LONGFORMBA SON “NỀN TẢNG VỮNG CHẮC – KHÔNG NGỪNG LỚN MẠNH”

BA SON “NỀN TẢNG VỮNG CHẮC – KHÔNG NGỪNG LỚN MẠNH”

BA SON NỀN TẢNG VỮNG CHẮC – KHÔNG NGỪNG LỚN MẠNH
BA SON NỀN TẢNG VỮNG CHẮC – KHÔNG NGỪNG LỚN MẠNH

--------------------------*****--------------------------

Trong hành trình xây dựng và phát triển, giá trị truyền thống luôn là điểm tựa vững chắc để Tổng công ty Ba Son vượt qua thách thức xây dựng Tổng công ty không ngừng lớn mạnh, làm chủ công nghệ đóng mới được các gam tàu hiện đại, trang bị cho Quân đội và tham gia phát triển kinh tế.

--------------------------*****--------------------------

Dấu ấn trong hành trình phát triển

Tổng công ty Ba Son khởi nguyên từ Xưởng Chu sư (Thủy Xưởng) được chúa Nguyễn Ánh cho lập xưởng năm 1791 tại Sài Gòn - Gia Định để đóng và sửa chữa tàu thuyền. Đây được coi là cơ sở đóng tàu lớn nhất thời Nhà Nguyễn, với quy mô và kỹ thuật đóng tàu của các nước Tây phương, Thủy Xưởng đã thiết kế đóng các tàu thuyền loại lớn, như: Đại thuyền, hải đạo thuyền, đa sách thuyền, thuyền mông đồng... được trang bị vũ khí, hỏa lực hiện đại, có thể chở được đến 300 binh lính lúc bấy giờ. Đây có thể coi là bước đột phá quan trọng đầu tiên trong công nghệ đóng tàu tại Việt Nam. Các tàu, thuyền đóng tại Thủy Xưởng nhanh chóng được trang bị cho các lực lượng thực thi nhiệm vụ vãng thám, kiểm tra, kiểm soát, cứu hộ, khảo sát đo vẽ bản đồ, lập bia chủ quyền, ứng chiến khi có tình huống tranh chấp, khai thác hóa vật và hải sản… góp phần quan trọng vào việc xác lập chủ quyền Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau khi chiếm được Sài Gòn – Gia Định, ngày 28-4-1863, Chính phủ Pháp quyết định xây dựng xưởng đóng tàu mang tên Arsenal de Saigon (Xưởng đóng tàu Sài Gòn hay còn gọi là Xưởng Ba Son) tại khu đất Thủy Xưởng xưa. Ba Son trở thành một trong những xưởng đóng tàu lớn nhất, hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á.

BA SON NỀN TẢNG VỮNG CHẮC – KHÔNG NGỪNG LỚN MẠNH
Xưởng Ba Son, nơi diễn ra cuộc bãi công của hơn 1.000 công nhân dưới sự tổ chức và lãnh đạo của Công hội do Tôn Đức Thắng sáng lập tháng 8-1925. Ảnh: Tư liệu

Sau năm 1975, xưởng Ba Son được Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp quản, xây dựng và phát triển thành Tổng công ty Ba Son ngày nay. Với bề dày lịch sử hơn 230 năm hình thành và phát triển, Ba Son được ghi dấu là cái nôi của ngành công nghiệp đóng và sửa chữa tàu thủy của Việt Nam. Đây cũng là một trong những cái nôi đầu tiên của giai cấp công nhân, nơi thành lập Công hội bí mật - tiền thân của tổ chức Công đoàn Việt Nam, nơi Chủ tịch Tôn Đức Thắng và nhiều đồng chí cán bộ ưu tú của Đảng, Nhà nước, Quân đội đã từng làm thợ và tham gia hoạt động cách mạng, mà điểm son chói lọi là cuộc đình công ngày 4-8-1925 của hơn 1.000 công nhân Ba Son do tổ chức công hội bí mật của đồng chí Tôn Đức Thắng lãnh đạo, chống lại thực dân Pháp nhằm giam chân chiến hạm Mi-sơ-lê không cho chúng sang đàn áp cách mạng Trung Quốc.

Tiếng vang của cuộc đấu tranh đã vượt ra ngoài phạm vi quốc gia để đến với phong trào cách mạng vô sản và công nhân thế giới. Vì vậy, Ba Son không chỉ là một nhà máy, mà còn là một địa danh lịch sử gắn với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam. Và ngày 4-8-1925 được lấy là Ngày truyền thống của Tổng công ty Ba Son.

BA SON NỀN TẢNG VỮNG CHẮC – KHÔNG NGỪNG LỚN MẠNH
Thượng tướng Phạm Hoài Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng thăm và kiểm tra tại Tổng công ty Ba Son.

BA SON NỀN TẢNG VỮNG CHẮC – KHÔNG NGỪNG LỚN MẠNH
Đại tá Phan Văn Bình (đứng ở giữa), Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Tổng công ty Ba Son bên tượng Bác Tôn tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng (phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh.

Trải qua các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc; nhiều thế hệ công nhân Ba Son đã trực tiếp tham gia hoạt động cách mạng và chiến đấu góp phần mang lại vinh quang và độc lập - tự do cho dân tộc, nhiều đồng chí trở thành cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và Quân đội; 15 đồng chí xuất thân từ công nhân Ba Son được vinh dự đặt tên đường tại TP Hồ Chí Minh. Năm 1993, Bộ Văn hóa - Thông tin đã có Quyết định số 1034 QĐ/BT ngày 12-8-1993 về việc công nhận Di tích lịch sử địa điểm lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Xí nghiệp Liên hợp Ba Son, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, các quyết định, kết luận của Chính phủ, Bộ Quốc phòng, tháng 10-2016, Tổng công ty Ba Son đã di chuyển vị trí đóng quân và sản xuất kinh doanh đến nhà máy mới tại Khu Công nghiệp Phú Mỹ 2, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là một trong các Khu công nghiệp trọng điểm, có quy mô lớn về phát triển kinh tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, có hệ thống cụm cảng nước sâu, nằm trên tuyến vận tải biển quốc tế quan trọng, sôi động nhất của khu vực và thế giới.

BA SON NỀN TẢNG VỮNG CHẮC – KHÔNG NGỪNG LỚN MẠNH

Giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ tại Phòng Truyền thống Tổng công ty Ba Son.

BA SON NỀN TẢNG VỮNG CHẮC – KHÔNG NGỪNG LỚN MẠNH

Ảnh trái: Thế hệ cán bộ trẻ Tổng công ty Ba Son tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Khu công nghiệp Phú Mỹ 2, Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh phải: Khuôn viên trước tòa nhà trung tâm Tổng công ty Ba Son tại Khu công nghiệp Phú Mỹ 2, Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Nhằm phát huy giá trị văn hóa lịch sử, nâng cao công tác giáo dục truyền thống, niềm tự hào dân tộc, niềm tự hào của giai cấp công nhân, đáp ứng nguyện vọng mong muốn của các thế hệ cán bộ, công nhân Ba Son, Tổng công ty Ba Son đã xin chủ trương cải tạo, xây dựng Khu tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Tổng công ty Ba Son, Khu công nghiệp Phú Mỹ 2, Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Để xứng tầm với lịch sử và phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân gắn với cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, với lịch sử, truyền thống vẻ vang của Nhà máy Ba Son - Nhà máy Bác Tôn. Các thế hệ cán bộ, công nhân Ba Son qua các thời kỳ và cả hiện nay đều mong muốn thủ trưởng cấp trên quan tâm hỗ trợ chủ trương đầu tư dự án cải tạo, xây dựng Khu tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại khuôn viên Tổng công ty Ba Son, Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đây sẽ là công trình rất ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 100 năm - Ngày truyền thống Tổng công ty Ba Son (4-8-1925/4-8-2025), gắn với kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Công đoàn Quốc phòng (6-3-1949/6-3-2024), 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28-7-1929/28-7-2024).

BA SON NỀN TẢNG VỮNG CHẮC – KHÔNG NGỪNG LỚN MẠNH

Ảnh trái: Công nhân Tổng công ty Ba Son kiểm tra Tuabin tàu. Ảnh phải: Các kỹ sư và chuyên gia nước ngoài trao đổi tại công trường sản xuất.

Giá trị truyền thống, niềm tự hào là điểm tựa phát triển

Tiếp nối truyền thống và kinh nghiệm trong ngành công nghiệp đóng tàu và gia công chế tạo cơ khí của nhiều thế hệ lính thợ qua hơn hai thế kỷ xây dựng và phát triển, đến nay, Tổng công ty Ba Son đã đóng mới thành công rất nhiều sản phẩm cho Quân đội và các đối tác, khách hàng, tiêu biểu như: 2 tàu tuần tiễu chiến đấu đầu tiên TP-01 (năm 1979), tàu TP-01M (năm 1983); tàu 381 (năm 1999) - là một trong những lớp tàu tên lửa đầu tiên được đóng mới tại Việt Nam. Đặc biệt, Tổng công ty Ba Son đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đóng mới thành công loạt 6 tàu tên lửa tấn công nhanh lớp Molniya trang bị cho Quân chủng Hải quân làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Thành công này là mốc son, đánh dấu bước đột phá lớn của ngành đóng tàu quân sự Việt Nam nói chung, Tổng công ty Ba Son nói riêng trong việc tiếp cận công nghệ đóng tàu quân sự hiện đại; đồng thời, khẳng định khả năng, trí tuệ và tinh thần sáng tạo của người lính thợ Ba Son trong thời kỳ mới. Cùng với việc đóng mới tàu quân sự, Tổng công ty còn sửa chữa, bảo đảm kỹ thuật hàng trăm tàu quân sự các loại; đóng mới và sửa chữa các loại tàu kinh tế phục vụ trong nước và xuất khẩu; mở rộng thị trường sang nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh đó, Tổng công ty còn tham gia thi công, nâng cấp các nhà giàn trên biển; gia công kết cấu siêu trường, siêu trọng; gia công trụ điện gió; dịch vụ giao nhận vận chuyển logistics; dịch vụ hỗ trợ vận tải biển; sản xuất sơn tàu biển và sơn công nghiệp các loại. Hiện nay, Ba Son trở thành đối tác chiến lược của nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước.

BA SON NỀN TẢNG VỮNG CHẮC – KHÔNG NGỪNG LỚN MẠNH
Đóng mới các loại tàu và hạ thủy Tàu số 1, Dự án đóng mới loạt tàu Combi Freighter 3850 cho Tập đoàn Damen.

Trong hành trình phát triển, có những giai đoạn, Ba Son phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Điểm tựa giúp Ba Son vượt khó trước hết là nhờ sự đoàn kết thống nhất, tinh thần trách nhiệm, sự năng động, sáng tạo của nhiều thế hệ cán bộ, công nhân viên Ba Son. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, cán bộ, công nhân viên và người lao động các thế hệ vẫn luôn gửi trọn niềm tin, tình cảm, sự tự hào và trách nhiệm dành cho Ba Son, để cùng nhau vượt khó vươn lên chinh phục những đỉnh cao mới trong lao động sản xuất. Đây chính là nét đẹp truyền thống được xây dựng, hun đúc, tôi luyện qua thực tiễn và được giữ gìn, truyền lại từ thế hệ này qua thế hệ khác. Truyền thống đó cũng là một trong những thành tố quan trọng, điểm tựa vững chắc để Ba Son tạo nên những dấu ấn nổi bật trong hành trình xây dựng và phát triển suốt hơn hai thế kỷ đã qua.

BA SON NỀN TẢNG VỮNG CHẮC – KHÔNG NGỪNG LỚN MẠNH
Thi công ống điện gió.

Tinh thần trọng chữ “Tín” và đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Một yếu tố nữa cũng kết tinh nên giá trị bền vững của Ba Son là ở tinh thần trọng chữ “Tín” trong kinh doanh; là môi trường làm việc văn minh công nghiệp, thân thiện; tinh thần trọng nghĩa tình, yêu thương đồng chí, đồng đội, tất cả đều vì người lao động. Trách nhiệm và tình yêu thương luôn gắn kết là một, tạo nên sợi dây gắn kết giữa chỉ huy đơn vị với người lao động và giữa người lao động với chỉ huy đơn vị.

BA SON NỀN TẢNG VỮNG CHẮC – KHÔNG NGỪNG LỚN MẠNH
Thi công vỏ tàu.

Song hành với tinh thần đoàn kết, trọng chữ “Tín”, yêu thương đồng chí là đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Các thế hệ cán bộ, công nhân viên và người lao động Ba Son luôn luôn ghi nhớ và biết ơn sự hy sinh, công lao đóng góp to lớn của các Anh hùng liệt sĩ và các bậc tiền bối cách mạng; trân trọng biết ơn các thế hệ đi trước đã dầy công xây đắp nên truyền thống và sự trưởng thành lớn mạnh của Tổng công ty Ba Son qua các thời kỳ bằng nhiều việc làm thiết thực như: Thực hiện tốt công tác “Đền ơn đáp nghĩa”; thăm hỏi và tặng quà các gia đình chính sách; chia sẻ, động viên và giúp đỡ người lao động có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Cùng với đó, là sự yêu thương đùm bọc, chở che của cấp ủy, chính quyền, các sở, ban ngành, đoàn thể nơi đơn vị đóng quân, tạo cội nguồn sức mạnh giúp Ba Son trưởng thành và lớn mạnh, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

BA SON NỀN TẢNG VỮNG CHẮC – KHÔNG NGỪNG LỚN MẠNH
Khu nhà xưởng sản xuất của Tổng công ty Ba Son.

Có thể khẳng định rằng, với truyền thống đoàn kết, tự lực tự cường được bồi đắp qua hơn hai thế kỷ hình thành và phát triển sẽ là điểm tựa vững chắc để Đảng ủy, chỉ huy Tổng công ty Ba Son tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo nghiên cứu đề xuất với cấp có thẩm quyền đóng mới các gam tàu quân sự hiện đại; nâng cao chất lượng sửa chữa trang bị, vũ khí, khí tài trên các tàu quân sự. Đồng thời, tích cực triển khai đóng mới, sửa chữa các tàu, thuyền xuất khẩu đạt chuẩn quốc tế; tăng cường hợp tác với các đối tác, khách hàng trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực mà Ba Son có thế mạnh… xây dựng thương hiệu đóng tàu Ba Son ngày càng lớn mạnh, vươn xa, góp phần xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ngang tầm nhiệm vụ mới.

BA SON NỀN TẢNG VỮNG CHẮC – KHÔNG NGỪNG LỚN MẠNH
Tàu tại cảng của Tổng công ty Ba Son thực hiện các dịch vụ giao nhận vận chuyển logistics; dịch vụ hỗ trợ vận tải biển.

VỚI NHỮNG THÀNH TÍCH TIÊU BIỂU, TỔNG CÔNG TY BA SON ĐÃ VINH DỰ ĐƯỢC ĐẢNG, NHÀ NƯỚC, BỘ QUỐC PHÒNG, TỔNG CỤC CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG TẶNG THƯỞNG NHIỀU PHẦN THƯỞNG CAO QUÝ NHƯ SAU:

1. Huân chương Chiến công hạng Nhất các năm: (1980, 1988); Huân chương Chiến công hạng Nhì (1984); Huân chương Chiến công hạng Ba các năm: (1981, 1983, 1989);

2. Huân chương Quân công hạng Nhất (2015); Huân chương Quân công hạng Nhì (2000); Huân chương Quân công hạng ba (1985);

3. Huân chương Lao động hạng nhất (2014); Huân chương lao động hạng Ba (1990, 2007, 2021);

4. Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho Tổng công ty Ba Son (2010); Nhà máy X51/Tổng công ty Ba Son (2013);

5. Cờ thi đua của Chính phủ (2014);

6. Huân chương Quân công hạng Nhì (2000) ;

7. Huân chương Lao động hạng Ba (2007);

8. Cờ thi đua của Bộ Quốc phòng (2008);

9. Cờ thi đua của Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (2009);

10. Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (2010);

11. Cờ thi đua của Bộ Quốc phòng (2011, 2012, 2013);

12. Cờ thi đua của Chính phủ (2014);

13. Huân chương Lao động hạng Nhất (2014);

14. Huân Chương Quân Công Hạng Nhất (2015);

15. Cờ thi đua Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (2015);

16. Cờ thi đua Bộ Quốc phòng (2017);

17. Tập thể Lao động tiến tiến (2018);

18. Cờ thi đua Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (2021);

19. Huân chương Lao động hạng Ba trong hoàn thành nhiệm vụ kép vừa sản xuất vừa chống dịch (2021);

20. Cờ thi đua Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (2022);

21. Cờ thi đua của Bộ Quốc phòng (2023).

  • BA SON NỀN TẢNG VỮNG CHẮC – KHÔNG NGỪNG LỚN MẠNH
  • Nội dung: Đại tá PHAN VĂN BÌNH, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Tổng công ty Ba Son
  • Ảnh: Việt Cường, Thu Hương, Phạm Hiếu
  • Kỹ thuật, đồ họa: TÔ NGỌC

top