LONGFORMBa việc phải làm trong Đề cương về văn hóa Việt Nam: 80 năm vẫn nóng hổi tính thời sự - Bài 1: Ánh sáng soi đường của Đề cương về văn hóa Việt Nam

Ba việc phải làm trong Đề cương về văn hóa Việt Nam: 80 năm vẫn nóng hổi tính thời sự - Bài 1: Ánh sáng soi đường của Đề cương về văn hóa Việt Nam

Ba việc phải làm trong Đề cương về văn hóa Việt Nam: 80 năm vẫn nóng hổi tính thời sự - Bài 1: Ánh sáng soi đường của Đề cương về văn hóa Việt Nam

Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo ra đời trong hoàn cảnh Đảng ta vẫn còn hoạt động bí mật. Đất nước ở thời điểm đó mang tính chất xã hội thực dân nửa phong kiến. Hơn nữa, chiến tranh thế giới thứ II làm cho Việt Nam và nhiều nước trên thế giới suy thoái kiệt quệ. Ngoài ra, tình hình chính trị, xã hội có nhiều diễn biến phức tạp… Đề cương về văn hóa Việt Nam có thể coi là bản cương lĩnh đầu tiên của Đảng ta về văn hóa, có ý nghĩa chỉ đường cho nền văn hóa Việt Nam giữa thời điểm vô cùng nhạy cảm và quan trọng. Sự ra đời của Đề cương văn hóa đã đem lại một không khí mới cho văn hóa Việt Nam.

80 năm đã trôi qua nhưng giá trị của bản Đề cương đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự. Nhân dịp này, Báo Quân đội nhân dân Điện tử đăng loạt bài về 3 vấn đề tranh đấu đã nêu trong Đề cương vẫn được duy trì và thực hiện đến ngày nay gồm: Tranh đấu về học thuyết, tư tưởng; tông phái văn nghệ; tiếng nói và chữ viết.

Ba việc phải làm trong Đề cương về văn hóa Việt Nam: 80 năm vẫn nóng hổi tính thời sự - Bài 1: Ánh sáng soi đường của Đề cương về văn hóa Việt Nam

Văn hóa phát xít có biểu hiện nguy hiểm, mang tính mị dân

Phóng viên (PV): Trong Đề cương về văn hóa Việt Nam có đề cập đến những công việc phải làm là tranh đấu về học thuyết, tư tưởng (đánh tan những quan niệm sai lầm của triết học Âu, Á, có ít nhiều ảnh hưởng tai hại ở nước ta: Triết học Khổng, Mạnh, Đề-các (Descartes)… làm cho thuyết duy vật biện chứng và duy vật lịch sử thắng, quan điểm của ông ra sao về vấn đề này?

GS, TS Phạm Hồng Tung: Đảng ta lúc đó đặt thẳng vấn đề nêu trên bởi những trào lưu văn hóa phát xít, cực đoan hay những di sản văn hóa truyền thống có những tầm học thuật, lý thuyết rất cao như chủ nghĩa Khổng giáo. Mỗi trào lưu văn hóa ở tầm học thuật, tư tưởng đều có yếu tố tiến bộ và lạc hậu như nho giáo chẳng hạn.

Ba việc phải làm trong Đề cương về văn hóa Việt Nam: 80 năm vẫn nóng hổi tính thời sự - Bài 1: Ánh sáng soi đường của Đề cương về văn hóa Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh tham dự khai mạc "Triển lãm Văn hóa", do Hội văn hóa Cứu quốc tổ chức tại trụ sở cũ của Hội Khai trí Tiến Đức (Hà Nội), ngày 7-10-1945. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Nho giáo ra đời từ rất sớm và có ảnh hưởng sâu rộng, trong đó có những giá trị vượt thời đại đến bây giờ. Chẳng hạn như: "Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư" là những giá trị văn hóa chính trị mà Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nhận và coi đó như là những tiêu chí của đạo đức cách mạng nhưng cũng có trong nho giáo; chỉ ra những bảo thủ, lạc hậu, đó là quan niệm “xưa thì hơn nay”, quan niệm trọng những khoa trương hình thức, trọng nam khinh nữ, trọng quan niệm của người già, phủ nhận quan niệm của người trẻ tuổi…

Ba việc phải làm trong Đề cương về văn hóa Việt Nam: 80 năm vẫn nóng hổi tính thời sự - Bài 1: Ánh sáng soi đường của Đề cương về văn hóa Việt Nam
Các đại biểu dự Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất, tháng 11 năm 1946. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Tất cả những yếu tố đó là lạc hậu thì chúng ta phải chỉ ra để biết rằng kế thừa từ di sản truyền thống và phải giảm thiểu, gột rửa những yếu tố lạc hậu không còn phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại. Đến bây giờ cũng thế, chúng ta tiếp nhận những tinh hoa văn hóa của nhân loại bao giờ cũng có tính chất hai mặt. Chẳng hạn tiếp nhận những sản phẩm âm nhạc của thế giới thì rất phù hợp với thị hiếu âm nhạc của giới trẻ bởi vì nhịp điệu, tiết tấu đến hình thức biểu diễn, vũ đạo, ca từ… phù hợp với nhịp sống nhanh, cởi mở và dễ lan tỏa với đại chúng hiện nay.

Theo tôi, chúng ta không nên quay lại với những trào lưu đó mà phải coi đó là những “con thuyền” đưa giá trị văn hóa Việt Nam đến với thế giới bên ngoài nhưng phải tạo được bản sắc riêng của dân tộc mình.

Bản lĩnh văn hóa Việt Nam đã kịp thời trỗi dậy

PV: Chống lại văn hóa phát xít phong kiến, thoái bộ, nô dịch, văn hóa ngu dân và phỉnh dân đã được đề cập trong Đề cương, xin ông cho biết đánh giá của mình về phần này?

GS, TS Phạm Hồng Tung: Văn hóa phát xít có biểu hiện nguy hiểm là có tính mị dân mạnh mẽ. Tôi đã nghiên cứu rất sâu về tính chất mị dân của văn hóa phát xít Đức mà thủ lĩnh là Hitler. Mỗi lần Hitler phát biểu trước công chúng thì luôn giương lên khẩu hiệu là “Tự do, việc làm, gia đình…”, khẩu hiệu đó đi ngay vào nhân dân lao động. Mọi người ai cũng ước mơ có việc làm, có cuộc sống sung túc và sợ nhất thất nghiệp, bởi thế Hitler đưa ra khẩu hiệu trên và sau đó ông ta cài cắm vào đó khẩu hiệu “không gian sinh tồn của người da trắng”. Như thế là ông ta lôi được hàng triệu người dân Đức đủ mọi lứa tuổi và tầng lớp đi vào những cuộc diễu hành quần chúng. Khi ông ta hỏi người dân rằng có muốn một cuộc chiến tranh tổng lực hay không thì hàng triệu tiếng đáp lại: Có… trong nước mắt, đó là những tư liệu mà tôi đã nghiên cứu thời gian qua.

Ba việc phải làm trong Đề cương về văn hóa Việt Nam: 80 năm vẫn nóng hổi tính thời sự - Bài 1: Ánh sáng soi đường của Đề cương về văn hóa Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nghệ sĩ nhiếp ảnh. Ảnh: Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ở Việt Nam lúc bấy giờ bị ảnh hưởng gián tiếp văn hóa phát xít của Pháp-một bản sao của phát xít Đức rồi truyền qua bè lũ thống trị thực dân. Nhưng lúc đó, truyền bá đến Việt Nam bằng vỏ bọc là tinh thần dân tộc, bằng những phong trào thể dục.

Mặc dù vậy, bản lĩnh văn hóa Việt Nam đã kịp thời trỗi dậy. Những người thanh niên Việt Nam yêu nước chân chính, là những sinh viên của Đại học Đông Dương đã biết lợi dụng chính phong trào thể dục để ca tụng chủ nghĩa yêu nước Việt Nam; truyền thống và khởi sướng phong trào cắm trại, đêm biểu diễn những vở kịch mang đặc sắc tinh thần yêu nước Việt Nam như: Lời thề Mê Linh, Ngọn sóng Bạch Đằng… mượn ngay trào lưu văn hóa phát xít của Pháp để nuôi dưỡng và phát động phong trào yêu nước Việt Nam. Sinh viên Việt Nam lúc đó đã tổ chức những đoàn đạp xe xuyên Việt… từ Hà Nội và Sài Gòn, đi đến đâu thì khơi dậy phong trào yêu nước Việt Nam đến đó. Đó là phong trào do sinh viên tự phát và đó cũng là yếu tố thực tiễn mà Đảng ta đã nắm được.

Lúc đó, Đảng ta đã tranh thủ nắm lấy ngọn cờ của trào lưu đó và giương lên ngọn cờ lãnh đạo đúng đắn để kéo dần những phong trào thanh niên như vậy ra khỏi ảnh hưởng những học thuyết của phát xít… Chúng ta đã thành công nhờ vào ánh sáng soi đường của Đề cương về văn hóa Việt Nam.

Ba việc phải làm trong Đề cương về văn hóa Việt Nam: 80 năm vẫn nóng hổi tính thời sự - Bài 1: Ánh sáng soi đường của Đề cương về văn hóa Việt Nam

PV: Ông đánh giá thế nào về vấn đề phát huy văn hóa tân dân chủ Đông Dương?

GS, TS Phạm Hồng Tung: Lúc đó văn hóa của chúng ta, tức là văn hóa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương mà nòng cốt là Chủ nghĩa Mác – Lênin. Nhưng nếu chúng ta công khai bản chất cộng sản… lúc đó thì có thể chúng ta sẽ gặp khó khăn trong bối cảnh toàn nhân loại phải đối diện với nguy cơ phát xít. Lúc đó, ngay cả Quốc tế cộng sản cũng tuyên bố tự giải tán để tạo điều kiện về mặt chính trị cũng như văn hóa cho việc hình thành khối dân chủ chống phát xít bao gồm Liên Xô, các phong trào cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo với các lực lượng dân chủ tiến bộ ở các nước tư bản chống phát xít. Nền văn hóa của khối dân chủ chống phát xít là nền văn hóa tân dân chủ.

Chủ nghĩa tân dân chủ trên phạm vi thế giới là chủ nghĩa dân chủ tiến bộ nhưng chống phát xít.

Đảng Cộng sản Đông Dương đã tuyên bố một nguyên tắc chính trị là quyền lợi của giai cấp, của nhân dân đặt dưới sự sinh tử của quốc gia, cách mạng Việt Nam chỉ thực hiện một nhiệm vụ, đó là dân tộc giải phóng, xây dựng một nước Việt Nam dân chủ trong khối dân chủ chống phát xít. Vì thế, nền văn hóa của Việt Nam là nền văn hóa tân dân chủ tức là không phát xít Đức, Nhật… mà đứng vào phe đồng minh chống phát xít để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, đó chính là điểm cốt lõi của nền văn hóa tân dân chủ ở Việt Nam với 3 nguyên tắc: Dân tộc, khoa học và đại chúng.

Công khai và mềm dẻo

PV: Hình thức phối hợp mật thiết phương pháp bí mật và công khai thống nhất mọi hoạt động văn hóa tiến bộ dưới quyền lãnh đạo của Đảng vô sản mác xít trong Đề cương nêu ra có phù hợp với tình hình thực tại lúc bấy giờ không, thưa ông?

GS, TS Phạm Hồng Tung: Lúc đó Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo cách mạng Việt Nam ở tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế và văn hóa thì đều phải thực hiện theo phương châm là lấy hệ thống bí mật làm cốt lõi, lấy hoạt động bí mật là hoạt động quan trọng nhất nhưng nếu chỉ giữ lại hệ thống bí mật và hoạt động bí mật thì chúng ta không phát triển được lực lượng cách mạng ở cả nông thôn đến thành thị. Vì thế chúng ta phải tận dụng mọi hình thức để hoạt động công khai tối đa. Văn hóa cũng như vậy. Tổ chức văn hóa bí mật và nội dung bí mật của văn hóa là tổ chức chi bộ của những người cộng sản trực tiếp do những cán bộ Đảng chỉ đạo và nắm giữ các vị trí lãnh đạo, đó là đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh; là các cấp ủy ở các thành phố cũng như các tỉnh nhưng đó chỉ là hoạt động bí mật để lãnh đạo là nòng cốt còn khi đưa ra hoạt động thì đều được tổ chức thành các hình thức công khai như các tổ chức cứu quốc như: Công nhân cứu quốc hội, nông dân cứu quốc hội…

Ba việc phải làm trong Đề cương về văn hóa Việt Nam: 80 năm vẫn nóng hổi tính thời sự - Bài 1: Ánh sáng soi đường của Đề cương về văn hóa Việt Nam
Các văn nghệ sĩ cách mạng tiêu biểu trong kháng chiến chống Pháp. Từ phải qua trái: Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Hoàng Trung Thông, Chế Lan Viên, Nguyễn Xuân Sanh, Học Phi, Nguyễn Đỗ Cung (hàng trên); Nam Cao, Nguyên Hồng, Kim Lân, Nguyễn Đình Thi (hàng dưới). Ảnh: Tư liệu

Vì thế sau khi ban hành Đề cương về văn hóa Việt Nam để tập hợp văn nghệ sĩ, trí thức, sinh viên, chúng ta đã cùng với các trí thức yêu nước tiến bộ, Đảng ta đã lập nên Văn hóa cứu quốc rồi thành lập tổ chức Đảng Dân chủ Đông Dương mà thực chất đều dưới sự lãnh đạo toàn diện, triệt để, tuyệt đối của Đảng Cộng sản Đông Dương nhưng mềm dẻo hơn, rộng mở hơn để tập hợp đông đảo nhất thanh niên, sinh viên, văn nghệ sĩ, trí thức tham gia.

Với hình thức có tầm văn hóa như vậy, nhờ giữ vững ngọn cờ lãnh đạo trên địa hạt văn hóa tư tưởng, nhờ hình thức công khai, mềm dẻo mà Đảng ta đã tập hợp đông đảo lực lượng bao gồm các tầng lớp tham gia. Khi thời cuộc chuyển biến mau lẹ thì chính những người đó đã tự nguyện toàn tâm toàn ý, đứng dưới ngọn cờ Việt Minh.

Ba việc phải làm trong Đề cương về văn hóa Việt Nam: 80 năm vẫn nóng hổi tính thời sự - Bài 1: Ánh sáng soi đường của Đề cương về văn hóa Việt Nam
Trong khuôn khổ Hội thảo quốc gia “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới” (11-2022), Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Thứ trưởng Tạ Quang Đông tham quan triển lãm sách, tài liệu xây dựng và phát huy giá trị văn hóa… Ảnh: baovanhoa.vn

Với hình thức tổ chức mềm dẻo, công khai mà như bây giờ giới nghiên cứu gọi là thực hiện những đối thoại liên văn hóa với những nhóm, tầng lớp nhân dân khác nhau thì vô cùng quan trọng, đó chính là những bài học ngày nay chúng ta cần phải học và học ngay trong từng gia đình. Bố mẹ là đảng viên, lập trường chính trị vững vàng nhưng làm sao để nói chuyện được với con cái của mình; về mặt văn hóa thì không thể áp đặt mà hãy đồng hành với thế hệ trẻ rồi chính các em sẽ nhận thấy giữa môi trường văn hóa toàn cầu hóa phải bằng những bản lĩnh, tinh chất của văn hóa Việt Nam thì các em mới có chỗ đứng.

PV: Văn hóa Việt Nam mang tính chất dân tộc, theo ông làm thế nào để văn hóa Việt Nam đến được với thế giới?

GS, TS Phạm Hồng Tung: Chúng ta đến với cộng đồng thế giới bằng nhiều con đường khác nhau, chúng ta có những chiến sĩ Quân đội, Công an tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình. Họ đã đến những khu vực nguy hiểm nhất, khó khăn nhất của thế giới và họ chính là sứ giả văn hóa.

Ba việc phải làm trong Đề cương về văn hóa Việt Nam: 80 năm vẫn nóng hổi tính thời sự - Bài 1: Ánh sáng soi đường của Đề cương về văn hóa Việt Nam

Ba việc phải làm trong Đề cương về văn hóa Việt Nam: 80 năm vẫn nóng hổi tính thời sự - Bài 1: Ánh sáng soi đường của Đề cương về văn hóa Việt Nam
Ba việc phải làm trong Đề cương về văn hóa Việt Nam: 80 năm vẫn nóng hổi tính thời sự - Bài 1: Ánh sáng soi đường của Đề cương về văn hóa Việt Nam
Ba việc phải làm trong Đề cương về văn hóa Việt Nam: 80 năm vẫn nóng hổi tính thời sự - Bài 1: Ánh sáng soi đường của Đề cương về văn hóa Việt Nam
Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia cứu hộ, cứu nạn động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Sứ giả văn hóa cũng chính là những người lao động Việt Nam, đã có hàng triệu lao động Việt Nam đang lao động ở nhiều nước trên thế giới, họ cũng chính là những sứ giả văn hóa. Chúng ta có 4-5 triệu người Việt Nam sinh sống, định cư ở nước ngoài. Nhiều thế hệ dù có những lập trường tư tưởng khác nhau nhưng ở tất cả mọi nơi, họ đều là sứ giả văn hóa Việt Nam, họ dạy con mình nói tiếng Việt, thờ cúng tổ tiên, hướng về nguồn cội. Tôi nghĩ rằng, đây chính là cách để văn hóa Việt Nam lan tỏa sâu rộng trên thế giới

PV: Trân trọng cảm ơn GS, TS Phạm Hồng Tung!

  • Ba việc phải làm trong Đề cương về văn hóa Việt Nam: 80 năm vẫn nóng hổi tính thời sự - Bài 1: Ánh sáng soi đường của Đề cương về văn hóa Việt Nam
  • Nội dung: KHÁNH HUYỀN (thực hiện)
  • Ảnh: Tư liệu, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
  • Kỹ thuật, đồ họa: TÔ NGỌC
top