vị Đại tướng hội đủ “Trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung”

Đại tướng Nguyễn Quyết - Vị Đại tướng hội đủ “Trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung”

Đại tướng Nguyễn Quyết - Vị Đại tướng hội đủ Trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung

Trong suốt cuộc đời của mình, Đại tướng Nguyễn Quyết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đã dành trọn cho Đảng, cho cách mạng.

Ông là người trực tiếp tham gia, có đóng góp quan trọng vào hầu hết các giai đoạn đặc biệt của lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của đất nước trong thế kỷ XX, nhất là trong những ngày Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tại Hà Nội (tháng 8-1945).

Ở Đại tướng Nguyễn Quyết, hội tụ đầy đủ những phẩm chất, đức tính cao đẹp của người cộng sản kiên trung. Ông là vị tướng tài năng, mưu lược, giỏi quân sự, vững vàng, sắc sảo về chính trị; là người cán bộ cộng sản đức độ, luôn hết lòng vì dân, vì nước, rất mực yêu thương đồng chí, đồng đội.

Đại tướng Nguyễn Quyết - Vị Đại tướng hội đủ Trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung

Đại tướng Nguyễn Quyết, tên khai sinh là Nguyễn Tiến Văn, sinh ngày 20-8-1922 trong một gia đình nông dân đông con ở xã Chính Nghĩa, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Do gia đình khó khăn nên Nguyễn Quyết chỉ được học đến hết bậc tiểu học. Với sự thông minh, sáng dạ, giàu ý chí nên khi mới 15 tuổi, cậu thiếu niên Nguyễn Quyết đã quyết định rời quê lên Hà Nội kiếm sống và bắt đầu hoạt động cách mạng.

Nhận thấy năng lực của chàng trai, năm 1939, Nguyễn Quyết được tổ chức giao nhiệm vụ trở về quê Hưng Yên gây dựng phong trào trên địa bàn tỉnh nhà. Do có nhiều đóng góp quan trọng trong việc phát triển phong trào cách mạng tại các vùng của huyện Kim Động và phía Nam Hưng Yên, đầu năm 1940, Nguyễn Quyết được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương khi mới 18 tuổi.

Đại tướng Nguyễn Quyết - Vị Đại tướng hội đủ Trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung
Vợ chồng Đại tướng Nguyễn Quyết (Xuân 1949).

Sau vài lần được điều động lên Hà Nội rồi lại trở về quê nhà để gây dựng phong trào theo yêu cầu của tổ chức, tháng 8-1943, Xứ ủy Bắc Kỳ điều Nguyễn Quyết về bổ sung vào Ban cán sự Đảng của Hà Nội (sau này là Thành ủy), trực tiếp phụ trách xây dựng khu căn cứ ở ngoại thành và phong trào công nhân. Sau đó, đến cuối năm 1944, khi phong trào cách mạng tại Hà Nội phục hồi, phát triển rộng khắp, Nguyễn Quyết được bổ nhiệm là Bí thư Thành ủy, phụ trách quân sự ở Hà Nội.

Chiều 16-8-1945, nghe báo cáo hôm sau có cuộc mít tinh của Tổng hội Viên chức ủng hộ chính quyền thân Nhật ở Nhà hát Lớn Hà Nội, Bí thư Thành ủy Nguyễn Quyết khi đó mới 23 tuổi đã bàn bạc, thống nhất cùng với Ủy ban khởi nghĩa, sau đó quyết định giao nhiệm vụ cho Đội Thanh niên tuyên truyền xung phong và các đội tự vệ, công nhân tuyên truyền xung phong… cướp diễn đàn, biến cuộc mít tinh của địch thành cuộc tuần hành thị uy của quần chúng cách mạng.

Đại tướng Nguyễn Quyết - Vị Đại tướng hội đủ Trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung
Đồng chí Nguyễn Quyết, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (ngoài cùng bên phải) trong một buổi giao lưu quốc tế.

Tiếp đó, trước khí thế cách mạng sôi sục, nhận thấy địch đã khủng hoảng đến cao độ, tan rã, mất tinh thần, thời cơ lịch sử đã đến, ngay tối 17-8-1945, Bí thư Thành ủy Nguyễn Quyết đã chủ trì cuộc họp Thành ủy mở rộng, quyết định Hà Nội tổng khởi nghĩa vào ngày 19-8-1945 mà không chờ lệnh của Trung ương.

Đây là một quyết định hết sức táo bạo, sáng suốt, thể hiện sự quyết đoán, chủ động, tầm nhìn và khả năng nắm bắt thời cơ tuyệt vời của người bí thư thành ủy trẻ tuổi. Với quyết định đúng đắn, đầy tính tự tin đó, cuộc Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội ngày 19-8 đã thành công mĩ mãn.

Lực lượng tổng khởi nghĩa dễ dàng chiếm Trại Bảo an binh, Phủ Khâm sai, Tòa Thị chính, Sở Cảnh sát... bằng phương pháp vận động, thuyết phục, không tốn một viên đạn mà cũng không ai bị thương vong.

Đại tướng Nguyễn Quyết - Vị Đại tướng hội đủ Trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung
Những hình ảnh tư liệu về Đại tướng Nguyễn Quyết.

Đồng chí Tổng bí thư Trường Chinh, người phụ trách Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc ngày 21-8-1945 khi về đến Hà Nội đã khẳng định phương thức khởi nghĩa của Hà Nội là sáng tạo, phù hợp với tình hình mới và chỉ thị gấp cho các địa phương làm theo Hà Nội.

Sau đó, tháng 4-1963, trong một bài phát biểu, Tổng bí thư Trường Chinh tiếp tục khẳng định: “Hà Nội xứng đáng là ngọn cờ đầu của tổng khởi nghĩa tháng 8-1945… Thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa ở Hà Nội còn có tầm quan trọng gợi mở một phương thức khởi nghĩa để giành chính quyền một cách không phải đổ máu…”.

Đại tướng Nguyễn Quyết - Vị Đại tướng hội đủ Trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung
Đại tướng Nguyễn Quyết - Vị Đại tướng hội đủ Trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung
Đại tướng Nguyễn Quyết và tuổi trẻ thủ đô.

Sau Tổng khởi nghĩa thành công, nhận thấy phẩm chất của người lãnh đạo trẻ, cấp trên đã giao đồng chí Nguyễn Quyết phụ trách lĩnh vực quân sự ở Hà Nội và xây dựng lực lượng chủ lực ở một số tỉnh giáp ranh. Tháng 11-1945, với nhiệt huyết của tuổi trẻ, đồng chí Nguyễn Quyết đề nghị Trung ương cho phép vào Nam chiến đấu và được chấp thuận.

Từ đó, cuộc đời binh nghiệp của ông gắn liền với Liên khu 5, trực tiếp là mặt trận Quảng Nam - Đà Nẵng. Tại đây, ông từng giữ cương vị Ủy viên Quân khu ủy Khu 5, được phân công phụ trách mặt trận Quảng Nam - Đà Nẵng.

Ban đầu ông được phân công là Chính trị viên, sau đó là Chính ủy Trung đoàn 108 chủ lực. Trong giai đoạn 1953 - 1954, ông là Ủy viên Liên khu, thành viên của Bộ chỉ huy chiến dịch, trực tiếp phụ trách bảo vệ vùng tự do.

Đại tướng Nguyễn Quyết - Vị Đại tướng hội đủ Trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung
Đại tướng Nguyễn Quyết trò chuyện thân mật với đại diện dòng họ tại quê nhà.
Ảnh 2 bên phải: Đại tướng Nguyễn Quyết xem các cuốn sách viết về cuộc đời mà sự nghiệp của mình.

Với những kinh nghiệm dày dặn đúc kết từ cuộc lãnh đạo Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội, cộng với sự sáng tạo, linh hoạt và tài thu phục nhân tâm của mình, Nguyễn Quyết đã có những đóng góp quan trọng để xây dựng, tập hợp, phát triển lực lượng ở Liên khu 5, đánh bại chiến dịch Át-lăng của thực dân Pháp.

Đánh giá về chiến trường Liên khu 5, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp từng nói: “…Liên khu 5 đã làm được một kỳ tích là giữa vòng vây bốn mặt của quân thù vẫn giữ được vùng tự do…thực sự đã trở thành một vùng hậu phương vững chắc cho kháng chiến lâu dài”.

Đại tướng Nguyễn Quyết - Vị Đại tướng hội đủ Trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung
Đại tướng Nguyễn Quyết tặng quà đại diện các thành viên trong dòng họ đang sinh sống và làm việc xa quê hương.

Sau 9 năm gắn bó với mảnh đất được coi là “quê hương thứ hai”, đầu năm 1955, Nguyễn Quyết tập kết ra Bắc với cương vị Chính ủy Sư đoàn 305, sau đó, cuối năm được phân công về Quân khu Tả Ngạn.

Kể từ đó cho đến đầu năm 1986, ông hầu như gắn bó với vùng đất quê hương với các trọng trách: Phó chính ủy, Chính ủy Quân khu Tả Ngạn, Phó chính ủy, Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu Ba. Trong thời gian công tác tại Quân khu 3, vị tướng Nguyễn Quyết đã để lại những dấu đặc biệt.

Nổi bật có thể kể đến quyết định sơ tán nhân dân, chuẩn bị chiến trường để đánh trả đợt phản kích bằng B.52 của Mỹ vào năm 1972. Trước đó, nhận định được Mỹ sẽ đánh phá hủy diệt ra Bắc, Quân khu 3 và Thành uỷ Hải Phòng đã có cuộc diễn tập, dự kiến tình huống, làm trước một số công tác chuẩn bị.

Đại tướng Nguyễn Quyết - Vị Đại tướng hội đủ Trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung
Đại tướng Nguyễn Quyết và gia đình.

Đúng với nhận định trên, 20 giờ ngày 15-4-1972, Sở chỉ huy Quân khu 3 nhận được tin báo: “Đêm nay, địch đánh lớn Hải Phòng - đường 5”. Do đồng chí tư lệnh đi công tác vắng, Chính ủy Nguyễn Quyết trực tiếp chỉ huy chiến đấu. Ông lập tức giao cho cấp dưới xin chỉ thị của trên tổ chức sơ tán dân ra khỏi trung tâm thành phố.

Sau đó, với sự quyết đoán của mình, ông đã triệt để thực hiện quyền của quân khu, tổ chức sơ tán khẩn cấp nhân dân ra khỏi những vùng trọng điểm. Đến 22 giờ ngày 15-4-1972, thành phố đã sơ tán được hơn 15.000 người.

Chỉ ít giờ sau, pháo đài bay B-52 lần lượt tổ chức các trận dội bom kết hợp đạn pháo từ tàu chiến địch bắn vào tàn phá TP Hải Phòng. Trong lúc khốc liệt nhất, Chính uỷ Nguyễn Quyết đã cùng lãnh đạo TP Hải Phòng đi thăm và động viên nhân dân các khu vực bị tàn phá, chấn chỉnh cấp dưới bổ sung các phương án chiến đấu, phòng tránh, sơ tán, trú ẩn an toàn.

Đại tướng Nguyễn Quyết - Vị Đại tướng hội đủ Trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đại tướng Nguyễn Quyết trong buổi gặp mặt truyền thống 50 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên tuyên truyền xung phong thành Hoàng Diệu.
Ảnh 2 dưới bên trái: Đại tướng Nguyễn Quyết cùng các thành viên trong chuyến công tác tại Campuchia.
Ảnh 3 dưới bên phải: Đại tướng Nguyễn Quyết trong chuyến thăm và làm việc tại Sư đoàn Không quân 372, Quân chủng Phòng không-Không quân.

Trước sự tấn công liên tục của Mỹ, đã nhiều đêm, Chính ủy Nguyễn Quyết phải thức trắng để chỉ huy quân và dân Hải Phòng phối hợp chiến đấu cùng quân và dân Hà Nội. Với sự chủ động, sáng tạo và kiên cường của mình, quân dân Hải Phòng đã bắn rơi nhiều máy bay Mỹ và tàu chiến của địch.

Nhờ quyết định sơ tán quyết đoán, khẩn trương, kịp thời của vị Chính ủy Quân khu và lãnh đạo thành ủy nên tổn thương về người và tài sản của TP Hải Phòng rất hạn chế, mục tiêu phá hủy thành phố và tàn sát dân lành của Mỹ đã bị phá sản hoàn toàn.

Sau khi Hiệp định Paris được ký kết (27-1-1973), đồng chí Lê Trọng Tấn, khi đó là Phó tổng Tham mưu trưởng về thăm Quân khu 3, trong đó có TP Hải Phòng.

Tại đây, đồng chí đã chia sẻ: “Khi ở miền Nam, hằng ngày theo dõi tin địch đánh phá…, tôi tưởng bom đạn của chúng đã hủy diệt thành phố Cảng này rồi. Không ngờ ra đây mới thấy hết quân dân Hải Phòng đánh giỏi, phòng tránh tốt, mọi hoạt động vẫn đầy sức sống…”.

Đại tướng Nguyễn Quyết - Vị Đại tướng hội đủ Trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung

Ngoài dấu ấn trên, thời gian là lãnh đạo cao nhất của Quân khu 3, đồng chí Nguyễn Quyết còn để lại dấu ấn đặc biệt với phong trào “Vươn ra biển Đông làm giàu đánh thắng”. Năm 1976, ngay khi đất nước thống nhất, đang là Chính ủy Quân khu 3, tướng Nguyễn Quyết đã phát động một phong trào mang tầm nhìn xa là vươn ra biển Đông làm giàu đánh thắng.

Sau đó, khi là Chính ủy kiêm Tư lệnh Quân khu, ông đã cùng quân và dân địa phương nỗ lực vượt khó, cần cù tổ chức lấn biển ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Hà-Nam-Ninh… Chỉ trong thời gian ngắn, toàn quân khu đã lấn được hàng chục ngàn hec-ta biển, trong đó, con đường ra bán đảo Đình Vũ, đường xuyên đảo Cát Hải, Cát Bà (TP Hải Phòng) mang tầm nhìn chiến lược, tạo đà vững chắc cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội kết hợp với quốc phòng-an ninh trên địa bàn sau này.

Đại tướng Nguyễn Quyết - Vị Đại tướng hội đủ Trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung
Đại tướng Nguyễn Quyết đi bỏ phiếu bầu cử.

Cùng với xây dựng kinh tế, với tầm nhìn của mình, vị tướng Nguyễn Quyết đã tổ chức xây dựng các đơn vị biển đảo thành các pháo đài chiến đấu, kết hợp với nuôi trồng thủy - hải sản, vừa tạo nguồn thu cho đơn vị, nâng cao đời sống bộ đội, vừa tạo nền móng vững chắc để xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng-an ninh, giữ vững chủ quyền trong tình hình mới.

Đồng chí Vũ Oanh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Nông nghiệp Trung ương đánh giá: “Thực tiễn đã khẳng định chủ trương làm giàu, đánh thắng của Quân khu 3 là đúng đắn, sáng tạo, có cơ sở khoa học, có tầm nhìn xa, sớm thấy rõ tiềm năng còn ẩn giấu, những xu thế phát triển mạnh mẽ, thắng nghèo nàn và lạc hậu, thắng bảo thủ tiêu cực”…

Đại tướng Nguyễn Quyết - Vị Đại tướng hội đủ Trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung
Đại tướng Nguyễn Quyết chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị và Quân khu 3 qua các thời kỳ nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống LLVT Quân khu 3. Ảnh chụp tháng 10-2020.

Kể từ năm 1986, khi là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị - Bí thư Trung ương Đảng, rồi sau đó giữ cương vị Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước, bằng uy tín, trí tuệ của mình, ông tiếp tục tham mưu với Đảng, Nhà nước chỉ đạo nhân rộng các phong trào tại nhiều đơn vị, vùng miền khác.

Năm 1989, khi đi thăm quân và dân trên các đảo ở Trường Sa, chứng kiến tận mắt những khó khăn của bộ đội và nhân dân trên đảo, Đại tướng Nguyễn Quyết đã đưa ra một số quyết sách hết sức quan trọng, làm nền tảng cho khẩu hiệu nổi tiếng “Cả nước vì Trường Sa, Trường Sa vì cả nước” ra đời. Ông cũng động viên cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trên đảo tích cực tăng gia sản xuất, quyết tâm xây dựng biển đảo Việt Nam ngày càng vững mạnh, giàu đẹp.

Đại tướng Nguyễn Quyết - Vị Đại tướng hội đủ Trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung

Đại tướng Nguyễn Quyết trong lần ra thăm và làm việc tại Quần đảo Trường Sa, tháng 5-1989.

Ngoài tầm nhìn vượt trội về xây dựng kinh tế gắn với củng cố quốc phòng, an ninh, thời gian này, Đại tướng Nguyễn Quyết cũng để lại nhiều dấu ấn đặc biệt trong công tác tổ chức, xây dựng Đảng. Tháng 5-1989, Nguyễn Quyết được giao nhiệm vụ làm Trưởng đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam dự Hội nghị Bí thư Trung ương các Đảng Cộng sản và công nhân các nước xã hội chủ nghĩa tại La Havana, thủ đô nước Cộng hòa Cuba. Tại hội nghị, ông đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật các nguyên tắc cơ bản để chỉ đạo công cuộc đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đáng chú ý, bài phát biểu đã chỉ rõ nguy cơ có thể dẫn đến tình trạng tự suy thoái trong Đảng Cộng sản. Và ông khẳng định, để đối phó với nguy cơ đó, Đảng phải giáo dục, rèn luyện đảng viên ở tất cả các cấp, từ trung ương tới cơ sở, từ người lãnh đạo cấp chiến lược đến đảng viên thường. Tư tưởng, tầm nhìn của ông đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Trong quá trình thực tiễn làm công tác xây dựng Đảng, tổ chức cán bộ, Đại tướng Nguyễn Quyết đã có những quan điểm, phát biểu hết sức đúng đắn, gây hiệu ứng dư luận như: “Không có cơ sở kém, quần chúng kém, chỉ có lãnh đạo chỉ đạo kém”; “Không thiếu cán bộ mà chỉ thiếu kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ”…

Sau gần trọn cuộc đời cống hiến cho cách mạng, cho Đảng, hết lòng vì đất nước, nhân dân, quân đội, năm 1992, Đại tướng Nguyễn Quyết nghỉ hưu khi ở độ tuổi 70. Ghi nhận những công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của ông, Đảng, Nhà nước trao tặng Đại tướng Nguyễn Quyết, Huân chương Sao Vàng (ngày 27-4-2007); Huân chương Hồ Chí Minh cùng nhiều phần thưởng cao quý khác.

Tại lễ trao huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng Đại tướng Nguyễn Quyết (ngày 17-2-2020), Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã khẳng định: “Đại tướng Nguyễn Quyết hội tụ đầy đủ nhân cách “Trí-dũng-nhân-tín-liêm-trung” của một vị tướng tiêu biểu trong thời đại Hồ Chí Minh. Dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, đồng chí cũng tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân; giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng của người đảng viên, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và quân đội giao phó”.

Đại tướng Nguyễn Quyết - Vị Đại tướng hội đủ Trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung
Lễ trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng Đại tướng Nguyễn Quyết.

  • Đại tướng Nguyễn Quyết - Vị Đại tướng hội đủ Trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung
  • Nội dung: NGUYỄN VĂN CHIỂN
  • Ảnh: TƯ LIỆU, CHIỂN VĂN
  • Kỹ thuật, đồ họa: VĂN PHONG - TÔ NGỌC

top