LONGFORMĐại tướng Đoàn Khuê-người chiến sĩ cộng sản kiên trung, nhà chính trị, quân sự xuất sắc

Đại tướng Đoàn Khuê-người chiến sĩ cộng sản kiên trung, nhà chính trị, quân sự xuất sắc

Đại tướng Đoàn Khuê-người chiến sĩ cộng sản kiên trung, nhà chính trị, quân sự xuất sắc

Hôm nay, tròn 100 năm Ngày sinh Đại tướng Đoàn Khuê (29-10-1923/29-10-2023), nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương), nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Giờ đây, vị tướng trận mạc đã về miền mây trắng nhưng hình ảnh và ký ức về ông vẫn luôn in đậm trong trái tim đồng đội và người thân.

Tấm gương sáng ngời, một lòng trung với Đảng, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân

Đại tướng Đoàn Khuê là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, nhà chính trị, quân sự xuất sắc, có nhiều đóng góp cho Đảng, dân tộc và Quân đội nhân dân Việt Nam. Cả cuộc đời và sự nghiệp của ông là một tấm gương sáng ngời, mẫu mực, tiêu biểu về một lòng trung với Đảng, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, suốt đời chiến đấu vì lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì lợi ích của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân, vì sự lớn mạnh và chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Đại tướng Đoàn Khuê (bí danh Võ Tiến Trình) sinh ngày 29-10-1923 tại làng Gia Đẳng, xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Xuất thân trong một gia đình cách mạng trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, từ nhỏ ông đã sớm được giác ngộ, tích cực tham gia đấu tranh cách mạng.

Đại tướng Đoàn Khuê-người chiến sĩ cộng sản kiên trung, nhà chính trị, quân sự xuất sắc
Bãi biển làng Gia Đẳng, xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong, Quảng Trị-quê hương Đại tướng Đoàn Khuê.

Năm 1939, trong phong trào Thanh niên phản đế, ông bị địch bắt giam ở nhà lao Quảng Trị, sau đó bị đưa đi đày đi ở Buôn Ma Thuột. Trước những thủ đoạn nham hiểm, tàn bạo của kẻ thù nhưng người chiến sĩ cộng sản kiên trung này quyết giữ vững khí tiết người làm cách mạng.

Đại tướng Đoàn Khuê-người chiến sĩ cộng sản kiên trung, nhà chính trị, quân sự xuất sắc

Sau khi thoát khỏi nhà tù đế quốc, ông về hoạt động xây dựng cơ sở cách mạng ở Quảng Bình và tháng 6-1945 thì được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, là Chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh tỉnh Quảng Bình. Cách mạng Tháng Tám thành công, ông là Ủy viên quân sự tỉnh Quảng Bình, sau đó đảm nhiệm nhiều cương vị quan trọng trên Chiến trường Khu 5.

Đại tướng Đoàn Khuê-người chiến sĩ cộng sản kiên trung, nhà chính trị, quân sự xuất sắc
Đại tá Đoàn Khuê, Phó chính ủy Quân khu 5 tại căn cứ Khu 5, ngày 6-7-1973.

Vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, bằng tư duy nhạy bén, sắc sảo, cùng bản lĩnh và kinh nghiệm được tôi rèn trong thực tiễn, người chiến sĩ cộng sản này đã cùng tập thể cấp ủy, chỉ huy lãnh đạo đơn vị kiên cường bám trụ, đẩy mạnh chiến đấu, giành nhiều chiến công vang dội như: Chiến thắng An Khê, Măng Đen, ChưĐrếch… cùng quân và dân trên địa bàn Khu 5 và Tây Nguyên giành những thắng lợi to lớn về quân sự và chính trị, góp phần cùng cả nước vào cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, bản lĩnh, phẩm chất, tài năng của nhà chính trị xuất sắc Đoàn Khuê được khẳng định. Nổi bật là cùng Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân khu 5 kiên trì với chủ trương, muốn đánh Mỹ thì phải có quyết tâm và phương châm “vừa học, vừa làm, vừa chiến đấu, vừa rèn luyện”, đẩy mạnh tác chiến ngoài công sự “vây điểm, diệt viện”, phát huy sở trường “nắm thắt lưng địch mà đánh”, lấy tiêu diệt quân Mỹ là chủ yếu.

Kết hợp chặt chẽ tiến công và nổi dậy, tiến hành hiệu quả công tác chính trị, tư tưởng và tác chiến, giành những thắng lợi liên tiếp trên chiến trường, đưa Khu 5 trở thành địa phương “đi đầu diệt Mỹ” với những chiến thắng vang dội như: Núi Thành, Ba Gia, Plâyme… Những chiến thắng đó đã góp phần củng cố vững chắc niềm tin dám đánh, biết đánh và chiến thắng giặc Mỹ xâm lược của quân và dân ta; tạo tiền đề cho thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Đại tướng Đoàn Khuê-người chiến sĩ cộng sản kiên trung, nhà chính trị, quân sự xuất sắc

Sau ngày thống nhất, từ năm 1976 đến tháng 11-1986, trên cương vị Tư lệnh kiêm Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Quân khu 5, Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh 719, Phó trưởng đoàn chuyên gia Việt Nam giúp bạn Campuchia, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tư lệnh Bộ tư lệnh 719, Trưởng ban lãnh đạo đoàn chuyên gia Việt Nam giúp bạn Campuchia, người đảng viên cộng sản này đã cùng tập thể đảng ủy, chỉ huy đề xuất chủ trương “giải quyết vấn đề FULRO” đạt hiệu quả cao; chỉ huy, chỉ đạo các lực lượng tác chiến, tạo thế, tổ chức hệ thống phòng thủ biên giới, đánh bại các cuộc tiến công của lực lượng phản động Pôl Pốt và tham gia giúp Campuchia giải phóng đất nước khỏi chế độ diệt chủng.

Đại tướng Đoàn Khuê-người chiến sĩ cộng sản kiên trung, nhà chính trị, quân sự xuất sắc
Hình ảnh Đại tướng Đoàn Khuê khi đó là Thiếu tướng Đoàn Khuê, Chính ủy Quân khu 5 nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 8, Trung đoàn 31 trước khi vào trận Nông Sơn tháng 6-1974.

Trên cương vị Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, sau này là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Đoàn Khuê đã có nhiều đóng góp về lý luận bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; có nhiều đóng góp to lớn vào việc xác định và thực hiện chủ trương xây dựng Quân đội theo hướng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại” và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Không chỉ là một nhà chính trị, quân sự xuất sắc, Đại tướng Đoàn Khuê còn là một tấm gương sáng về tinh thần học tập rèn luyện suốt đời. Theo Đại tướng Đoàn Khuê: “Con người ta phải học tập suốt cả cuộc đời, nếu không muốn bị người khác chê cười”. Cách học của Đại tướng Đoàn Khuê là chọn lọc, nghiền ngẫm để vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tổng kết thực tiễn để làm sáng tỏ lý luận đã tiếp thu. Mặc dù khi đã ở vào cương vị lãnh đạo cao trong Quân đội, Đại tướng vẫn luôn dành thời gian học tập, rèn luyện, chăm lo công tác nghiên cứu, tổng kết chiến tranh, hoàn thành nhiều công trình nghiên cứu có giá trị to lớn về lý luận và thực tiễn.

Đại tướng Đoàn Khuê-người chiến sĩ cộng sản kiên trung, nhà chính trị, quân sự xuất sắc
Đồng chí Đoàn Khuê (giữa), Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 5 đi kiểm tra xác định đường biên giới, năm 1978.

Trong ký ức người ở lại

Đại tướng Đoàn Khuê (1923 - 1998) đã đi xa được 25 năm nhưng trong ký ức của Trung tướng Lê Văn Hân, nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam thì khoảng thời gian được làm việc bên một vị tướng có lối sống giản dị, khiêm nhường mãi là những tháng ngày để lại dấu ấn sâu đậm trong cuộc đời binh nghiệp của ông.

Đại tướng Đoàn Khuê-người chiến sĩ cộng sản kiên trung, nhà chính trị, quân sự xuất sắc

Trung tướng Lê Văn Hân nhớ lại: Đại tướng Đoàn Khuê là nhà chính trị, quân sự xuất sắc của Đảng, Quân đội và nhân dân ta. Tôi được trực tiếp làm việc và cũng được Đại tướng Đoàn Khuê chỉ đạo, tôi thấy ông là người rất quan tâm đến việc xây dựng Quân đội vững mạnh về mặt chính trị, xây dựng Đảng bộ Quân đội ngày càng hiện đại. Điểm xuất sắc nữa của Đại tướng Đoàn Khuê là đã cùng với Đại tướng Lê Đức Anh hoạch định, quy hoạch, chấn chỉnh tổ chức lực lượng quân đội, xây dựng và phát triển các lực lượng trong quân đội, đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn 1987-1997.

Từng đảm nhiệm những vị trí quan trọng trong Quân đội, Đại tướng Đoàn Khuê là người có kinh nghiệm và thấy trước những vấn đề ở từng địa bàn nên việc tổ chức nghiên cứu để bố trí lực lượng rất kiên quyết, táo bạo và đảm bảo công tác sẵn sàng chiến đấu. Hơn nữa, Đại tướng Đoàn Khuê còn là người có tầm nhìn chiến lược, luôn có tinh thần quyết chiến và quyết thắng.

Đại tướng Đoàn Khuê-người chiến sĩ cộng sản kiên trung, nhà chính trị, quân sự xuất sắc

Anh Đoàn Xuân Thắng, con trai Đại tướng Đoàn Khuê luôn tự hào khi được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống cách mạng.

“Trong ký ức của tôi, ngay từ khi còn nhỏ, quãng thời gian được gặp cha thường xuyên là rất hiếm hoi bởi cha tôi không có thời gian ở nhà nhiều. Bản thân tôi được sống trong môi trường gia đình có truyền thống cách mạng nên chúng tôi luôn cố gắng giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình. Trong cuộc sống hằng ngày, cha tôi không nhắc nhở nhiều nhưng ông luôn khuyến khích các con tự giác trong mọi việc và dạy các con tự học tập, rèn luyện, phấn đấu chứ không được dựa vào hoàn cảnh gia đình, đó chính là điều mà chúng tôi luôn cảm nhận về sự giáo dục sâu sắc của cha từ tấm bé”, anh Đoàn Xuân Thắng kể.

Mặc dù phải xa gia đình thường xuyên nhưng Đại tướng Đoàn Khuê luôn dành tình thương vô cùng lớn lao cho con. Anh Đoàn Xuân Thắng kể: “Khi còn đi học, tôi nhập ngũ ở đơn vị xa nhà nhưng cha thường xuyên gửi thư, thăm hỏi động viên con, gửi quà để nhắc con cố gắng học tập và rèn luyện. Sau khi miền Nam được giải phóng thì tôi mới được sống bên cha nhiều hơn. Tuy nhiên, đến thời điểm tôi vào đại học thì cha lại đi chiến trường Campuchia. Cha tôi rất nghiêm túc trong công việc và trong các quan hệ với người thân, bạn bè, hàng xóm… Ông là người sống rất hòa nhã và tình cảm”.

Đại tướng Đoàn Khuê-người chiến sĩ cộng sản kiên trung, nhà chính trị, quân sự xuất sắc

Vào thời điểm Đại tướng Đoàn Khuê đi hoạt động cách mạng thì em trai là Đại tá Đoàn Thúy, nguyên Giám đốc Nhà máy Z133, Tổng cục Kỹ thuật vẫn còn nhỏ. Đại tá Đoàn Thúy sinh năm 1934.

"Khi tôi lớn lên thì quãng thời gian hai anh em gặp nhau là vô cùng hiếm hoi nhưng mỗi lần được gặp anh là những giây phút vô cùng quý giá và để lại dấu ấn trong suốt cuộc đời tôi. Năm 1952, hai anh em chúng tôi gặp lại nhau sau 7 năm xa cách vì chiến tranh và công việc nên mỗi người một nơi. Chúng tôi ôm nhau, vui mừng lắm nhưng cũng chỉ được ngủ cùng nhau có 1 buổi tối. Tôi vẫn nhớ rất rõ, suốt đêm hôm đó, anh hỏi tôi nhiều về gia đình, sức khỏe, sau đó anh tặng tôi một chiếc bút rồi lại phải đi tiếp tục công việc của mình. Đến năm 1956, chúng tôi mới gặp nhau lần nữa ở Hà Nội. Lúc đó anh dẫn tôi đến phố Hàng Buồm để ăn một bữa cơm tám giò chả mà đến giờ tôi vẫn không thể nào quên. Sau đó anh lại đi vào miền Nam, tôi đi học ở Liên Xô và đến năm 1975 thì chúng tôi gặp lại nhau”, Đại tá Đoàn Thúy kể.

Đại tướng Đoàn Khuê-người chiến sĩ cộng sản kiên trung, nhà chính trị, quân sự xuất sắc
Những hình ảnh của Đại tướng Đoàn Khuê bên gia đình.

Dẫu khoảnh khắc trò chuyện, thăm hỏi dành cho em trai tuy ngắn ngủi nhưng chứa đựng trong đó là bao tình thương yêu. Dành cho em một chiếc bút và một bữa cơm chan chứa tình anh em mà đến bây giờ, người em trai của Đại tướng Đoàn Khuê đã gần 90 tuổi nhưng ông vẫn không thể nào quên từng giây phút được ở bên anh, được nhận những cử chỉ yêu thương, chăm sóc của anh.

“Đại tướng Đoàn Khuê là anh cả nên mấy anh em chúng tôi luôn nhìn vào anh-một tấm gương sáng để chúng tôi học tập, từ đó lan tỏa đến các thế hệ trong gia đình. Phong cách sống của anh rất giản dị, điều đó khiến cho các con, cháu học tập, noi theo”, Đại tá Đoàn Thúy chia sẻ.

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đại tướng Đoàn Khuê, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với gia đình Đại tướng Đoàn Khuê tổ chức khai mạc triển lãm “Đại tướng Đoàn Khuê - Nhà chính trị, quân sự xuất sắc”.

Đại tướng Đoàn Khuê-người chiến sĩ cộng sản kiên trung, nhà chính trị, quân sự xuất sắc

Bày tỏ cảm xúc về triển lãm vô cùng ý nghĩa và về Đại tướng Đoàn Khuê, Thượng tá Lê Vũ Huy, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cho biết: Đại tướng Đoàn Khuê không chỉ là một nhà chính trị quân sự xuất sắc mà còn là một vị tướng giản dị, gần gũi và hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân và triển lãm thể hiện quá trình công tác cũng như cống hiến của Đại tướng từ khi tuổi đời còn trẻ. Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, Đại tướng Đoàn Khuê đã khắc phục mọi khó khăn, vượt lên tất cả để giữ vững phẩm chất của người chiến sĩ cách mạng và đóng góp to lớn trong cuộc kháng chiến chống Pháp, cả trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trên cương vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Đoàn Khuê đã có nhiều đóng góp trong việc tổng kết lịch sử cũng như xây dựng, tổ chức Quân đội theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

Đại tướng Đoàn Khuê-người chiến sĩ cộng sản kiên trung, nhà chính trị, quân sự xuất sắc
Một số hình ảnh của Đại tướng Đoàn Khuê.

“Xem những hình ảnh, tư liệu ở nhiều cương vị khác nhau cho thấy Đại tướng Đoàn Khuê đã có nhiều đóng góp cho dân tộc, đặc biệt là trong tổ chức các trận đánh, tham gia trực tiếp chiến đấu… Điều đó thể hiện vai trò của người lãnh đạo trên cương vị chính trị và quân sự. Với tôi, điều mà tôi học tập ở Đại tướng nhiều nhất đó là đức tính khiêm nhường, giản dị và suốt đời học tập để không ngừng trau dồi rèn luyện kinh nghiệm, kỹ năng, trình độ cũng như các phương diện của một người lãnh đạo”, Thượng tá Lê Vũ Huy chia sẻ.

Với những cống hiến đặc biệt xuất sắc cho Đảng, Nhà nước, Quân đội, Đại tướng Đoàn Khuê đã được truy tặng Huân chương Sao Vàng, tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều huân chương, huy chương, phần thưởng cao quý khác.

Đại tướng Đoàn Khuê-người chiến sĩ cộng sản kiên trung, nhà chính trị, quân sự xuất sắc
Ảnh 1: Đại tướng Đoàn Khuê, Tổng Tham mưu trưởng đón Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đến dự Đại hội Đảng toàn quân lần thứ 5, ngày 23-4-1991.
Ảnh 2: Đại tướng Đoàn Khuê, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đón Tổng Bí thư Đỗ Mười đến dự Hội nghị Quân chính toàn quân, ngày 21-10-1997.
Ảnh 3: Chủ tịch nước Lê Đức Anh và Đại tướng Đoàn Khuê, ngày 3-4-1997.
Ảnh 4: Đại tướng Đoàn Khuê, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đồng chí lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu quy hoạch thành phố kết hợp kinh tế với quốc phòng, ngày 6-12-1996.

  • Đại tướng Đoàn Khuê-người chiến sĩ cộng sản kiên trung, nhà chính trị, quân sự xuất sắc
  • Nội dung: KHÁNH HUYỀN
  • Ảnh: Tư Liệu, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
  • Kỹ thuật, đồ họa: TÔ NGỌC
top